BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC


QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị và công nghiệp



tải về 4.95 Mb.
trang39/52
Chuyển đổi dữ liệu10.07.2016
Kích4.95 Mb.
#1638
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   52

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN



Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị và công nghiệp

Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị và công nghiệp


Chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:

  • Chất thải rắn đô thị:

+ Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng… Thành phần chính gồm vỏ trái cây, thức ăn dư thừa, bao bì, túi nylon, giấy, vỏ hộp, v.v… trong đó chủ yếu là những chất hữu cơ nên dễ bị phân hủy, gây mùi khó chịu, làm mất vệ sinh và ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực.

+ Chất thải du lịch chủ yếu là CTR phát sinh từ các hoạt động du lịch và CTR của du khách trên địa bàn tỉnh.



  • Chất thải rắn công nghiệp

+ Chất thải rắn thông thường: Là chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của văn phòng, nhà ăn ca của các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh.

+ Chất thải rắn nguy hại: bao gồm dầu mỡ thải, giẻ lau…phát sinh trong quá trình hoạt động của các thiết bị, máy móc công nghiệp..



  • Chất thải y tế

+ Chất thải rắn thông thường: là chất thải rắn phát sinh trong quá trình sinh hoạt của cán bộ, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được thu gom tại các cơ sở y tế.

+ Chất thải nguy hại: Bao gồm dụng cụ y tế thải bỏ, các loại hóa chất, mẫu vật phẩm, bệnh phẩm phát sinh trong quá trình hoạt động của bệnh viện, trung tâm y tế.


Lượng thải và tính chất chất thải rắn đô thị và công nghiệp


  • Chất thải rắn đô thị

- Tỉnh Lạng Sơn có phân bố hành chính gồm 1 Thành phố và 10 Huyện, theo khảo sát năm 2014, tổng dân số trong toàn tỉnh là 753.697 người, trong đó dân số khu vực đô thị là 147.122 người (chiếm 19,52%), khu vực nông thôn là 606.575 người (chiếm 80,48 %). Căn cứ Thông tư số 02/2010/TT-BXD ngày 05/02/2010 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh trên đầu người ở khu vực đô thị trung bình mỗi ngày khoảng 0,9 kg/người/ngày. Trên cơ sở thông tin về dân số và hệ số phát sinh rác thải có thể tính toán được lượng chất thải rắn hiện tại phát sinh tại khu vực đô thị theo bảng sau:


Huyện, Thành phố

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Dân số (người)

CTR (tấn/năm)

Dân số (người)

CTR (tấn/năm)

Dân số (người)

CTR (tấn/năm)

Dân số (người)

CTR (tấn/năm)

Dân số (người)

CTR (tấn/năm)

TP Lạng Sơn

16964

5572,7

17107

5619,6

17326

5691,591

17670

5804,595

17977

5905,445

Huyện Tràng Định

11253

3696,6

11296

3710,7

11584

3805,344

11746

3858,561

11896

3907,836

Huyện Bình Gia

10051

3301,8

10088

3313,9

10210

3353,985

10330

3393,405

10445

3431,183

Huyện Văn Lãng

9655

3171,7

9662

3174,0

9730

3196,305

9844

3233,754

9960

3271,86

Huyện Cao Lộc

14292

4694,9

14308

4700,2

14433

4741,241

14635

4807,598

14818

4867,713

Huyện Văn Quan

10419

3422,6

10444

3430,9

10508

3451,878

10621

3488,999

10735

3526,448

Huyện Bắc Sơn

12638

4151,6

12788

4200,9

12870

4227,795

13019

4276,742

13166

4325,031

Huyện Hữu Lũng

21714

7133,0

21825

7169,5

21948

7209,918

22219

7298,942

22488

7387,308

Huyện Chi Lăng

14250

4681,1

14351

4714,3

14446

4745,511

14617

4801,685

14786

4857,201

Huyện Lộc Bình

15070

4950,5

15132

4970,9

15211

4996,814

15410

5062,185

15599

5124,272

Huyện Đình Lập

5061

1662,5

5087

1671,1

5126

1683,891

5189

1704,587

5252

1725,282

Tổng

141368

46439,4

142088

46675,9

143392

47104,27

145300

47731,05

147122

48329,58
Bảng 7 171: Dân số và khối lượng chất thải rắn

(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN & MT tỉnh Lạng Sơn, 2015).



(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN &MT tỉnh Lạng Sơn, 2015).

Hình 7 63: Diễn biến khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Lạng Sơn

- Diễn biến thành phần chất thải rắn đô thị Lạng Sơn giai đoạn 2011-2015 được thể hiện trong bảng sau:



Bảng 7 172: Tỷ lệ thành phần chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Lạng Sơn

Đơn vị:%

TT

Năm

Thành phần

2011

2012

2013

2014

6 tháng đầu năm 2015

1

Chất hữu cơ dễ phân hủy

29,7

42,6

26,1

25,5

43,6

2

Chất hữu cơ lâu phân hủy

5,0

7,0

6,9

6,6

7,7

3

Giấy các loại

4,0

4,7

4,9

6,5

7,1

4

Nhựa, cao su

5,3

6,0

10,8

9,7

9,2

5

Hàng dệt may

3,3

4,4

6,4

6,6

9,5

6

Kim loại

1,0

0,8

0,9

0,9

2,5

7

Thủy tinh

4,1

5,3

8,4

7,0

6,1

8

Chất thải nguy hại

0,6

0,7

0,7

0,5

2,1

9

Chất trơ

42,0

68,5

37,7

39,9

12,0

(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN &MT tỉnh Lạng Sơn, 2015).

+ Tỷ lệ chất hữu cơ dễ phân hủy, chất hữu cơ lâu phân hủy, giấy, nhựa, cao su, dệt may, có xu hướng gia tăng trong thành phần chất thải rắn.

+ Tỷ lệ kim loại, chất thải nguy hại trong thành phần rác thải ít biến động qua các năm.

+ Tỷ lệ chất thải trơ có xu hướng giảm, do việc chuyển đổi từ sử dụng than tổ ong trong nấu ăn sinh hoạt gia đình xang các nguồn nhiên liệu khác.





(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN &MT tỉnh Lạng Sơn, 2015).

Hình 7 64: Diễn biến tỷ lệ thành phần chất thải rắn sinh hoạt đô thị Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2015

    • Chất thải rắn công nghiệp

Chất thải rắn công nghiệp được phát sinh chủ yếu từ hoạt động sản xuất công nghiệp, ngành nghề kinh doanh dịch vụ hoặc các hoạt động khác. Thành phần và tính chất của chất thải rắn công nghiệp phụ thuộc vào từng ngành nghề công nghiệp, từng loại dây chuyền công nghệ nên rất đa dạng.

Trong gian đoạn 2011-2014 sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Lạng Sơn tăng trưởng ổn định với mức tăng trưởng đạt trên 19%. Lượng chất thải rắn công nghiệp được tính toán dựa trên tỷ lệ so với chất thải sinh hoạt, lượng chất thải rắn công nghiệp thường chiếm từ 5-20% so chất thải rắn sinh hoạt đô thị. Hiện tại, cơ cấu phát triển ngành công nghiệp của tỉnh chưa cao nên lấy tỷ lệ chất thải rắn công nghiệp so với chất thải rắn sinh hoạt là 5% so với chất thải rắn sinh hoạt đô thị;. Như vậy có thể tính được hiện trạng lượng chất thải rắn phát sinh như sau:



Bảng 7 173. Chất thải rắn công nghiệp giai đoạn 2010 - 2014

CTR Công nghiệp

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Khối lượng phát sinh (tấn/năm)

2333,8

2355,2

2386,6

2416,5

(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN & MT tỉnh Lạng Sơn, 2015).



(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN & MT tỉnh Lạng Sơn, 2015).

Hình 7 65: Diễn biến lượng chất thải rắn công nghiệp tỉnh Lạng Sơn

    • Chất thải y tế

Chất thải rắn y tế là những vật phẩm, bệnh phẩm, các loại hóa chất...sinh ra trong quá trình hoạt động của bệnh viện, trung tâm y tế. Đặc trưng của chất thải rắn y tế là có tính độc hại cao, với thành phần bao gồm hầu hết tất cả những loại dụng cụ, thiết bị và thuốc men dùng trong y tế như: bông, gạc, ống tiêm, chất thải từ bệnh nhân có thể lây nhiễm... Theo khảo sát của Sở Y tế năm 2014, tỉnh Lạng Sơn có 2338 giường bệnh tại tất cả bệnh viện thành phố, bệnh viện huyện, trung tâm y tế và các phòng khám, ước tính mỗi ngày mỗi giường bệnh của các bệnh viện trong tỉnh phát sinh 2 kg chất thải y tế trong đó có khoảng 15% chất thải nguy hại. Như vậy trung bình mỗi ngày lượng chất thải rắn y tế phát sinh theo đơn vị giường bệnh khoảng 4,674 tấn/ngày (1.706 tấn/năm) trong đó có khoảng 15% là chất thải nguy hại. Chất thải y tế nguy hại phát sinh từ các cơ sở y tế bao gồm: chất thải lây nhiễm (sắc nhọn, không sắc nhọn, lây nhiễm cao, mô bệnh phẩm); chất thải hóa học thường gặp trong y tế như dược phẩm bị hỏng hoặc quá hạn, hóa chất khử trùng, hóa chất chứa kim loại nặng; và các bình chứa áp suất. Hóa chất gây độc tế bào có phát sinh trong hoạt động điều trị xạ trị cho các bệnh nhân ung thư tại BVĐK Trung tâm tỉnh Lạng Sơn và một khối lượng nhỏ chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động chẩn đoán và điều trị bệnh lý khác

Dự báo lượng thải và thành phần, mức độ độc hại và ô nhiễm các chất thải rắn đô thị và công nghiệp


  1. Chất thải rắn sinh hoạt

Căn cứ tỷ lệ gia tăng dân số toàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn đến năm 2020 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, trên địa bàn toàn tỉnh sẽ nâng cấp các thị trấn huyện lên đô thị loại V, thành phố Lạng Sơn sẽ nâng cấp lên đô thị II trong giai đoạn 2016 – 2020, cũng theo dự báo mức tăng dân số bình quân toàn giai đoạn 2010 - 2020 của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 thì đến năm 2015, dân số trung bình toàn tỉnh là 766 ngàn người, trong đó, tỷ lệ dân số ở thành thị là 38,2% tương đương khoảng 293 ngàn người. Đến năm 2020, dân số trung bình toàn tỉnh là 794 ngàn người, trong đó tỷ lệ dân số ở thành thị là 52,6% tương đương khoảng 418 ngàn người.

Trên cơ sở đó có thể dự đoán lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tính đến năm 2015 là khoảng 293.000 * 0,9 * 365 / 1000 = 96.250 tấn/năm và đến năm 2020 là khoảng 418.000 * 0,9 * 365 / 1000 = 137.313 tấn/năm.



  1. Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động du lịch

Theo mục tiêu của tỉnh đề ra năm 2015 sẽ đón trên 2,7 triệu lượt khách và đến năm 2020 sẽ đón trên 3,7 triệu lượt khách, số ngày lưu trú tính trung bình là 02 ngày. Ước tính bình quân phát thải đối với mỗi khách du lịch là 0,55 kg/người/ngày. Dự báo chất thải phát sinh từ hoạt động du lịch năm 2015 là 2.700.000 *0,55 *2/1000 = 2.970 tấn/năm vàđến năm 2020 là 3.700.000 * 0,55 *2 /1000 = 4.070 tấn/năm.

  1. Chất thải rắn công nghiệp

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có trong quy hoạch các khu, cụm công nghiệp: Khu công nghiệp Đồng Bành, quy mô 300 – 500 ha; Khu công nghiệp Hồng Phong, quy mô 200 – 300 ha; Cụm công nghiệp Hữu Lũng, Cụm công nghiệp Na Dương, Cụm công nghiệp Hợp Thành, Cụm công nghiệp địa phương số II đã được đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng. Ngoài ra tỉnh đã xác định tại những nơi có đủ điều kiện để có thể hình thành các cụm công nghiệp phục vụ cho phát triển các loại sản phẩm chuyên ngành như KCX, khu trung chuyển hàng hóa, khu phi thuế quan...

Ước tính Chất thải rắn công nghiệp giai đoạn 2015 – 2020 khoảng 10% chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh, năm 2015 là 96.250 tấn/năm*10% = 9.625 tấn/năm và đến năm 2020 là 137.313 tấn/năm*10% = 13.731 tấn/năm.



  1. Chất thải y tế

Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, số giường bệnh trên 10.000 dân đạt 27 giường vào năm 2015 và 29 giường vào năm 2020. Như vậy dự báo số giường bệnh tại các cơ sở y tế của tỉnh (số liệu Sở Y tế) giai đoạn 2015 là 2.610 giường và năm 2020 là 3.025, dự báo lượng chất thải y tế phát sinh dựa trên lượng chất thải sinh ra trên mỗi giường bệnh trong giai đoạn 2015 – 2020 là 2,2 kg/giường/ngày. Như vậy dự báo chất thải y tế phát sinh trên địa bàn tỉnh năm 2015 là : 2.610*2,2*365/1000 = 2.096 tấn/năm và đến năm 2020 là : 3.025 * 2,2 * 365/ 1000 = 2.429 tấn/năm.

Dự báo trong năm 2015, khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ước tính là 0,5 tấn/ngày hay 200 tấn/năm, trong đó các bệnh viện xả ra 0,479 tấn/ngày hay 175 tấn/năm. Nếu giả định lượng chất thải nguy hại chiếm 15% tổng số chất thải y tế, thì tổng số chất thải y tế (cả nguy hại và thông thường) phát sinh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2015 là 3,19 tấn/ngày hay 1.167 tấn/năm. Thành phần của chất thải y tế sẽ không thay đổi nhiều.



  1. Tổng hợp phát sinh chất thải rắn

Tổng hợp chất thải rắn tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2015 khoảng 110.941 tấn/năm và đến năm 2020 là khoảng 157.543 tấn/năm.

Bảng 7 174. Tổng hợp dự báo lượng CTR phát sinh giai đoạn 2015 - 2020

Nội dung

Phát sinh CTR (tấn/năm)

Năm 2015

Năm 2020

Chất thải rắn sinh hoạt

96.250

137.313

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động du lịch

2.970

4.070

Chất thải rắn công nghiệp

9.625

13.731

Chất thải rắn y tế

2.096

2.429

Tổng

110.941

157.543


tải về 4.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương