BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC


TAI BIẾN THIÊN NHIÊN VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG



tải về 4.95 Mb.
trang41/52
Chuyển đổi dữ liệu10.07.2016
Kích4.95 Mb.
#1638
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   ...   52

TAI BIẾN THIÊN NHIÊN VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG



Tai biến thiên nhiên

Khái quát hiện trạng tai biến thiên nhiên


Tai biến thiên nhiên được hiểu là các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên gây tác hại về của cải vật chất và tính mạng con người. Tai biến thiên nhiên là những mối đe dọa thường trực đối với môi trường và con người.

Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên thường xuyên chịu những đợt áp thấp nhiệt đới, bão, lũ lụt, hạn hán, trượt lở đất. Hậu quả của những dạng thời tiết cực đoan này là rất nguy hiểm, điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với Lạng Sơn vì là một tỉnh miền núi.

- Trượt, lở đất: Trượt lở đất là một dạng biến đổi bề mặt trái đất khác. Tại đây, một khối lượng đất đá khác theo các bề mặt đặc biệt bị trọng lực kéo trượt xuống các địa hình thấp. Bề mặt trượt có thể là các bề mặt khe nứt hoặc các lớp đất đá có tính chất cơ lý yếu như đất sét thấm nước.

Hiện tượng trượt lở đất thường xuất hiện một cách tự nhiên trong các vùng núi vào thời kỳ mưa nhiều hàng năm. Các hoạt động như mở đường, khai thác khoáng sản đang làm xuất hiện tác nhân trượt lở đất nhân tạo. Một số hiện tượng tự nhiên khác như thay đổi dòng chảy của các dòng sông cũng tạo nên sự trượt lở đất.

- Lũ, lụt: là một tỉnh miền núi nên hiện tượng lụt không sảy ra thường xuyên vào mùa mưa bão ở Lạng Sơn. Nhưng lại xuất hiện những trận lũ quét, lũ ống sau những cơn mưa kéo dài. Do địa hình có độ dốc cao và hiện tượng mất lớp phủ thực vật bảo vệ trên bề mặt đất và các hoạt động khai thác tài nguyên khác đã tạo điều kiện cho lũ quét, lũ ỗng xuất hiện có xu hướng ngày một tăng về tần xuất cũng như quy mô.

Các hậu quả do tai biến thiên nhiên


Do hoạt động phát triển kinh tế của con người đã gây áp lực lớn lên môi trường và làm tổn hại đến môi trường tự nhiên.Việc này đã dẫn đến những hiện tượng thời tiết bất thường, trái với những quy luật thường thấy. Những hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra thường xuyên hơn và với cường độ ngày càng mạnh.

Bảng 8 178: Thống kê số vụ thiên tai

Thiên tai

Đơn vị

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

Lũ, lụt

trận

2

3

3

3

2

Lốc

cơn

5

0

4

2

2

Sét đánh

vụ

2

3

3

2

2

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cữu nạn năm, 2011-2015)

- Hậu quả của những tai biến là vô cùng to lớn không chỉ gây ra những thiệt hại về kinh tế mà còn gây thiệt hại về người do các dạng thời tiết cực đoan trên gây ra.



Bảng 8 179: Thiệt hại do thiên tai

Thiệt hại

Đơn vị

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

Sạt lở đất, đá

m3

16.260

14.000

80.500

48.000

140.000

Thiệt hại về người

Bị thương

0

2

8

3

6

Bị chết

1

2

10

2

16

Ước tính thiệt hại

Tỷ đồng

2,6

10,7

28

55

628

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cữu nạn năm, 2011-2015)



(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cữu nạn năm, 2011-2015)

Hình 8 66: Ước tính thiệt hại do thiên tai trong giai đoạn từ 2011-2014

Qua báo cáo tổng kết công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứ nạn của Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Lạng Sơn cho thấy thiệt hại về người và tài sản do thiên tai diễn ra trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn từ 2011 - 2015 diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn.

Đặc biệt nghiêm trọng là năm 2014, trận lụt lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Trật lụt năm 2014 là một trong ba (03) trận lụt lớn nhất trong lịch sử của tỉnh Lạng Sơn gây thiệt hại lớn về người và của. Theo thống kê, trật lụt năm 1986 nước sông Kỳ Cùng đạt đỉnh là 25,973m (ngày 23/7); năm 2008, nước sông Kỳ Cùng đạt đỉnh là 25,779m (ngày 27/9); năm 2014 nước sông Kỳ Cùng đạt đỉnh là 25,739m (ngày 20/7).


Khung 8 11: Lạng Sơn thiệt hại 460 tỷ đồng do trận lụt lịch sử

Sau khi quét qua Quảng Ninh, bão Rammasun đã ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền núi phía bắc, gây lũ lụt, sạt lở đất đá... gây ra trận lũ lụt lịch sử xảy ra ở Lạng Sơn khiến địa phương này chịu thiệt hại nặng nề nhất cả về người và vật chất kể từ sau đợt lũ năm 2008.

Trong hai ngày 19 và 20/7, mưa to, lũ lớn trên lưu vực sông Kỳ Cùng, sông Bắc Khê, sông Bắc Giang, khiến toàn bộ thị trấn Thất Khê và 6 xã của huyện Tràng Định bị ngập sâu trong nước. Một nửa thành phố Lạng Sơn chìm trong biển nước, nhiều khu vực bị cô lập. Giới chức địa phương đã tổ chức di dời, sơ tán hơn 5.000 hộ dân và di dời trên 1.300 quầy hàng tại khu chợ Giếng Vuông, chợ Đông Kinh...

Theo Cổng Thông tin điện tử Lạng Sơn, mưa lũ đã khiến 4 người chết, hai người mất tích. Thiệt hại về vật chất ước tính lên đến 460 tỷ đồng.Trong đó, trên 8.500 nhà bị ngập nước, gồm bị hư hỏng nặng và sập đổ hoàn toàn khoảng 700 nhà. Ngoài ra còn có 5.600 ha lúa (chuẩn bị gặt) bị ngập, trong đó mất trắng 2.300 ha; 112 trụ sở các cơ quan, trường học, bệnh viện, trạm y tế xã bị ngập, hư hỏng.

Tất cả các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đều bị thiệt hại, quốc lộ 1B, 4A, 4B bị ngập úng, chia cắt nặng; 9 tuyến đường tỉnh bị chia cắt hoàn toàn, Ngoài ra nhiều công trình thủy lợi, cấp nước bị hư hỏng; cột điện cao thể gãy đổ.

Nguồn: Tổng hợp



Đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu đề ra để khắc phục, phòng ngừa đối với tai biến thiên nhiên


Trước những diễn biến khó lường của thời tiết do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, Đảng bộ và nhân dân Lạng Sơn tiếp tục thực hiện tốt phương châm “Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả” nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, trong đó lấy phòng tránh là chủ yếu.

- Lạng Sơn luôn nâng cao khả năng và chủ động phòng chống thiên tai môi trường. Sự kết hợp chặt chẽ giữa trung tâm Khí tượng Thủy văn và sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường, tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức và chủ động đối phó với những thiên tai trước khi vào mùa mưa bão.

- Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo PCLBTW, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về công tác phòng chống thiên tai và Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bảo đảm phát triển bền vững.

- Tuyên truyền Luật phòng, chống thiên tai, nâng cao năng lực công tác dự báo cảnh báo về thời tiết, thủy văn, thông báo kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động phòng tránh, chỉ đạo xử lý, đối phó kịp thời với các tình huống thiên tai xẩy ra.

Thực hiện tốt các chính sách xã hội, công tác cứu trợ thiên tai và khắc phục hậu quả bão, lụt, ổn định đời sống nhân dân, tái thiết và khôi phục sản xuất.



tải về 4.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương