BÁo cáo chính mục lục phần I 1 giới thiệu tổng quan 1


II.2.2 Bến bãi phục vụ vận tải đường bộ



tải về 1.19 Mb.
trang5/17
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.19 Mb.
#19572
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

II.2.2 Bến bãi phục vụ vận tải đường bộ


Nhằm ổn định phương hướng cải tạo, nâng cấp các bến xe hiện có và đầu tư xây dựng các bến xe mới, nâng cao chất lượng phục vụ và vận chuyển hàng hóa, hành khách, UBND tỉnh đã ra quyết định số 787/QĐ.CT.UBT ngày 29/3/2002 v/v Quy hoạch hệ thống bến xe trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Hệ thống quy hoạch được duyệt gồm: 8 bến xe với tổng diện tích 80.210m2, 16 trạm xe tổng diện tích 38.580m2, 8 điểm dừng đỗ xe tổng diện tích 5.000m2. Toàn bộ quy hoạch 123.790m2 cho bến, trạm, điểm dừng đỗ xe.

Hiện nay có 8 bến xe đang hoạt động tổng diện tích khoảng 48.149 m2. Ngành giao thông đang quản lý 7 bến xe với diện tích là 35.149m2 được bố trí ở các trung tâm chính trị và kinh tế của tỉnh. TP. Biên Hòa quản lý một bến xe khách 14.000m2. Cụ thể:



- 3 bến trung tâm tỉnh: Bến xe Đồng Nai, bến loại 4 tại phường Bình Đa Thành Phố Biên Hoà. Bến ngã tư Vũng Tàu, loại 4 tại phường Long Bình Tân Biên Hoà. Bến xe TP Biên Hoà, bến loại 2 tại QL1K phường Quang Vinh Biên Hoà.  

- 5 bến trung tâm huyện, thị trấn: bến xe Tân Phú, bến loại 3 tại thị trấn Tân Phú huyện Tân Phú. Bến xe Long Khánh, bến loại 3 tại thị xã Long Khánh. Bến xe Xuân Lộc, bến loại 4 tại thị trấn Gia Ray huyện Xuân Lộc. Bến xe Trị An, bến loại nhỏ. Bến xe Phú Lý, bến loại nhỏ.  

- Trạm xe: thành phố Biên Hòa quản lý 2 trạm xe Nguyễn Văn Trị 1.860m2 và Hố Nai 5.300m2. Ngành GTVT quản lý 4 trạm xe tổng diện tích 5.600m2, Xuân Lộc 250m2, Cẩm Mỹ 2.400m2, Vĩnh Cửu có một trạm xe buýt 200m2 ngã ba Trị An và một trạm xe Phú Lý 1000m2.

Nhìn chung bến bãi trạm dừng xe còn thiếu. Cần tiếp tục triển khai việc hoàn chỉnh và xây dựng các bến xe, trang thiết bị theo quy định cấp bậc loại bến, dành đất để xây dựng các bến, trạm, điểm dừng đỗ xe.


II.2.3 Mạng lưới đường sông


Tỉnh Đồng Nai có hồ Trị An rộng 32.000ha và 679km đường sông. Trung ương quản lý 6 tuyến tổng chiều dài 169km; huyện, thành phố, tỉnh quản lý 18 tuyến tổng chiều dài 262km; đơn vị cơ sở khác quản lý 61 tuyến kênh rạch chiều dài 101km.

Số sông ngòi vùng núi có thác ghềnh, lưu lượng nước vào mùa khô ít không có khả năng vận tải. Giao thông đường thuỷ chủ yếu tập trung trên các sông phía nam của tỉnh như: sông Đồng Nai, sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu, sông Thị Vải…

Tổng chiều dài sông hiện nay khai thác vận tải là 205km (chiếm 31% tồng chiều dài sông toàn tỉnh). Trong đó quan trọng nhất là :

- Sông Đồng Nai: dài 162km, từ ranh giới với Lâm Đồng đến ngã 3 Cát Lái. Có tầm quan trọng cho vận tải thuỷ của tỉnh Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu…

- Các sông nhánh của sông Đồng Nai gồm: Sông Cái 7km, chảy vào nội thành Biên Hòa. Sông Buông 100km, từ thị xã Long Khánh và đổ ra sông Đồng Nai xã Long Hưng (huyện Long Thành). Sông Bến Gỗ 4km, nối sông Buông và đổ ra sông Đồng Nai. Sông Đồng Môn 9km, chảy vào địa phận Nhơn Trạch. Sông Sâu 11km, chảy qua huyện Nhơn Trạch.

- Các sông nối tiếp sông Đồng Nai gồm: Sông Nhà Bè 8,5km, có luồng tầu biển ra vào cảng Sài Gòn, cảng Cát Lái. Sông Lòng Tàu 9km, có luồng tầu biển ra vào cảng Sài Gòn, cảng Cát Lái. Sông Đồng Tranh 27km. Sông Gò Gia 17,5km. Sông Thị Vải 35km, trong đó đoạn chảy qua địa phận tỉnh Đồng Nai dài 20km. Sông Đồng Kho 15km, chảy qua địa phận huyện Nhơn Trạch. Tắc Ông Trúc 3km, nối sông Đồng Kho với sông Thị Vải. Rạch Ông Cự 7,5km, nối sông Đồng Tranh với sông Gò Gia.

- Các sông khác gồm: Sông Bé 250km, hợp với sông Đồng Nai tại ngã 3 Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu. Sông La Ngà 300km, chảy qua địa phận tỉnh Đồng Nai 65km. Sông Nhạn 22km, thuộc địa phận thị xã Long Khánh. Sông Ray thuộc huyện Xuân Lộc.

Hệ thống sông, hồ tỉnh Đồng Nai có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội. Đặc biệt hệ thống sông Đồng Nai từ hạ lưu đập Trị An theo các sông Nhà Bè, Lòng Tàu, Đồng Tranh – Thị Vải đi ra biển, tạo điều kiện thuận lợi phát triển vận tải hàng hoá đường thuỷ cho tỉnh, vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam. Giao thông đường thuỷ góp phần kết nối các cụm cảng biển cảng sông, các cụm kinh tế, dân cư, khu công nghiệp lớn của tỉnh Đồng Nai với các tỉnh trong vùng.

Hiện nay khối lượng hàng hoá vận chuyển trên các sông của Đồng Nai chủ yếu là vật liệu xây dựng như: đá, cát, sỏi, đất đỏ; chiếm tới trên 87% tổng khối lượng. Đoạn sông Đồng Nai từ cầu Đồng Nai đến Cù Lao Bạch Đằng, hàng năm có tới 100.000 lần phương tiện qua lại (số liệu năm 2001 là 73.000 lần), còn bị hạn chế do đầu tư cải tạo nên chưa đạt cấp III. Đoạn từ cù lao Bạch Đằng lên ngã 3 sông Bé chưa được trang bị phao tiêu báo hiệu, còn nhiều đá ngầm chưa khai phá…


II.2.4 Hệ thống cảng


1/. Bến, cảng sông

a. Bến khách: có một số bến đò khách trên sông nhưng quy mô nhỏ bé. Bến khách ở phường Thanh Bình, phường Hòa bình…

b. Bến cảng chuyên dùng của các doanh nghiệp :

- Trên sông Cái phường An Bình TP Biên Hoà có: bến COGIDO công ty giấy Đồng Nai, có 1 bến 38m sà lan 500 tấn. Bến TAGS Con Cò bến dài 30m cho sà lan 500-1000T. Bến Tín Nghĩa (ICD Biên Hòa) phục vụ container, có 2 bến cho sà lan 1000T.

- Trên sông Đồng Nai: bến bột ngọt Ajinomoto có một bến dài 60m cho sà lan đến 500T. Cảng của công ty Vận tải sông biển, P. An Bình TP Biên Hòa, có 2 bến sà lan 500 -1000T dài 80m.

b. Bến vật liệu xây dựng và hàng khác:

- Bến thuộc khu vực thành phố Biên Hoà: có 5 bến bốc xếp cát đá sỏi đỏ An Bình cho sà lan 500 -1000T, 27 bến bến xuất đá và 5 bến xuất cát tại Hoá An, từ cầu Hóa An đến cầu Đồng Nai sông Đồng Nai có 10 bến nhập cát. Còn có một số các bến trung chuyển hàng hoá, cảng chợ, bến hành khách P.Thanh Bình, P. Bình Hoà ….

- Tại khu vực lòng hồ Trị An có 3 bến cho loại ghe gỗ nhỏ hơn 100T.

- Tại khu vực Long Thành trên sông Buông: khu vực Láng Lun có 5 bến bốc xếp đất đỏ cho sà lan 500-1000T.

- Tại huyện Nhơn Trạch xã Long Tân có cảng trung chuyển Container, 3 bến sà lan 1000T, 3 bến sà lan 3000T, tổng chiều dài 380m.

- Tại huyện Vĩnh Cửu có 8 bến: 1 bến xuất cát, 3 bến xuất đất đỏ, 1 bến puzalan tại Đại An sông Đồng Nai cho ghe gỗ nhỏ hơn 100T, 3 bến xuất đá Thiện Tân trên sông Đồng Nai cho sà lan 500T.

Ngoài ra có một số cơ sở sửa chữa sà lan như: Lam Sơn ở Hoá An, cơ sở của Cty VT Thủy bộ ở Bình An, cơ sở Long Hưng ở Long Thành, Long Tân huyện Nhơn Trạch.

Nhìn chung các bến cảng sông trình độ cơ giới chưa cao, đang cần được củng cố phát triển. Các bến VLXD được xây dựng tự phát, không theo tiêu chuẩn và kỹ thuật của ngành. Các chủ phương tiện vẫn còn một lượng không nhỏ chưa có ý thức an toàn giao thông.

Trong Quy hoạch chi tiết phát triển GTVT đường sông tỉnh Đồng Nai (Công ty Cổ phần Dịch vụ Xây dựng & Cơ khí Đường thuỷ Miền Nam), vật liệu xây dựng được khai thác chủ yếu là đá cát sỏi đỏ, hầu hết tiêu thụ trong khu vực lân cận, vận chuyển cự ly ngắn, hoặc cát trực tiếp khai thác trên sông đưa vào bờ qua các bãi thô sơ. Chỉ một phần cát, đá, sỏi đỏ được chở đi TPHCM và các tỉnh khác bằng đường sông, mang ý nghĩa vận tải, nhưng không có số liệu thống kê chính thức.

2/. Cảng biển

a. Trên sông Đồng Nai có các cảng sau:

1/. Cảng Đồng Nai: cảng tổng hợp duy nhất trong cụm cảng khu vực sông Đồng Nai. Khu đất hiện nay diện tích 5,43ha, chiều dài bờ sông khoảng 420m. Diện tích đất cảng hiện hữu là 2,51ha, phần còn lại là diện tích cho Cty LPG Việt Nam và Cty Shell-Codamo thuê. Đã có 2 cầu tàu cho sà lan 300T. Một cầu tàu dài 62m, rộng 14m. Luồng vào cảng hiện chỉ đảm bảo cho tàu 2000DWT ra vào. Hàng thông qua hiện khoảng trên 600 ngàn T/năm.

2/. Cảng SCTGas–VN và cảng VT.Gas: phường Long Bình Tân TP Biên Hòa. Đây là 2 cảng chuyên dụng cho tàu sông và tàu biển nhỏ hơn 1000T. Hai cảng này sử dụng cho bốc xếp hàng lỏng, chủ yếu là Gas.

b. Trên sông Sâu Nhơn Trạch: cảng quân sự (Hải quân 696) .

c. Trên sông Thị Vải KCN Gò Dầu, huyện Long Thành, khu cảng Phước An, gồm:

1/. Cảng VEDAN (Phước Thái): cảng chuyên dụng Cty Cổ phần hữu hạn VEDAN – Việt Nam, diện tích 7,5ha. Có một bến cho tàu hàng khô 100m trọng tải 10.000DWT (hạ lưu) và 01 bến 166m cho tàu hàng lỏng 12.000DWT (thượng lưu) xuất nhập nguyên liệu và sản phẩm của nhà máy.

2/. Cảng Gò Dầu: cảng tổng hợp nằm ở hạ lưu của cảng VEDAN. Gồm khu A và khu B.

+ Khu A: rộng 18 ha dọc sông 600m. Bốc xếp hàng hóa phục vụ KCN Gò Dầu và vùng lân cận. Hiện nay mới xây dựng một phân đoạn bến dài 30m (giáp cảng nhà máy super phosphate Long Thành), sử dụng để cập tàu trọng tải 2.000DWT. Trên bến hiện nay sử dụng cần trục bánh xích để bốc xếp hàng hóa.

+ Khu B: rộng 50 ha, dọc sông 1000m.

Bến Tổng hợp số 1: hiện tại giai đoạn 1 mới xây dựng 1 phân đoạn bến dài 50m cho tàu 6.500DWT của Công ty Shell – nằm phía trong KCN Gò Dầu - bốc xếp hàng hóa là hàng lỏng. Trên bến lắp đặt hệ thống bơm hút hàng lỏng của Công ty Shell.

Bến Tổng hợp số 2: nằm phía hạ lưu cảng nhà máy super phosphate Long Thành. Trực thuộc cảng Đồng Nai quản lý. Gồm một bến tàu dài 120m cho tàu trọng tải 12.000DWT và một bến sà lan dài 20m cho sà lan 300T. Được xây dựng năm 1998-1999. Hiện nay các bến đang bốc xếp hàng hóa của nhà máy phân bón NPK – Công ty phân bón Việt Nhật và hàng hóa tổng hợp của cảng Đồng Nai.

3/. Cảng nhà máy Super phosphat Long Thành: Nằm về phía hạ lưu cảng Gò Dầu A, diện tích 4,5 ha, cảng chuyên dụng gồm một bến cho tàu 3.000-5000DWT dài 50m và một bến sà lan 300T phía thượng lưu, chỉ phục vụ cho việc xuất nhập nguyên liệu và sản phẩm của nhà máy Super phosphate Long Thành. Trên bến trang bị một cần trục cổng chạy trên ray.

4/. Cảng nhà máy Unique Gas: kế tiếp về phía hạ lưu Bến tổng hợp số 2 – cảng Gò Dầu B - là cảng chuyên dụng phục vụ tiếp nhận hàng khí hóa lỏng cho nhà máy khí hóa lỏng của Công ty UNIQUE GAS nằm phía trong KCN Gò Dầu. Có một bến hàng lỏng cho tàu 6.500DWT.

d. Khu cảng Phú Hữu 1, khu cảng Ông Kèo (trên sông Nhà Bè, Lòng Tàu):  nằm trên bờ tả của các sông Nhà Bè và sông Lòng Tàu, thuộc địa phận huyện Nhơn Trạch – tỉnh Đồng Nai. Gồm 3 cảng sau:

1/. Cảng Viko - Wochimex: Xây dựng năm 1996 trên sông Lòng Tàu, là cảng chuyên dụng cho tàu trọng tải 15.000DWT, xuất nhập gỗ dăm của nhà máy Viko - Wochimex, công suất 150.000 tấn/năm, bến có chiều dài 180m, diện tích khu đất bao gồm nhà máy và cầu cảng là 5ha. Sản lượng hàng qua cảng trên 16 ngàn tấn/ năm.

2/. Cảng gỗ mảnh Phú Đông: Xây dựng năm 1998 trên sông Nhà Bè. Đây là cảng chuyên dụng cho tàu trọng tải tới 25.000DWT, bến có chiều dài 146m, xuất nhập gỗ dăm mảnh của Công ty liên doanh Phú Đông. Cảng đang hoạt động.

3/. Cảng Xăng dầu Phước Khánh: Cảng xăng dầu Phước Khánh của công ty Dầu khí Đồng Tháp. Nằm trên sông Nhà Bè gần ngã ba sông Sài Gòn - Nhà Bè - Cát Lái. Đây là cảng chuyên dụng cho tàu dầu trọng tải tới 25.000DWT, bến có chiều dài 220m. Hiện nay đã xây dựng xong và đang chuẩn bị đưa vào khai thác.

e. Các cảng cạn: Các cảng cạn (ICD) phục vụ việc lưu giữ và bốc xếp container hiện nay đang phát triển tương đối mạnh. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay có cảng cạn container Đồng Nai (ICD Đồng Nai).

Bảng 2.3: Hiện trạng các cảng biển trên địa bàn Tỉnh



Tên cảng

Số bến / chiều dài (m)

DT (ha)

Cỡ tàu (DWT)

Phân loại

I – Khu cảng Đồng Nai (trên sông Đồng Nai) 

Í. Cảng Đồng Nai

1/62

9,3

5.000

Tổng hợp

2. Cảng SCTGAS – VN

1/60

60

1.000

Chuyên dụng Gas

3. Cảng VTGAS

1/60




1.000

Chuyên dụng Gas

II - Khu cảng Phú Hữu 1, khu cảng Ông Kèo (trên sông Nhà Bè, Lòng Tàu) 

1. Cảng gỗ mảnh Phú Đông

1/146

4,80

25.000

C. dụng gỗ dăm

2. Cảng xăng dầu Phước Khánh

1/220

13,0

25.000

C. dụng xăng dầu

3. Cảng gỗ mảnh Viko Wochimex

1/180

6,00

15.000

Chuyên dụng gỗ dăm

III -Khu cảng Gò Dầu, khu cảng Phư­ớc An (trên sông Thị Vải) 

1. Cảng Ph­ước Thái (VEDAN)

2/340

120,0

12.000

Chuyên dụng

2. Cảng Gò Dầu A

1/30

17,60

2.000

Tổng hợp

Cảng Gò Dầu B

1/170

50,0

12.000

Tổng hợp

3. Super Phosphate Long Thành

1/50

50

10.000

CD Phân bón hoá chất

4. Cảng Unique Gas

1/130

130

6.500

C. dụng Gas

Đến nay hệ thống cảng trên địa bàn tỉnh được hình thành khá đa dạng và đang được phát triển. Các dịch vụ về cảng phục vụ cho kinh tế phát triển và đã mang lại những kết quả rất đáng kể.

Ước tính khối lượng thông qua cảng biển trên địa bàn tinh Đồng Nai hiện nay khoảng 3,5 triệu T /năm. Tuy nhiên cần chú trọng đặc biệt phát triển các cảng tổng hợp để phát huy hiệu quả đầu tư, tránh khuynh hướng đầu tư dàn trải không phát huy năng lực và công suất thiết bị.


II.2.5 Mạng lưới đường sắt


Đường sắt Thống Nhất từ thành phố Hồ Chí Minh đi ra các tỉnh miền Trung và miền Bắc, qua địa bàn tỉnh Đồng Nai dài khoảng 87,5 km. Tuyến đường sắt là mạch máu giao thông quan trọng nối liền tỉnh Đồng Nai với các tỉnh phía bắc, miền trung và thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến đường sắt có 2 cầu lớn đó là cầu Rạch Cát dài 124m; cầu Gềnh dài 225m. Hệ thống đường sắt do Trung ương quản lý. Ga Biên Hoà là ga lớn. Đã trang bị tín hiệu chạy tàu bán tự động trên toàn tuyến bắc - nam. Hiện nay đường sắt quốc gia chưa có tuyến nhánh nối kết với các cảng biển của khu vực.

II.2.6 Sân bay


Tỉnh Đồng Nai có sân bay Biên Hòa với tổng diện tích là 40km2 nằm ở phía Bắc trung tâm thành phố Biên Hòa giáp với thị xã Vĩnh An. Đây là sân bay quân sự được xây dựng trước năm 1975. Sau năm 1975 đến nay sân bay không tham gia vào hoạt động vận tải dân dụng, hệ thống giao thông đi vào sân bay mang thế độc đạo.

Ngoài ra, trong tỉnh còn có một số sân bay dã chiến được xây dựng trước năm 1975, như Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Rang Rang... Đến nay các sân bay này hầu như không sử dụng. Chưa có sân bay dân dụng trên địa bàn tỉnh.


II.2.7 Vận tải


1/. Tổ chức vận tải đường bộ

Tỉnh đã có 15 hợp tác xã vận tải đảm nhận chuyên chở hàng hoá và hành khách. Tổng số xe của các hợp tác xã này là 1080 xe, gồm 326 xe tải (1690 T trọng tải), 754 xe khách (14.471 ghế). Hiện một HTX đã xin ngưng hoạt động.

Doanh nghiệp nhà nước: có Công ty Vận tải thuỷ bộ Đồng Nai và Công ty Đông Nam, hiện đã sát nhập vào Sonadzi, hoạt động theo phương thức kinh doanh mới; có 7 xe tải (90T) và 302 xe khách (12.461ghế). Tham gia hoạt động xe buýt và xe đưa rước công nhân – học sinh. Trước đây còn có một liên doanh Vatadona (có 48 xe, 616 ghế), do thua lỗ kéo dài nên chấm dứt hoạt động năm 2004.

Đã hình thành các công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và hàng chục ngàn hộ kinh doanh cá thể hoạt động trên lĩnh vực vận tải.



* Các tuyến vận tải khách nội tỉnh: Đã tổ chức 14 tuyến, có trên 60 xe với số ghế bình quân 16,2 ghế/xe, khoảng 125 lượt xe xuất bến /ngày, xuất bến khoảng 500-600 ngàn khách/năm, khoảng từ 6 đến 15 chuyến xe xuất bến một ngày gồm các tuyến như:

1) Đồng Nai – Hố Nai, 7km. 2) Biên Hoà – Hố Nai, 10km.

3) Hố Nai – Trảng Bom, 13km. 4) Trị An – Bùi Chu, 18km.

5) Trị An – Đồng Nai, 32km. 6) Phú Lý – Đồng Nai, 62km.

7) Trảng Bom – Dầu Giây, 16km. 8) Long Khánh – Sông Ray, 32km.

9) Long Khánh – Xuân Quế, 45km. 10) Long Khánh –Cẩm Đường, 32km.

11) Long Khánh – Cù Bị, 27km. 12) Long Khánh - Tân Phú, 80km.

13) Long Khánh – Xuân Lộc, 28km. 14) Tân Phú – Nam Cát Tiên, 27km



* Các tuyến vận tải khách liền kề: Đã tổ chức 33 tuyến đi các khu vực lân cận tỉnh Đồng Nai. Tổng số 200 xe với số ghế bình quân 25 ghế/xe, khoảng 180 -190 lượt xe xuất bến /ngày, xuất bến khoảng 800 -900 ngàn khách /năm.

* Các tuyến vận tải liên tỉnh: Đã tổ chức 97 tuyến đi các tỉnh của cả nước. Tổng số khoảng 120 xe với số ghế bình quân 38,5 ghế/xe, khoảng 145-155 lượt xe xuất bến /ngày, xuất bến khoảng 500 -600 ngàn khách /năm.

* Mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt ở tỉnh Đồng Nai hiện nay có 9 tuyến nội ô và vùng phụ cận; 3 tuyến đối lưu với TP.HCM và các tuyến xe đưa rước công nhân, học sinh, sản lượng còn thấp, khoảng 7,3 – 9,0 triệu lượt hành khách/năm đáp ứng được khoảng 1,5%-2,0% nhu cầu đi lại trên địa bàn. Nhìn chung các tuyến vận tải hành khách được tổ chức tương đối tốt, đáp ứng nhu cầu đi lại hàng ngày. Cần nâng cấp các bến xe, cải tiến chất lượng phục vụ các bến và trên xe.

* Vận tải hàng hoá: các luồng hàng quan trọng nhất liên quan đến các khu dân cư đô thị, các khu công nghiệp, các cảng biển... Các xe tải chở hàng do nhiều chủ sở hữu khác nhau. Hàng ngày, lưu lượng xe tải cao nhất trên QL1, QL51, QL1K, các tuyến cửa ngõ TP Biên Hòa...

2/. Phương tiện vận tải đường bộ

a. Phương tiện vận tải hàng hoá

Tổng số phương tiện vận tải hàng hoá trên toàn tỉnh hiện có là 16.310 xe cơ giới, với 68.502 tấn phương tiện. Nếu tính phương tiện ngoài quốc doanh, hiện nay tổng số phương tiện vận tải hàng hoá là 12.719 chiếc, với 59.617 tấn trọng tải (NGTK 2005).



b. Phương tiện vận tải hành khách

Tổng số phương tiện vận tải hành khách trên toàn tỉnh ngoài quốc doanh có 7.190 chiếc với 69.440 ghế (NGTK 2005).

Cụ thể như bảng sau như bảng sau :

Bảng 2.4: Phương tiện vận tải đường bộ ngoài quốc doanh qua các năm



 

Đơn vị

2001

2002

2003

2004

2005

Tăng b/quân

Hàng hoá

 

 

 

 

 

 

Số lượng

Chiếc

5.899

6.445

8.362

10.679

12.719

21,2%

- Ô tô

Chiếc

3483

4009

5987

8244

10294

31,1%

- Các loại xe cơ giới

Chiếc

2.138

2.158

2.160

2.165

2.175

0,4%

- Xe thô sơ

Chiếc

278

278

275

270

250

-2,6%

Tấn phương tiện

Tấn

19.014

21.501

30.585

41.480

59.617

33,1%

- Ô tô

Tấn

16.310

18.776

27.856

38.747

56.876

36,7%

- Các loại xe cơ giới

Tấn

2.617

2.641

2.643

2.649

2.661

0,4%

- Xe thô sơ

Tấn

87

87

86

84

80

-2,1%

Hành khách

 

 

 

 

 

 

Số lượng

Chiếc

6.785

6.943

6.985

7.153

7.190

1,5%

- Loại 4 ghế trở xuống

Chiếc

101

115

81

100

120

4,4%

- Loại 5 đến 14 ghế

Chiếc

923

950

956

960

1.000

2,0%

- Loại 15 ghế trở lên

Chiếc

1.529

1.648

1.763

1.938

2.050

7,6%

- Xe lam

Chiếc

405

390

390

390

360

-2,9%

- Các loại xe cơ giới

Chiếc

3.122

3.140

3.100

3.100

3.000

-1,0%

- Các loại xe thô sơ

Chiếc

705

700

695

665

660

-1,6%

Tấn phương tiện

Ghế

51.586

54.398

58.161

62.710

69.440

7,7%

- Loại 4 ghế trở xuống

Ghế

404

476

324

400

480

4,4%

- Loại 5 đến 14 ghế

Ghế

10.153

10.450

11.917

12.009

12.500

5,3%

- Loại 15 ghế trở lên

Ghế

33.152

35.732

38.225

42.636

49.900

10,8%

- Xe lam

Ghế

4.050

3.900

3.900

3.900

3.600

-2,9%

- Các loại xe cơ giới

Ghế

3.122

3.140

3.100

3.100

3.000

-1,0%

- Các loại xe thô sơ

Ghế

705

700

695

665

660

-1,6%

Nguồn: NGTK năm 2005

3/. Vận tải đường thuỷ

a/ Tuyến vận tải hàng hoá đường sông chính hiện nay

- Tuyến Sài Gòn - Biên Hòa: đi theo sông Đồng Nai – sông Sài Gòn, có chiều dài là 59 km. Điều kiện chạy tàu nói chung thuận lợi, đảm bảo tàu –ghe đoàn sà lan có sức tải nhỏ và trung bình: tàu ghe tự hành trọng tải 100 -200 DWT, đoàn sà lan: trọng tải 400 -600 DWT. Ngoài ra, đoạn từ Trị An đến Biên Hòa luồng hẹp, nhiều đoạn cạn, hướng sông quanh co uốn khúc với bán kính cong nhỏ, nên vận hành phương tiện khó khăn. Đang hình thành các tuyến vận tải thủy theo sự phát triển khu vực Nhơn Trạch, Gò Dầu:

- Các tuyến sông liên kết cụm cảng Gò Dầu – Thị Vải: đi qua khu vực các sông Thị Vải – Lòng Tàu, Gò Gia, Đồng Tranh... quan hệ trực tiếp với các cảng biển khu vực.

- Các tuyến sông trên lưu vực sông Đồng Nai khu vực Nhơn Trạch, qua sông Đồng Nai và sông Lòng Tàu, sông Nhà Bè... có thể đi qua Long An, và đi tới ĐBSCL qua kênh Nước Mặn, kênh Chợ Gạo...



b/ Tuyến vận tải hành khách đường thủy nội địa: các tuyến đò dọc sông có quy mô nhỏ, thô sơ như: Hóa An – Biên Hòa, Hiếu Liêm – Trị An, La Ngà; trên hồ Trị An đi các vị trí lân cận Phú Cường, Sa Mách, Suối Đục, Thanh Sơn... Các tuyến đò ngang trên cơ sở một số bến đò ngang khu vực Biên Hòa, Vĩnh Cửu, Định Quán, Long Thành với ghe thuyền nhỏ.

c/ Phương tiện vận tải thuỷ: theo số liệu NGTK năm 2005, có 194 phương tiện vận tải hàng hoá đường sông khu vực ngoài quốc doanh với 8.999 tấn phương tiện và 119 phương tiện vận tải hành khách với 2.539 ghế. Đối với vận tải biển có 1 tàu trọng tải 1.700 tấn.

Các con số này cho thấy phương tiện vận tải thuỷ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và điều kiện của tỉnh. Trong tương lai cần tiến hành khai thác các điều kiện thuận lợi của hệ thống sông và đường biển, góp phần vận chuyển một khối lượng lớn hàng hoá trên địa bàn tỉnh.



Bảng 2.5: Phương tiện vận tải đường thuỷ ngoài quốc doanh qua các năm

 

Đơn vị

2001

2002

2003

2004

2005

Tăng b/quân

Hàng hoá

 

 

 

 

 

 

Số lượng

Chiếc

391

394

261

261

194

-16%

- Tàu chở các loại

Chiếc

 

6

12

12

17

 

- Xà lan

Chiếc

6

7

7

7

7

 

- Thuyền máy các loại

Chiếc

373

375

230

230

161

 

- Các phương tiện thô sơ

Chiếc

12

12

12

12

12

 

Tấn phương tiện

Tấn

5.683

5.907

23.774

23.774

8.999

12%

- Tàu chở các loại

Tấn

 

16.400

19.200

19.200

25.171

 

- Xà lan

Tấn

1.200

1.400

1.790

1.790

1.790

 

- Thuyền máy các loại

Tấn

4.459

4.483

2.760

2.760

1.565

 

- Các phương tiện thô sơ

Tấn

24

24

24

24

24

 

Hành khách

 

 

 

 

 

 

Số lượng

Chiếc

136

132

130

132

119

-3%

- Tàu cano chở khách

Chiếc

9

9

9

9

9

 

- Thuyền máy chở khách

Chiếc

117

115

114

116

97

 

- Phương tiện thô sơ khác

Chiếc

10

8

7

7

13

 

Tấn phương tiện

Ghế

1.308

1.270

1.245

1.329

2.539

18%

- Tàu cano chở khách

Ghế

99

99

99

99

99

 

- Thuyền máy chở khách

Ghế

1.103

1.085

1.076

1.160

2.247

 

- Phương tiện thô sơ khác

Ghế

107

83

70

70

93

 

Đường biển

 

 

 

 

 

 

Số lượng

Chiếc

 

1

1

1

1

 

Tấn phương tiện

Tấn

 

1.700

1.700

1.700

1.700

 

Nguồn: NGTK năm 2005

4/ Khối lượng vận tải hàng hoá trên địa bàn tỉnh

a/. Hàng hoá: năm 2005 sản lượng hàng hoá địa phương thực hiện 20,092 triệu tấn vận chuyển, và 1.129,838 triệu T-km luân chuyển.

- Chia theo hình thức sở hữu: Vận tải hàng hoá quốc doanh: chiếm 1% trong tổng số tấn, chiếm 2,3% trong tổng số T-km. Vận tải ngoài quốc doanh chiếm 99% trong tổng số tấn, chiếm 97,8% trong tổng số T-km.

- Chia theo loại hình vận tải:

+ Vận tải đường bộ chiếm chiếm 98,6% trong tổng khối lượng vận chuyển, chiếm 92,7% trong tổng số T-km.

+ Vận tải đường sông chiếm chiếm 1,3% trong tổng khối lượng vận chuyển, chiếm 4,4% trong tổng số T-km.

+ Vận tải đường biển chiếm chiếm 0,1% trong tổng khối lượng vận chuyển, chiếm 2,9% trong tổng số T-km.

Hàng thông qua các cảng trên địa bàn tỉnh: hệ thống cảng không ngừng được mở rộng, nâng cấp. Năm 2005 hàng hóa thông qua cảng đạt 6,585 triệu tấn.



Bảng 2.6: Khối lượng hàng hoá vận chuyển, luân chuyển

 

Đơn vị

2001

2002

2003

2004

2005

Tăng

b/quân

Vận chuyển

10.770

12.397

14.233

17.198

20.092

17%

Loại hình




 

 

 

 

 

 

- Quốc doanh

103Tấn

152

161

170

148

201

7%

- Ngoài quốc doanh

103Tấn

10.618

12.236

14.063

17.050

19.891

17%

Phương thức




 

 

 

 

 

 

- Đường bộ

103Tấn

10.620

12.247

14.044

16.921

19.817

17%

- Đường sông

103Tấn

150

142

160

252

262

15%

- Đường biển

103Tấn

 

8

29

25

13

18%

Luân chuyển

573.069

681.000

748.230

970.207

1.129.838

18%

Loại hình




 

 

 

 

 

 

- Quốc doanh

103T.km

38.638

38.735

33.762

20.674

26.178

-9%

- Ngoài quốc doanh

103T.km

534.431

618.289

714.469

949.533

1.103.660

20%

Phương thức




 

 

 

 

 

 

- Đường bộ

103T.km

532.400

614.361

594.827

848.130

1.046.908

18%

- Đường sông

103T.km

40.669

42.639

67.003

48.577

49.330

5%

- Đường biển

103T.km

 

24.000

86.400

73.500

33.600

12%

Nguồn: NGTK năm 2005

b/ Hành khách: Sản lượng vận tải hành khách địa phương năm 2005 là 40,4 triệu HK và 1.535,1 triệu HK.km. Vận tải hành khách quốc doanh chiếm 39,8 % số HK, chiếm 18,2 % số HK.km. Vận tải ngoài quốc doanh: 60,2 % số HK, chiếm 81,8 % số HK.km.

Bảng 2.7: Khối lượng hành khách vận chuyển, luân chuyển



 

Đơn vị

2001

2002

2003

2004

2005

Tăng b/quân

Vận chuyển

24.287

26.460

30.338

34.519

40.372

14%

Hình thức sở hữu




 

 

 

 

 

 

- Quốc doanh

103HK

8.481

8.830

12.106

13.212

16.058

17%

- Ngoài quốc doanh

103HK

15.673

17.570

18.131

21.248

24.314

12%

- Đầu tư nước ngoài

103HK

133

60

101

59

-

 

Phương thức




 

 

 

 

 

 

- Đường bộ

103HK

23.106

25.279

29.130

33.281

38.956

14%

- Đường sông

103HK

1.181

1.181

1.208

1.238

1.416

5%

Luân chuyển

909.505

1.050.569

1.102.438

1.330.316

1.535.119

14%

Hình thức sở hữu




 

 

 

 

 

 

- Quốc doanh

103HK.km

162.336

164.544

208.255

229.661

279.132

15%

- Ngoài quốc doanh

103HK.km

713.810

860.002

868.789

1.082.706

1.255.987

15%

- Đầu tư nước ngoài

103HK.km

33.359

26.023

25.405

16.949

-

 

Phương thức




 

 

 

 

 

 

- Đường bộ

103HK.km

897.885

1.038.949

1.090.411

1.317.429

1.516.876

14%

- Đường sông

103HK.km

11.620

11.620

12.027

12.887

18.243

12%

Nguồn: NGTK năm 2005

II.2.8 Công nghiệp giao thông vận tải


Công nghiệp giao thông vận tải của tỉnh Đồng Nai trong các năm gần đây đã những bước phát triển, một số cơ sở chính như:

Công nghiệp cơ khí đường thủy:

Đơn vị, xí nghiệp và năng lực (đv: Tấn phương tiện/năm)

1/. Xưởng sửa chữa xà lan Lam Sơn (xã Hoá An-Biên Hoà) : 3.500 -4.000

2/. Cơ sở sửa chữa xà lan Cty VTTB (P. An Bình-Biên Hoà) : 2.000 -3.000

3/. Cơ sở sửa chữa xà lan Long Hưng -Long Thành: 3.000

4/. Xưởng sửa chữa xà lan Long Tân -Nhơn Trạch: 3.000 -4.000



Công nghiệp cơ khí ô tô:

Đơn vị, xí nghiệp và năng lực (đv: Phương tiện/năm):

1/. Công ty cổ phần cơ khí GTVT (P.Long Bình-Biên Hoà) : 500 -800

2/. Công ty TNHH Trường Hải (P.Long Bình-Biên Hoà) : 800 -1.200


II.2.9 Phân tích chung


Giao thông vận tải Đồng Nai trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể đáp ứng tốc độ tăng trưởng nhanh của kinh tế xã hội.

Khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt mức tăng trưởng bình quân 15,8%/năm, hành khách tăng 18,9%/năm...

Trong 5 năm qua trên toàn tỉnh đã xây dựng và nâng cấp được trên 3.000 km đường giao thông các loại; trong đó riêng đường nhựa và bê tông là trên 800 km; Huy động nguồn vốn xã hội hóa giao thông 665,8 tỷ đồng, xây dựng mới 1.872 km đường giao thông nông thôn; xây dựng mới cầu với chiều dài trên 2.000 mét. Tỷ lệ đường giao thông liên xã được rải nhựa hoặc bê tông đạt trên 25%.

Tiếp tục qui hoạch, xây dựng nâng cấp hệ thống cảng sông, cảng biển như: Cảng Gò Dầu, Thị Vải, Cảng Đồng Nai, cảng Phước Thái (VEDAN), cảng Super phốt phát Long Thành, khu cảng trên sông Nhà Bè Lòng Tàu trên địa bàn…hình thành hệ thống cảng khá hoàn chỉnh, nâng công suất bốc xếp của hệ thống cảng trên địa bàn hàng năm lên trên 20 triệu tấn. Phục vụ đắc lực nhu cầu bốc xếp hàng hóa vật tư nội địa và xuất khẩu.

Dịch vụ vận tải hành khách quốc doanh và các thành phần kinh tế khác: đã tích cực tổ chức hệ thống xe buýt phục vụ đưa đón công nhân cac khu công nghiệp và học sinh trên địa bàn thành phố Biên Hòa. Dịch vụ này phát triển đã tăng năng lực hoạt động ngành vận tải và góp phần đáng kể trong việc lập lại trật tự an toàn giao thông, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn.

Trong 5 năm 2001-2005, hàng năm ngân sách tỉnh cho đầu tư hạ tầng giao thông từ 10 – 20% trong cơ cấu vốn các ngành. Tổng kinh phí đầu tư gần 1.600 tỷ đồng, trong đó:

+ Ngân sách tỉnh đầu tư trực tiếp 680 tỷ đồng (đường QL15 nối dài, đường Đồng Khởi, đường 25B huyện Nhơn Trạch, ĐT764, ĐT766, …)

+ Ngân sách tỉnh phân bố cho các huyện, thị và thành phố 430 tỷ đồng (đường Huỳnh Văn Lũy, đang nâng cấp đường CMT8, đường Phan Đình Phùng, …)

+ Vay Trung ương 112 tỷ đồng (QL1A Tân Hiệp – Tân Phong, QL1K, …)

+ Các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức quốc tế WB2, WB3, Jica, … hơn 194 tỷ đồng (đường ĐT765, ĐT769, …)

+ Các nhà đầu tư BOT hơn 85 tỷ đồng (tỉnh lộ 16), BT đường tỉnh 769 đoạn Km15 – Km33, Trung Ương và địa phương kết hợp nâng cấp mở rộng đường QL56; xây dựng đường Chiến khu D, đường vào căn cứ TW cục miền Nam…

+ Nhân dân đóng góp 117 tỷ đồng nhờ phong trào xã hội hóa giao thông theo nghị quyết 23 của HĐND tỉnh, nhiều trục đường đã được nhựa hóa, với hơn 620 km đường nhựa, 1.568 km đường cấp phối và đường đá, 103 km đường bê tông xi măng, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh nhà.

Trong bối cảnh chung của cả nước, có một số vấn đề cần được chú trọng:

+ Sự kết hợp giữa các loại hình GTVT chưa thật sự phát huy hiệu quả cao. Vận tải thủy mới phát triển. Cơ sở hạ tầng GTVT chưa đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, nhất là hệ thống đường huyện, xã phần lớn còn ở trạng thái kỹ thuật thấp.

+ Vấn đề tổ chức quản lý trong GTVT đã được chú trọng, nhưng cần được thường xuyên đào tạo bổ sung nâng cao trình độ và bổ sung trang thiết bị chuyên ngành, tăng cường phân luồng , phân làn, bố trí đèn tín hiệu tại các giao lộ quan trọng…

+ Vấn đề an toàn giao thông đang còn bức xúc, nhiều các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua. Sự gia tăng phương tiện, đặc biệt là xe máy làm tăng tai nạn giao thông, tăng số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông, và gây ách tắc giao thông.

+ Phát triển phương tiện chưa có chiến lược cụ thể. Kết hợp giữa phát triển đô thị và giao thông chưa cao. Các quy hoạch khu công nghiệp, vùng nông nghiệp tập trung, khu du lịch…. cần có quy chế xây dựng hạ tầng GTVT đi trước một bước.

Mật độ giao thông tăng nhanh so với nhịp độ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Một số tuyến có mặt đường được nâng cấp êm thuận hơn, tốc độ xe chạy cho phép được tăng lên nhưng chưa được mở rộng đủ mức cần thiết, trong tình hình giao thông chủ yếu là giao thông hỗn hợp chưa tách riêng dòng xe thô sơ, xe máy, ô tô, người đi bộ.

Các giao cắt phần lớn là giao cắt đồng mức, nhất là các quốc lộ, đường tỉnh, đường sắt… đễ gây ra ùn tắc và có thể dẫn đến tai nạn.

Trong giai đoạn 2010 – 2020 cần từng bước hoàn chỉnh nâng cấp hệ thống giao thông đường tỉnh và đường huyện, xây dựng củng cố các bến bãi tạo nên một hệ thống giao thông liên hoàn, đồng bộ, tạo điều kiện đi trước một bước để phát triển kinh tế xã hội.


II.2.10 Tình hình triển khai quy hoạch GTVT tỉnh Đồng Nai 1995-2010


Tính chung có 45 tuyến đường trong quy hoạch đã lập và được duyệt 1995 . Đã và đang thực hiện nâng cấp: 17 tuyến (38%). Chưa thực hiện: 28 tuyến.

a. Quy hoạch quốc lộ, cao tốc: tổng số trong quy hoạch có 6 tuyến, đã và đang thực hiện nâng cấp: 3 con đường (50%) là QL1, QL 51, QL20 . Chưa thực hiện: 3 (50%). Cụ thể:

1/. QL 1: quy hoạch 1995 là cấp I-II. Đã và đang thực hiện từng phần, trên chiều dài 102,5km, hiện nay cấp II-III, mặt 12-16m.

2/. Đường tránh QL1: có hai đoạn, đường tránh tại Biên-Hoà (QL 1 mới): quy hoạch 1995 là cấp I-II ĐB, hiện đã có dự án. Đường tránh thị xã Long Khánh: quy hoạch 1995 là cấp I-II ĐB, hiện đã thực hiện nâng cấp thành đường đô thị Nguyễn Văn Bé mặt 12m.

3/. QL 20: quy hoạch 1995 là cấp II, đã thực hiện một bước nâng cấp trên chiều dài 75,4km, cấp III mới.

4/. TL 25B (QL20 nối dài): quy hoạch 1995 là cấp II . Chưa thực hiện.

5/. QL 51: quy hoạch 1995 là cấp II, đã đạt quy mô quy hoạch. Nền 22m.

6/. Cao tốc Biên Hoà –Vũng Tàu: quy hoạch 1995 theo tiêu chuẩn cao tốc, đã có dự án tiền khả thi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chưa có vốn để thực hiện. b. Quy hoạch đường tỉnh: Số các tuyến đường tỉnh trong quy hoạch năm 1995 là 14 tuyến đường. Đã và đang thực hiện nâng cấp: 9 tuyến (64%). Chưa thực hiện: 5 tuyến (36%). Cụ thể:

1/. Đường bao TP Biên Hoà: Cầu Rạch Đông – QL 1 mới: quy hoạch 1995 là cấp II, 4 làn. Chưa thực hiện. Hoá An - Bửu Long - Rạch Đông (ĐT768): quy hoạch 1995 là cấp II, 4 làn. Đang thực hiện nâng cấp thành đường đô thị mặt rộng 14m. 2/. ĐT760 (TL 16): quy hoạch 1995 là cấp II, đã thực hiện, dài 9,2km, cấp III, rộng 12m.

3/. ĐT 763 (TL 2, Long Khánh, Cẩm Mỹ) nay là QL56: quy hoạch 1995 là cấp III, nay đã nâng cấp thành QL56, đoạn từ đầu tuyến đến km1 +100 đã có dự án mở rộng thành đường rộng 12m.

4/. ĐT 764 (Cẩm Mỹ): quy hoạch 1995 là cấp III, chưa thực hiện. Hiện cấp V, nền 6m, dài 18,65 km.

5/. ĐT 765 (Xuân Lộc, Cẩm Mỹ): quy hoạch 1995 là cấp III ĐB, chưa thực hiện. Hiện nay cấp V, dài 28,3km.

6/. ĐT 766 (TL 3 Xuân Lộc): quy hoạch 1995 là cấp III ĐB, đang thực hiện nâng cấp theo tiêu chuẩn cấp III, nền 12m, dài 12,9km.

7/. ĐT 767 (Hố Nai –TT vĩnh An): quy hoạch 1995 là cấp III ĐB. Chưa thực hiện, hiện trạng tuyến dài 26,2km, cấp IV, nền 9m.

8/. ĐT 768 (TL24) : quy hoạch 1995 là cấp III, hiện đang triển khai, cấp kỹ thuật hiện nay: đoạn đầu cấp III rộng 14m, đoạn còn lại cấp V rộng 6m. Quy hoạch 1995 đề cập TL 24 đoạn từ Cư Xá Thuỷ Điện (TL767-Vĩnh An) đến QL20: quy hoạch 1995 khôi phục lại, cấp III, chưa thực hiện.

9/. ĐT 769 (TL 25): quy hoạch 1995 là cấp III, dài 57,384km. Đã triển khai một phần, hiện nay cấp III đoạn cầu Cái Hảo đến QL51, còn lại cấp IV. Rộng 6-11m. Đoạn mở rộng thêm đi từ xã lộ 25 Thống Nhất – Dốc 47: quy hoạch 1995 là cấp III ĐB dài 10km, chưa thực hiện .

10/. Đường Đồng Khởi: quy hoạch 1995 là cấp II, 4 làn, hiện đã triển khai theo tiêu chuẩn đường đô thị, mặt đường 22m.

11/. QL 1 K : quy hoạch 1995 là cấp II, 4 làn. Hiện đang triển khai thực hiện theo hình thức BOT.

12/. QL 1 cũ: quy hoạch 1995 là cấp II, 4 làn. Đã triển khai thành đường đô thị, mặt đường 6-12 m.

13/. QL 15: quy hoạch 1995 là cấp II, 4 làn. Đã triển khai thành đường đô thị, rộng 10,5m.

14/. Đường Chiến khu D: quy hoạch 1995 là cấp III. Chưa triển khai, hiện dài 15,34km, cấp V, mặt 5m.

c. Quy hoạch Đường huyện nâng lên Đường tỉnh: tổng số đường tỉnh dự kiến mới là 25 đường. Đã và đang thực hiện: 5 (20%). Chưa thực hiện: 20 (80%).

1/. Sóc Lu – Trị An: quy hoạch 1995 là cấp III. Đã thực hiện, ĐT762 dài 20,5km. đạt đường cấp IV.

2/. Trảng Bom – Cây Gáo: quy hoạch 1995 là cấp III. Không thực hiện.

3/. Trảng Bom – Tam Phước: quy hoạch 1995 là cấp III. Chưa thực hiện.

4/. HL 10: quy hoạch 1995 là cấp III. Chưa thực hiện.

5/. HL 19: quy hoạch 1995 là cấp III. Không thực hiện. HL19–các cảng: quy hoạch 1995 là cấp III. Chưa thực hiện.

6/. Tam An – HL 2: quy hoạch 1995 là cấp III. Không thực hiện.

7/. Suối Trầu – Xuân Mỹ: quy hoạch 1995 là cấp III. Không thực hiện.

8/. Phú Sơn – Tân Cang: quy hoạch 1995 là cấp III. Không thực hiện.

9/. HL 16 : quy hoạch 1995 là cấp III. Đã thực hiện: ĐT 763, hiện cấp IV, nền 9m.

10/. Xuân Vinh – Bàu Cối: quy hoạch 1995 là cấp III. Không thực hiện.

11/. Xuân Vinh – Bình Lộc : quy hoạch 1995 là cấp III. Không thực hiện.

12/. Suối Tre – Bình Lộc: quy hoạch 1995 là cấp IV. Hiện là đường tỉnh, cấp V, mặt 6m.

13/. Xuân Vinh – Gia Ray: quy hoạch 1995 là cấp IV. Chưa thực hiện.

14/. Km105(QL20)-Phú Ngọc: quy hoạch 1995 là cấp III. Không thực hiện.

15/. Cao Cang: quy hoạch 1995 là cấp III. Chưa thực hiện.

16/. Đ. Thanh Tùng (Trà Cổ): quy hoạch 1995 là cấp IV. Chưa thực hiện.

17/. Đường Tà Lài: quy hoạch 1995 là cấp III. Chưa thực hiện.

18/. Đường 600 A: quy hoạch 1995 là cấp III. Chưa thực hiện.

19/. Đường 600 B: quy hoạch 1995 là cấp III. Không thực hiện.

20/. Đường Núi Tượng: quy hoạch 1995 là cấp III. Chưa thực hiện.

21/. Đường 322 (ĐT 761): quy hoạch 1995 là cấp III-MN. Đang thực hiện. Hiện đưa vào cấp IV, nền 9m. Đường 322 Bà Hào-Rang Rang: quy hoạch 1995 là cấp IV MN. Chưa thực hiện.

22/. Bà Hào–Phú Lý (ĐT761): quy hoạch 1995 cấp III-MN. Đang thực hiện cấp IV nền 9m. 23. Đường 323: quy hoạch 1995 là cấp III MN. Không thực hiện.

23/. Tà Lài-Suối Giàng-QL13: quy hoạch 1995 là cấp IV-MN. Không thực hiện.

24/. Đường 107: quy hoạch 1995 là cấp III. Không thực hiện.

Phần lớn các tuyến chưw triển khai là do chưa có kinh phí.

* Quy hoạch cảng biển, cảng sông: về cơ bản đã thực hiện hoặc thực hiện từng phần theo quy hoạch 1995.

* Quy hoạch đường sắt: đường sắt quốc gia đã trang bị thiết bị bán tự động để chạy tàu trên toàn tuyến. Các tuyến đường sắt mới trong quy hoạch chưa thực hiện.

* Sân bay: chưa thực hiện .



tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương