BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC



tải về 4.95 Mb.
trang46/52
Chuyển đổi dữ liệu10.07.2016
Kích4.95 Mb.
#1638
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   ...   52

TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG



Tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người

Những tác động chính của ô nhiễm môi trường


Môi trường bị ô nhiễm sẽ gây tác động xấu đến kinh tế - xã hội của mỗi khu vực, địa phương nói riêng và toàn tỉnh nói chung, bao gồm một số nội dung sau:

Môi trường ô nhiễm gây tác động xấu tới sức khỏe cộng đồng dân cư, đặc biệt là dân cư tại các điểm nóng về ô nhiễm môi trường như: khu vực dân cư gần các nhà máy xi măng, các khu công nghiệp, khu vực khai thác mỏ và các bãi chôn lấp chất thải trên địa bàn tỉnh, làm tăng chi phí dành cho khám và chữa bệnh, làm giảm năng suất lao động, mất ngày công lao động do nghỉ ốm, chăm sóc người ốm, thăm hỏi người bệnh. Ô nhiễm môi trường cũng làm tăng các khoản đầu tư cho lĩnh vực y tế, trang thiết bị phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh;

Ô nhiễm môi trường nước dẫn tới mất khả năng tự làm sạch của ao hồ, sông ngòi, thiệt hại về nguồn nước phục vụ cho hoạt động tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, tốn kém chi phí cho công tác xử lý nguồn nước sinh hoạt cho người dân tại các khu vực xa trung tâm;

Ô nhiễm môi trường không khí, trong đó chủ yếu là khí thải từ các nhà máy công nghiệp, các ngành nghề…làm ảnh hưởng đến dân cư khu vực, làm giảm năng suất các loại cây trồng nông nghiệp;

Lạng Sơn là tỉnh có thế mạnh về phát triển du lịch, môi trường bị ô nhiễm sẽ làm xấu đi hình ảnh của địa phương, giảm sức thu hút đối với du lịch, gây thiệt hại về kinh tế cho ngành du lịch, làm giảm thu hút đầu tư, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.

Trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tác động của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe người dân và kinh tế xã hội vẫn còn mang tính chất cục bộ, mức độ ô nhiễm cao chủ yếu được ghi nhận tại một số nơi như các nhà máy sản xuất công nghiệp, các khu vực sản xuất nên đối tượng chịu tác động chủ yếu là những lao động làm việc trực tiếp tại các khu vực kể trên.


Tác động do ô nhiễm môi trường nước


Tình trạng môi trường nước bị ô nhiễm trong thời gian vừa qua trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Theo các số liệu điều tra từ năm 2011- 2015, tỷ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính liên quan đến ô nhiễm nguồn nướcnhư viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.

Trong hoạt động sống của mình, hàng ngày con người đã thải vào môi trường xung quanh một khối lượng nước thải tương đương với khối lượng nước sạch đã được cung cấp. Nước thải ra từ các khu dân cư, đô thị, thành phố, các nhà máy xí nghiệp v.v. có chứa một khối lượng lớn chất ô nhiễm rất đa dạng. Khi nước thải chảy vào nguồn nước sẽ làm thay đổi những đặc tính cơ bản của nguồn nước tự nhiên (thay đổi tính chất cảm quan của nước, làm cho nước có màu, mùi đặc biệt, hoặc thay đổi thành phần hoá học của nước, làm tăng hàm lượng chất hữu cơ, muối khoáng xuất hiện các hợp chất độc hại, hoặc thay đổi hệ sinh vật trong nước, xuất hiện các loại vi khuẩn và virus gâybệnh..).





Hình 10 86: Nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng tại động Nhị Thanh

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới, có tới 80% bệnh tật của con người có liên quan đến nguồn nước. Một nửa số giường bệnh trên thế giới là các bệnh có liên quan tới nước và 25.000 người chết hàng ngày là do các bệnh có liên quan tới nước. Bình quân trên thế giới cứ 5 người thì 3người không có đủ nước dùng hàng ngày. Các bệnh liên quan với nước có thể được chia thành một số nhóm chính:



a. Bệnh lây lan qua nước ăn uống

Những căn bệnh này xảy ra do ăn uống nước bị nhiễm sinh vật gây bệnh, ví dụ như các bệnh đường ruột (thương hàn, tả, viêm gan A). Nước là môi trường làm lây lan và gây ra các đại dịch bệnh đường ruột ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.



b. Bệnh do tiếp xúc với nước

Những bệnh này có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các sinh vật gây bệnh trong nước. Ví dụ bệnh giun Guinea và bệnh sán máng (schistosomiases) có thể xảy ra ở những người bơi lội dưới nước có loài ốc bị nhiễm những sinh vật gây các bệnh này sinh sống. Các ấu trùng rời khỏi cơ thể ốc vào nước và sẵn sàng xuyên qua da của con người.



c. Các bệnh liên quan đến nước

Các bệnh trong nhóm này phải kể đến là bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết Dengue, bệnh giun chỉ. Côn trùng trung gian truyền bệnh là các loại muỗi, trong đó nước đóng vai trò là môi trường sống của các sinh vật truyền bệnh. Muỗi sống trong các vùng có bệnh dịch lưu hành, quá trình sinh sản của muỗi phải qua môi trường nước. Muỗi đẻ trứng trong nước, trứng nở thành bọ gậy, bọ gậy thành cung quăng và thành muỗi. Biện pháp dự phòng là loại bỏ côn trùng truyền bệnh hoặc tránh không tiếp xúc với chúng.



d. Các bệnh do thiếu nước để tắm giặt

Một số ví dụ về loại bệnh này là bệnh do Shigella, bệnh ngoài da, bệnh mắt hột và bệnh viêm màng kết. Theo điều tra dịch tễ học, các bệnh ngoài da, bệnh về mắt có tỷ mắc bệnh liên quan chặt chẽ với việc cung cấp và sử dụng nước sạch. Nguyên nhân chủ yếu là do ký sinh trùng, các vi khuẩn, virus, nấm mốc gây ra, nhưng thiếu nước sạch để vệ sinh cá nhân không kém phần quan trọng. Nghiên cứu tại các vùng trước đây có tỷ lệ mắc các bệnh trên cao, sau khi được cải thiện việc cung cấp nước, vệ sinh môi trường và giáo dục vệ sinh thì tỷ lệ mắc các bệnh trên đã giảm xuống rõ rệt.



e. Bệnh do vi yếu tố và các chất khác trong nước

Bệnh do yếu tố vi lượng, hoặc các chất khác có trong nước gây ra cho người là do thừa hoặc thiếu trong nước. Trong nhóm này có các bệnh sau:

Bệnh bướu cổ: bệnh phát sinh ở những nơi mà trong đất, trong nước, trong thực phẩm quá thiếu iod, ví dụ vùng núi cao, vùng xa biển. Nhu cầu hàng ngày của cơ thể là 200mcg iốt, nếu không đủ tuyến giáp phải làm việc nhiều và làm cho bướu cổ to ra. Tuy vậy, bệnh bướu cổ còn do các yếu tố khác như giới tính, địa dư, di truyền, khả năng kinh tế và xã hội.

Bệnh về răng do thiếu hoặc thừa flo: flo cần thiết cho cơ thể để cấu tạo men răng và tổ chức của răng. Tiêu chuẩn cho phép trong nước uống là 0,7-1,5mg/l. Nếu flo nhỏ hơn 0,5mg/l sẽ bị bệnh sâu răng, nếu lớn hơn 1,5mg/l sẽ làm hoen ố men răng và các bệnh về khớp.

Bệnh do nitrat cao trong nước: nitrat là sản phẩm phân huỷ cuối cùng của chất Dinh dưỡng trong tự nhiên. Nitrat cao trong nước còn do nước bị ô nhiễm nước thải. Trong nước có hàm lượng nitrat trên 10 mg /l có thể gây bệnh tím tái ở trẻ em. Người ta thấy rằng hàm lượng methemoglobin trong máu cao ở cả trẻ em và người lớn khi dùng nước có hàm lượng nitrat cao quá giới hạn cho phép.

Bệnh do nhiễm độc bởi các chất độc hoá học: nước có thể bị nhiễm bẩn bởi các chất hoá học dùng trong sinh hoạt hàng ngày, trong nước thải sản xuất công nghiệp v.v. Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến. Đặc biệt đau lòng hơn là nó là nguyên nhân gây nên những làng ung thư. Các ion kim loại được phát hiện là hợp chất kìm hãm ezyme mạnh. Chúng tác dụng lên phôi tử như nhóm - SCH3 và SH trong methionin và xystein.

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay chất lượng và trữ lượng nguồn nước đang suy giảm mạnh, nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nước trong tỉnh Lạng Sơn là do sức ép dân số và đô thị hóa, cụ thể như:


  • Ô nhiễm môi trường nước dưới đất:

+ Nước thải từ các nhà máy, các khu công nghiệp chưa qua xử lý được thải thẳng ra kênh mương, sông ngòi rồi thấm trực tiếp xuống tầng nước ngầm.

+ Do dư lượng chất độc hại thải ra từ quá trình sản xuất ngành công nghiệp, nuôi trồng thủy sản gây ra như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thức ăn dư thừa thấm qua nước xuống dưới đất dẫn tới ô nhiễm.

+ Qua báo cáo quan trắc hàng năm, hiện nay ô nhiễm môi nước dưới đất chủ yếu là các giếng khoan hộ gia đình. Trong quá trình khai thác sử dụng không giữ vệ sinh sạch nên tại một số giếng bị nhiễm khuẩn và vi sinh vật.


  • Nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang ngày càng ô nhiễm do các nguyên nhân chính như nước thải sinh hoạt, sản xuất, công nghiệp và y tế. Ô nhiễm môi trường nước tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển gây các bệnh về mắt và tiêu hóa. Bên cạnh đó, việc nguồn nước sử dụng bị nhiễm các kim loại nặng, hóa chất cũng là nguyên nhân chính dẫn đến số lượng các ca mắc ung thư trên toàn tỉnh đang có xu hướng tăng trong 5 năm trở lại đây.

Tác động do ô nhiễm môi trường không khí


Môi trường không khí bị ô nhiễm sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, là nguyên nhân gây ra các bệnh về hô hấp như: suy giảm hô hấp, lao phổi, ung thư phổi…, gây thiệt hại về kinh tế, gia tăng các khoản chi phí như: chi phí khám, chữa bệnh, tổn thất ngày công lao động do nghỉ ốm và chăm sóc người ốm..

Không khí ô nhiễm làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp như làm giảm năng suất cây trồng, hoa màu. Bụi và các khí độc hại phát tán trong không khí làm giảm khả năng quang hợp và phát triển của cây trồng, dẫn đến cây chậm lớn và cho năng suất thấp.

Khí thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp phát tán ra môi trường trong thời gian dài có thể gây mưa axit, phá hủy và làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng, máy móc thiết bị.

Sản xuất công nghiệp làm phát sinh các khí thải gây hiệu ứng nhà kính (khí dioxit các bon (CO2), ôxit Nitơ (NOx), khí mêtan (CH4) và ô zôn (O3). Những hoạt động của con người đã làm sản sinh thêm những chất khí mới vào thành phần các chất khí gây hiệu ứng nhà kính như fluorure lưu huỳnh SF6, các khí hydroflurocarbone HFC và Hydrocarbures perfluoré PFC. Tất cả các loại khí này đều có đặc tính hấp thụ tia bức xạ hồng ngọai từ bề mặt trái đất lên không gian là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, làm tăng nhiệt độ trái đất, nước biển dâng cao làm giảm diện tích đất nông nghiệp, thay đổi diện tích rừng ngập mặn. Sự biến đổi khí hậu làm giảm năng suất chất lượng các loại động thực vật, gây các sự cố môi trường, gia tăng mức độ hạn hán, lũ bão, gây tổn thất đến kinh tế xã hội và dẫn đến xung đột trong cộng đồng.





Hình 10 87: Môi trường không khí ô nhiễm ảnh hưởng tới cuộc sống con người

Trên địa bàn toàn tỉnh Lạng Sơn, môi trường không khí nhìn chung vẫn tương đối tốt, chưa gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân. Ô nhiễm chủ yếu diễn ra cục bộ tại một số vùng như: xã Đồng tiến, xã Cai Kinh huyện Hữu Lũng, xã Mai Sao và xã Quang Lang huyện Chi Lăng


Tác động do ô nhiễm môi trường đất


Cóthể phânloại đất bịônhiễmtheocácnguồn gốcphát sinh như sau:

  • Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.

  • Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.

  • Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp.

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. nguyên nhân chính dẫn đến việc môi trường đất bị ô nhiễm chủ yếu là việc thải bỏ trực tiếp và chôn lấp rác thải, chất thải nguy hại không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, kèm theo việc gia tăng sử dụng các hóa chất phục vụ nông nghiệp, chăn nuôi như thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và thức ăn gia súc… Ô nhiễm môi trường đất dẫn tới giảm năng suất cây trồng, gây bệnh cho con người và các loài sinh vật, suy giảm chất lượng nước ngầm, tốn kém các chi phí cải tạo, xử lý…

Hàm lượng các hóa chất độc hại có trong đất sẽ hấp thụ vào các loại cây trồng và bị giữ lại trong các mô thực vật, con người và vật nuôi nếu sử dụng làm thức ăn trong thời gian dài sẽ bị tích tụ các chất độc nêu trên trong cơ thể, sau một thời gian sẽ phát sinh các bệnh lý rất nguy hiểm.


Tác động do suy thoái đa dạng sinh học


Khí thải độc hại thải ra từ các nhà máy và các phương tiện giao thông góp phần gây hiệu ứng nhà kính. Trái đất ngày một nóng dần lên sẽ phá hủy dần các khu du lịch tự nhiên mà nó sẵn có, làm suy thoái đa dạng sinh học, giảm nguồn thức ăn, ảnh hưởng trực tiếp tới con người.

Đa dạng sinh học bị suy thoái dẫn đến các nguồn lợi lâm sản, thủy hải sản suy giảm nhanh, nhiều loài có kinh tế đã bị giảm sút nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng, thay vào đó thành phần một số loài phát triển quá mức lấn át những loài khác và làm cho một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.


Tác động do ô nhiễm từ chất thải rắn


Các mối nguy cơ gây ô nhiễm không khí, nước, đất nói trên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người, đặc biệt của dân cư quanh khu vực có chứa chất thải rắn. Việc ô nhiễm này cũng làm ảnh hưởng tới nguồn thức ăn: các chất ô nhiễm có trong đất, nước, không khí nhiễm vào các loại thực phẩm của con người: rau, động vật v.v... qua lưới và chuỗi thức ăn những loại chất ô nhiễm này tác động xấu tới sức khoẻ con người.

Các bãi chôn lấp rác là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm: tả, lỵ, thương hàn v.v... Các loại côn trùng trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi, gián) và các loại gặm nhấm (chuột) cũng ưa thích sống ở những khu vực có chứa rác thải.

Các bãi chôn lấp rác cũng mang nhiều mối nguy cơ cao đối với cộng đồng dân cư làm nghề bới rác. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ v.v. có thể là mối đe dọa nguy hiểm với sức khoẻ con người khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân. Bên cạnh đó, chất thải y tế, đặc biệt là chất thải y tế nguy hại bao gồm các phế thải trong quá trình phẫu thuật người, các dụng cụ y tế sử dụng sử dụng 1 lần trong điều trị bệnh hoặc khám bệnh, các chất thải lỏng sinh học và các giấy thấm đã được sử dụng trong y tế, bông băng có dính máu, các loại ống nghiệm nuôi cấy vi sinh vật,… Các loại chất thải này nếu không được quản lý và xử lý đúng quy định sẽ có nguy cơ ô nhiễm môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Các bãi rác cũng làm thay đổi thẩm mỹ theo hướng tiêu cực, làm ảnh hưởng đến mĩ quan khu vực quanh bãi rác, tạo ra những mùi khó chịu cho khu vực xung quanh.




tải về 4.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương