BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC


Diễn biến chất lượng nước mặt huyện Cao Lộc



tải về 4.95 Mb.
trang16/52
Chuyển đổi dữ liệu10.07.2016
Kích4.95 Mb.
#1638
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   52

. Diễn biến chất lượng nước mặt huyện Cao Lộc


  1. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt

- Kết quả phân tích chất lượng nước mặt các thủy vực của huyện Cao Lộc trong giai đoạn 2011-2015 được thể hiện dưới đây:



(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Hình 3 26: Kết quả phân tích hàm lượng COD các thủy vực của huyện Cao Lộc



(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Hình 3 27: Kết quả phân tích hàm lượng BOD5 các thủy vực của huyện Cao Lộc

Suối Hợp Thành

Suối Hợp Thành tại cầu Nà Mưng, xã Hợp Thành có chất lượng tương đối tốt, đa số các chỉ tiêu đểu nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (B1). Riêng đối với chỉ tiêu NO2-, giá trị quan trắc được từ 0,03 - 0,102 mg/l vượt 2,55 lần so với QCVN. Thống số BOD5 năm 2011 vượt 1,21 lần so với QCVN.



Suối Ba Cúng

Suối Ba Cúng tại thôn Ba Cúng, tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị có chất lượng tương đối tốt, đa số các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (B1).



Suối Pá Phiêng

Suối Pá Phiêng tại cầu Pá Phiêng, khu vực thị trấn Đồng Đăng có hàm lượng NO2- chưa đáp ứng QCVN 08:2008/BTNMT (B1). Hàm lượng NO2-quan trắc tại đây có giá trị từ 0,003 - 0,101 mg/l vượt 2,53 lần so với QCVN. Các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN.



- Nhìn chung, các thủy vực nước mặt tại huyện Cao Lộc tương đối tốt, hầu hết các thông số chất lượng (kim loại nặng, xianua, vi sinh vật…) nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, các thủy vực đã có dấu hiệu ô nhiễm bởi chất hữu cơ (cụ thể là NO2-).

  1. Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước mặt huyện Cao Lộc (WQI)

Chỉ số chất lượng nước mặt của huyện Cao Lộc được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3 18: Chỉ số chất lượng nước (WQI) huyện Cao Lộc

Tên điểm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

6 tháng đầu năm 2015

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

Suối Hợp Thành

93

60

77

92

93

93

86

62

74

92

19

56

61

Suối Ba Cúng

97

97

97

97

96

97

97

100

99

99

98

99

91

Suối Pá Phiêng

97

95

96

97

97

97

97

95

96

95

89

92

76

(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Nhận xét:

Dựa trên giá trị chỉ số chất lượng WQI của từng vị trí quan trắc trong các năm 2011 - 2015 có thể thấy:

- Môi trường nước mặt của huyện Cao Lộc tại các khu vực đô thị có xu hướng suy giảm về mặt chất lượng.

- Chất lượng nước mặt tại khu vực nông thôn ít biến động về chất lượng.


. Diễn biến chất lượng nước mặt huyện Đình Lập


  1. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt

- Kết quả phân tích chất lượng nước cho thấy chất lượng nước sông Lục Nam tại 2 vị trí quan trắc khá tốt, tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (B1). So sánh giữa hai vị trí quan trắc, giá trị các thông số biến động không nhiều giữa hai vị trí lấy mẫu.

- Kết quả phân tích chất lượng nước mặt các thủy vực của huyện Đình Lập trong giai đoạn 2011-2015 được thể hiện dưới đây:







(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Hình 3 28: Kết quả phân tích hàm lượng COD, BOD5 các thủy vực của huyện Đình Lập

  1. Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước mặt huyện Đình Lập (WQI)

Chỉ số chất lượng nước mặt của huyện Đình Lập được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3 19: Chỉ số chất lượng nước (WQI) huyện Đình Lập

Tên điểm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

6 tháng đầu năm 2015

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

Sông Lục Nam tại cầu Bình Chương

96

98

97

97

97

97

91

92

92

94

98

96

85

Sông Lục Nam tại TTNT Thái Bình

97

74

86

97

95

96

96

99

98

93

96

95

91

(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Nhận xét:

Dựa trên giá trị chỉ số chất lượng WQI của từng vị trí quan trắc trong các năm 2011 - 2015 cho thấy thấy:

- Chất lượng nước mặt của huyện Đình Lập(sông Lục Nam) có chất lượng tốt, ít biến động về chất lượng và sử dụng được cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

. Diễn biến chất lượng nước mặt huyện Lộc Bình


a. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt

- Kết quả phân tích chất lượng nước mặt các thủy vực của huyện Lộc Bìnhtrong giai đoạn 2011-2015 được thể hiện dưới đây:





(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Hình 3 29: Kết quả phân tích hàm lượng COD các thủy vực của huyện Lộc Bình



(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Hình 3 30: Kết quả phân tích hàm lượng BOD5 các thủy vực của huyện Lộc Bình

- Chất lượng nước các thủy vực quan trắc tại huyện Lộc Bình (sông Kỳ Cùng, hồ Nà Cáy, suối Khon Xè, suối Tòng Già) chất lượng tương đối tốt. Hầu hết các chỉ tiêu phân tích tại các tất cả các vị trí quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (B1). Tuy nhiên, đối với suối Tòng Già có sự ô nhiễm cục bộ tại thời điểm, cụ thể giá trị BOD5 năm 2011 vượt 1,46 lần so với QCVN.



b. Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước mặt huyện Lộc Bình (WQI)

Chỉ số chất lượng nước mặt của Lộc Bình được tổng hợp trong bảng sau:



Bảng 3 20: Chỉ số chất lượng nước (WQI) huyện Lộc Bình

Tên điểm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

6 tháng đầu năm 2015

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

Sông Kỳ Cùng tại cầu Bản Chu

97

74

86

97

88

93

67

95

81

96

74

85

87

Hồ Nà Cáy

97

73

85

98

97

98

96

97

97

90

84

87

88

Suối Tòng Già tại thôn Pò Cóoc

92

52

72

60

57

59

60

77

69

84

74

79

78

Suối Khon Xè

98

75

87

76

89

83

40

95

68

92

72

82

78

(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Nhận xét:

Dựa trên giá trị chỉ số chất lượng WQI của từng vị trí quan trắc trong các năm 2011 - 2015 có thể thấy:

- Chất lượng nước mặt của Sông Kỳ Cùng tại cầu Bản Chu, nước hồ Nà Cáy có chất lượng tốt và đáp ứng được cho mục đích cấp nước sinh hoạt, tuy nhiên cần xử lý để đảm bảo an toàn trước khi cấp nước cho mục đích sinh hoạt.

- Chất lượng nước suối Tòng Già, suối Khon Xè có xu hướng suy giảm và bị ô nhiễm chất hữu cơ vào mùa khô.


. Diễn biến chất lượng nước mặt huyện Chi Lăng


a. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt

- Kết quả phân tích chất lượng nước mặt các thủy vực của huyện Chi Lăngtrong giai đoạn 2011-2015 được thể hiện dưới đây:







(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Hình 3 31: Kết quả phân tích hàm lượng COD, BOD5 các thủy vực của huyện

- Chất lượng nước sông Thương tại 2 vị trí quan trắc tương đối tốt, đa số các thông số quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (B1), cụ thể:

+ pH dao động từ 7,12 -7,15;

+ TSS có giá trị 2,0 – 31,9mg/l;

+ COD: dao động từ 2,6 – 6,5 mg/l;

+ BOD5: dao động từ 2,1 – 13,6 mg/l



b. Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước mặt huyện Chi Lăng (WQI)

- Chỉ số chất lượng nước mặt của Chi Lăng được tổng hợp trong bảng sau:



Bảng 3 21: Chỉ số chất lượng nước (WQI) huyện Chi Lăng

Tên điểm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

6 tháng đầu năm 2015

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

Sông Thương tại thôn Mạn Đường

100

96

98

91

87

89

87

97

92

100

81

91

96

Sông Thương tại cầu Chi Lăng

100

95

98

95

88

92

89

95

92

100

89

95

94

(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Nhận xét:

Dựa trên giá trị chỉ số chất lượng WQI của từng vị trí quan trắc trong các năm 2011 - 2015 có thể thấy:

- Môi trường nước mặt của sông Thương chảy qua huyện Chi Lăng có chất lượng tốt và đáp ứng được cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

. Diễn biến chất lượng nước mặt huyện Hữu Lũng


a. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt

- Kết quả phân tích chất lượng nước mặt các thủy vực của huyện Hữu Lũng trong giai đoạn 2011-2015 được thể hiện dưới đây:



+ Sông Thương: Chất lượng nước sông Thương tại 2 vị trí quan trắc tương đối tốt, tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của của QCVN 08:2008/BTNMT (B1), cụ thể:

++ pH dao động từ 7,09 - 8,17;

++ TSS có giá trị 2,0 - 78,2mg/l;

++ COD: dao động từ 4,3 - 13,3 mg/l;

++ BOD5: dao động từ 1,0 - 6,6 mg/l;

++ Hàm lượng các chất dinh dưỡng, kim loại nặng và vi sinh vật ở mức thấp.

+ Sông Trung: Chất lượng nước sông Trung tại trạm bơm thủy lợi thôn Đồng Lão tương đối tốt, hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của của QCVN 08:2008/BTNMT (B1). Tuy nhiên hàm lượng TSS của có giá trị tương đối cao vào mùa mưa, hàm lượng TSS từ 5,0 - 77mg/l vượt 1,54 lần so với QCVN.



(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Hình 3 32: Kết quả phân tích hàm lượng COD các thủy vực của huyện Hữu Lũng



(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Hình 3 33: Kết quả phân tích hàm lượng BOD5 các thủy vực của huyện Hữu Lũng

b. Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước mặt huyện Hữu Lũng (WQI)

Chỉ số chất lượng nước mặt của huyện Hữu Lũng được tổng hợp trong bảng sau:



Bảng 3 22: Chỉ số chất lượng nước (WQI) huyện Hữu Lũng

Tên điểm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

6 tháng đầu năm 2015

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

Sông Thương tại thôn Việt Thắng

98

97

98

96

93

95

59

96

78

98

69

84

93

Sông Trung tại trạm bơm thôn Đồng Lão

97

96

97

97

97

97

75

99

87

97

52

75

93

Sông Thương tại trạm nước sinh hoạt TT Hữu Lũng

97

97

97

96

97

97

71

99

85

99

71

85

96

(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Nhận xét:

Dựa trên giá trị chỉ số chất lượng WQI của từng vị trí quan trắc trong các năm 2011 - 2015 có thể thấy:

- Chất lượng nước mặt của Sông Thương trong năm 2013 và 2014 có dấu hiệu suy giảm. Vào mùa mưa, nước có độ đục cao và nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ cũng tăng cao hơn so với mùa khô.

- Chất lượng nước mặt sông Trung cũng cho thấy có dấu hiệu suy giảm, đặc biệt là hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước tăng cao nhanh.


. Diễn biến chất lượng nước mặt huyện Văn Quan


a. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt

- Kết quả phân tích chất lượng nước mặt các thủy vực của huyện Văn Quantrong giai đoạn 2011-2015 được thể hiện dưới đây:







(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Hình 3 34: Kết quả phân tích hàm lượng COD, BOD5 các thủy vực của huyện Văn Quan

Tại huyện Văn Quan, mạng lưới quan trắc được xây dựng tại các thủy vực: Hồ đập Bản Quyền thuộc thị trấn Văn Quan; Nước khe tại trạm bơm cấp nước sinh hoạt Thị trấn Văn Quan. Cả 2 mẫu nước mặt đều có chất lượng tốt. Các chỉ tiêu phân tích đều nhỏ hơn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho phép.



b. Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước mặt huyện Văn Quan (WQI)

Chỉ số chất lượng nước mặt của huyện Văn Quan được tổng hợp trong bảng sau:



Bảng 3 23: Chỉ số chất lượng nước (WQI) huyện Văn Quan

Tên điểm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

6 tháng đầu năm 2015

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

Đập Bản Quyền

97

97

97

98

97

98

89

100

95

95

78

87

90

Nước khe tại trạm bơm TT Văn Quan

96

95

96

96

96

96

97

94

96

94

89

92

91

(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Nhận xét:

Dựa trên giá trị chỉ số chất lượng WQI của từng vị trí quan trắc trong các năm 2011 - 2015 có thể thấy:

- Chất lượng nước mặt của các thủy vực huyện Văn Quan khá tốt và đủ tiêu chuẩn cung cấp nước sinh hoạt.

. Diễn biến chất lượng nước mặt huyện Bình Gia


a. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt

- Kết quả phân tích chất lượng nước mặt các thủy vực của huyện Bình Giatrong giai đoạn 2011-2015 được thể hiện dưới đây:







(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Hình 3 35: Kết quả phân tích hàm lượng COD, BOD5 các thủy vực của huyện Bình Gia

Chất lượng nước sông Bắc Giang tại xã Hoa Thám và hồ Phai Danh tương đối tốt, tất cả các chỉ tiêu quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (B1).



b. Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước mặt huyện Bình Gia (WQI)

Chỉ số chất lượng nước mặt của huyện Bình Gia được tổng hợp trong bảng sau:



Bảng 3 24: Chỉ số chất lượng nước (WQI) huyện Bình Gia

Tên điểm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

6 tháng đầu năm 2015

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

Sông Bắc Giang tại xã Hoa Thám

81

76

79

95

97

96

70

100

85

95

57

76

91

Hồ Phai Danh

97

97

97

97

97

97

95

99

97

93

71

82

85

(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Nhận xét:

Dựa trên giá trị chỉ số chất lượng WQI của từng vị trí quan trắc trong các năm 2011 - 2015 có thể thấy:

- Chất lượng nước mặt của các thủy vực huyện Bình Gia khá tốt và đủ tiêu chuẩn cung cấp nước sinh hoạt.

. Diễn biến chất lượng nước mặt huyện Bắc Sơn


a. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt

- Kết quả phân tích chất lượng nước mặt các thủy vực của huyện Bắc Sơn trong giai đoạn 2011-2015 được thể hiện dưới đây:





(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Hình 3 36: Kết quả phân tích hàm lượng COD các thủy vực của huyện Bắc Sơn



(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Hình 3 37: Kết quả phân tích hàm lượng BOD5 các thủy vực của huyện Bắc Sơn

Chất lượng nước mặt tại các thủy vực được quan trắc trên địa bàn huyện Bắc Sơn (suối Đồng Ý, nước khe tại trạm bơm cấp nước sinh hoạt xã Long Đống, hồ Tam Hoa) tương đối tốt. Tất cả các chỉ tiêu phân tích tại các vị trí quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (B1).



b. Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước mặt huyện Bắc Sơn (WQI)

Chỉ số chất lượng nước mặt của huyện Bắc Sơn được tổng hợp trong bảng sau:



Bảng 3 25: Chỉ số chất lượng nước (WQI) huyện Bắc Sơn

Tên điểm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

6 tháng đầu năm 2015

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

Hồ Tam Hoa

96

94

95

97

97

97

94

99

97

94

88

91

91

Nước khe tại trạm bơm nước xã Long Đống

97

95

96

98

95

97

97

98

98

93

88

91

94

Suối Đồng Ý tại thôn Phù Dạ

95

75

85

98

95

97

96

99

98

99

51

75

93

(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Nhận xét:

Dựa trên giá trị chỉ số chất lượng WQI của từng vị trí quan trắc trong các năm 2011 - 2015 có thể thấy:

- Chất lượng nước mặt của hồ Tam Hoa, Nước khe tại trạm bơm cấp nước sinh hoạt xã Long Đống có chất lượng ổn định và đủ tiêu chuẩn cung cấp nước sinh hoạt.

- Chất lượng nước suối Đồng Ý khá tốt, tuy nhiên chất lượng giữa mùa mưa và mùa khô có sự khác nhau khá nhiều.


Diễn biến chất lượng nước mặt huyện Tràng Định


a. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt

- Kết quả phân tích chất lượng nước mặt các thủy vực của huyện Tràng Địnhtrong giai đoạn 2011-2015 được thể hiện dưới đây:







(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Hình 3 38: Kết quả phân tích hàm lượng COD, BOD5 các thủy vực huyện Tràng Định

Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại Sông Kỳ cùng tại cầu Bản Trại và Sông Bắc Khê tại trạm cấp nước sinh hoạt TT. Thất Khê cho thấy chất lượng nước tại các thủy vực trên khá tốt. Tất cả các thông số phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (B1).



b. Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước mặt huyện Tràng Định (WQI)

Chỉ số chất lượng nước mặt của huyện Tràng Định được tổng hợp trong bảng sau:



Bảng 3 26: Chỉ số chất lượng nước (WQI) huyện Tràng Định

Tên điểm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

6 tháng đầu năm 2015

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

Sông Bắc Khê tại trạm cấp nước sinh hoạt TT Thất Khê

96

97

97

96

97

97

80

100

90

98

78

88

94

Sông Kỳ Cùng tại cầu Bản Trại

91

87

89

97

97

97

61

99

80

97

81

89

95

(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015).

Nhận xét:

Dựa trên giá trị chỉ số chất lượng WQI của từng vị trí quan trắc trong các năm 2011 - 2015 có thể thấy:

- Chất lượng nước mặt của sông Bắc Khê tại trạm bơm cấp nước sinh hoạt xã thị trấn Thất Khê có chất lượng tương đối tốt và đủ tiêu chuẩn cung cấp nước sinh hoạt, tuy nhiên chất lượng nước có dấu hiện suy giảm do hàm lượng chất rắn lơ lửng gia tăng theo thời gian.

- Chất lượng nước sông Kỳ Cùng tại cầu Bản Trại khá tốt, tuy nhiên chất lượng giữa mùa mưa và mùa khô có sự khác nhau nhiều.


Diễn biến chất lượng nước mặt huyện Văn Lãng


a. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt

Kết quả phân tích chất lượng nước mặt các thủy vực của huyện Văn Lãng trong giai đoạn 2011-2015 được thể hiện dưới đây:

- Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại Sông Kỳ Cùng sau thi chảy qua TT.Na Sầm (tại thôn Pò Nâu) và nước suối Tân Mỹ sau khi chảy qua nhà máy thuộc da Nguyên Hồng cho thấy chất lượng nước tại 2 thủy vực này tương đối tốt, tuy nhiên có sự ô nhiễm tức thời do các nguồn thải xả thải vào thủy vực.

- Theo phản ánh dân địa phương cho biết, tại các thời điểm nhà máy thuộc da Nguyên Hồng xả nước thải, nước suối xã Tân Mỹ bị ảnh hưởng bởi mùi và các chất hữu cơ phát sinh trong quá trình sản xuất của nhà máy.

+ Ngoài ra chất lượng sông Kỳ Cùng bị ô nhiễm chất thải rắn lơ lửng (TSS) tức thời (mùa mưa năm 2013) với hàm lượng 218mg/l vượt 4,6 lần so với QCVN.

+ Đối với chất lượng nước suối Tân Mỹ chịu tác động trực tiếp từ nước thải của các cơ sơ sản xuất xung quanh khu vực và ô nhiễm theo từng thời điểm hàn lượng NH4+ (mùa khô 2014) vượt 5,5 lần so với QCVN; hàm lượng ô xy hòa tan trong nước (DO) tại thời điểm mùa khô 2014 là 1,64 mg/l nhỏ hơn 2,44 lần so với yêu cầu của QCVN.







(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Hình 3 39: Kết quả phân tích hàm lượng COD, BOD5 các thủy vực huyện Văn Lãng

b. Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước mặt huyện Văn Lãng (WQI)

Chỉ số chất lượng nước mặt của huyện Văn Lãng được tổng hợp trong bảng sau:



Bảng 3 27: Chỉ số chất lượng nước (WQI) huyện Văn Lãng

Tên điểm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

6 tháng đầu năm 2015

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

Sông Kỳ Cùng tại thôn Pò Nâu

96

81

89

97

97

97

19

79

49

96

92

94

89

Suối sau khi chảy qua nhà máy thuộc da Nguyên Hồng

95

76

86

96

97

97

95

82

89

93

16

55

46

(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Nhận xét:

Dựa trên giá trị chỉ số chất lượng WQI của từng vị trí quan trắc trong các năm 2011 - 2015 có thể thấy:

- Chất lượng nước mặt của sông Kỳ Cùng và suối Tân Mỹ (sau khi chảy qua nhà máy thuộc da nguyên Hồng) có sự suy giảm về chất lượng.

- Thủy vực có dấu hiệu bị ô nhiễm tức thời (tạm thời) do chịu sự tác động trực tiếp của các nguồn thải xả thải vào thủy vực.


Diễn biến chất lượng nước mặt sông Kỳ Cùng


a. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt

Kết quả phân tích chất lượng nước mặt các sông Kỳ Cùng trong giai đoạn 2011-2015 được thể hiện dưới đây:





(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Hình 3 40: Kết quả phân tích hàm lượng COD sông Kỳ Cùng



(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Hình 3 41: Kết quả phân tích hàm lượng BOD5 sông Kỳ Cùng

Nhìn chung chất lượng nước sông Kỳ Cùng khá tốt. Qua số liệu quan trắc định kỳ hàng năm của sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy chất lượng nước sông Kỳ Cùng ít có sự biến động qua các năm. Các thông số quan trắc hầu hết đều nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1). Tuy nhiên, vào mùa mưa lũ, hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước khá cao có thể lên tới 335mg/l vượt 6,7 lần QCVN.

Chất lượng nước có sự thay đổi rõ rệt sau khi chảy qua các khu đô thị của tỉnh Lạng Sơn. Chất lượng nước cuối sông (trước khi chảy sang địa giới Trung Quốc – sông Kỳ Cùng tại cầu Bản Trại) kém hơn so với nước gần đầu nguồn (Sông Kỳ Cùng tại cầu Bản Chu).

b. Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước mặt sông Kỳ Cùng (WQI)

Chỉ số chất lượng nước mặt của sông Kỳ Cùng được tổng hợp trong bảng sau:



Bảng 3 28: Chỉ số chất lượng nước (WQI) sông Kỳ Cùng

Tên điểm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

6 tháng đầu năm 2015

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

Sông Kỳ Cùng tại cầu Bản Chu

97

74

86

97

88

93

67

95

81

96

74

85

87

Sông Kỳ Cùng tại cầu Mai Pha

90

96

93

97

98

98

72

88

80

91

31

61

90

Sông Kỳ Cùng tại cầu Ngầm

97

84

91

70

96

83

72

83

78

85

37

61

93

Sông Kỳ Cùng tại thôn Pò Nâu

96

81

89

97

97

97

19

79

49

96

92

94

89

Sông Kỳ Cùng tại cầu Bản Trại

91

87

89

97

97

97

61

99

80

97

81

89

95

(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Nhận xét:

Dựa trên giá trị chỉ số chất lượng WQI của từng vị trí quan trắc trong các năm 2011 - 2015 có thể thấy:

- Môi trường nước mặt của sông Kỳ Cùng có dấu hiệu suy giảm về chất lượng.

- Sông có dấu hiệu bị ô nhiễm tức thời (tạm thời) do chịu sự tác động trực tiếp của các nguồn nước thải chưa qua xử lý xả thải trực tiếp vào sông.


Diễn biến chất lượng nước mặt sông Thương


a. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt

Kết quả phân tích chất lượng nước mặt các sông Thương trong giai đoạn 2011-2015 được thể hiện dưới đây:





(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Hình 3 42: Kết quả phân tích hàm lượng COD sông Thương



(Nguồn: Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lạng Sơn, 2015)

Hình 3 43: Kết quả phân tích hàm lượng BOD5 sông Thương

Nhìn chung chất lượng nước sông Thương khá tốt. Qua số liệu quan trắc định kỳ hàng năm của sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy chất lượng nước sông Thương không có sự biến động lớn qua các năm. Các thông số quan trắc hầu hết đề nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1).



b. Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước mặt sông Thương (WQI)

Chỉ số chất lượng nước mặt của sông Thương được tổng hợp trong bảng sau:



Bảng 3 29: Chỉ số chất lượng nước (WQI) sông Thương

Tên điểm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

6 tháng đầu năm 2015

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

MM

MK

TB năm

Sông Thương tại thôn Mạn Đường A

100

96

98

91

87

89

87

97

92

100

81

91

96

Sông Thương tại cầu Chi Lăng

100

95

98

95

88

92

89

95

92

100

89

95

94

Sông Thương tại thôn Việt Thắng

98

97

98

96

93

95

59

96

78

98

69

84

93

Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường, 2015.

Nhận xét:

Dựa trên giá trị chỉ số chất lượng WQI của từng vị trí quan trắc trong các năm 2011 - 2015 có thể thấy:

- Môi trường nước mặt của sông Thương có dấu hiệu suy giảm về chất lượng.

- Tuy nhiên, nguồn gây tác động chính đến chất lượng nước sông Thương là chất rắn lơ lửng (TSS).



Nhận xét chung: Chất lượng nước mặt của tỉnh Lạng Sơn còn tương đối tốt. Qua kết quả quan trắc hàng năm, chất lượng nguồn nước mặt tại hầu hết các vị trí quan trắc nằm trong giới hạn QCVN cho phép. Tuy nhiên, tại một số điểm quan trắc cho thấy có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ. Nguyên nhân gây ô nhiễm cục bộ chủ yếu là do nước thải sinh hoạt dân cư, đô thị hóa.

Để kiểm soát chất lượng nước mặt của tỉnh Lạng Sơn phục vụ cho sự nhiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Việc xây dựng hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt và khu xử lý tập trung của các khu đô thị trong tỉnh là hết sức cần thiết vì đây là nguồn ô nhiễm nước mặt chính hiện nay.

Tăng cường kiểm tra giám sát đối với chất lượng nước thải các khu công nghiệp, khu tập trung kinh doanh sản xuất, nhà máy xí nghiệp, bệnh viện vì đây là nguồn nguy cơ gây ô nhiễm, dịch bệnh rất cao.



tải về 4.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương