BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC



tải về 4.95 Mb.
trang20/52
Chuyển đổi dữ liệu10.07.2016
Kích4.95 Mb.
#1638
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   52

Diễn biến ô nhiễm


Để đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại các huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, trong giai đoạn 2011-2015, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành quan trắc và phân tích chất lượng môi trường không khí tại 11/11 đơn vị hành chính của tỉnh Lạng Sơn. Kết quả quan trắc tại các huyện/thành phố được tổng hợp như sau:

Khu vực thành phố Lạng Sơn


Khu vực thành phố Lạng Sơn, mạng lưới điểm quan trắc được thiết lập tại 6 vị trí bao gồm:

  • Ngã tư Phai Vệ, đường Lê Đại Hành;

  • Cổng chợ Đông Kinh, đường Bà Triệu;

  • Ngã tư Hùng Vương (gần khu vực khuôn viên tượng đài Hoàng Văn Thụ);

  • Cung Thiếu Nhi, đường Trần Đăng Ninh;

  • Ngã tư đường Trần Đăng Ninh –đường Tôn Đản;

  • Ngã tư Phai Trần;

Các thông số tiến hành quan trắc vi khí hậu và chất lượng môi trường không khí bao gồm: nhiệt độ; độ ẩm; hướng gió; tốc độ gió; độ ồn; CO; SO2; NO2; hàm lượng bụi lơ lửng (TSP); hàm lượng chì. Kết quả trong giai đoạn 2011-2015 được tổng hợp như sau:

a) Bụi tổng số (TSP)

Nồng độ bụi tổng số (TSP) trung bình năm tại một số vị trí quan trắc trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn trong giai đoạn 2011-2015 được tổng hợp trong Bảng sau:



Bảng 4 40: Nồng độ TSP trung bình tại một sốvị trí quan trắc trên địa bàn thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2011-2015

Đơn vị: µg/m3

Vị trí quan trắc

Năm

2011

2012

2013

2014

6 tháng đầu năm 2015

Ngã tư Phai Vệ, đường Lê Đại Hành

152

140

87

91

110

Cổng chợ Đông Kinh, đường Bà Triệu

151

182

85

120

116

Ngã tư Hùng Vương (gần tượng đài Hoàng Văn Thụ)

111

122

202

90

112

Cung Thiếu Nhi, đường Trần Đăng Ninh

131

129

81

83

81

Ngã tư đường Trần Đăng Ninh – đường Tôn Đản

139

155

87

111

55

Ngã tư Phai Trần

256

197

147

200

124

QCVN 05: 2009/BTNMT (1giờ)

300

300

300

300

300

QCVN 05: 2013/BTNMT (1 giờ)

300

300

300

300

300

(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT tỉnh Lạng Sơn, 2015)

Nhận xét:

Kết quả quan trắc cho thấy nồng độ bụi tổng số (TSP) trung bình các năm tại một số vị trí quan trắc trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn đều nằm trong giới hạn cho phép của các QCVN (QCVN 05:2009/BTNMT (1giờ) và QCVN 05:2013/BTNMT (1giờ). Một số vị trí có nồng độ bụi trung bình cao bao gồm:



  • Ngã tư Phai Trần, nồng độ bụi trong năm 2011 có giá trị 256µg/m3;

  • Ngã tư Hùng Vương (gần tượng đài Hoàng Văn Thụ), nồng độ bụi trong năm 2013 có giá trị 202 µg/m3;

Tính trung bình trong các đợt quan trắc (2011-2015) nồng độ bụi TSP tại Ngã tư Phai Trần có giá trị cao nhất (185µg/m3), tiếp đến là các vị trí: Cổng chợ Đông Kinh, đường Bà Triệu (131µg/m3); ngã tư Hùng Vương, gần tượng đài Hoàng Văn Thụ (127µg/m3). Vị trí quan trắc tại Cung Thiếu nhi, đường Trần Đăng Ninh có nồng độ bụi thấp nhất trong các đợt quan trắc (101µg/m3).

b) NO2

Nồng độ NO2 trung bình năm tại một số vị trí quan trắc trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn trong giai đoạn 2011-2015 được tổng hợp trong Bảng sau:



Bảng 4 41: Nồng độ NO2 trung bình tại một sốvị trí quan trắc trên địa bàn thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2011-2015

Đơn vị: µg/m3

Vị trí quan trắc

Năm

2011

2012

2013

2014

6 tháng đầu năm 2015

Ngã tư Phai Vệ, đường Lê Đại Hành

21

32

18

27

18

Cổng chợ Đông Kinh, đường Bà Triệu

34

34

19

33

27

Ngã tư Hùng Vương (gần tượng đài Hoàng Văn Thụ)

26

44

18

25

29

Cung Thiếu Nhi, đường Trần Đăng Ninh

32

25

17

28

27

Ngã tư đường Trần Đăng Ninh –đường Tôn Đản

26

34

19

29

27

Ngã tư Phai Trần

32

36

21

28

36

QCVN 05: 2009/BTNMT (1giờ)

200

200

200

200

200

QCVN 05: 2013/BTNMT (1 giờ)

200

200

200

200

200

(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT tỉnh Lạng Sơn, 2015)

Nhận xét:

Kết quả quan trắc cho thấy nồng độ NO2 trung bình các năm tại tất cả các vị trí quan trắc trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn đều thấp hơn rất nhiều so với giới hạn cho phép của các QCVN (QCVN 05: 2009/BTNMT (1giờ) và QCVN 05: 2013/BTNMT (1giờ). Một số vị trí có nồng độ NO2 cao bao gồm:



  • Ngã tư Hùng Vương, gần tượng đài Hoàng Văn Thụ, nồng độ NO2 trung bình năm 2012 là 44µg/m3;

  • Ngã tư Phai Trần, nồng độ NO2 trung bình năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2015 (đợt I) là 36µg/m3;

Tính trung bình trong các đợt quan trắc (2011-2015) nồng độ NO2 tại Ngã tư Phai Trần có giá trị cao nhất (31µg/m3), tiếp đến là các vị trí: Cổng chợ Đông Kinh, đường Bà Triệu (29µg/m3); Ngã tư Hùng Vương, gần tượng đài Hoàng Văn Thụ (28µg/m3). Vị trí quan trắc tại Ngã tư Phai Vệ - Lê Đại Hành có nồng độ NO2 thấp nhất trong các đợt năm quan trắc (23µg/m3).

c) SO2

Nồng độ SO2 trung bình năm tại một số vị trí quan trắc trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn trong giai đoạn 2011-2015 được tổng hợp trong Bảng sau:



Bảng 4 42: Nồng độ SO2 trung bình tại một số vị trí quan trắc trên địa bàn thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2011-2015

Đơn vị: µg/m3

Vị trí quan trắc

Năm

2011

2012

2013

2014

6 tháng đầu năm 2015

Ngã tư Phai Vệ, đường Lê Đại Hành

19

42

21

31

26

Cổng chợ Đông Kinh, đường Bà Triệu

27

37

22

42

31

Ngã tư Hùng Vương (gần tượng đài Hoàng Văn Thụ)

27

46

22

29

34

Cung Thiếu Nhi, đường Trần Đăng Ninh

14

27

20

29

31

Ngã tư đường Trần Đăng Ninh –đường Tôn Đản

29

26

21

33

39

Ngã tư Phai Trần

21

25

22

32

44

QCVN 05: 2009/BTNMT (1giờ)

350

350

350

350

350

QCVN 05: 2013/BTNMT (1 giờ)

350

350

350

350

350

(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT tỉnh Lạng Sơn, 2015)

Nhận xét:

Kết quả quan trắc cho thấy nồng độ SO2 trung bình các năm tại tất cả các vị trí quan trắc trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn đều thấp hơn rất nhiều so với giới hạn cho phép của các QCVN (QCVN 05: 2009/BTNMT (1giờ) và QCVN 05: 2013/BTNMT (1giờ). Một số vị trí có nồng độ SO2 cao bao gồm:



  • Ngã tư Hùng Vương, gần tượng đài Hoàng Văn Thụ, nồng độ SO2 trung bình năm 2012 là 46 µg/m3;

  • Ngã tư Phai Trần, nồng độ SO2 quan trắc trong 6 tháng đầu năm 2015 (đợt I) là 44 µg/m3;

  • Ngã tư Phai Vệ - Lê Đại Hành, nồng độ SO2 trung bình năm 2012 là 42 µg/m3;

  • Cổng chợ Đông Kinh, đường Bà Triệu, nồng độ SO2 trung bình năm 2014 là 42 µg/m3;

Tính trung bình trong các đợt quan trắc (2011-2015) nồng độ SO2 tại Cổng chợ Đông Kinh, đường Bà Triệu và Ngã tư Hùng Vương, gần tượng đài Hoàng Văn Thụ có giá trị cao nhất (32µg/m3), tiếp đến là các vị trí: Ngã tư Trần Đăng Ninh – Tông Đản và Ngã tư Phai Trần (29µg/m3). Vị trí quan trắc tại Cung Thiếu nhi, đường Trần Đăng Ninh có nồng độ SO2 thấp nhất trong các đợt quan trắc (24µg/m3).

d) CO

Nồng độ CO trung bình năm tại một số vị trí quan trắc trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn trong giai đoạn 2011-2015 được tổng hợp trong Bảng sau:



Bảng 4 43: Nồng độ CO trung bình tại một số vị trí quan trắc trên địa bàn thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2011-2015

Đơn vị: µg/m3

Vị trí quan trắc

Năm

2011

2012

2013

2014

6 tháng đầu năm 2015

Ngã tư Phai Vệ, đường Lê Đại Hành

1.732

2.580

2.556

3.225

5.627

Cổng chợ Đông Kinh, đường Bà Triệu

2.028

2.000

3.640

2.805

4.535

Ngã tư Hùng Vương (gần tượng đài Hoàng Văn Thụ)

2.032

2.317

6.013

3.582

4.518

Cung Thiếu Nhi, đường Trần Đăng Ninh

2.166

1.908

2.472

2.725

2.275

Ngã tư đường Trần Đăng Ninh – đường Tôn Đản

2.338

3.030

3.186

4.069

2.292

Ngã tư Phai Trần

2.445

2.980

4.159

5.078

3.438

QCVN 05: 2009/BTNMT (1giờ)

30.000

30.000

30.000

30.000

30.000

QCVN 05: 2013/BTNMT (1 giờ)

30.000

30.000

30.000

30.000

30.000

(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT tỉnh Lạng Sơn, 2015)

Nhận xét:

Kết quả quan trắc cho thấy nồng độ CO trung bình các năm tại tất cả cácvị trí quan trắc trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn đều nằm trong giới hạn cho phép của các QCVN (QCVN 05: 2009/BTNMT (1giờ) và QCVN 05: 2013/BTNMT (1giờ). Một số vị trí có nồng độ CO cao bao gồm:



  • Ngã tư Hùng Vương, gần tượng đài Hoàng Văn Thụ, nồng độ CO trung bình năm 2014 là 6.013µg/m3;

  • Ngã tư Phai Vệ, đường Lê Đại Hành, nồng độ CO trung bình 6 tháng đầu năm 2015 (đợt I) là 5.627µg/m3;

  • Ngã tư Phai Trần, nồng độ CO trung bình năm 2014 là 5.078µg/m3;

Tính trung bình trong các đợt quan trắc (2011-2015) nồng độ CO tại Ngã tư Hùng Vương có giá trị cao nhất (3.692µg/m3), tiếp đến là các vị trí: Ngã tư Phai Trần (3.620 µg/m3); Ngã tư Phai Vệ- Lê Đại Hành (3.144 µg/m3). Vị trí quan trắc tại Cung Thiếu nhi, đường Trần Đăng Ninh có nồng độ CO thấp nhất trong các đợt quan trắc (2.309µg/m3).

e) Tiếng ồn

Độ ồn trung bình năm trong tại một số vị trí quan trắc trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2011-2015 được tổng hợp trong Bảng sau:



Bảng 4 44: Độ ồn trung bình tại một số vị trí quan trắc trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2011-2015

Đơn vị: dBA

Vị trí quan trắc

Năm

2011

2012

2013

2014

6 tháng đầu năm 2015

Ngã tư Phai Vệ, đường Lê Đại Hành

71

51

63

58

56

Cổng chợ Đông Kinh, đường Bà Triệu

74

69

63

67

59

Ngã tư Hùng Vương (gần tượng đài Hoàng Văn Thụ)

75

69

62

60

58

Cung Thiếu Nhi, đường Trần Đăng Ninh

75

66

63

62

57

Ngã tư đường Trần Đăng Ninh – đường Tôn Đản

75

71

63

63

58

Ngã tư Phai Trần

78

66

62

67

58

QCVN 26: 2010/BTNMT (6h-21h)

70

70

70

70

70

(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT tỉnh Lạng Sơn, 2015)

Nhận xét:

Kết quả quan trắc cho thấy độ ồn trung bình các năm tại tất cả các vị trí quan trắc có độ ồn khá cao, đặc biệt trong năm 2011 độ ồn tại tất cả các vị trí đều vượt QCVN 26: 2010/BTNMT (từ 6h-21h, khu vực thông thường). Các năm kế tiếp độ ồn tại các vị trí quan trắc có xu hướng giảm dần và độ ồn trung bình các vị trí đạt giá trị thấp nhất vào đợt I năm 2015 (6 tháng đầu năm), mức ồn trung bình trong các năm 2013-2015 đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN. Một số vị trí có độ ồn trung bình cao bao gồm:



  • Ngã tư Phai Trần, độ ồn trong năm 2011 có giá trị 78 dBA;

  • Ngã tư Hùng Vương (gần tượng đài Hoàng Văn Thụ);Cung thiếu nhi, đường Trần Đăng Ninh; ngã tư đường Trần Đăng Ninh – đường Tôn Đản, độ ồn trong năm 2011 có giá trị 78 dBA;

f) Tính chỉ số chất lượng không khí

  • Cơ sở tính chỉ số chất lượng không khí (AQI)

Chỉ số chất lượng không khí (viết tắt là AQI) là chỉ số được tính toán từ các thông số quan trắc các chất ô nhiễm trong không khí, nhằm cho biết tình trạng chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, được biểu diễn qua một thang điểm. Trong báo cáo này sẽ tính toán giá trị AQI theo giờ, cách tính như sau:

Giá trị AQI theo giờ của từng thông số (AQIxh)

Giá trị AQI theo giờ của từng thông số được tính toán theo công thức sau đây:



Trong đó:

TSx: Giá trị quan trắc trung bình 1 giờ của thông số X

QCx: Giá trị quy chuẩn trung bình 1 giờ của thông số X



Lưu ý: Đối với thông số PM10: do không có quy chuẩn trung bình 1 giờ, vì vậy lấy quy chuẩn của TSP trung bình 1 giờ thay thế cho PM10

AQIxh : Giá trị AQI theo giờ của thông số X (được làm tròn thành số nguyên).



Giá trị AQI theo giờ

Sau khi đã có giá trị AQIxh theo giờ của mỗi thông số, chọn giá trị AQI lớn nhất của 05 thông số trong cùng một thời gian (01 giờ) để lấy làm giá trị AQI theo giờ.

AQIh = max(AQIhx)

Bảng phân hạng giá trị AQI

Sau khi tính toán được chỉ số chất lượng không khí, sử dụng bảng xác định giá trị AQI tương ứng với mức cảnh báo chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau:



Bảng 4 45: Bảng phân hạng chất lượng không khí theo giá trị AQI

Khoảng giá trị AQI

Chất lượng không khí

Ảnh hưởng sức khỏe

Màu

0 – 50

Tốt

Không ảnh hưởng đến sức khỏe

Xanh

51 – 100

Trung bình

Nhóm nhạy cảm nên hạn chế thời gian ở bên ngoài

Vàng

101 – 200

Kém

Nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở bên ngoài

Da cam

201 – 300

Xấu

Nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài. Những người khác hạn chế ở bên ngoài

Đỏ

Trên 300

Nguy hại

Mọi người nên ở trong nhà

Nâu

*Ghi chú: Nhóm nhạy cảm bao gồm: trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp

(Nguồn: Quyết định số 878/QĐ-TCMT ngày 01/07/2011 của Tông cục Môi trường ban hành Số tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng không khí - AQI )

  • Kết quả tính Chỉ số chất lượng không khí tại các vị trí quan trắc trên địa bàn thành phố Lạng Sơn

Tổng hợp kết quả tính toán chỉ số chất lượng không khí tại các vị trí quan trắc trên địa bàn thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2011-2015 được tổng hợp trong Bảng sau:

Bảng 4 46: Tổng hợp phân hạng chất lượng không khí theo giá trị AQI tại một số vị trí quan trắc trên địa bàn thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2011-2015

Vị trí quan trắc

Năm

2011

2012

2013

2014

6 tháng đầu năm 2015

Ngã tư Phai Vệ, đường Lê Đại Hành

51

47

29

30

37

Cổng chợ Đông Kinh, đường Bà Triệu

50

61

28

40

39

Ngã tư Hùng Vương (gần tượng đài Hoàng Văn Thụ)

37

41

67

30

37

Cung Thiếu Nhi, đường Trần Đăng Ninh

44

43

27

28

27

Ngã tư đường Trần Đăng Ninh – đường Tôn Đản

46

52

30

37

18

Ngã tư Phai Trần

85

66

49

67

41

Nhận xét chung:

Giá trị AQI trong giai đoạn 2011-2014 tại tất cả các vị trí quan trắc trên địa bàn thành phố Lạng Sơn dao động từ 27-85, theo Bảng phân hạng chất lượng không khí ở mức từ Trung bình đến Tốt. Chỉ có vị trí quan trắc tại Cung thiếu nhi, đường Trần Đăng Ninh có chỉ số chất lượng cả 4 năm quan trắc đều ở mức Tốt (0<50); các vị trí còn lại đều có năm có chỉ số chất lượng ở mức trung bình (51<AQI<100). Vị trí quan trắc tại Ngã tư Phai Trần có ¾ năm chỉ số chất lượng ở mức trung bình.

Đối với kết quả quan trắc 6 tháng đầu năm 2015 (đợt I) cho thấy chất lượng môi trường không khí tại các điểm tốt hơn so với các năm quan trắc khác, cụ thể: giá trị Giá trị AQI tại tất cả các vị trí dao động từ 23-41, theo Bảng phân hạng chất lượng ở mức Tốt, vị trí quan trắc tại Ngã tư Phai Trần trong các năm quan trắc 2011, 2012 và 2014 có chất lượng ở mức Trung bình, nhưng đến đợt I năm 2015 đã có chất lượng ở mức tốt.

Xu hướng biến đổi chung đối tất cả các vị trí quan trắc đó là chất lượng không khí ngày càng được cải thiện vào các cuối kỳ (2014, 2015). Giá trị AQI vào các năm cuối kỳ giảm so với các năm đầu kỳ.




tải về 4.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương