BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC



tải về 4.95 Mb.
trang12/52
Chuyển đổi dữ liệu10.07.2016
Kích4.95 Mb.
#1638
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   52

Vấn đề hội nhập quốc tế


  • Xu thế hội nhập của Việt Nam

Năm 2013 được coi là một năm thành công trong lĩnh vực hợp tác quốc tế của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Với sự nỗ lực của Vụ Hợp tác quốc tế, 8 dự án mới được phê duyệt và thực hiện trong năm bao gồm: Dự án “Xây dựng hệ thống cảnh báo úng ngập thời gian thực cho nội thành Hà Nội” do Quỹ Phát triển Bắc Âu tài trợ; Dự án “Thiết lập hệ thống thông tin tài nguyên nước” do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ; Dự án “Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện và sẵn sàng cho các hoạt động giảm nhẹ phát thải” do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) tài trợ; Dự án “Nâng cao năng lực xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật tài nguyên và môi trường” do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ; Dự án “Chương trình môi trường trọng điểm và Sáng kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng Mê Công mở rộng - giai đoạn 2” do ADB tài trợ; Dự án “Tiếp nhận, quản lý và vận hành hệ thống quan trắc, giám sát khí hậu toàn cầu” do Thụy Sĩ tài trợ; Dự án “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước sông Mê Công” sử dụng vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới (WB); Dự án “Cập nhật Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy” do UNDP tài trợ

Nhằm nâng cao vai trò và giá trị đóng góp của Ngành Tài nguyên và môi trường trong nền kinh tế quốc dân, công tác hợp tác quốc tế của Bộ Tài nguyên và Môi trườngtrong năm 2014 sẽ tập trung nhiều vào việc thúc đẩy, mở rộng diễn đàn đối thoại chính sách, tham vấn các nhà đầu tư, phục vụ trao đổi thông tin pháp luật về tài nguyên và môi trường, đặc biệt là tăng cường hội nhập quốc tế nhằm tăng cường huy động nguồn vốn hỗ trợ nước ngoài, cập nhật và chuyển giao công nghệ để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên môi trường; quan tâm nhiều hơn các lĩnh vực mới như: biển và hải đảo....

Năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục mở rộng các mối quan hệ song phương và đa phương với các nước, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ quốc tế theo hướng tăng cường việc quản lý tổng hợp, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; xây dựng và hoàn thiện thể chế; tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường ở Trung ương và địa phương; chủ động hội nhập quốc tế thông qua việc củng cố và tăng cường diễn đàn đối thoại chính sách tài nguyên môi trường; chú trọng chất lượng và hiệu quả, đi sâu vào thực chất, tạo điều kiện cho các địa phương và cơ sở tham gia vào các chương trình, dự án hợp tác quốc tế.

Theo đó, trong năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nghiên cứu việc tham gia 3 điều ước quốc tế đa phương, bao gồm Nghị định thư Nagoya về Tiếp cận nguồn gen, chia sẻ công bằng và bình đẳng lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen của Công ước Đa dạng sinh học; Nghị định thư bổ sung Nagoya - Kuala Lumpur về Nghĩa vụ pháp lý và Bồi thường trong khuôn khổ Nghị định thư Cartagena và Công ước Liên hiệp quốc về Luật Sử dụng các nguồn nước quốc tế cho các mục đích phi giao thông thủy năm 1997. Triển khai các Thỏa thuận hợp tác các Bản Ghi nhớ đã ký kết giữa Bộ và các đối tác trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Tiếp tục ký kết các Bản Ghi nhớ với Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, tìm hiểu khả năng hợp tác ba bên với Hà Lan và Mozambic. Tiếp tục tham gia các hoạt động hội nhập trong khuôn khổ ASEAN, ASEAN với các đối tác ngoài khối (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Niu Dilân, EU...), ASEM, APEC, WTO về tài nguyên và môi trường. Phối hợp với các đối tác phát triển thực hiện Tuyên bố Chung về “Hệ thống Quản lý môi trường hiệu quả hướng tới phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế cho Việt Nam”, thực hiện tốt Kế hoạch Hành động chung 2014-2015...



  • Xu thế hội nhập của địa phương

Ngày 05/12/2014, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 32/CTr-UBND, thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014- 2020.

Mục tiêu là phát triển kinh tế bền vững, phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao; nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh, đầu tư vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh; kiểm soát ô nhiễm môi trường, giảm phát thải và tăng lượng hấp thụ khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả và biến đổi khí hậu.

Cụ thể, phấn đấu đến năm 2020, giảm cường độ phát thải nhà kính 8-10% (so với năm 2010); giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng khoảng 10-20% so với phương án phát triển bình thường; tỷ lệ che phủ rừng đạt 60%; 100% khu công nghiệp cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu…

Nội dung Chương trình bao gồm 4 chủ đề chính: Xây dựng Chương trình tăng trưởng xanh; giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện xanh hóa sản xuất; thực hiện xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững…

UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối về thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Chương trình. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, trình phê duyệt dự toán, đề xuất các cơ chế huy động các nguồn lực tài chính đảm bảo kinh phí cho việc triển khai thực hiện Chương trình theo quy định. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình.

THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC



Nước mặt lục địa


Là tỉnh miền núi, Lạng Sơn có hệ thống sông suối, ao, hồ khá đa dạng với 271 hồ chứa, 639 đập dâng các loại. Lạng Sơn có mật độ lưới sông trung bình từ 0,6 - 12 km/km2. Mạng lưới sông suối chia cắt tầng nước dưới đất (nước ngầm) thành các khu vực, các khoảnh khác nhau. Trong đó, mạng sông suối thường là nơi thoát của nước ngầm, đặc biệt ở vùng núi như Lạng Sơn. Hay nói cách khác, mạng sông suối chính là nơi thoát nước của nước ngầm của các vùng có địa hình phân cắt như Lạng Sơn. Ở các vùng núi, khi mưa rơi xuống mặt đất, một phần nước mưa chảy tràn trên mặt, tập trung vào các suối nhánh rồi đổ vào suối chính chảy vào các sông. Một phần nữa bị bốc hơi và thực vật hấp thụ. Một phần không kém quan trọng ngấm xuống đất tạo thành và bổ sung cho nước ngầm, rồi chảy ra các mạch nước hoặc thoát ra các suối. Các sông duy trì dòng chảy cho sông, suối trong thời kỳ không có mưa. Điều đó, có nghĩa là vào mùa kiệt nước dưới đất sẽ cung cấp cho nước sông.

Hệ thống các hồ nước trên địa bàn tỉnh có 271 hồ nước được phân bố đồng đều tại các huyện, thành phố trong tỉnh, các hồ nước chủ yếu là nguồn nước dự trữ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản phục vụ đời sống nhân dân. Hệ thống các sông Kỳ Cùng, sông Thương ngoài mục đích phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn phục vụ cấp nước sinh hoạt, giao thông... Tổng lượng nước dự trữ: 3.500.000 m3.




tải về 4.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương