BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC


Vấn đề nguồn lực con người, giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng bảo vệ môi trường



tải về 4.95 Mb.
trang51/52
Chuyển đổi dữ liệu10.07.2016
Kích4.95 Mb.
#1638
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   52

Vấn đề nguồn lực con người, giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng bảo vệ môi trường.


a. Nguồn lực con người

- Tiếp tục kiện toàn hệ thống cán bộ chuyên trách môi trường ở các cấp huyện; đặc biệt xây dựng mạng lưới cán bộ chuyên trách quản lý môi trường ở các xã, phường, thị trấn; đảm bảo đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, mạnh về chuyên môn nghiệp vụ.

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về môi trường; thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật mới về bảo vệ môi trường, thường xuyên cập nhập các văn bản mới, công nghệ mới, sáng kiến mới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phục vụ có hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường cơ sở vật chất cho công tác quản lý môi trường từ tỉnh đến thành phố và các huyện, thị xã.



b. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng

        • Vận động chính sách

- Xây dựng tài liệu ngắn gọn về các thuật ngữ và khái niệm mới, các giải pháp kỹ thuật, phương án lựa chọn kinh tế và thân thiện với môi trường nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất sản phẩm truyền thông (báo chí, truyền hình…)

- Tổ chức các cuộc thi, sáng kiến môi trường quy mô cấp Tỉnh; xây dựng các tấm gương điển hình trong công tác bảo vệ môi trường, bao gồm tất cả các đối tượng: nhà quản lý, nhà sản xuất, nhà khoa học.

- Tổ chức và duy trì các cuộc đối thoại, diễn đàn môi trường dưới nhiều hình thức giữa các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý môi trường để thông tin kịp thời về các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi chính sách và kịp thời đưa ra phương hướng giải quyết.


        • Huy động xã hội

Xây dựng và đào tạo có lựa chọn “cán bộ nòng cốt” cho nhóm mạng lưới truyền thông về môi trường; thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin, nâng cao kĩ năng truyền thông; hỗ trợ thực hiện các sáng kiến truyền thông do các nhóm mạng lưới truyền thông đưa ra; nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông về môi trường có kỹ năng tốt cho Lạng Sơn.

        • Truyền thông thay đổi hành vi

- Thực hiện thông tin truyền thông trên tất cả các phương diện: báo nói, báo viết, báo điện tử… để đưa các tin bài phổ biến, nâng cao nhận thức về pháp luật đối với vấn đề BVMT; Tạo diễn đàn mạng để thảo luận và trao đổi thông tin liên quan đến tất cả các lĩnh vực bảo vệ môi trường, thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường, áp dụng cho tất cả các đối tượng có khả năng tiếp cận internet.

- Tổ chức các hoạt động cộng đồng cho người dân Lạng Sơn để tuyên truyền việc thực hành tốt cho môi trường và cho sức khỏe, cũng như nâng cao nhận thức để đồng thuận với doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước trong các hoạt động phát hiện ô nhiễm, giám sát, BVMT.

- Đa dạng hóa các hình thức truyền thông môi trường (tổ chức sự kiện, triển lãm môi trường, tờ rơi, áp phích, khẩu hiểu…) và đa dạng hóa các thông tin truyền thông cho phù hợp với từng đối tượng truyền thông, nhằm nâng cao nhận thức về môi trường, hướng tới sự thay đổi về hành vi của người dân.

Các giải pháp về công nghệ và kỹ thuật


- Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ MT, CN sạch thân thiện với MT. Hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường

- Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực liên quan đến môi trường, như nâng cao chất lượng nhiên liệu, quan trắc môi trường, cải tiến động cơ, phương tiện giao thông, cải tiến công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý ô nhiễm….

- Nghiên cứu và đề xuất phù hợp để áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, kiểm toán chất thải đối với những ngành công nghiệp tiền ẩn lớn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

- Có lộ trình để chuyển đổi các cơ sở sản xuất CN có máy móc CN lạc hậu gây ô nhiễm MT sang CN mới tiên tiến, kiên quyết không cấp phép cho các dự án đầu tư với CN lạc hậu.


Các giải pháp khác.


- Tăng cường năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính

+ Tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, cán bộ lập kế hoạch, cán bộ chuyên trách và các thành phần xã hội về tác động của biến đổi khí hậu; Xây dựng, tổ chức các chương trình nâng cao năng lực và sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là cộng đồng dân cư tại những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu (vùng trũng, gần sông, khu vực đô thị).

+ Thực hiện việc lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phát triển; rà soát, điều chỉnh các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực cho phù hợp với các kịch bản biến đổi khí hậu.

+ Triển khai nghiên cứu, dự báo, đánh giá tác động để đề xuất thực hiện có hiệu quả các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

+Triển khai tích cực các dự án về bảo tồn đã được phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 (Quyết định số 77/QĐ – UBND ngày 17/01/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn).

+ Điều tra, đánh giá định kỳ, lập danh mục và kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh; ngăn ngừa và kiểm soát sự lây lan, giảm thiểu tác hại của một số loài ngoại lai đang xâm hại nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh.

+ Triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học đối với các vùng ngập nước, các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Kiểm tra, xử lý kịp thời hoạt động vận chuyển, tiêu thu trái phép các loài được ưu tiên bảo vệ, các loài cấm khai thác, săn bắn.

- Thực hiện khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

+ Thực hiện lồng ghép các nội dung về khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi toàn thành phố theo định hướng phát triển bền vững.

+ Tiếp tục thực hiện quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn theo Chỉ thị số 38/2005/CC-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất); xây dựng và triển khai các dự án điều tra, đánh giá và thực hiện các biện pháp ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép, xâm phạm hoặc làm giảm chất lượng, làm nghèo rừng nguyên sinh; thực hiện các biện pháp cải thiện khả năng chống chịu của các khu vực tự nhiên trước tác động của biến đổi khí hậu. Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thu hút dự án đầu tư vào trồng rừng sản xuất và chế biến lâm sản, phát triển du lịch sinh thái rừng.

+ Triển khai Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo Quyết định số 57/QĐ – TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính Phủ; Tăng cường chính sách bảo vệ rừng theo Quyết định 07/2012/QĐ – TTg ngày 8/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

+ Thực hiện lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường với quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản, kiểm soát việc khai thác có hiệu quả và cải tạo phục hồi môi trường tại khu vực khai thác; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản.

+ Ban hành các quy định về nội dung sử dụng tài nguyên nước trong các quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều nước bảo đảm phù hợp với quy hoạch tìm kiếm và khai thác tài nguyên nước; tăng cường kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, chú trọng kiểm soát ô nhiễm các lưu vực sông ; ban hành hướng dẫn và triển khai quy hoạch phát triển cây công nghiệp phù hợp với khả năng cung ứng nguồn nước mặt, nước ngầm của từng khu vực.

- Tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật xử lý ô nhiễm và cải thiện, phục hồi các khu vực bị ô nhiễm môi trường

+ Thu hút các dự án đầu tư thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn; hệ thống tiêu thoát nước các khu đô thị và khu vực nông thôn.

+ Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung cho thành phố Lạng Sơn.

+ Phát triển các khu, cụm công nghiệp, chú trọng thu hút các ngành công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường. Đảm bảo xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các khu, cụm công nghiệp đầu tư mới trước khi đưa vào khai thác. Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp đã hình thành.

+ Tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là xây dựng hệ thống cấp thoát nước và xử lý ô nhiễm môi trường.

+ Thiết lập hành lang bảo vệ nguồn nước; nghiên cứu đề xuất các chương trình, dự án cải tạo, nâng cấp, xử lý và làm sạch nguồn nước, phục hồi môi trường các hồ, ao, kênh, mương, đoạn sông đang bị cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng địa bàn tỉnh.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong bảo vệ và kiểm soát ô nhiễm môi trường.



- Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học; tăng cường quản lý các hồ nước; tiếp tục thực hiện cải tạo hồ và xây dựng một số hồ thủy lợi nhằm bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước mặt.


tải về 4.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương