BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC



tải về 4.95 Mb.
trang10/52
Chuyển đổi dữ liệu10.07.2016
Kích4.95 Mb.
#1638
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   52

Phát triển nông nghiệp


Trong những năm qua, Ngành đã chủ động phối kết hợp với các cấp, các nghành, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức sản suất nông nghiệp có hiệu quả, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 - 2013 đạt 4,27%, năm 2014 ước đạt 2,4%, dự kiến kế hoạch năm 2015 đạt 4,35%, bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 3,63%/năm, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp và thủy sản trong cơ cấu GDP chung toàn tỉnh giảm qua các năm từ 32,16% năm 2011 xuống còn 26,08% năm 2015, vượt mục tiêu kế hoạch.

- Cơ cấu kinh tế nội ngành nông lâm ngiệp và thủy sản có sự chuyển dịch giảm nhẹ tỷ trọng ngành nông nghiệp và thủy sản, tăng nhẹ tỷ trọng ngành lâm nghiệp. Cơ cấu nộ từng ngành có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, cụ thể:

+ Lĩnh vực nông nghiệp chuyển dịch tỷ trọng ngành trồng trọt từ 76,07% năm 2010 xuống còn 61,92% năm 3013, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi từ từ 31,53% năm 2010 lên 36,5% năm 2013, tăng tỷ trọng dịch vụ từ 1,4% năm 2010 lên 1,58% năm 2013.

+ Lĩnh vực lâm nghiệp dịch chuyển giảm tỷ trọng nhóm trồng và chăm sóc rừng từ 24,21% năm 2010 xuống còn 7,36% năm 2013. Tăng tỷ trọng nhóm khai thác gỗ và lâm lâm sản khác từ 73,62% năm 2010 lên 89,99% năm 2013.

+ Lĩnh vực thủy sản tăng tỷ trọng nhóm khai thắc từ từ 17,66% năm 2010 lên24,72% năm 2013, giảm tỷ trọng nhóm nuôi trồng từ 82,34% năm 2010 xuống 70,69% năm 2013.

- Sản xuất ngành trồng trọt



Diện tích gieo trồng các loại cây trồng nông nghiệp tăng bình quân 0,82%/năm, từ 100.481 ha (năm 2011) lên 103.721 ha (2014), dự kiến kế hoạch 2015 là 103.710 ha, trong đó nhóm cây lương thực có hạt tăng bình quân 0,05%/năm; nhóm cây có củ giảm -2,37%/năm; nhóm cây thực phẩm tăng bình quân 3,7%/năm; nhóm cây công nghiệp hàng năm tăng bình quân 3,01%/năm; nhóm cây hàng năm tăng bình quân 2,78%/năm. Cơ cấu các loại cây trồng có sự chuyển dịch theo hướng giữ ổn định diện tích gieo trồng nhóm cây lương thực, giảm diện tích nhóm cây có củ, tăng diện tích nhóm cây công nghiệp ngắn ngày, cây hàng năm; trong từng nhóm cây có sự chuyển dịch theo hướng tăng diện tích các loại cây có giá trị kinh tế cao như: rau các loại tăng bình quân 6,6%/năm, thuốc lá tăng bình quân 3,42%/năm, thạch đen tăng bình quân 4,28%/năm.

+ Sản xuất cây lương thực: diện tích gieo trồng ổn định, bình quân hàng năm diện tích gieo trồng đạt 71.735 ha/năm; sản lượng lương thực tăng bình quân 3,15%/năm, bình quân sản lượng hàng năm đạt 300.424 tấn/năm vượt 107% so mục tiêu Đại hội Đảng Bộ tỉnh lần thứ 15 đề ra, trong đó sản lượng thóc tăng bình quân 4%/năm, sản lượng tăng bình quân 1,57%/năm; bình quân lương thực đầu người đạt trên 390kg/năm; an ninh lương thực trên địa bàn được đảm bảo. Cơ cấu gieo trồng nhóm cây lương thực có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần diện tích cây lúa, tăng diện tích gieo trồng cây ngô.

+ Nhóm cây có bột: diện tích gieo trồng có xu hướng giảm, bình quân hàng năm diện tích gieo trồng đạt 8.278ha/năm, giảm 2,37%/năm. Cơ cấu gieo trồng nhóm cây có bột có sự chuyển dịch giảm diện tích cây sắn, khoai lang, tăng diện tích cây có bột khác như: khoai sọ, rong giềng.

+ Nhóm cây thực phẩm: diện tích gieo trồng tăng bình quân 3,7%/năm, bình quân diện tích gieo trồng hàng năm đạt 9.025 ha/năm. Cơ cấu gieo trồng nhóm cây thực phẩm có sự chuyển dịch tăng mạnh diện tích cây rau các loại, tăng bình quân 6,63%/năm, cây đậu đỗ tăng bình quân 9,62%/năm, cây dưa các loại tăng bình quân 45,9%, giảm diện tích cây khoai tây, giảm bình quân 11,7%/năm.

+ Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày: Diện tích gieo trồng tăng bình quân 3,01%/năm, bình quân diện tích gieo trồng hàng năm đạt 10.377 ha/năm. Các loại cây trồng trong nhóm cây công nghiệp ngắn ngày đều có xu hướng tăng nhanh, cây thuốc lá tăng bình quân 3,42%/năm, lạc tăng bình quân 1,29%/năm, đỗ tương tăng 1,45%/năm, cây công nghiệp khác tăng 2,6%/năm…

+ Nhóm cây hàng năm khác: diện tích gieo trồng tăng bình quân 13,6%/năm, bình quân diện tích gieo trồng hàng năm đạt 3.509 ha/năm. Cơ cấu gieo trồng nhóm cây hàng năm có xu hướng tăng diện tích cây Thạch đen, bình quân tăng 4,28%/năm, cây làm thức ăn gia súc, hoa cảnh tăng, giảm diện tích cây dưa hấu, giảm bình quân 5,6%/năm. (Nguồn: Báo cáo kế hoạch phát triển nghành nông nghiệp, nông thôn 5 năm 2016 - 2020, 2014).



(Nguồn: Niên giám thống kê 2013; Công văn số 127/CTK – TH, Cục Thống kê, 2015).

Hình 2 18: Sản lượng cây lương thực có hạt



(Nguồn: Niên giám thống kê 2013; Công văn số 127/CTK – TH, Cục Thống kê, 2015).

Hình 2 19: Năng suất cây lương thực có hạt

- Chăn nuôi, thuỷ sản

Chăn nuôi trên địa bàn đã bước đầu hình thành một số mô hình chăn nuôi tập trung với quy mô bán công nghiệp và công nghiệp (như mô hình chăn nuôi Gà kết hợp trồng rừng tại Hữu Lũng, mô hình chăn nuôi Lợn nái quy mô 500 con tại Cao Lộc…) và đã có một số mô hình chăn nuôi các loại vật nuôi đặc sản có hiệu hiệu quả…Tuy nhiên trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, rét đậm rét hại kéo dài (đợt rét đậm rét hại từ tháng 01/2011 đến 20/03/2011 đã làm 23.705 con gia súc bị chết do đói, rét; đợt rét vụ Đông - Xuân 2011-2012 đã làm 694 con gia súc bị chết do đói, rét; số lượng đàn gia súc bị thiệt hại giảm qua các năm) diện tích đồng cỏ thu hẹp và mức độ cơ giới hoá nông nghiệp tăng nhanh…dẫn đến việc tái đầu tư đàn trâu, bò không được người dân chú trọng. Do đó, số lượng đàn trâu, bò trên địa bàn những năm qua đã giảm đáng kể. Tính đến tháng 09/2014, trên địa bàn tỉnh có 123.724 con trâu, giảm 31.626 con so với năm 2010; đàn bò có 33.982 con, giảm 10.357 con so với năm 2010, đàn lợn ồn đinh phát triển tăng bình quân 3,56%/năm; gia cầm tăng bình quân 4%/năm.

Nuôi trồng thuỷ sản, đã chú trọng đầu tư phát triển, diện tích nuôi trồng tăng bình quân 2,55%/năm, sản lượng tăng bình quân 10,23%/năm; sản xuất cá giống bình quân đạt 17,5 triệu con/năm, dần chủ động được nguồn cá giống cung ứng trên địa bàn.(Nguồn: Báo cáo kế hoạch phát triển nghành nông nghiệp, nông thôn 5 năm 2016 – 2020, 2014).





Nguồn: Niên giám thống kê 2013; Công văn số 127/CTK – TH, Cục Thống kê, 2015.

Hình 2 20: Số lượng vật nuôi gia xúc

- Sản xuất lâm nghiệp, cây ăn quả

Sản xuất lâm nghiệp: tổng diện tích trồng rừng mới giai đoạn 2011-2014 đạt 39.578 ha, dự kiến kế hoạch 2015 trồng mới 9.500 ha, nâng tổng diện tích rừng trồng mới cả giai đoạn 2011-2015 đạt 49.258 ha, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Cùng với việc phát triển rừng trồng mới hàng năm thì công tác khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, bổ sung làm giàu rừng đã được các địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả, tổng diện tích rừng khoán bảo vệ cả giai đoạn đạt 121.870 ha, bình quân mỗi năm khoán bảo vệ rừng 24.374 ha/năm; tổng diện tích rừng được khoanh nuôi cả giai đoạn đạt 48.920 lượt ha; bình quân mỗi năm khoanh nuôi rừng là 9.784 ha/năm. Chất lượng rừng ngày một nâng cao, độ che phủ rừng tăng từ 49,8% (năm 2011) lên 52,1% (2013); ước thực hiện năm 2014 đạt 53,4%; dự kiến năm 2015 đạt 54,5% đạt mục tiêu kế hoạch đề ra (mục tiêu đề ra 54-55%); khai thác gỗ bình quân cả giai đoạn đạt 81.509 m3/năm.

Công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng: Trong những năm qua, công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật, xã hội hoá quản lý bảo vệ rừng được tăng cường, đặc biệt chú trọng công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, do đó nhận thức của cấp uỷ, chính quyền các cấp và người dân về trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng ngày một nâng cao; tình hình mua bán vận chuyển nông sản, chặt phá rừng đã giảm rõ rệt, hành vi vi phạm nhỏ lẻ, không có điểm nóng xảy ra; năm 2011 có 1.052 vụ vi phạm lâm luật phải xử lý, năm 2013 còn có 433 vụ vi phạm lâm luật cần phải xử lý (giảm 619 vụ so với năm 2011). Công tác phòng chống cháy rừng, phòng chống sâu bệnh hại ngày càng được chú trọng. Nhìn chung diện tích rừng trên địa bàn tỉnh cơ bản được quản lý, bảo vệ, khai thác có hiệu quả.

Trồng cây ăn quả: bình quân giai đoạn 2011-2015 mỗi năm trồng mới 396,8ha/năm, tăng bình quân 10,1%/năm.(Nguồn: Báo cáo kế hoạch phát triển nghành nông nghiệp, nông thôn 5 năm 2016 – 2020, 2014).



(Nguồn: Niên giám thống kê 2013).

Hình 2 21: Diện tích đất lâm nghiệp có rừng



tải về 4.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương