BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC


THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG



tải về 4.95 Mb.
trang48/52
Chuyển đổi dữ liệu10.07.2016
Kích4.95 Mb.
#1638
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   52

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG



Những việc đã làm được


Thực hiện tốt công tác tham mưu giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường trên địa bàn toàn tỉnh. Triển khai có hiệu quả các dự án xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường ở một số địa bàn trọng điểm, như: dự án Xử lý ô nhiễm nền kho thuốc bảo vệ thực vật huyện Hữu Lũng; dự án Xử lý, cải tạo phục hồi môi trường ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại xã Long Đống, huyện Bắc Sơn…;

Thực hiện tốt công tác kiểm soát ô nhiễm trên địa bàn: Đã hoàn thành Dự án Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường và hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường tỉnh Lạng Sơn; các chương trình quan trắc môi trường hàng năm từ năm 2011-2015, với tần xuất 02 lần /năm; xây dựng và trình phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí thực hiện lập Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2015; tổng hợp báo cáo kết quả và xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh hàng năm 2011, 2012, 2013, 2014 và 2015.

Tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường triệt để đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đến nay đã có 07/09 đơn vị hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường triệt để, dự kiến đến năm 2015 sẽ hoàn thành xử lý ô nhiễm 09/09 cơ sở theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg.

Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường đẩy mạnh, hàng năm đều xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh, đảm bảo ngăn chặn kịp thời, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; kết quả tiến hành thanh tra, kiểm tra được từ năm 2011 - 2015 được hơn 300 lượt.

Triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, chủ động tổ chức và phối hợp tổ chức các hoạt động, tuyên truyền nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường nhân các sự kiện về môi trường, như: Tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng chuyên mục “Vì màu xanh cuộc sống” phát sóng trên Đài truyền hình tỉnh; chương trình “Giờ trái đất”, Ngày môi trường thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn,… các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 thu hút nhiều đối tượng tham gia.

Tham mưu thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường từ năm 2011 - 2015 được 76 dự án, trình UBND tỉnh phê duyệt 94 dự án cải tạo, phục hồi môi trường, cấp mới 126 sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, điều chỉnh 19 sổ.

Thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và nâng cao năng lực quản lý về bảo tồn đa dạng sinh học, an toàn sinh học. Triển khai các nội dung theo Quyết định số 77/QĐ-UBND ngày 17/01/2014 của UBND tỉnh Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020.

Những tồn tại và thách thức


  • Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu, chồng chéo và nhiều bất cập; Thiếu các cơ chế, chính sách về môi trường đặc thù từ cấp trung ương đến địa phương

- Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên việc áp dụng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập.

- Đối với cấp trung ương: trước khi ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 về cơ bản hệ thống văn bản đã đáp ứng được công tác quản lý môi trường đối với các dự án đầu tư mới, cũng như đối với các cơ sở đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn một số những khó khăn, vướng mắc và khó áp dụng do văn bản chậm được sửa đổi, bổ sung; chưa đáp ứng kịp thời với thực tế phát sinh việc gây ô nhiễm môi trường của các đối tượng bị điều chỉnh và công tác áp dụng chế tài xử phạt đối với cơ sở có vi phạm thông qua kiểm tra, thanh tra. Ngoài ra, quy định cưỡng chế thi hành khó thực hiện do hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, chồng chéo,... dẫn đến quyết định xử phạt không đảm bảo tính nghiêm minh. Đến nay, kể từ khi ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 song việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cũng gây khó khăn trong công tác triển khai thi hành Luật trên địa bàn tỉnh, như:

- Luật Bảo vệ môi trường 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015. Tuy nhiên, đến ngày 14/2/2015, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ Môi trường và Nghị định số18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2015. Tại Điều 24 Nghị định 18/2015/NĐ-CP có giao nhiệm vụ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định, Bộ TN&MT ban hành Thông tư hướng số 27/2015/TT – BTNMT ngày 29/5/2015 hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 18/2015/NĐ - CP nên việc triển khai gặp nhiều khó khăn trong 6 tháng đầu năm 2015, đặc biệt là việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan như : thẩm định Báo cáo ĐTM, phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ môi trường,...

- Luật Bảo vệ môi trường 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015, tuy nhiên đến nay còn nhiều Nghị định của Chính phủ vẫn trong quá trình xây dựng dự thảo, chưa ban hành đồng bộ, ví dụ: Nghị định thay thế Nghị định 179 /2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm,... gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đặc biệt là công tác thanh kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường.

- Một số lĩnh vực môi trường đặc thù còn chưa có văn bản chuyên biệt như kiểm soát ô nhiễm không khí thường khó và phức tạp hơn so với kiểm soát nước thải, rác thải. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có các văn bản quy phạm pháp luật đặc thù cho vấn đề quản lý này. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 chỉ đề cập rất ít đến kiểm soát ô nhiễm không khí (điều 83,84, 85), đến Luật bảo vệ môi trường năm 2014 cũng chỉ dành có 3 điều (Điều 62, 63, 64) cho kiểm soát ô nhiễm không khí; trong khi thiếu các quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật để hướng dẫn nội dung này. Hoặc thiếu các chính sách kiểm soát ô nhiễm không khí, đất gắn liền với sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Cơ chế, chính sách trong việc đình chỉ, cấm hoạt động hoặc buộc di dời đối với các đối tượng vi phạm khó áp dụng trong thực tế do liên quan đến nhiều vấn đề khó giải quyết: Công ăn việc làm cho người lao động, bố trí mặt bằng mới, nguồn vốn,.... đặc biệt là đối tượng vi phạm là chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp

- Việc chậm ban hành và thể chế hóa các văn bản, đề án, chương trình, kế hoạch cấp trung ương xuống địa phương cho phù hợp với đặc thù của Lạng Sơn còn chậm, dẫn tới nhiều chính sách đặc thù cho địa phương còn thiếu như : xử lý triệt để bao bì khó phân hủy theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt; Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg ngày 09/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ…



  • Tính hiệu quả, hiệu lực thực thi hành các chính sách , văn bản quy phạm pháp luật về môi trường chưa cao

- Trong những năm qua, lượng văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã được ban hành khá nhiều, tuy nhiên việc triển khai thực hiện các quy định còn chưa nghiêm túc.

- Mặt khác, trách nhiệm của các đơn vị quản lý và thực thi cũng chưa cao, vẫn đặt lợi ích của phát triển kinh tế lên trên vẫn đề bảo vệ môi trường, dẫn tới việc triển khai và thực thi các chính sách về bảo vệ môi trường còn chưa phát huy được hiệu quả. Việc lồng ghép vấn đề môi trường trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển, đánh giá môi trường chiến lược trong công tác quy hoạch chưa được chú trọng thường xuyên. Do tốc độ đô thị hoá nhanh, việc xây dựng hạ tầng không đồng bộ, công tác quản lý trật tự xây dựng chưa chặt chẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường cục bộ, đặc biệt ô nhiễm bụi.

- Công tác bảo vệ môi trường đòi hỏi sự tích cực chung tay giải quyết của các ngành, các cấp và toàn xã hội. Tuy nhiên, một số Sở, ngành, huyện còn chưa quan tâm đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường, một số chương trình, dự án thực hiện còn chậm. Sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp chưa chặt chẽ.


  • Công tác bảo vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp còn nhiều khó khăn, vướng mắc

- Công tác bảo vệ môi trường tại nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn vướng mắc, khó khăn. Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn Lạng Sơn còn chậm.

+ Một số khu công nghiệp trước đây được đầu tư xây dựng hạ tầng khi chưa có các văn bản quy định về việc bắt buộc đầu tư xây dựng hạng mục xử lý nước thải nên hiện tại một số khu, cụm công nghiệp chưa bố trí quỹ đất cho các hạng mục công trình xử lý nước thải trong quy hoạch tổng thể của Khu, cụm.

+ Nhiều cụm công nghiệp (CNN) đã đi vào hoạt động nhưng không có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhiều cụm công nghiệp trong số đó tỷ lệ đầu tư các dự án thứ cấp còn chưa cao, dẫn đến hiệu quả hoạt động của cụm còn thấp, ảnh hưởng đến chất lượng đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp nói chung và hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải nói riêng.


  • Việc triển khai các dự án đầu tư cho xử lý ô nhiễm môi trường còn chậm triển khai, thu hút các dự án ngoài ngân sách cho đầu tư xử lý môi trường còn ít

Nhiều dự án đầu tư xử lý môi trường trên địa bàn tỉnh đã triển khai một hai năm trước đây nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành như các dự án về xử lý nước thải sinh hoạt thành phố, nước thải bệnh viện, rác thải. Nguyên nhân là do có sự thay đổi về cơ chế, chính sách về đất đai, đấu thầu, quản lý đầu tư xây dựng, đồng thời các thủ tục thẩm tra, phê duyệt dự án theo quy định của pháp luật còn gây khó khăn trong triển khai công việc, các thủ tục đầu tư dự án theo quy định.

  • Kiểm soát nguồn thải còn yếu và chưa hiệu quả

- Công tác kiểm soát nguồn thải không khí còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, chưa có giải pháp công nghệ hữu hiệu nào để khống chế ô nhiễm không khí do giao thông. 100% xe máy chưa được kiểm soát nguồn thải, lượng xe lưu hành trên địa bàn Lạng Sơn đặc biệt là các khu vực nội thành, nội thị vẫn còn lượng đáng kể là các loại xe có kết cấu, công nghệ lạc hậu. Việc bảo dưỡng, sửa chưa các phương tiện đang lưu hành không gắn liền với kiểm tra khí thải. Các quy định về kiểm tra chất lượng phương tiện đã quá niên hạn sử dụng cũng chưa được thực thi đầy đủ do ý thức của người tham gia giao thông còn kém. Hoạt động đầu tư cho phát triển giao thông vận tải của thành phố đã tập trung cho nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, chống ùn tắc giao thông; mặc dù có góp phần tích cực trong việc giảm thiểu ô nhiễm không khí, song thiếu đầu tư cho công tác kiểm tra, kiểm soát các phương tiện cơ giới cùng với việc phát triển hệ thống giao thông công cộng còn nhiều hạn chế, nên số lượng phương tiện thuộc sở hữu cá nhân vẫn là chủ yếu. Do vậy ô nhiễm không khí của thành phố Lạng Sơn có xu hướng tiếp tục gia tăng.

- Tình trạng kiểm soát ô nhiễm công nghiệp của Lạng Sơn hiện nay vẫn chưa tốt. Nhiều cơ sở vẫn còn áp dụng công nghệ xử lý lạc hậu, thô sơ, hoặc mới chỉ dừng lại cho đầu tư xử lý ô nhiễm cơ bản, còn các chất thải độc hại vẫn chưa được quan tâm đầu tư thiết bị xử lý phù hợp. Thực tế hoạt động cho thấy, hiệu suất của hệ thống xử lý chưa cao, do ý thức bảo vệ môi trường của chủ doanh nghiệp chưa tốt.



  • Kinh phí đầu tư cho môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu

- Do nguồn kinh phí thực hiện một số dự án chưa được cấp đủ và kịp thời do vậymột số công tác chưa đáp ứng được yêu cầu như: Công tác thực hiện Quyết định số 64 còn chậm so với quy định, xử lý các nền kho thuốc bảo vệ thực vật;

- Việc phân bổ nguồn vốn chi sự nghiệp môi trường cho các nội dung chi theo Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường còn nhiều bất cập. Kinh phí sự nghiệp môi trường đang được chi chủ yếu đối với những dự án đầu tư cho công tác quản lý nhà nước, quan trắc môi trường. Kinh phí dành cho các hoạt động thanh kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường, trang thiết bị lấy mẫu, đo tại hiện trường phục vụ công tác quản lý, điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, đánh giá chất thải, tình hình ô nhiễm, suy thoái môi trường chưa đáp ứng nhu cầu thực tế trong hoạt động bảo vệ môi trường của tỉnh.



  • Ý thức chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường còn thấp, sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế

- Theo quy định tại quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, các cơ sở phải thực hiện quan trắc môi trường định kỳ. Nhưng nhiều cơ sở chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm về nội dung, tần suất giám sát, quan trắc môi trường.

- Bên cạnh đó, sự tham gia của cộng đồng trong việc giám sát môi trường còn nhiều hạn chế. Mặc dù hầu hết các chính sách, chiến lược, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đều quy định rõ vai trò của cộng đồng trong việc giám sát môi trường, tham gia bảo vệ môi trường, nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng người dân đều có trách nhiệm BVMT, tuy nhiên vấn đề huy động sự tham gia của cộng đồng còn nhiều hạn chế. Công tác tuyên truyền đã được đẩy mạnh qua hàng năm nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường nhưng vẫn chưa thực sự đi vào cộng đồng. Tiềm năng của cộng đồng trong BVMT chưa được phát huy đầy đủ, sự tham gia của cộng đồng vào các quá trình đóng góp ý kiến ra, quyết định, hoạch định chính sách các hoạt động quản lý môi trường còn mang tính hình thức nhiều.




tải về 4.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương