BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC


Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường đất



tải về 4.95 Mb.
trang36/52
Chuyển đổi dữ liệu10.07.2016
Kích4.95 Mb.
#1638
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   52

Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường đất

Phương hướng sử dụng đất


Theo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, định hướng sử dụng các loại đất như sau:

Bảng 5 162: Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020

TT

Loại đất

Hiện trạng năm 2010

Quy hoạch đến năm 2020

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Quốc gia phân bổ (ha)

Tỉnh xác định (ha)

Tổng số

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

 

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN

832.076

100,00

 

 

832.076

100,00

1

Đất nông nghiệp

667.148

80,18

718.093

38

718.131

86,31

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

1.1

Đất trồng lúa

41.980

6,29

40.680

 

40.680

5,66

 

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

20.059

 

22.000

 

22.000

 

1.2

Đất trồng cây lâu năm

30.945

4,64

 

40.500

40.500

5,64

1.3

Đất rừng phòng hộ

113.175

16,96

134.500

 

134.500

18,73

1.4

Đất rừng đặc dụng

8.293

1,24

8.300

 

8.300

1,16

1.5

Đất rừng sản xuất

437.705

65,61

453.234

6.766

460.000

64,06

1.6

Đất nuôi trồng thủy sản

1.185

0,18

1.300

 

1.300

0,18

2

Đất phi nông nghiệp

43.875

5,27

53.377

1.785

55.162

6,63

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

282

0,64

 

345

345

0,63

2.2

Đất quốc phòng

11.481

26,17

13.636

 

13.636

24,72

2.3

Đất an ninh

32

0,07

81

 

81

0,15

2.4

Đất khu công nghiệp

150

0,34

400

537

937

1,70

-

Đất xây dựng khu công nghiệp

120

 

400

 

400

 

-

Đất xây dựng cụm công nghiệp

30

 

 

537

537

 

2.5

Đất cho hoạt động khoáng sản

458

1,04

 

709

709

1,29

2.6

Đất di tích danh thắng

818

1,86

863

 

863

1,56

2.7

Đất bãi thải, xử lý chất thải

174

0,40

275

 

275

0,50

2.8

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

38

0,09

 

43

43

0,08

2.9

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

565

1,29

 

735

735

1,33

2.10

Đất phát triển hạ tầng

11.592

26,42

16.126

24

16.150

29,28

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

-

Đất cơ sở văn hóa

73

 

81

3

84

 

-

Đất cơ sở y tế

57

 

119

5

124

 

-

Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

421

 

537

 

537

 

-

Đất cơ sở thể dục - thể thao

127

 

164

 

164

 

2.11

Đất ở tại đô thị

983

2,24

1.478

 

1.478

2,68

3

Đất chưa sử dụng

121.053

14,55

60.606

 

58.783

7,06

3.1

Đất chưa sử dụng còn lại

 

 

60.606

 

58.783

 

3.2

Diện tích đưa vào sử dụng

 

 

60.447

1.823

62.270

 

4

Đất đô thị

11.045

 

 

14.840

14.840

 

5

Đất khu bảo tồn thiên nhiên

8.293

 

 

8.300

8.300

 

6

Đất khu du lịch

115

 

 

1.995

1.995

 

(Nguồn: Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Lạng Sơn)

Theo định hướng sử dụng trên đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp tăng từ 80,18% (2010) lên 86,31% (2020); diện tích đất phi nông nghiệp tăng từ 5,27% (2010) lên 6,63% (2020); đất chưa sử dụng giảm từ 14,55% (2010) xuống còn 7,06% (2020). Đối với đất đô thị có tỷ lệ tăng từ 2,24% (2010) lên 2,68% (2020), diện tích đất đô thị theo quy hoạch đến năm 2020 là 1.478 ha. Đối với đất KCN/CCN có tỷ lệ tăng từ 0,34% (2010) lên 1,70% (2020), diện tích đất xây dựng KCN/CCN theo quy hoạch đến năm 2020 là 937 ha. Đối với đất cho hoạt động khoáng sản có tỷ lệ tăng từ 1,04% (2010) lên 1,29% (2020), diện tích đất dành cho khai thác khoáng sản theo quy hoạch đến năm 2020 là 709 ha.



Quá trình giảm tăng diện tích đất canh tác nông nghiệp sẽ gián tiếp làm tăng nhu cầu sử dụng phân bón và hóa chất BVTV, đặc biệt tại diện tích đất trồng lúa, trồng na và các loại cây đặc sản khác của Lạng Sơn. Quá trình gia tăng đất đô thị sẽ làm giảm tính chất cơ lý của các loại đất nơi đây, đất sau khi đã chuyển đổi thành đất đô thị rất khó có thể sử dụng để trồng trọt. Đối với đất phục vụ khoáng sản gia tăng từ 458(năm 2010) lên 709 ha (vào năm 2020). Diện tích khai thác khoáng sản, sau quá trình khai thác cần phải tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường mới có thể tiếp tục sử dụng cho các mục đích khác.

Phát triển đô thị và đô thị hóa


Theo định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020: tổ chức không gian đô thị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn theo mô hình các đô thị hạt nhân, trọng điểm là thành phố Lạng Sơn, thị xã Đồng Đăng, các thị trấn trung tâm các vùng kinh tế trọng điểm trong tỉnh. Các trục phát triển chính trên địa bàn tình được phân bố như sau:

  1. Vùng I:Vùng đô thị hóa phát triển mạnh: Bao gồm các thị trấn, thành phố, các xã ven quốc lộ 1A. Vùng này được phân chia làm 2 tiểu vùng:

Tiểu vùng 1: Vùng kinh tế động lực Lạng Sơn - Đồng Đăng. Đây là vùng phát triển nhất tỉnh, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng. Đây sẽ xây dựng trở thành chuỗi đô thị đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và có vai trò hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh. Tại vùng này tập trung đầu tư thúc đẩy mạnh mẽ để nhập ba đô thị (gồm thành phố Lạng Sơn, thị xã Đồng Đăng, thị trấn Cao Lộc) thành một đô thị có trình độ phát triển cao hơn hẳn các khu vực đô thị khác, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội không chỉ của tỉnh mà có ảnh hưởng với cả vùng Đông Bắc, trong giai đoạn đến năm 2020 thành phố Lạng Sơn hoàn thành nâng cấp lên đô thị loại II.

Tiểu vùng 2: Vùng thị trấn Hữu Lũng - Chi Lăng - Đồng Mỏ nằm cạnh quốc lộ 1A. Thị trấn Chi Lăng là đô thị trung tâm của vùng, tương lai sẽ là đô thị công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch của vùng, dự kiến tới năm 2020 nâng cấp thành đô thị loại IV.

  1. Vùng II : Vùng đô thị hóa phát triển trung bình, gồm 3 tiểu vùng:

Tiểu vùng 1:Vùng Lộc Bình-Na Dương- Đình Lập. Bao gồm các thị trấn, các xã ven quốc lộ 4A. Thị trấn Lộc Bình và Đình Lập là trung tâm hành chính, chính trị, thương mại, dịch vụ công nghiệp của các huyện Lộc Bình và Đình Lập. Thị trấn Na Dương là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ của vùng, xây dựng nhà máy nhiệt điện. Dự kiến sau năm 2020 nâng cấp thành đô thị loại IV trên cơ sở phát triển theo hướng hợp nhất Na Dương và Lộc Bình.

Tiểu vùng 2: Vùng Thất Khê - Na Sầm. Bao gồm các thị trấn, các xã ven quốc lộ 4B. Thị trấn Thất Khê, Na Sầm là trung tâm hành chính, chính trị, thương mại, dịch vụ công nghiệp của các huyện Tràng Định và Văn Lãng. Dự kiến phát triển Thất Khê thành đô thị loại IV sau năm 2020.

Tiểu vùng 3: Vùng Bắc Sơn - Bình Gia - Văn Quan. Bao gồm các thị trấn, các xã ven quốc lộ 1B. Thị trấn Bắc Sơn, Bình Gia,Văn Quan là trung tâm hành chính, chính trị, thương mại, dịch vụ, công nghiệp của các huyện Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn.

  1. Vùng III:Vùng phát triển chậm là các khu vực dân cư ngoài 2 vùng trên, được phân bố chủ yếu là các cụm dân cư nông thôn dọc các tuyến tỉnh lộ, đường liên thôn, liên xã. Động lực thúc đẩy đô thị hoá chính là việc đầu tư cơ sở hạ tầng tại các cụm xã, trung tâm xã.

(Nguồn: Quyết định số 545/QĐ-TTg ngày 09/05/2012của Thủ tướng Chính phủ - Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020)


Khung 5 7: Định hướng hình thành các đô thị mới đến năm 2020

trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

(1) Thị trấn Chợ Bãi, huyện Văn Quan: đô thị loại V

(2) Thị trấn Ba Xã, huyện Văn Quan: đô thị loại V

(3) Thị trấn Vân Nham, huyện Hữu Lũng: đô thị loại V

(4) Thị trấn Văn Mịch, huyện Bình Gia: đô thị loại V

(5) Thị trấn Pác Khuông, huyện Bình Gia: đô thị loại V

(6) Thị trấn Ngả Hai, huyện Bắc Sơn: đô thị loại V

(7) Thị trấn Mỏ Nhài, huyện Bắc Sơn: đô thị loại V

(8) Thị trấn Chi Ma, huyện Lộc Bình: đô thị loại V

(9) Thị trấn Bản Chắt, huyện Đình Lập: đô thị loại V

(10) Thị trấn Quốc Khánh, huyện Tràng Định: đô thị loại V

(11) Thị trấn Bình Độ, huyện Tràng Định: đô thị loại V

(12) Thị trấn Vạn Linh, huyện Chi Lăng: đô thị loại V

(13) Thị trấn Hội Hoan, huyện Văn Lãng: đô thị loại V

(14) Thị trấn Áng Mò, huyện Tràng Định: đô thị loại V

(Nguồn: Quyết định số 545/QĐ-TTg ngày 09/05/2012của Thủ tướng Chính phủ - Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020)





  1. Dự báo tác động do phát triển đô thị đối với môi trường đất

Tỉnh Lạng Sơn trong tương lai sẽ diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh nên ở tất cả các đô thị mới và đô thị hiện có đều có nhiều công trường xây dựng đang hoạt động (xây dựng, sửa chữa nhà cửa, đường xá, vận chuyển nguyên vật liệu) và phát sinh rất nhiều bụi, bao gồm cả bụi nặng và bụi lở lửng, làm cho môi trường không khí đô thị bị ô nhiễm bụi nặng nề, đồng thời là phát sinh các chất thải xây dựng. Các chất thải xây dựng nếu không quản lý và xử lý tốt sẽ gây tác động tới môi trường đất.

Cùng với việc gia tăng rác thải xây dựng đô thị, địa điểm và diện tích các bãi đổ rác cũng đang ngày một mở rộng. Phần lớn lượng rác thải được vận chuyển ra các khu vực ngoại ô, khu vực hẻo lánh và được chất đống lộ thiên, sau một thời gian dài chịu nắng mưa, từ những đống rác sẽ sinh ra chất độc hại, bởi trong rác thải xây dựng đó gồm có phế thải là sơn lót, sơn phủ, nhựa đường… thông qua rác thải những chất độc hại sẽ ngấm vào đất, từ đó sinh ra một loạt các phản ứng vật lý, hóa học và sinh học, như lọc, hút thấm, lắng xuống hoặc được hấp thụ bởi rễ cây và hấp thụ bởi vi sinh vật, khiến cho khu vực đất ngoại thành bị ô nhiễm, từ đó làm giảm chất lượng thổ nhưỡng.




tải về 4.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương