BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC


Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường nước



tải về 4.95 Mb.
trang18/52
Chuyển đổi dữ liệu10.07.2016
Kích4.95 Mb.
#1638
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   52

Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường nước


Diễn biến môi trường nước mặt có liên quan chặt chẽ tới nguồn nước thải trong đó có nước thải ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải từ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản…

a. Dự báo lượng nước thải ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp

A.Economopoulos, thuộc tổ chức y tế thế giới, đã xây dựng bảng hướng dẫn đánh giá nhanh trên cơ sở thống kê tải lượng và thành phần nước thải của nhiều nhà máy. Xác định ej (kg chất ô nhiễm/đơn vị sản phẩm), từ đó xác định được thải lượng từng tác nhân ô nhiễm Lj trong từng ngành công nghiệp.

Đo đạc lưu lượng nước thải ở hiện tại và dựa vào kế hoạch sản xuất trong tương lai, kết hợp phân tích mẫu nước lấy kết quả trung bình của các cơ sở có cùng loại hình sản xuất, có thể xác định tương đối chính xác lượng nước thải hiện tại và dự báo lượng nước thải trong tương lai.

Tóm lại, với cùng một lưu lượng nước mặt ở hiện tại và tương lai nhưng tải lượng ô nhiễm nước thải trong tương lai lớn hơn rất nhiều so với hiện tại. Điều này có nghĩa rằng trong tương lai nếu không có các biện pháp quản lý môi trường tốt hơn thì chất lượng nước mặt trên hệ thống sông, ao hồ sẽ bị suy giảm trầm trọng.



b. Dự báo lượng nước thải sinh hoạt

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, dân số của tỉnh là là 794.000 người, ta có thể tính thải lượng nước thải sinh hoạt L (m3) như sau:

L =791.000 x 0,1 m3/ngày = 79.100 m3/ngày.

c. Dự báo nhu cầu sử dụng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp

Trong thời gian tới diện tích đất nông nghiệp của tỉnh ngày càng bị thu hẹp do phát triển các cụm, khu công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp là: phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, có năng suất chất lượng cao, tăng giá trị làm ra trên 1ha canh tác. Hình thành các vùng chuyên môn hoá về lương thực thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, chăn nuôi với khả năng thâm canh lớn. Chuyển đất trồng lúa vùng trũng, hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản. Theo quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp cũng có sự thay đổi, theo đó đất trồng cây hàng năm , đất vườn tạp sẽ giảm, đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản sẽ tăng. Đất trồng cây hàng năm, mức độ thâm canh sẽ được nâng lên. Dựa trên các dữ kiện này cho thấy công tác phát triển tài nguyên nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn cần tiếp tục phát triển, đảm bảo tưới tiêu chủ động hơn, có đủ nước cho thâm canh, tăng hệ số quay vòng đất và phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá cây trồng, phát triển cây trồng có giá trị hàng hoá cao. Như vậy đến năm 2020 nhu cầu nước cho nông nghiệp sẽ tăng cao hơn so với hiện nay.



d. Dự báo nhu cầu nuớc cho công nghiệp

Theo quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh đến năm 2020 ngành công nghiệp của Lạng Sơn sẽ phát triển theo hướng: phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, đẩy mạnh phát triển nghề. Phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung.

Với mục tiêu phát triển như vậy, dự báo nhu cầu nước cho sản xuất công nghiệp tăng nhanh trong giai đoạn từ 2015 – 2020.

e. Dự báo nhu cầu nước cho sinh hoạt:

Với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong tương lai sẽ có 95,0% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch và 99,9% dân cư đô thị với tiêu chuẩn cấp 200l/người.ngày đêm, thì lượng nước khoảng 150.000 m3/ngày.đêm.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, dân số của tỉnh là là 794.000 người (với 52,6 % dân số sống ở đô thị và 47,3% ở nông thôn).

Hiện nay tổng lượng nước cấp cho toàn đô thị là 32.600 m3/ngày.đêm, mức nước bình quân đầu người là 110 l/người-ngày.đêm.

Nguồn cấp nước cho mục đích sinh hoạt được lấy từ nguồn nước mặt chiếm 40% và nguồn nước ngầm chiếm 60%.

Do đó, đến năm 2020 lượng nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt khoảng 85.140 m3/ngày.đêm [(794.000x0,526x0,999+794.000 x 0,473 x 0,95) x 0,11 = 85.140 m3/ngày.đêm].



f. Quy hoạch phát triển liên quan đến nguồn nước mặt

Nhằm cung cấp đủ nước cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 cần thực hiện một số giải pháp như sau:

- Phát triển mạng lưới thủy lợi gắn với việc kiểm soát chặt các nguồn thải để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mặt hiện có.

- Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt và hệ thống xử lý nước thải tập trung các khu đô thị, thành phố Lạng Sơn.

- Phát triển mạng lưới thủy lợi.

+ Ưu tiên đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình đầu mối, kênh mương hiện có. Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương. Duy trì đầu tư xây dựng các công trình mới hiện đang được triển khai nhằm nâng cao năng lực tưới, phục vụ đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất.

+ Thực hiện đầu tư mới các công trình thủy lợi lớn như:

Cụm bản Chuồi, huyện Lộc Bình: gồm 3 hồ chứa thuộc xã Hiệp Hạ và Minh Phát diện tích tưới thiết kế 245ha; cấp nước sinh hoạt cho 2.200 người.

Cụm công trình 4 xã vùng núi đá huyện Chi Lăng: gồm 3 hồ chứa tại các xã Bằng Hữu, Y Tịch, Thượng Cường diện tích tưới thiết kế 450ha; cấp nước sinh hoạt cho 1.850 người.

Cụm công trình Quất Cối, huyện Hữu Lũng: gồm 02 hồ chứa là Quất Cối và Khuổi Nghè, xã Tân Thành, diện tích tưới thiết kế 430ha; cấp nước sinh hoạt cho 200 người.

Cụm công trình Tân Tri, Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn: gồm 6 hồ chứa, trong đó xã Tân Tri có 5 hồ chứa; xã Chiến Thắng có 01 hồ chứa; diện tích tưới thiết kế 680ha; cấp nước sinh hoạt cho 2.300 người.

Cụm công trình huyện Chi Lăng: gồm 6 hồ chứa, trong đó xã Bắc Thủy 02 hồ chứa, xã Nhân Lý 01 hồ chứa, xã Mai Sao 02 hồ chứa, xã Hữu Kiên 01 hồ chứa, diện tích tưới thiết kế 970ha; cấp nước sinh hoạt cho 1.300 người.

Ngoài ra, do sự ra tăng dân số tự nhiên trên toàn tỉnh Lạng Sơn, đặc biệt là sự gia tăng dân số cơ học,những lao động giản đơn từ những tỉnh lân cận và từ vùng nông thôn ra các đô thị, khu cửa khẩu, khu công nghiệp ngày càng tăng. Sự phát triển của ngành du lịch - dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp… dẫn đến nhu cầu sử dụng nước cũng tăng theo. Mặt khác, việc phát triển các khu đô thị, công nghiệp nhanh chóng, nước thải không được xử lý tốt dẫn tới ô nhiễm nguồn nước mặt. Nguồn nước ngầm bị khai thác và sử dụng không hợp lý sẽ làm suy giảm về trữ lượng và gây ô nhiễm nguồn nước.




Khung 3 6: Lạng Sơn - Chuyển biến tích cực trong quản lý tài nguyên nước

Năm 2014, công tác quản lý nhà nước tài nguyên nước năm 2014 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều chuyển biến tích cực. Về tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tài nguyên nước do Chính phủ và Bộ TN&MT ban hành, Sở TN&MT đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản số 853/UBND-KTN ngày 20/8/2014 chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/7/2014 của Bộ TN&MT quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất.

Thực hiện công tác cấp phép về tài nguyên nước, Sở đã tiếp nhận và tổ chức thẩm định 34 hồ sơ đề nghị cấp giấy về phép tài nguyên nước, trình UBND tỉnh cấp mới được 30 giấy phép tài nguyên nước. Trong đó: 14 giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; 12 giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; 4 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; trả lại 4 hồ sơ theo đúng quy định. Đến nay đã hoàn thành cấp giấy phép khai thác nước cho các công trình thủy lợi trong diện phải cấp phép.

Về tình hình thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước, trong năm 2014 đã tổ chức được 3 đợt tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tài nguyên nước.

Về tình hình thực hiện công tác quy hoạch tài nguyên nước, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Về tình hình thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực tài nguyên nước, đã tổ chức kiểm tra 6/6 đơn vị theo quyết định của Giám đốc Sở; tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính 3 trường hợp thuộc thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở. Ngoài ra Sở còn chỉ đạo các phòng, đơn vị phối hợp trong công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường liên quan đến sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước tại 15 đơn vị.



Nguồn: Tổng hợp





tải về 4.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương