BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC



tải về 4.95 Mb.
trang17/52
Chuyển đổi dữ liệu10.07.2016
Kích4.95 Mb.
#1638
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   52

Nước dưới đất


- Dòng chảy ngầm

Trên suốt dòng sông, lượng nước chảy về hạ nguồn thường bao gồm hai dạng là dòng chảy trên mặt và chảy thành dòng ngầm trong các đá bị nứt nẻ (không phải nước ngầm) dưới các con sông. Đối với một số thung lũng lớn, yếu tố không quan sát được này có thể có lưu lượng lớn hơn rất nhiều so với dòng chảy mặt. Dòng chảy ngầm thường hình thành một bề mặt động lực học giữa nước mặt và nước ngầm thật sự. Nó nhận nước từ nguồn nước ngầm khi tầng ngậm nước đã được bổ cấp đầy đủ và bổ sung nước vào tầng nước ngầm khi nước ngầm cạn kiệt. Dạng dòng chảy này phổ biến ở các khu vực karst do ở đây có rất nhiều hố sụt và dòng sông ngầm.

- Nước ngầm

Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông, nước ngầm sâu và nước chôn vùi.

Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống như nước mặt như: nguồn vào (bổ cấp), nguồn ra và chứa. Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt là do tốc độ luân chuyển chậm (dòng thấm rất chậm so với nước mặt), khả năng giữ nước ngầm nhìn chung lớn hơn nước mặt khi so sánh về lượng nước đầu vào. Sự khác biệt này làm cho con người sử dụng nó một cách lãng phí và không có kiểm soát trong một thời gian dài mà không cần dự trữ. Đó là quan niệm sai lầm, khi mà nguồn nước khai thác vượt quá lượng bổ cấp sẽ là cạn kiệt tầng chứa nước và không thể phục hồi.

Nguồn cung cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng chứa. Các nguồn thoát tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương.

Tài nguyên nước dưới đất


Theo các kết quả nghiên cứu trước đây, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đặc điểm các đơn vị địa tầng địa chất thủy văn được tổng hợp, phân chia và mô tả theo dạng tồn tại của nước như sau:

a. Các thành tạo địa chất thủy văn giàu nước

Trong vùng nghiên cứu các thành tạo địa chất thủy văn giàu nước là các trầm tích carbonat, có các tuổi Pecmi trên hệ tầng Đồng Đăng (P2đđ) và tuổi Cacbon-Pecmi dưới hệ tầng Bắc Sơn (C-P1bs):

- Tầng chứa nước khe nứt Pecmi trên hệ tầng Đồng Đăng (P2đđ):

Tầng chứa nước này phân bố rải rác thành những dải hẹp với chiều rộng không quá 1km, bao quanh các khối đá vôi của hệ tầng C-P1bs, nằm ở phía Tây Bình Gia, Tri Lễ, Chợ Bãi, Ba Xã, Bắc Sơn và TP. Lạng Sơn, chiếm diện tích khoảng 70 km2. Đất đá gồm đá vôi đôlômít, đá phiến, sét vôi, cát kết, bột kết và các vỉa bauxit. Trong khoảng chiều sâu 80 - 100m, đất đá trong tầng phát triển các hang hốc karst ở mức độ trung bình, tạo nhiều hang động có kích thước lớn. Do nhiều hang hốc đã tạo thành những suối ngầm hoặc tàng trữ nước tương đối phong phú. Trong tầng chứa nước này, cũng đã xuất hiện những mạch lộ nước với lưu lượng khá lớn, có mạch lộ đến trên 30 l/s, trung bình 0,5-1l/s, thuộc loại giàu nước. Tuy vậy, độ giàu nước của tầng phân bố không đều, có những mạch lộ chỉ ở dạng thấm rỉ, lưu lượng Q = 0,005 l/s. Nước trong tầng có tính áp lực, đôi nơi mực nước nằm cao hơn mặt đất 0,2- 0,5 m, nhưng thường cách mặt đất 2-3m. Nước thuộc loại nhạt, có độ tổng khoáng hóa từ 0,1 đến 0,5 g/l. Loại hình hóa học của nước chủ yếu Bicarbonat - Canxi. Các hợp chất nitơ, như NH4+, NO3- có gặp ở một vài điểm, nhưng hàm lượng thấp (0,06-0,2 mg/l).

- Tầng chứa nước khe nứt Cacbon-Pécmi dưới hệ tầng Bắc Sơn (C-P1bs):

Tầng chứa nước này phân bố rộng rãi ở Bắc Sơn, Bình Gia và một số dải nhỏ trong vùng Đồng Đăng, TP. Lạng Sơn, Na Sầm... chiếm diện tích khoảng 1.200km2. Đất đá chủ yếu là đá vôi. Trên bề mặt địa hình của trầm tích này, hình thành các phễu karst rất điển hình. Các vách núi dựng đứng, dòng mặt hầu như không có. Theo tài liệu khoan ở vùng Bắc Sơn, TP. Lạng Sơn thì chiều sâu nứt nẻ phát triển hang hốc karst có thể tới 120-150m. Đoạn phát triển karst mạnh nhất khoảng 50 - 90m tính từ mặt đất. Trong các thành tạo này, phát triển karst mạnh mẽ thành tạo nhiều hang động nổi tiếng và là nơi thăm quan du lịch của tỉnh Lạng Sơn như động Tam Thanh, động Nhị Thanh, Chùa Tiên.... Qua kết quả khảo sát 162 mạch lộ và 16 lỗ khoan, thì có tới 70% mạch lộ có lưu lượng Q > 0,5 l/s và 62% lỗ khoan có tỷ lưu lượng q> 0,2 l/s.m. Nhiều mạch lộ có lưu lượng rất lớn, đến hàng chục l/s.

Trong tầng chứa nước này cũng đã xuất hiện các suối ngầm, chảy qua các hang động, như suối Bò Đái. Suối Bò Đái có lưu lượng đến > 100l/s. Về chất lượng nước, tương tự như tầng P2. Nước trong tầng C-P1bs cũng thuộc loại nhạt đến siêu nhạt, với M = 0,1-0,5 g/l. Kiểu nước chủ yếu bicarbonat - canxi. Nước trong không mùi, vị nhạt. Hàm lượng các hợp chất Nitơ ở các vùng như Bắc Sơn nhỏ, còn ở những vùng thành phố và thị trấn có hàm lượng lớn hơn: NH4+ = 0,02- 0,2mg/l, NO2- = 1,36- 4,4 mg/l, còn NO3- khoảng 2.0 - 9.5mg/l. Ở những vùng như Bắc Sơn, thành phố Lạng Sơn hàm lượng Nitrat có những lỗ khoan lên tới trên 40mg/l.

Tầng chứa nước C-P1bs là đối tượng cấp nước quan trọng nhất trong tỉnh. Tầng chứa nước này có khả năng cung cấp nước với trữ lượng lớnnhư TP. Lạng Sơn, TT Bắc Sơn, TT Na Sầm, TT Đồng Đăng, TT Đồng Mỏ... và khu tập trung dân cư sử dụng nước từ tầng chứa nước này.



b. Các thành tạo địa chất thủy văn chứa nước trung bình

Phân bố rải rác ở phía Tây, Tây - Bắc và trung tâm tỉnh, thuộc các huyện Chi Lăng, Bắc Sơn, chiếm diện tích khoảng 250km2. Tầng gồm các loại đất đá trong các trầm tích carbonat, carbonat xen trầm tích lục nguyên của các hệ tầng D1-2nq và D1ml, chủ yếu gồm các loại đá vôi, bột kết xen ít đá vôi, vôi sét, đá phiến sét… Khe nứt và hang hốc karst trong tầng phát triển trong khoảng độ sâu 70-80m, nhưng nhìn chung không mạnh mẽ. Các mạch nước xuất lộ dưới dạng thấm rỉ đến dòng chảy nhỏ, mang tính áp lực. Qua khảo sát 74 điểm trong các tầng này cho thấy, có 26 điểm có Q > 0,5l/s, 22 điểm Q = 0,1-0,5 l/s. Số còn lại Q < 0,1l/s. Có 1 lỗ khoan thí nghiệm, cho q > 0,2 l/s.m. Do vậy, có thể xếp các hệ tầng này vào các tầng chứa nước có độ giàu trung bình.

Về chất lượng nước của các tầng, thuộc loại siêu nhạt đến nhạt với M thay đổi trong khoảng 0,1- 0,5 g/l. Các chất, như NH4+, NO3- có gặp nhưng hàm lượng nhỏ, NH4+ = 0,02-0,2 mg/l, còn NO3- chỉ gặp ở 4 điểm với hàm lượng 0,07 – 2,16 mg/l. Kiểu nước Bicarbanat - Canxi hoặc Bicarbonat Canxi - magiê.

Các tầng chứa nước nêu trên có đặc điểm chung là phân bố không liên tục. Nơi giàu nước tập trung trong các tập đá vôi. Chất lượng nước đảm bảo đạt các yêu cầu cấp nước cho sinh hoạt. Các tầng chứa nước D1-2nq và D1ml được xếp vào trong những đối tượng có triển vọng cấp nước với quy mô vừa.



c. Các thành tạo địa chất thủy văn nghèo nước hoặc cách nước

Chiếm phần diện tích lớn nhất của tỉnh là các đất đá nghèo nước. Chúng bao gồm các phân vị địa tầng có tuổi từ Paleozoi đến Kainozoi, chủ yếu là các trầm tích lục nguyên gồm cát kết, bột kết, sét kết, đôi nơi xen kẹp các loại đá phiến, sét vôi hoặc các sản phẩm núi lửa…

Đặc điểm chung các loại đá trong các địa tầng này là thành phần hạt mịn đóng vai trò chủ yếu (như sét kết, bột kết, phiến sét…). Mức độ nứt nẻ kém, số lớn các khe nứt lại bị lấp nhét bởi sét, nên đã hạn chế khả năng thấm và tàng trữ nước. Mặt khác, đất đá lại nằm trong địa hình cao, sườn dốc và bị phân cắt mạnh mẽ. Đó cũng là những nguyên nhân dẫn đến làm cho các tầng trở nên nghèo nước. Kết quả lập bản đồ ĐCTV tỷ lệ 1: 100.000 vùng Lạng Sơn cho thấy, độ giàu nước trong các tầng thể hiện ở bảng I.10. Ngoài kết quả khảo sát, 1 số tầng cũng đã được bơm nước thí nghiệm, như các tầng N, T3n-rvl, T3 cms, T1-2sh… Trong đó, tầng T3cms đãthí nghiệm ở 16 lỗ khoan, nhưng phần lớn đều cho giá trị trung bình q < 0,2 l/sm, thuộc loại nghèo nước.

Nước trong các tầng có kiểu chủ yếu là Bicarbonat, với độ tổng khoáng hóa M = 0,1-0,5 g/l, thuộc loại nước nhạt đến siêu nhạt. Các chất nhiễm bẩn như NH4+, NO2-, NO3- trong 1 số tầng có mặt nhưng hàm lượng thấp, nằm trong giới hạn cho phép cấp nước sinh hoạt. Các tầng chứa nước nêu trên không phải là đối tượng tìm kiếm - thăm dò, để cung cấp nước cho dân sinh, công nghiệp với quy mô lớn, mà chỉ có thể đáp ứng với những nhu cầu nhỏ.



Bảng 3 30: Thống kê mức độ chứa nước của các phân vị địa tầng địa chất thủy văn

Tuổi địa tầng

Số điểm khảo sát

Lưu lượng các mạch lộ. l/s

> 0,5

0,1 - 0,5

0,005 - < 0,1

< 0,005

N

8




2

6




K(?)bh

33







15

18

J3-K1tl

13

1

3

8

1

J1-2hc

25

1

2

19

3

T3n-rvl

116

5

33

40

38

T3cms

360

19

59

242

40

T2nk

254

10

39

182

23

T1-2sh

358

11

77

252

18

T1ls

112

12

13

81

6

D1bb

75

6

21

46

2

ls -

107

1

12

77

17

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn, 2015.

d. Nước trong các thành tạo bở rời

Các thành tạo bở rời ở Lạng Sơn có diện phân bố hẹp. Chúng chỉ phân bố trong các thung lũng sông tạo nên các thềm và bãi bồi không lớn và chủ yếu là dọc sông Kỳ Cùng. Trong các thung lũng giữa núi của Lạng Sơn thì thung lũng Thất Khê là lớn hơn cả, thung lũng Na Dương cũng khá lớn. Ngoài ra, còn phân bố ở phần Nam huyện Hữu Lũng. Các thành tạo bở rời ở đây có bề dày không lớn chỉ khoảng 20-30m. Phần trên thường là các tập hạt mịn chứa nước và thấm nước kém, phần dưới thường là các tập hạt thô cuội tảng cát nằm hỗn độn, có mức độ chứa nước và thấm nước tốt. Một số lỗ khoan ở khu vực Na Sầm cho lưu lượng khá tốt, có thể khai thác cấp nước cho các cụm dân cư vài trăm đến hàng nhìn người. Mực nước thường cách mặt đất từ 1 đến 3 mét. Nước nhạt ( M < 1.0g/l), nước thuộc loại hình Bicarbonat - calci - natri, Bicarbonat - natri. Một vài nơi như ở Lộc Bình, trong một vài mẫu nước có nồng độ SO42- khá cao và M đạt trên 500mg/l. Có lẽ những mẫu nước này có ảnh hưởng của nước vận động qua bãi thải của mỏ than Na Dương.

Đặc điểm địa chất thủy văn của vùng cho thấy trong phạm vi tỉnh Lạng Sơn, chỉ có các tầng chứa nước các thành tạo carbonat có mức độ chứa nước tốt hơn cả, còn lại các tầng đất đá khác mức độ chứa và lưu thông của nước rất kém. Điều đó cũng có nghĩa là tiềm năng nước ngầm ở các tầng đất đá đó không lớn. Riêng các thành tạo carbonat chứa và lưu thông nước tốt, song mức độ chứa nước lại rất không đều. Thêm nữa, động thái của nước trong các tầng đất đá này lại biến động rất mạnh theo các yếu tố khí hậu. Chính đặc điểm đó đã làm cho việc đánh giá tiềm nước ngầm trở lên rất phức tạp.

Các nguồn gây ô nhiễm nước dưới đất


Việc khai thác nước ngầm bừa bãi, quá tải đã dẫn đến sự suy giảm lưu lượng nước, làm hạ mực nước ngầm, gây lún sụt đất và kéo theo ô nhiễm nguồn nước. Những lỗ khoan nước bỏ đi, đã không được trám lấp cẩn thận, tạo thành các đường thấm nước mặt ô nhiễm xuống tầng nước ngầm rất dễ dàng.

Sự rò rỉ nước từ các bãi rác không được thiết kế xây dựng đúng kỹ thuật, hoặc nước rò rỉ từ các bể vệ sinh tự hoại thấm qua các lớp đất có khả năng bảo vệ nước ngầm kém, hoặc thấm theo các lỗ giếng khoan nước, thấm theo cọc bê tông, cọc khoan nhồi của công trình xây dựng, thông qua các lớp đất và thâm nhập vào tầng nước ngầm.

Dư lượng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật được dùng trong sản xuất nông nghiệp thấm xuống, tuy rằng quá trình này diễn ra lâu dài, rất nhiều năm.

Diễn biến ô nhiễm


- Hiện trạng khai thác nước ngầm tỉnh Lạng Sơn phục vụ cho mục đích cấp nước sinh hoạt tại các trạm cấp nước sinh hoạt là 19.600m3/ngày đêm.

- Ngoài ra, trên địa bàn các huyện còn có một lượng lớn các giếng khoan hộ gia đình khai thác nước ngầm phục vụ cho mục đích sinh hoạt.



Bảng 3 31: Danh sách giếng khoan tại các trạm cấp nước sinh hoạt tỉnh Lạng Sơn

Tên trạm

cấp nước

Địa điểm

Công suấttrạm cấp
(m3/ng.đ)

Lưulượng
(m3/h)

I. Thành phố Lạng Sơn và huyện Cao Lộc







Trạm bơm D2

Đư­ờng Tô Thị, khối7, P.Tam Thanh
TP Lạng Sơn

2448

102

Trạm bơm H1

Khu giếng vuông, Phan Đình Phùng, P.Hoàng Văn Thụ, TP Lạng Sơn

2400

100

Trạm bơm H3

Nằm trong khuôn viên Viện Điều dư­ỡng đ­ường Lê Hồng Phong, P. Tam Thanh, TP Lạng Sơn

1728

72

Trạm bơm H7

Sau chi nhánh điện Thành phố đư­ờng Nhị Thanh, P. Tam Thanh ,TP Lạng Sơn

240

10

Trạm bơm H8

Ngõ 6 đư­ờng Phai Vệ, P. Đông Kinh, TP Lạng Sơn

3360

140

Trạm bơm H9

Sân bay Mai Pha, xã Mai Pha, TP Lạng Sơn

1080

45

Trạm bơm H10

Đư­ờng Đinh Tiên Hoàng , P Chi Lăng, TP Lạng Sơn

1752

73

Trạm bơm H12

Khuôn viên UBND Tỉnh, đ­ường Hùng Vương, P Chi Lăng, TP Lạng Sơn

528

22

Trạm bơm T1

Đư­ờng Bà Triệu, P Hoàng Văn Thụ TP Lạng Sơn

576

24

Trạm bơm T4

Khu CN địa phư­ơng số I, P. Đông Kinh, TP Lạng Sơn

240

10

Trạm bơm D3

Khu công nghiệp địa phư­ơng số 2 , Xã Hợp Thành, H.Cao Lộc

576

24

Trạm bơm Cao Lộc

Đường Trần Phú, P. Hoàng Văn Thụ, TP Lạng Sơn

864

36

II. Huyện, Thị trấn







Đồng Đăng

Khu Lò Rèn, Thị Trần Đồng Đăng

720

30

Khu Vư­ờn Soái, Thị trấn Đồng Đăng

960

40

Đồng Mỏ

Khu Thống Nhất I, Thị trấn Đồng Mỏ huyện Chi Lăng

840

35

Khu Lũng Cút, Thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng

840

35

Bắc Sơn




1080

45

Lộc Bình




1080

45

Nguồn: Báo cáo số 194/SXD – HĐXD&HTKT, Sở Xây dựng, 2014.

- Để đánh giá chất lượng nước tại các tầng chứa nước trên địa bàn thành tỉnh Lạng Sơn, báo cáo sẽ phân tích theo các khu vực đặc trưng của tỉnh: Khu vực thành phố Lạng Sơn và huyện Cao Lộc; khu vực huyện Lộc Bình và huyện Đình Lập; khu vực huyện Văn Lãng, Tràng Định; khu vực huyện Chi Lăng, Hữu Lũng; khu vực các huyện Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn.


. Diễn biến chất lượng nước ngầm tại khu vực thành phố Lạng Sơn và huyện Cao lộc


Kết quả phân tích hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm đối với nước ngầm khu vực thành phố Lạng Sơn và huyện Cao Lộc trong giai đoạn từ 2011 - 2015 được tổng hợp trung bình nhiều năm theo mùa mưa (MM)và mùa khô(MK).

- Đối với các trạm bơm khai thác nước ngầm phục vụ cho mục đích cấp nước sinh hoạt của thành phố Lạng Sơn và thị trấn Cao Lộc, chất lượng nguồn nước được phản ảnh qua bảng sau:



Bảng 3 32: Hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm nước ngầm của các trạm cấp nước sinh hoạt khu vực thành phố Lạng Sơn và huyện Cao Lộc theo mùa

Đơn vị: mg/l

Các thông số

Vị trí

Độ cứng

NH4+

NO2-

Fe

Pb

As

Coliform

MM

MK

MM

MK

MM

MK

MM

MK

MM

MK

MM

MK

MM

MK

Trạm bơm H7

232,8

233,5

0,009

0,008

0,003

0,029

0,2

0,1

0,004

0,005

0,005

0,003

3

3

Trạm bơm H3

253,4

245,9

0,009

0,008

0,004

0,053

0,2

0,1

0,002

0,004

0,003

0,004

3

2

Trạm bơm D2

173,4

176,8

0,009

0,008

0,003

0,005

0,2

0,1

0,003

0,003

0,007

0,005

3

3

Trạm bơm H1

247,5

285,0

0,201

0,338

0,607

0,083

0,2

0,2

0,002

0,001

0,004

0,003

2

0

Trạm bơm H8

270,3

269,3

0,009

0,008

0,009

0,005

0,1

0,1

0,003

0,002

0,004

0,003

3

2

Trạm bơm H2

165,7

180,9

0,009

0,008

0,003

0,005

0,1

0,1

0,002

0,002

0,004

0,003

2

3

Trạm bơm H10

284,9

272,0

0,028

0,027

0,022

0,129

0,1

0,1

0,001

0,002

0,003

0,003

1

1

QCVN

09:2008/BTNMT

500

0,1

1,0

5,0

0,01

0,05

3 MPN/100ml

(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Qua kết quả phân tích cho thấy chất lượng nguồn nước ngầm của khu vực tương đối ổn định và các thông số gây ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN (QCVN 09:2001/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm).





(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Hình 3 44: Kết quả phân tích hàm lượng amoni các trạm cấp nước thành phố Lạng Sơn và huyện Cao Lộc

- Đối với các giếng khoan hộ gia đình (HGĐ) và giếng đào khu vực thành phố Lạng Sơn và huyện Cao Lộc chất lượng nguồn nước được thể hiện trong bảng sau:



Bảng 3 33: Hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm nước ngầm của giếng đào và giếng khoan hộ gia đình (HGĐ) khu vực thành phố Lạng Sơn và huyện Cao Lộc theo mùa

Đơn vị: mg/l

Các thông số

Vị trí

Độ cứng

NH4+

NO2-

Fe

Pb

As

Coliform

MM

MK

MM

MK

MM

MK

MM

MK

MM

MK

MM

MK

MM

MK

Giếng đào thôn Pác Cáp, Quảng Hồng III, Tp Lạng Sơn

104,7

125,6

0,009

0,008

0,032

0,012

0,3

0,3

0,015

0,010

0,004

0,012

3

3

Giếng khoan HGĐ cửa khẩu Hữu Nghị

158,4

187,1

0,009

0,010

0,003

0,005

0,1

0,2

0,002

0,002

0,003

0,012

4

1

Giếng khoan HGĐ, TT Cao Lộc

226,9

182,8

0,009

0,015

0,003

0,003

0,2

0,1

0,003

0,003

0,003

0,013

3

1

Giếng đào HGĐ, TT Đồng Đăng

271,2

214,4

0,009

0,048

0,003

0,039

0,1

0,1

0,002

0,003

0,002

0,016

2

2

Giếng HGĐ, xã Hợp Thành

241,4

186,9

0,009

0,010

0,003

0,020

0,1

0,2

0,003

0,004

0,004

0,014

0

17

QCVN

09:2008/BTNMT

500

0,1

1,0

5,0

0,01

0,05

3

MPN/100ml

(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Qua kết quả phân tích cho thấy chất lượng nguồn nước ngầm của các giếng khoan hộ gia đình và các giếng đào cho thấy chất lượng nước tương đối tốt và các thông số gây ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN (QCVN 09:2001/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm). Tuy nhiên, tại một số giếng khoan hộ gia đình có hiện tượng ô nhiễm vi sinh vật (coliform) do quá trình khai thác và sử dụng không tuân thủ theo đúng quy định khai thác và sử dụng giếng khoan (Quyết định số 15/2008/ QĐ - BTNMT về vệc ban hành quy định bảo vệ tài nguyên nước dưới đất).





(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Hình 3 45: Kết quả phân tích độ cứng các giếng đào, giếng khoan hộ gia đình thành phố Lạng Sơn và huyện Cao Lộc

. Diễn biến chất lượng nước ngầm khu vực huyện Đình Lập, Lộc Bình


Kết quả phân tích hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm đối với nước ngầm khu vực huyện Đình Lập và huyện Lộc Bình trong giai đoạn từ 2011 - 2015 được tổng hợp trung bình nhiều năm theo mùa mưa (MM)và mùa khô(MK).

Bảng 3 34: Hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm trong nước ngầm khu vực huyện Đình Lập và huyện Lộc Bình theo mùa

Đơn vị: mg/l

Các thông số

Vị trí

Độ cứng

NH4+

NO2-

Fe

Pb

As

Coliform

MM

MK

MM

MK

MM

MK

MM

MK

MM

MK

MM

MK

MM

MK

Giếng khoan HGĐ, TT Đình Lập

196,7

184,5

0,009

0,008

0,003

0,005

0,1

0,2

0,002

0,005

0,006

0,005

1

7

Giếng khoan HGĐ, TT Lộc Bình

243,7

255,8

0,009

0,285

0,003

0,005

7,2

1,7

0,001

0,002

0,007

0,020

1

18

Giếng đào HGĐ, TT Na Dương

121,1

181,1

0,009

0,043

0,003

0,005

0,4

0,3

0,002

0,003

0,005

0,004

1

8

QCVN

09:2008/BTNMT

500

0,1

1,0

5,0

0,01

0,05

3

MPN/100ml

(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Qua kết quả phân tích cho thấy chất lượng nguồn nước ngầm của các giếng khoan hộ gia đình và các giếng đào cho thấy chất lượng nước tương đối tốt và các thông số gây ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN (QCVN 09:2001/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm). Tuy nhiên, tại một số giếng khoan hộ gia đình có hiện tượng nhiễm vi sinh vật (coliform) do quá trình khai thác và sử dụng không tuân thủ theo đúng quy định khai thác và sử dụng giếng khoan (Quyết định số 15/2008/ QĐ - BTNMT về vệc ban hành quy định bảo vệ tài nguyên nước dưới đất). Ngoài ra, tại giếng khoan hộ gia đình tại thị trấn Lộc Bình có hàm lượng sắt (Fe) vượt 1,44 ÷ 1,57 lần QCVN.





(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Hình 3 46: Kết quả phân tích hàm lượng sắt trong nước giếng đào, giếng khoan hộ gia đình huyện Đình lập và huyện Lộc Bình

. Diễn biến chất lượng nước ngầm khu vực huyện Văn Lãng, Tràng Định


Kết quả phân tích hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm đối với nước ngầm khu vực huyện Văn Lãng và huyện Tràng Địnhtrong giai đoạn từ 2011 - 2015 được tổng hợp trung bình nhiều năm theo mùa mưa (MM)và mùa khô (MK).

Bảng 3 35: Hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm trong nước ngầm khu vực huyện Văn Lãng, Tràng Định theo mùa

Đơn vị: mg/l

Các thông số

Vị trí

Độ cứng

NH4+

NO2-

Fe

Pb

As

Coliform

MM

MK

MM

MK

MM

MK

MM

MK

MM

MK

MM

MK

MM

MK

Giếng khoan HGĐ xã Quốc Khánh

192,4

230,4

0,010

0,015

0,019

0,012

0,1

0,1

0,003

0,001

0,003

0,003

5

9

Giềng đào TT Thất Khê

198,4

204,4

0,009

0,038

0,003

0,109

0,1

0,1

0,002

0,004

0,004

0,012

2

23

Giếng khoan HGĐ TT Na Sầm

155,6

221,1

0,012

0,312

0,003

0,005

0,1

0,1

0,002

0,005

0,004

0,004

4

0

Trạm bơm cửa khẩu Tân Thanh

205,7

246,5

0,009

0,008

0,003

0,005

0,1

0,1

0,002

0,004

0,003

0,005

3

0

QCVN

09:2008/BTNMT

500

0,1

1,0

5,0

0,01

0,05

3

MPN/100ml

(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015).



(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015).

Hình 3 47: Kết quả phân tích hàm lượng chì trong nước ngầm huyện Văn Lãng và huyện Tràng Định

Qua kết quả phân tích cho thấy chất lượng nguồn nước ngầm của các giếng khoan hộ gia đình và các giếng đào cho thấy chất lượng nước tương đối tốt và các thông số gây ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN (QCVN 09:2001/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm). Tuy nhiên, tại một số giếng khoan hộ gia đình xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định và giếng đào giếng đào thị trần Thất Kê có hiện tượng ô nhiễm vi sinh vật (coliform) do quá trình khai thác và sử dụng không tuân thủ theo đúng quy định khai thác và sử dụng giếng khoan (Quyết định số 15/2008/ QĐ - BTNMT về vệc ban hành quy định bảo vệ tài nguyên nước dưới đất).


. Diễn biến chất lượng nước ngầm khu vực các huyện Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn


Kết quả phân tích hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm đối với nước ngầm khu vực huyện Văn Quan, Bình Gia và huyện Bắc Sơn trong giai đoạn từ 2011 - 2015 được tổng hợp trung bình nhiều năm theo mùa mưa (MM)và mùa khô (MK).

Bảng 3 36: Hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm trong nước ngầm khu vực các huyện Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn theo mùa

Đơn vị: mg/l

Các thông số

Vị trí

Độ cứng

NH4+

NO2-

Fe

Pb

As

Coliform

MM

MK

MM

MK

MM

MK

MM

MK

MM

MK

MM

MK

MM

MK

Giếng khoan HGĐ, TT Văn Quan

62,1

153,7

0,009

0,008

0,003

0,005

0,1

0,1

0,003

0,006

0,003

0,006

2

0

Giếng khoan HGĐ, Điềm He

203,3

172,9

0,008

0,008

0,003

0,016

0,1

0,1

0,005

0,003

0,004

0,006

1

0

Giếng khoan HGĐ, TT Bình Gia

162,8

179,6

0,008

0,018

0,003

0,019

0,1

0,1

0,002

0,001

0,003

0,003

3

1

Giếng khoan HGĐ, xã Hoa Thám

87,9

122,5

0,009

0,11

0,003

0,022

0,2

0,3

0,002

0,003

0,003

0,002

3

8

Trạm bơm TT Bắc Sơn

207,2

219,9

0,009

0,008

0,003

0,010

0,1

0,1

0,001

0,002

0,002

0,010

3

2

Giếng khoan HGĐ, xã Vũ Lễ

145,2

179,5

0,015

0,008

0,003

0,005

0,1

0,1

0,003

0,004

0,002

0,005

7

2

QCVN

09:2008/BTNMT

500

0,1

1,0

5,0

0,01

0,05

3 MPN/100ml

(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Qua kết quả phân tích cho thấy chất lượng nguồn nước ngầm của các giếng khoan hộ gia đình và các giếng đào cho thấy chất lượng nước tương đối tốt và các thông số gây ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN (QCVN 09:2001/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm). Tuy nhiên, tại một số giếng khoan hộ gia đình xã Hoa Thám, huyện Bình Gia có hiện tượng ô nhiễm amoni và vi sinh vật (coliform). Nồng độ amoni vượt 1,1 lần so với QCVN, hàm lược vi sinh vật vượt 2,7 lần so với QCVN.Nguyên nhân chất lượng nước ngầm bị ô nhiễm do quá trình khai thác và sử dụng không tuân thủ theo đúng quy định khai thác và sử dụng giếng khoan (Quyết định số 15/2008/ QĐ - BTNMT về vệc ban hành quy định bảo vệ tài nguyên nước dưới đất).





(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Hình 3 48: Kết quả phân tích hàm lượng amoni trong nước ngầm huyện Văn Quan, Bình Gia và Bắc Sơn

. Diễn biến chất lượng nước ngầm khu vực huyện Chi Lăng, Hữu Lũng


Kết quả phân tích hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm đối với nước ngầm khu vực huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng trong giai đoạn từ 2011 - 2015 được tổng hợp trung bình nhiều năm theo mùa mưa (MM) và mùa khô (MK).

Bảng 3 37: Hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm trong nước ngầm khu vực huyện Chi Lăng, Hữu Lũng theo mùa

Đơn vị: mg/l

Các thông số

Vị trí

Độ cứng

NH4+

NO2-

Fe

Pb

As

Coliform

MM

MK

MM

MK

MM

MK

MM

MK

MM

MK

MM

MK

MM

MK

Trạm bơm K2, TT Đồng Mỏ

236,5

240,6

0,009

0,050

0,003

0,005

0,1

0,2

0,005

0,005

0,003

0,005

2

2

Giếng khoan HGĐ, xã Bằng Mạc

268,4

237,0

0,009

0,026

0,003

0,005

0,1

0,2

0,001

0,003

0,002

0,005

3

4

Giếng khoan HGĐ, xã Quang Lang

217,1

138,2

0,009

0,008

0,003

0,005

0,2

0,1

0,018

0,012

0,003

0,003

15

5

Giếng đào, TT Chi lăng

174,9

184,9

0,009

0,008

0,003

0,005

0,2

0,1

0,002

0,002

0,002

0,004

5

2

Giếng khoan HGĐ, xã Đồng Tiến

165,9

183,6

0,009

0,027

0,003

0,018

0,1

0,7

0,002

0,003

0,004

0,006

9

4

Giếng khoan HGĐ, TT Hữu Lũng

150,9

140,0

0,009

0,023

0,003

0,005

0,1

0,9

0,004

0,001

0,004

0,004

3

0

Giếng khoan, xã Tân Thành

240,1

258,8

0,031

0,018

0,003

0,012

0,2

0,2

0,003

0,005

0,002

0,014

3

0

QCVN

09:2008/BTNMT

500

0,1

1,0

5,0

0,01

0,05

3 MPN/100ml

(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Qua kết quả phân tích cho thấy chất lượng nguồn nước ngầm của các giếng khoan hộ gia đình và các giếng đào cho thấy chất lượng nước tương đối tốt và các thông số gây ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN (QCVN 09:2001/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm). Tuy nhiên, tại một số giếng khoan hộ gia đình xã Bằng Mạc, xã Quang Lang, huyện Chi Lăng; xã Đồng Tiến huyện Hữu Lũng có hiện tượng ô nhiễm vi sinh vật (coliform) do quá trình khai thác và sử dụng không tuân thủ theo đúng quy định khai thác và sử dụng giếng khoan (Quyết định số 15/2008/ QĐ - BTNMT về vệc ban hành quy định bảo vệ tài nguyên nước dưới đất).





(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Hình 3 49: Kết quả phân tích độ cứng trong nước ngầm huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng

Nhận xét chung: Nhìn chung chất lượng nguồn nước ngầm của Lạng Sơn còn tốt.

Tuy nhiên việc khai thác nước ngầm cần được kiểm soát chặt chẽ hơn nữa đặc biệt là các giếng khoan hộ gia đình.

Cần thống nhất mạng lưới điểm quan trắc và thông số quan trắc nước ngầm trên toàn tỉnh để đành giá được chính xác về trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm. Từ đó phục vụ cho công tác quy hoạch, phát triển kinh tế- xã hội và có kế hoạch sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này.



tải về 4.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương