BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC


CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG



tải về 4.95 Mb.
trang49/52
Chuyển đổi dữ liệu10.07.2016
Kích4.95 Mb.
#1638
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   52

CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG



Các chính sách tổng thể


Không ngừng bảo vệ và cải thiện môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của nhân dân, bảo đảm sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững của tỉnh Lạng Sơn. Trong đó chú trọng ngăn ngừa phát sinh chất thải ra môi trường; kiểm soát, xử lý, giảm thiểu phát sinh các nguồn gây ô nhiễm; cải tạo, phục hồi các khu vực đã bị ô nhiễm; đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật về môi trường; tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học, chú trọng sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường năng lực quản lý, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với sự biến đổi khí hậu.

  • Phòng ngừa ô nhiễm

- Tăng cường năng lực quản lý, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ và các chính sách hỗ trợ phòng ngừa ô nhiễm suy thoái và sự cố môi trường; tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức về môi trường cho cộng đồng.

- Xây dựng quy hoạch phát triển bền vững cho các đô thị, khu công nghiệp, nông thôn, các vùng sinh thái.

- Áp dụng các công nghệ sản xuất sạch hơn, công nghệ thích hợp trong sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường.

- Đảm bảo thực hiện được tiêu chuẩn về môi trường tiệm cận với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực.



  • Bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học

- Tăng cường khả năng về quản lý, đầu tư, thực thi pháp luật và các giải pháp hỗ trợ để thực hiện bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững đa dạng sinh học của các hệ sinh thái: rừng, trên cạn, dưới nước.

- Phối hợp bảo tồn, phát triển các khu bảo tồn được quy hoạch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (01 khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia Hữu Liên; 04 Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp tỉnh là khu bảo tồn Mẫu Sơn, Lâm Ca- Đồng Thắng, Bắc Sơn, Mỏ Rẹ.); 02 hành lang sinh học nối khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên và Mỏ Rẹ; khu bảo tồn Mẫu Sơn và Lâm Ca – Đồng Thắng.

- Bảo vệ và phát triển có hiệu quả các diện tích rừng tự nhiên (257.646 ha). Phát triển rừng trồng và trồng rừng để đưa tỷ lệ che phủ rừng lên 60% vào năm 2020.

- Bảo vệ và phát triển hệ sinh thái ngập nước; giữ nguyên số lượng, tập trung cải tạo cảnh quan, chất lượng nước một số hồ tự nhiên và nhân tạo trong Thành phố Lạng Sơn. Đầu tư xây dựng mới các công trình thủy lợi, hồ chứa;

- Ưu tiên bảo vệ và phát triển các nguồn gen quý hiếm, các loài cây trồng vật nuôi đặc sản của tỉnh như: na Chi Lăng, đào Mẫu Sơn, hồng không hạt Bảo Lâm, quýt Bắc Sơn...;

- Lập danh mục các loài sinh vật ngoại lai, xác định được các loài sinh vật ngoại lai xâm hại và tình hình phân bố trên địa bàn tỉnh. Xác định mức độ ảnh hưởng của một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học, vật nuôi, cây trồng và nguồn lợi thủy sản.



  • Cải thiện môi trường

- 100% lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý triệt để đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường đến năm 2020.

- Cải tạo các đoạn sông, ao hồ, đã bị ô nhiễm.

- Tăng cường phục hồi và trồng mới rừng tiến tới đạt mức độ che phủ lên 60% vào năm 2020.

- Xử lý triệt để các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng do hoạt động sản xuất, dịch vụ gây ra.

- Đối với môi trường đô thị và nông thôn: Phấn đấu đến năm 2020, 99,99% dân cư đô thị được sử dụng nước sạch và95% dân nông thôn được dùng nước sạch sinh hoạt hợp vệ sinh.Tỷ lệ thu gom và xử lý hợp vệ sinh chất thải rắn đô thị đạt 100%.

- Huy động và tập trung các nguồn lực tham gia đầu tư vào lĩnh vực xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải rắn, nhằm tăng cường xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường và quản lý chất thải rắn sinh hoạt.



- Tăng cường khả năng chủ động với biến đổi khí hậu, giảm thiểu mức độ phát thải khí nhà kính.

Các chính sách đối với các vấn đề ưu tiên

Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường


- Hoàn chỉnh cơ chế phối hợp liên ngành giữa ngành Tài nguyên và Môi trường và các ngành khác có liên quan nhằm thống nhất mục tiêu và hành động trong công tác quản lý nhà nước về BVMT sao cho hợp lý, thống nhất đầu mối, theo hướng:

Sở Tài nguyên và Môi trường: chịu trách nhiệm về công tác quản lý môi trường chung, ban hành các cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường; kiểm soát ô nhiễm môi trường, xử lý ô nhiễm, cải tạo và phục hồi môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm môi trường; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp, bệnh viện…

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: chịu trách nhiệm về công tác bảo vệ môi trường đối với các khu vực nông thôn, cụ thể quản lý các nguồn thải từ hoạt động chăn nuôi, tiêu hủy gia súc, gia cầm bị dịch bệnh, xử lý chất thải trong sản xuất nông nghiệp; giảm thiểu sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, tăng cường công tác trồng rừng và bảo vệ rừng; ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp.

Sở Công thương: chịu trách nhiệm đẩy mạnh giám sát việc thực hiện các yêu cầu về an toàn vệ sinh môi trường công nghiệp, ban hành cơ chế khuyến khích hỗ trợ định hướng phát triển công nghiệp thân thiện với môi trường, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất công nghiệp.

Sở Giao thông Vận tải: chịu trách nhiệm kiểm soát, phòng ngừa, hạn chế gia tăng ô nhiễm trong hoạt động giao thông vận tải; nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Sở Xây dựng: chịu trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực chất thải rắn đô thị, phế thải xây dựng, kiểm soát và quản lý việc phát thải bụi và phế thải từ hoạt động xây dựng, quy hoạch cơ sở hạ tầng đô thị, xây dựng hệ thống xử lý nước thải đô thị và chống úng ngập cho thành phố.

Sở Y tế:chịu trách nhiệm kiểm soát nước thải, chất thải y tế, thực hiệncác chương trình phòng chống dịch bệnh do ảnh hưởng bởi các yếu tố như môi trường, biến đổi khí hậu; Đẩy mạnh hoạt động giám sát môi trường lao động nhằm bảo vệ sức khỏe cho người lao động tại các cơ sở sử dụng lao động.

Sở Công An: phối hợp ngành Tài nguyên và Môi trường trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường của các tổ chức, cá nhân.


tải về 4.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương