BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC



tải về 4.95 Mb.
trang19/52
Chuyển đổi dữ liệu10.07.2016
Kích4.95 Mb.
#1638
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   52

THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ



Các nguồn gây ô nhiễm không khí


Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc đang trong quá trình phát triển khá năng động. Tại đây có nhiều hoạt động mang lại hiệu quả tăng trưởng kinh tế cho địa phương. Tuy nhiên, song song với việc phát triển kinh tế, các hoạt động phát triển cũng là nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng. Trong đó, các nguồn chính gây ô nhiễm môi trường không khí gồm: giao thông vận tải; sản xuất công nghiệp; xây dựng và dân sinh; nông nghiệp; chôn lấp và xử lý chất thải.

Tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu bao gồm: bụi lơ lửng tổng số (TSP), bụi PM10, chì (Pb), ôzôn (O3), các chất vô cơ như cacbon monixit (CO), lưu huỳnh đioxit (SO2); oxit nitơ (NOx); hydroclorua (HCl), hydroflorua (HF), …; các chất hữu cơ như hydrocacbon (CnHm), benzene (C6H6)…; các chất gây mùi khó chịu như ammoniac (NH3), hydorosunfua (H2S)…; nhiệt, tiếng ồn…



(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Báo cáo Môi trường Quốc gia, năm 2013- Môi trường không khí)

Nguồn ô nhiễm từ hoạt động giao thông


Hoạt động giao thông vận tải được xem là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn đối với môi trường không khí, đặc biệt ở các khu đô thị và khu vực đông dân cư. Cùng với sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, tăng trưởng các phương tiện cơ giới và khối lượng vận tải hàng hóa, hành khách là sự phát thải các chất gây ô nhiễm môi trường không khí.

Các chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu sinh ra do khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu động cơ bao gồm CO, NOx, SO2, hơi xăng dầu (CnHm, VOCs), PM10... và bụi do đất cát cuốn bay lên từ mặt đường phố trong quá trình di chuyển (TSP).

Sự phát thải của các phương tiện cơ giới đường bộ phụ thuộc rất nhiều vào chủng loại và chất lượng phương tiện, nhiên liệu, đường xá... Nhìn chung, xe có tải trọng càng lớn thì hệ số phát thải ô nhiễm càng cao, sử dụng nhiên liệu càng sạch thì hệ số phát thải ô nhiễm càng thấp.

Tại Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng, sự gia tăng các phương tiện đặc biệt là ô tô và xe máy cùng với chất lượng các tuyến đường chưa đáp ứng nhu cầu là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí. Khí thải từ phương tiện giao thông vẫn đang là một trong những tác nhân lớn gây ô nhiễm môi trường không khí. Trong đó, xe máy chiếm tỷ trọng lớn trong sự phát thải các chất ô nhiễm CO, VOC, TSP, còn ô tô con và ô tô các loại chiếm tỷ trọng lớn trong sự phát thải SO2, NO2.



Lượng phát thải các chất ô nhiễm không khí TSP, NOx, CO, SO2,… tăng lên hàng năm cùng với sự phát triển về số lượng của các phương tiện giao thông đường bộ. Theo số liệu của Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn, tốc độ tăng trưởng hàng năm các loại xe ô tô đạt 18,8%/năm, trong đó xe ô tô con có tốc độ tăng cao nhất là 24,8%/năm, xe tải khoảng 14,4%, xe máy tăng khoảng 9,7%, xe máy chuyên dùng 27,1% kèm theo việc sử dụng nhiên liệu (chủ yếu là xăng, dầu diezen), cùng với chất lượng phương tiện còn hạn chế (xe cũ, không được bảo dưỡng thường xuyên) làm gia tăng đáng kể nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí.

Bảng 4 38: Thống kê số lượng phương tiện GTVT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (giai đoạn 2011 -2015)

Đơn vị: chiếc

TT

Loại xe

2011

2012

2013

2014

6 tháng đầu năm 2015

1

Ô tô

7.234

8.459

10.548

12.120

13.020

-

Xe con

3.250

3.869

5.292

6.271

6.710

-

Xe tải

3.549

4.134

4.672

5.311

5.768

-

Xe khách

435

456

584

538

542

2

Xe máy, mô tô

232.362

256.856

283.223

306.318

315.743

3

Xe máy chuyên dùng

66

87

104

135

160

(Nguồn: Công văn số 486/SGTVT-KHTC ngày 18/05/2015 của Sở GTVT Lạng Sơn về việc cung cấp thông tin phục vụ công tác lập Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2015).



(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2014)

Hình 4 50: Ô nhiễm bụi trên tuyến TL235 đoạn qua

Công ty Cổ phần Gạch ngói Hợp Thành

Bên cạnh đó, một số tuyến đường chật hẹp, xuống cấp, thiếu quy hoạch đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu đi lại cùng với ý thức tham gia giao thông của người dân chưa cao gây ùn tắc giao thông cũng là yếu tố đáng kể làm nghiêm trọng thêm vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt tại các khu vực đô thị.


Nguồn ô nhiễm từ hoạt động sản xuất công nghiệp


Hoạt động sản xuất công nghiệp với nhiều loại hình khác nhau được đánh giá là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí đáng kể tại Việt Nam nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Các tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu phát sinh từ quá trình khai thác và cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, khí thải từ các công đoạn sản xuất như đốt nhiên liệu hóa thạch, khí thải lò hơi, hóa chất bay hơi…Nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp thường có nồng độ các chất độc hại cao, tập trung trong một vùng.

Tùy thuộc vào loại hình sản xuất, quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng mà các hoạt động công nghiệp khác nhau sẽ phát sinh khí thải với thành phần và nồng độ khác nhau (Bảng 4-2).Các chất độc hại từ khí thải công nghiệp được phân loại thành các nhóm bụi, nhóm chất vô cơ và nhóm các chất hữu cơ với các chất ô nhiễm phổ biến gồm NO2, SO2, VOC, TSP, các hóa chất và các kim loại. Trong đó lượng phát thải SO2, NO2 và TSP chiếm phần lớn trong tải lượng các chất ô nhiễm, còn lại là các chất ô nhiễm không khí khác. Trong các nhóm ngành công nghiệp ở Lạng Sơn, các hoạt động: khai thác khoáng sản (than, đá vôi, cát, sỏi,…), sản xuất vật liệu xây dựng và nhiệt điện đang được đánh giá là những nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí đáng kể hiện nay.



Bảng 4 39: Nhóm ngành sản xuất và khí thải phát sinh điển hình

Nhóm ngành sản xuất

Khí thải

Các ngành có lò hơi, lò sấy, máy phát điện đốt nhiên liệu nhằm cung cấp hơi, điện, nhiệt

Bụi, SO2, CO, CO2, NO2, VOCs, muội khói

Nhóm ngành nhiệt điện

Bụi, CO, CO2, H2S, SO2, và NOx

Nhóm ngành sản xuất xi măng

Bụi, NO2, CO2, F

Nhóm ngành may mặc: từ công đoạn cắt may, giặt, tẩy, sấy

Bụi, Cl, SO2, Pingment, formandehit, HC,NaOH, NaClO

Nhóm ngành sản xuất cơ khí, luyện kim

Bụi, hơi kim loại nặng, CN-, HCl, SiO2, CO, CO2

Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ kim loại

Bụi kim loại đặc thù, hơi hóa chất, hơi dung môi hữu cơ, SO2, NO2

Nhóm ngành sản xuất hóa chất

Bụi H2S, NH3, hơi dung môi hữu cơ, hóa chất đặc thù, bụi, SO2, CO, NO2

Nhóm ngành khai thai sản xuất than và khoáng sản

Bụi, SO2, NOx, CO, CO2

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo Môi trường Quốc gia, năm 2013- Môi trường không khí)

. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD)


Ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng phát sinh từ quá trình khai thác, sản xuất và vận chuyển nguyên vật liệu. Quá trình khai thác và chế biến thường phát sinh bụi và một số khí: CO, NOx, SO2, H2S,…; quá trình vận chuyển nguyên vật liệu chủ yếu phát sinh bụi.

Ngành công nghiệp sản xuất xi măng là ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên ngành công nghiệp này lại được coi là một trong những ngành có tác động nhiều và đặc trưng tới môi trường không khí. Khí thải từ lò nung xi măng có hàm lượng bụi, NO2, CO2, F rất cao và có khả năng gây ô nhiễm nếu không được kiểm soát tốt. Bụi xi măng phát sinh ở hầu hết các công đoạn trong quá trình sản xuất như: quá trình nghiền, đập, sàng, phân ly, đóng bao và vận chuyển.

Các ngành sản xuất vật liệu xây dựng khác cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí tại các khu vực xung quanh trong quá trình hoạt động. Việc khai thác và chế biến đá gây ô nhiễm bụi từ quá trình nổ mìn, đập nghiền và bốc xúc đá. Ngoài bụi, quá trình khai thác còn phát sinh ra các khí: CO, NOx, SO2, H2S,… do nổ mìn và sử dụng dầu diezen. Hoạt động sản xuất gốm sứ, gạch nung, gạch ốp lát, do sử dụng than làm nhiên liệu nên khí thải chủ yếu là bụi và SO2.

Phát triển các KCN, CCN


Tỉnh Lạng Sơn hiện có 1 khu kinh tế, 2 KCN và 4 CCN trong đó:

Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn: được hình thành và hoạt động theo các Quyết định của Thủ thướng Chính phủ: Quyết định số 55/2008/QĐ-TTg, ngày 28/4/2008 phê duyệt đề án xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn; Quyết định số 138/QĐ-TTg, ngày 14/10/2008 về thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn; Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 07/11/2008 về việc thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Theo đó, Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn có phạm vi không gian 394 km², đây là khu kinh tế tổng hợp, đa chức năng, đan xen các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; trong đó lĩnh vực mũi nhọn là phát triển kinh tế cửa khẩu, về cơ bản Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn được phân thành hai khu chức năng chính là khu phi thuế quan và khu thuế quan, khu vực chủ đạo là địa bàn thành phố Lạng Sơn và Khu hợp tác kinh tế biên giới.

Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn là cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn và các khu công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ.

KCN Đồng Bành: Quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt tại Quyết định số 1359/QĐ-UBND ngày 08/8/2007 của UBND tỉnh Lạng Sơn Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Đồng Bành - tỉnh Lạng Sơn. KCN có diện tích: 321,76 ha, nằm dọc 2 bên bờ sông Thương, thuộc địa bàn huyện Hữu Lũng và huyện Chi Lăng. Gồm các khu:


  • Khu trung tâm quản lý điều hành: diện tích 11,2689 ha bố trí các cơ quan nhà nước và các công trình dịch vụ cho KCN;

  • Khu đầu mối kỹ thuật hạ tầng: diện tích 10,6907 ha, bao gồm các công trình cung cấp và đảm bảo kỹ thuật cho KCN.

  • Khu đất công nghiệp: các cơ sở công nghiệp vật liệu xây dựng, bao bì, cơ khí, lắp ráp, CN nhẹ, CN vừa và nhỏ có tổng diện tích 182,51 ha.

  • Đất cây xanh: tổng diện tích 36,2547 ha, được chú trọng bố trí thành dải cây xanh ven khu công nghiệp, công viên ven sông;

  • Đất giao thông: 43,8532 ha; đất mặt nước: 25,3511 ha; đất di tích 0,04561 ha; đất kè bờ 11,7829 ha.

KCN Hồng Phong, Phú Xá: được xác định tại quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn đã được phê duyệt tại Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 8/7/2010 của Thủ tướng chính phủ. Theo Quy hoạch chung Khu công nghiệp Hồng Phong, Phú Xá có quy mô diện tích là 440 ha, nằm trong địa hai xã Hồng Phong và Phú Xá, huyện Cao Lộc bao gồm các loại hình công nghiệp gia công tái chế hàng công nghiệp, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế xuất nông sản, thực phẩm...;

Các CCN: CCN Na dương, CCN địa phương số 2, CCN Hữu Lũng, CCN Hợp Thành. Tổng diện tích các CCN là 548,037 ha.

(Nguồn: Văn bản số 194/SXD-HĐXD&HTKTngày 31/03/2014 của Sở Xây dựng về việc báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng năm 2014 và cập nhật, lưu trữ thông tin trên phần mềm quản lý trực tuyến CSDL môi trường ngành xây dựng).

Nguồn ô nhiễm từ hoạt động xây dựng và dân sinh


Bênh cạnh hoạt động giao thông, hoạt động xây dựng trong đô thị cũng là nguồn gây ảnh hưởng đến môi trường không khí. Trong những năm gần gây, hoạt động xây dựng các khu chung cư, khu đô thị mới, cầu đường, sửa sữa nhà, vận chuyển vật liệu và phế thải xây dựng,…diễn ra ở khắp nơi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đặc biệt là các khu vực đô thị. Các hoạt động như đào lấp đất, phá dỡ công trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển thường gây ô nhiễm bụi đối với môi trường xung quanh.

Mặc dù đã có quy định về che chắn bụi tại các công trường xây dựng và phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu và phế thải xây dựng, rửa xe trước khi ra khỏi công trường, phun nước rửa đường nhưng việc thực hiện còn nhiều hạn chế. Vì vậy, đây là nguồn phát tán một lượng lớn bụi vào môi trường không khí. Bên cạnh bụi, các thiết bị xây dựng (máy xúc, máy ủi, ...), các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng còn thải ra môi trường không khí các khí thải khác như: SO2, CO, VOC,...

Sinh hoạt là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ so với các nguồn khác. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu là bụi, SO2 và CO. Khí ô nhiễm phát sinh từ các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu và gây ô nhiễm cục bộ trong phạm vi một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Ngoài việc sử dụng củi gỗ, rơm rạ truyền thống trong sinh hoạt, việc sử dựng than tổ ong trong đun nấu tại nhiều thị trấn, thị tứ và các đô thị là nguồn phát thải nhiều loại khí gây ô nhiễm môi trường như CO, SO2, bụi, … Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động này đã giảm đáng kể ở các khu vực đô thị, chỉ còn nhiều ở các khu vực ven đô và vùng nông thôn.

Nguồn ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp


Hoạt động chăn nuôi ở Lạng Sơn hiện nay đang tồn tại ở hai loại hình: trang trại và hộ gia đình. Trong đó loại hình chăn nuôi theo mô hình hộ gia đình đang là nguồn gây ô nhiễm khó kiểm soát đối với môi trường không khí tại các khu vực nông thôn. Trong quá trình chăn nuôi, khí CO2 thải ra chiếm 9%, khí CH4 chiếm 37%, khí NOx chiếm 65% và các khí khác: H2S, NH3… Theo báo cáo của Viện Chăn nuôi, nồng độ khí H2S và NH3 trong chất thải chăn nuôi cao hơn khoảng 30-40 lần mức cho phép. Khí CO2 từ chăn nuôi chủ yếu phát sinh từ việc đốt nhiên liệu chạy máy móc dùng cho thức ăn gia súc, gia cầm. Khí CH4 phát sinh chủ yếu từ quá trình lên men thức ăn ở dạ cỏ của động vật nhai lại và phân của gia súc.

Trong những năm qua, hoạt động trồng trọt không ngừng gia tăng về sản lượng, theo đó là sự gia tăng liều lượng và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học. Công tác thu gom, lưu giữ và xử lý các loại hóa chất, vỏ bao bì hóa chất bảo vệ thực vật chưa được quan tâm đúng mức, nhiều nơi, thải bỏ ngay tại đồng ruộng, từ đó phát sinh mùi, khí thải gây ảnh hưởng đến môi trường không khí.


Nguồn ô nhiễm từ chôn lấp và xử lý chất thải rắn


Bãi rác lộ thiên là nơi tập hợp các loại chất thải rắn, chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt có thành phần hữu cơ cao. Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, chất thải rắn hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí (CH4– 63.8%, CO2– 33.6%, và một số khí khác). Ước tính, lượng khí CH4 và CO2 phát sinh từ các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp chiếm 3-19% tổng lượng phát sinh. Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng. Đối với các bãi chôn lấp, ước tính 30% các chất khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác có thể thoát lên trên mặt đất mà không cần một sự tác động nào.

Quá trình vận chuyển và lưu giữ chất thải rắn cũng phát sinh mùi từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong chất thải rắn bao gồm: Amoni có mùi khai, Hydrosunfur mùi trứng thối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng.

Tại nhiều khu chôn lấp, đặc biệt các bãi rác lộ thiên, đã và đang diễn ra hoạt động đốt rác thải tùy tiện, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí tại những thời điểm nhất định. Rác thải tại các bãi rác (giấy, gỗ, cao su, ni lông, nhựa, vải, các chất khác...) khi bị đốt đã thải ra môi trường các chất khí chủ yếu như: NOx, CO, CO2, SOx, HCl, HF, Dioxin, Furan và tro. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu cũng như các số liệu cụ thể về tải lượng phát thải các chất khí từ hoạt động đốt rác bãi rác.

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2013- Môi trường không khí)



tải về 4.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương