BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC


Diễn biến chất lượng nước mặt Thành phố Lạng Sơn



tải về 4.95 Mb.
trang15/52
Chuyển đổi dữ liệu10.07.2016
Kích4.95 Mb.
#1638
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   52

. Diễn biến chất lượng nước mặt Thành phố Lạng Sơn


  1. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt

Kết quả phân tích chất lượng nước mặt các thủy vực của thành phố Lạng Sơntrong giai đoạn 2011-2015 được thể hiện dưới đây:



(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Hình 3 24: Kết quả phân tích hàm lượng COD các thủy vực của thành phố Lạng Sơn



(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015).

Hình 3 25: Kết quả phân tích hàm lượng BOD5 các thủy vực của thành phố Lạng Sơn

Nhận xét:

Đánh giá chung về chất lượng nước mặt của thành phố Lạng Sơn tương đối tốt. Tuy nhiên đã xuất hiện ô nhiễm chất hữu cơ cục bộ tại một số thủy vực.


  • Hồ Phai Món

pH: giá trị pH đo tại hồ là 6,33 - 7,76, nằm trong dải giới hạn cho phép của với QCVN 08:2008/BTNMT (B1);

Chất hữu cơ, chất dinh dưỡng: Nước tại Hồ Phai Món (NM1) bị phú dưỡng do bèo và các loài thực vật thủy sinh tồn tại trong nhiều năm không được nạo vét. Hàm lượng các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng ở mức cao, cụ thể:

- Hàm lượng COD trung bình năm từ 25,05 - 219,5 mg/l, vượt 7,3 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT (B1);

- Hàm lượng BOD5 trung bình năm từ 13,35 - 142,5 mg/l, vượt 9,5 lần so với QCVN;

- Hàm lượng NH4+ trung bình năm từ 13,3 - 19,8 mg/l, vượt 39,7 lần so với QCVN;



Các kim loại nặng: hàm lượng các kim loại nặng (Fe, Pb, Zn) trong nước hồ đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (B1);

Vi sinh vật: hàm lượng Coliform trong nước hồ ở mức trung bình và có giá trị từ 2.400 - 30.000MPN/ 100ml vượt 4,0 lần so với QCVN.

  • Sông Kỳ Cùng đoạn chảy qua thành phố

Nước sông Kỳ Cùng tại cầu Ngầm và tại cầu Mai Pha có chất lượng tương đối tốt, tất cả các chỉ tiêu quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (B1). Kết quả quan trắc cho thấy giá trị của các thông số biến động không nhiều giữa hai vị trí lấy mẫu.

  • Suối Lao Ly

Nước suối Lao Ly tại cầu Phố Muối có pH từ 6,6 - 7,9; hàm lượng chất rắn lơ lửng thấp, các chất hữu cơ (COD, BOD5, DO), các kim loại nặng (Fe, Pb, Zn) và vi sinh vật (Coliform) nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (B1). Tuy nhiên, hàm lượng các chất hữu cơ chưa đáp ứng theo QCVN, cụ thể:

  • Hàm lượng NO2- là 0,188 mg/l, vượt 4,70 lần so với QCVN;

  • Hàm lượng NH4+ là 1,802 mg/l, vượt 3,60 lần so với QCVN;

  • Hàm lượng COD là 36,6 mg/l, vượt 1,22 lần so với QCVN.

  • Hồ Phai Loạn

Hồ Phai Loạn có pH từ 7,0 - 8,0; các chỉ tiêu hữu cơ ở mức cao gần bằng giá trị giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (Giá trị COD là 29mg/l; BOD5 là 14mg/l). Đối với các chỉ tiêu chất dinh dưỡng, chỉ có hàm lượng NO2- nằm trong giới hạn cho phép của QCVN. Các chỉ tiêu còn lại (kim loại nặng, vi sinh vật) tại hồ Phai Loạn đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (B1).

  • Hồ Nà Tâm

Nước tại hồ Nà Tâm có chất lượng tương đối tốt, tất cả các chỉ tiêu quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (B1)

  1. Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước mặt thành phố Lạng Sơn (WQI)

Chỉ số chất lượng nước mặt của thành phố Lạng Sơn được tổng hợp trong mùa mưa(MM) và mùa khô (MK) cụ thể trong bảng sau:

Bảng 3 17: Chỉ số chất lượng nước (WQI) thành phố Lạng Sơn

Tên điểm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

6 tháng đầu năm 2015

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

Hồ Phai Món

65

73

69

3

11

7

79

58

69

43

3

23

13

Sông Kỳ Cùng (cầu ngầm)

97

84

91

70

96

83

72

83

78

85

37

61

93

Suối Lao Ly

98

47

73

74

80

77

85

81

83

80

66

73

14

Hồ Phai Loạn

96

41

69

93

92

93

90

85

88

78

69

74

69

Hồ Nà Tâm

87

94

91

97

96

97

71

99

85

88

74

81

86

Sông Kỳ Cùng (cầu Mai Pha)

90

96

93

97

98

98

72

88

80

91

31

61

90

(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Nhận xét:

Dựa trên giá trị chỉ số chất lượng WQI của từng vị trí quan trắc trong các năm 2011 - 2015 có thể thấy:

- Môi trường nước mặt của thành phố Lạng Sơn có xu hướng suy giảm về mặt chất lượng.

- Chất lượng nước suy giảm diễn ra vào cả mùa mưa và mùa khô cho thấy chất lượng nguồn nước bị suy giảm do chịu tác động từ các nguồn thải chưa qua xử lý.

+ Chất lượng nước Hồ Nà Tâm đáp ứng được cho nhu cầu cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên, trong năm 2013, 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 chất lượng nước hồ có dấu hiệu suy giảm, vì vậy cần có biện pháp xử lý phù hợp để đảm bảo an toàn trước khi cung cấp nước đến các hộ tiêu dùng.

+ Chất lượng nước sông Kỳ Cùng (đoạn chảy qua thành phố Lạng Sơn), hồ Phai Loạn đáp ứng được chất lượng cho mục đích tưới tiêu nông nghiệp.

+ Chât lượng suối Lao Ly có dấu hiệu suy giảm chất lượng nhanh do chịu tác động từ nguồn nước thải sinh hoạt xả thải trực tiếp ra suối.

+ Chất lượng nước hồ Phai Món bị ô nhiễm nặng (ô nhiễm chất hữu cơ) do nước thải sinh hoạt.




tải về 4.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương