BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC



tải về 4.95 Mb.
trang6/52
Chuyển đổi dữ liệu10.07.2016
Kích4.95 Mb.
#1638
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   52

Hiện trạng sử dụng đất


Với đặc trưng là một tỉnh miền núi phía Bắc nên diện tích của Lạng Sơn chủ yếu là đồi núi với địa hình Karst đặc trưng. Đất Lạng Sơn có nguồn gốc phát sinh trên các nền đá mẹ gồm: đá sa thạch, đá vôi, phiến thạch sét, cuội kết và dăm kết. Đất đồi núi hình thành do phong hóa đá mẹ tại chỗ, từ các loại đá khác nhau cho sản phẩm phong hóa khác nhau; ngoài ra còn có đất phù sa sông suối, đất lúa nước vùng đồi núi hình thành do tác động của con người qua nhiều năm (đất nhân tác). Đất Lạng Sơn được chia thành 8 nhóm đất chính với 15 đơn vị đất, cụ thể là:

1/ Nhóm đất phù sa (Fluvisols) có 3 đơn vị đất với tổng diện tích là 8743,35 ha, chiếm 1,14% diện tích điều tra. Đây là những dải đất hẹp nằm ven các dòng sông, suối của tỉnh. Đất có độ phì tương đối khá, có tiềm năng cho phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm (lúa, ngô, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

2/ Nhóm đất Gley (Gleysols) có diện tích 444,86 ha, chiếm 0,06% diện tích điều tra. Đây là loại đất trũng, lầy thụt dưới chân núi, loại đất này có 2 đơn vị đất là đất gley trung tính ít chua và đất gley chua.

3/ Nhóm đất xám (Acrisols): Là loại đất chủ yếu của tỉnh Lạng Sơn, có quy mô diện tích 615.754,24 ha chiếm trên 80% diện tích điều tra. Đất xám có 3 đơn vị đất là đất xám điển hình, đất xám úng nước mặt và đất xám feralic. Nhóm đất này thích hợp cho việc trồng cây lâu năm và trồng rừng.

4/ Nhóm đất đỏ (Ferralsols) có 1 đơn vị đất với diện tích 34.558,80 ha, chiếm 4,52% diện tích điều tra.

5/ Nhóm đất đen (Luvisols)có 2 đơn vị đất với tổng diện tích 54.974,60 ha, chiếm 7,19% diện tích điều tra.

6/ Nhóm đất nhân tác (Althrosols) có 2 đơn vị đất: dưới tác động của con người trong các hoạt động sản xuất từ nhiều năm nay đã tạo thành đơn vị đất nhân tác trung tính ít chua và đất nhân tác chua. Tổng diện tích của nhóm đất này là 44.439,71 ha, chiếm 5,81% diện tích điều tra.

7/ Nhóm đất xám vàng mùn trên núi (Humic Acrisols) có 1 đơn vị đất, diện tích 2.661,07 ha, chiếm 0,35% diện tích điều tra.

8/ Nhóm đất tầng mỏng (Leptosols), có 1 đơn vị đất là đất xói mòn trơ sỏi đá, diện tích 3.071,89 ha, chiếm 0,40% diện tích điều tra.

Bảng 1 9: Tổng hợp các loại đất theo mục đích sử dụng

Đơn vị: ha

Năm

Đất nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp

Đất chưa sử dụng

2010

667148,08

43875,18

121052,56

2011

667502,98

44399,60

120173,24

2012

678567,45

45835,93

107672,44

2013

680921,53

45355,30

105798,99

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2013).



(Nguồn: Niên giám thống kê, 2013).

Hình 1 2: Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Lạng Sơn

Đất nông nghiệp


Toàn tỉnh hiện có 680.921,53 ha đất nông nghiệp, chiếm 81,83% tổng diện tích đất tự nhiên.

Hiện trạng các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp được thể hiện ở bảng dưới đây:



Bảng 1 10: Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2013

STT

Loại đất

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

1

- Đất trồng cây hàng năm

79.059,45

11.61

1.1

+ Đất trồng lúa

43.292,00

-

1.2

+ Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

2.606,35

-

1.3

+ Đất trồng cây hàng năm khác

33.161,10

-

2

- Đất trồng cây lâu năm

30.494,29

4.48

3

- Đất lâm nghiệp có rừng

569.741,68

83.67

4

- Đất nuôi trồng thủy sản

1.534,34

0.23

5

- Đất nông nghiệp khác

91,77

0.01

6

Tổng

680.921,53

100,00

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2013).

- Đất lúa nước:

Diện tích đất trồng lúa nước toàn tỉnh là 43.292,00 ha, chiếm 6,45% diện tích đất nông nghiệp. Đất trồng lúa nước 2 vụ, tập trung ở các huyện Cao Lộc, Chi Lăng, Lộc Bình, Hữu Lũng và huyện Tràng Định.

- Đất trồng cây lâu năm:

Diện tích đất trồng cây lâu năm được phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện Bình Gia, Hữu Lũngvà Chi Lăng.

- Đất lâm nghiệp có rừng

Theo mục đích sử dụng, đất rừng sản xuất chiếm tỷ trọng cao nhất trong đất lâm nghiệp, tập trung chủ yếu ở các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Đình Lập, Lộc Bình, Tràng Định, tiếp đến là đất rừng phòng hộ, tập trung ở các huyện Bình Gia, Đình Lập, Lộc Bình và Tràng Định. Rừng đặcdụng tập trung ở huyện Hữu Lũng.

- Đất nuôi trồng thủy sản:

Đất nuôi trồng thủy sản phân bố ở tất cả các huyện trong tỉnh, song tập trung chủ yếu ở các huyện như Bắc Sơ, Cao Lộ, Chi Lăng, Lộc Bình và huyện Hữu Lũng. Nhìn chung phần diện tích này được khai thác có hiệu quả, tạo ra sản phẩm hàng hóa xuất ra thị trường cũng như phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh.

Đất phi nông nghiệp


Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013, toàn tỉnh hiện có 45.355,30 ha đất được sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp, chiếm 5,45% tổng diện tích tự nhiên.

Hiện trạng sử dụng và cơ cấu các loại đất chính trong nhóm đất phi nông nghiệp được thể hiện ở bảng sau:



Bảng 1 11: Diện tích, cơ cấu các loại đất phi nông nghiệp năm 2013

STT

Loại đất

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

1

Đất ở

7496,50

16,53

2

Đất chuyên dùng

26687,87

58,84

3

Đất tôn giáo tín ngưỡng

72,08

0,16

4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

518,90

1,15

5

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

10524,58

23,24

6

Đất phi nông nghiệp khác

55,37

0,12

7

Tổng

45.355,30

100

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2013).

Đất chưa sử dụng


Toàn tỉnh hiện còn 105.798,99 ha đất chưa sử dụng, chiếm 12,72% diện tích đất tự nhiên, bao gồm các loại sau:

- Đất bằng chưa sử dụng:

Diện tích 2.560,37 ha, chiếm 2,42% tổng diện tích chưa sử dụng, tập trung nhiều ở huyện Bắc Sơn, huyện Cao Lộc, huyện Chi Lăng và rải rác ở tất cả các huyện.

- Đất đồi núi chưa sử dụng:

Diện tích 53.582,12 ha, chiếm 50,65% diện tích chưa sử dụng, phân bố chủ yếu ở các huyện Lộc Bình, Văn Lãng, Tràng Định và huyện Đình Lập. Đây là những khu vực đồi núi có khả năng cải tạo để sản xuất nông lâm nghiệp, phù hợp cho việc trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời có thể khai thác một phần diện tích này để trồng các loại cây lâu năm, nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất. Ngoài ra diện tích đất chưa sử dụng cũng có thể đáp ứng một phần nhỏ cho nhu cầu sử dụng phi nông nghiệp.

- Núi đá không có rừng cây:

Diện tích 49.656,50 ha, chiếm 46,93% đất chưa sử dụng. Trong những năm tới phần diện tích này cần được bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường, bên cạnh đó một phần diện tích được khai thác để làm vật liệu xây dựng và nguyên liệu sản xuất xi măng.



tải về 4.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương