BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC


Dự báo mức độ diễn biến suy thoái đa dạng sinh học



tải về 4.95 Mb.
trang38/52
Chuyển đổi dữ liệu10.07.2016
Kích4.95 Mb.
#1638
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   52

Dự báo mức độ diễn biến suy thoái đa dạng sinh học


Qua quá trình điều tra, khảo sát thực tế và phỏng vấn cán bộ các Hạt kiểm lâm của 10 huyện, đồng thời thu thập thông tin từ người dân cho thấy diễn biến suy thoái đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang ở mức báo động. Trước những năm 1990, tài nguyên thực vật ở các khu rừng đặc dụng như KBTTN Hữu Liên còn rất đa dạng và phong phú nhưng ở thời điểm hiện tại số lượng cá thể loài đã giảm đi đáng kể, những cây quý hiếm hoặc có giá trị đang dần trở nên hiếm hoi và rất ít khi gặp. Một trong những yếu tố chính tác động đến sự suy thoái đa dạng sinh học của khu vực là do đời sống của cư dân địa phương còn thấp, nhận thức chưa tốt về bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng. Nếu không thực hiện tốt công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân địa phương, đặc biệt là dân cư sống trong rừng phòng hộ thì chỉ trong thời gian ngắn từ 5 đến 10 năm tới, rất nhiều loài thực vật quý hiếm sẽ có nguy cơ bị khai thác cạn kiệt, cụ thể như Hoàng Đàn, Nghiến…

Cùng trong tình trạng như hệ thực vật, sự đa dạng về tài nguyên động vật trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cũng đang diễn biến suy thoái theo chiều hướng xấu. Những loài có giá trị cao đều thuộc cấp ít và hiếm như: Hổ, Báo gấm, Vượn Đông Bắc, Voọc má trắng... Số lượng cá thể các loài đang bị sụt giảm nghiêm trọng trong thời gian theo dõi từ năm 1990 tới nay, đặc biệt là nhóm thú, bò sát lưỡng cư có giá trị cao đều thuộc cấp ít và hiếm. Đây là hậu quả trực tiếp của hoạt động săn bắn, phá hoại sinh cảnh trong khu vực của người dân địa phương, riêng nhóm những loài bò sát lớn hiện đã bị săn bắt hầu như cạn kiệt.




Khung 6 8: Nghiên cứu thực trạng và công tác bảo tồn rừng đặc dụng Hữu Liên

Rừng đặc dụng Hữu Liên được coi là “hàng rào thép” của tỉnh Lạng Sơn, với tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi có giá trị cao về đa dạng sinh học với nhiều loài động thực vật quý hiếm: Hoàng đàn (Cupressus torulosa), nghiến (Buretiondendron tonkinensis), trai lý (Garcinia fagraeoides); động vật có Hươu xạ (Moschus berezovskii), vọc đen má trắng (Trachipithecus francoisi), vượn đen tuyền (Hylobates concolor concolor).Đ ặc biệt, Hữu Liên là một trong những khu vực phân bố của hai loài sinh vật là Hươu xạ và Hoàng đàn. Hai loài này đang bị đe dọa tuyệt chủng ngoài tự nhiên, rất hiếm gặp ở nơi khác ngoài rừng đặc dụng Hữu Liên


Nguồn: Tổng hợp

Hiện tại ở Việt Nam chưa có khu bảo tồn riêng cho một số loài quý hiếm và đang có nguy cơ tuyệt chủng như Hổ, Voọc má trắng, Vượn đen Đông Bắc.. vì vậy Khu bảo tồn Hữu Liên của tỉnh Lạng Sơn có ý nghĩa rất quan trọng để bảo vệ những cá thể rất ít còn sót lại của loài này. Dự báo trong thời gian tới, khi ý thức, đời sống của người dân địa phương cũng như dân cư sống trực tiếp trong Khu bảo tồn đã được nâng cao, những cá thể động vật quý hiếm hiện đang sống trong rừng đặc dụng sẽ được bảo vệ tốt hơn, môi trường sống được cải thiện cũng sẽ thúc đẩy quá trình sinh sản, phát triển. Bên cạnh đó, việc một số loài mới được phát hiện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn như loài Thằn lằn cổ Hữu Liên, Thạch sung mí Hữu Liên..cũng là một tín hiệu tích cực, có ý nghĩa quan trọng cho quá trình diễn biến đa dạng sinh học của tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới.

Từ những số liệu thống kê được trong 5 năm gần đây, có thể đưa ra nhận định trong thời gian tới trên địa bàn toàn tỉnh Lạng Sơn vẫn duy trì tốt đa dạng sinh học nông nghiệp. Diện tích trồng các loại cây lương thực như lúa, ngô và sắn vẫn được ưu tiên phát triển mạnh, bên cạnh đó diện tích trồng các cây công nghiệp như cây chè, các loại cây ăn quả có thế mạnh như Hồng, Vải, Quýt và Na vẫn không ngừng được gia tăng. Chăn nuôi trên toàn tỉnh dự báo sẽ phát triển theo hướng tập trung, theo phương pháp công nghiệp và bán công nghiệp, nhân rộng mô hình hỗ trợ đối với các hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh.

Diện tích rừng trên toàn tỉnh cũng được dự báo sẽ tăng mạnh trở lại trong thời gian tới do có sự chỉ đạo, phối hợp thực hiện của các cấp chính quyền cho tới người dân. Các công tác chăm sóc và bảo vệ rừng trong toàn tỉnh được thực hiện nghiêm túc và quyết liệt từ những năm 2011 đã mang lại hiệu quả tích cực, dự báo tới năm 2015, diện tích rừng tự nhiên sẽ tăng lên đáng kể, mật độ che phủ rừng sẽ được nâng lên trên 54-55%, đến năm 2020 sẽ là 60%.

Thực hiện “Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020”, nội dung, nhiệm vụ quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 được xác định như sau:


  • Xây dựng kế hoạch bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững đa dạng sinh học về giống, loài, nguồn gen, sinh vật và hệ sinh thái của tỉnh;

  • Giảm thiểu tối đa các hoạt động khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên và các đe dọa khác đến đa dạng sinh học;

  • Củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống rừng đặc dụng ( đạt tỷ lệ che phủ rừng đạt 60% trong năm 2020)

  • Phục hồi, phát triển và sử dụng bền vững ĐDSH về các nguồn gen, các loài sinh vật và hệ sinh thái rừng của Lạng Sơn; quản lý an toàn sinh học có hiệu quả, góp phần cùng Chính phủ thực hiện các cam kết quốc tế về ĐDSH và an toàn sinh học;

  • Tăng cường công tác tuyền thông trên các thông tin đại chúng và tập huân cho người dân, các tổ chức về tầm quan trọng, giá trị các nguồn tài nguyên, tham gia bảo tồn, sử dụng đa dạng sinh học.

Ngoài ra công tác quản lý vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, một phần do nhận thức của người dân chưa tốt, một phần do hệ thống văn bản hiện hành chưa được bổ sung kịp thời những quy định về trách nhiệm hành chính liên quan đến quy hoạch bảo tồn ĐDSH, bảo tồn loài, bảo tồn tài nguyên di truyền, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích…cần được khắc phục, điều chỉnh trong thời gian tới.


Khung 6 9: Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lạng Sơn

Từ năm 2013 tỉnh đã triển khai quy hoạch 5 khu bảo tồn đa dang sinh học, gồm: 01 Khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia Hữu Liên có diện tích 8.293,4ha; 04 Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp tỉnh là khu bảo tồn Mẫu Sơn có diện tích 11.060 ha, khu bảo tồn Lâm Ca- Đồng Thắng có diện tích 6.214 ha, khu bảo tồn Bắc Sơn có diện tích 1.088ha, khu bảo tồn Mỏ Rẹ có diện tích 2.302ha. Bên cạnh đó, tỉnh cũng quy hoạch 2 hành lang dạng sinh học nối khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên và khu bảo tồn Mỏ Rẹ; khu bảo tồn Mẫu Sơn và khu bảo tồn Lâm Ca – Đồng Thắng. Đồng thời, quy hoạch bảo tồn các loài động vật quý hiếm gồm: 21 loài lớp thú thuộc 5 bộ như bộ Cánh da, Linh trưởng, Thú ăn thịt, Móng guốc ngón chẵn, gặm nhấm, Thỏ; 13 lớp chim thuộc 5 bộ là Ngỗng, Cắt, Gà, Sả, Sẻ; 18 loài bò sát, lưỡng cư đang bị đe dọa ở mức độ rất nguy cấp như Trăn đất, Rùa hộp ba vạch, Ếch gai, Rắn ráo, Kỳ đà nước, Rắn hổ mang; 5 loài cá quý hiếm đang bị đe dọa ở mức độ rất nguy cấp như là cá Măng giả, Lăng chấm, Anh vũ, Ngựa bắc, cá Chiên; 2 loài cá đã bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên nhưng còn tồn tại ở điều kiện nuôi nhốt như cá Lợ thân thấp và cá Chép gốc. Đối với hệ thực vật, quy hoạch bảo tồn gồm 57 loài thực vật tại tỉnh được xếp vào danh mục các loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở mức độ ít nguy cấp đến mức độ rất nguy cấp như Hoàng đàn, Ô rô bà, Nghiến, Thảo thông, Cam thảo đá bia, Trai lý, Sến mật, Bách hợp, Ba kích.


Nguồn: Tổng hợp





tải về 4.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương