BÁo cáo chính mục lục phần I 1 giới thiệu tổng quan 1


Phần II HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIAO THÔNG VẬN TẢI



tải về 1.19 Mb.
trang3/17
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.19 Mb.
#19572
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

Phần II

HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIAO THÔNG VẬN TẢI

II.1 KINH TẾ - XÃ HỘI

II.1.1 Dân số và các đơn vị hành chính


Dân số toàn tỉnh Đồng Nai hiện nay khoảng 2,2 triệu người; trong đó nam giới chiếm 49,5% và nữ giới chiếm 50,5% người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên được kiểm soát, năm 2001 là 1,41%, năm 2002 là 1,34%, năm 2003 là 1,24%, năm 2004 là 1,26%, năm 2005 là 1,24%.

Bảng 2.1: Diện tích, chi tiết dân số theo đơn vị hành chính



Tên huyện, thị

Diện tích

(km2)

Dân số trung bình

(người)

Mật độ dân số

(người / km2)

1) TP. Biên Hoà

154,67

541.495

3.500

2) TX. Long Khánh

195,00

141.210

724

3) H. Vĩnh Cửu

1.091,99

108.476

99

4) H. Tân Phú

773,74

166.462

215

5) H. Định Quán

966,50

217.282

225

6) H. Xuân Lộc

725,84

213.483

294

7) H. Trảng Bom

326,14

192.410

590

8) H. Thống Nhất

247,19

153.299

620

9) H. Long Thành

534,82

209.605

392

10) H. Nhơn Trạch

410,89

121.266

295

11) H. Cẩm Mỹ

467,95

153.912

328

Toàn tỉnh

5.894,73

2.218.900

376

Nguồn:Niên giám thông kê năm 2005.

Dân số thành thị chiếm 30,0% (năm 1995) , tăng lên 32 % (năm 2005), so với tỷ lệ 24% cùng kỳ của cả nước. Cùng với sự phát triển kinh tế và đô thị hoá, tỷ lệ dân số thành thị sẽ tăng nhanh, có khả năng tới 50% dân số toàn tỉnh vào năm 2010, tỷ lệ dân đô thị cao trong cả nước.


II.1.2 Đặc trưng chủ yếu các chỉ tiêu kinh tế xã hội


a. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên địa bàn tỉnh

Kinh tế trên địa bàn tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng cao, mức tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm (2001-2005) là 12,8% vượt mục tiêu đề ra và cao hơn so với 12% của 5 năm (1996-2000) và gấp 1,7 lần mức tăng chung của cả nước (cả nước tăng 7,5%).

Năm 2001 tăng 11,1%, năm 2002 tăng 12,2%, năm 2003 tăng 13,17%, năm 2004 tăng 13,56%, năm 2005 tăng 14%.

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực:

+ Năm 2003, ngành công nghiệp & xây dựng 56,2%, ngành dịch vụ 26,1%, ngành nông - lâm - thuỷ sản 17,7%.

+ Năm 2005 là: Công nghiệp xây dựng 57%; Dịch vụ 28%; Nông lâm thuỷ sản 15%.  

GDP bình quân đầu người theo USD tăng nhanh qua các năm, năm 2001 là 508 USD/người, năm 2005 là 785 USD/người, vượt mục tiêu đề ra 700 USD/người.

GDP các khu vực kinh tế tăng trưởng đều, vượt mục tiêu đề ra: Khu vực công nghiệp xây dựng tăng 16%; dịch vụ tăng 12,1%; nông lâm thủy tăng 4,6%.



b. Đầu tư phát triển

+ Đầu tư trong nước : Nhìn chung 5 năm qua đã tập trung huy động vốn đầu tư trong nước đạt kết quả cao. Vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển chiếm 17% vốn đầu tư trong nước và mức tăng trưởng bình quân 34%. Vốn tín dụng đầu tư chiếm 41,4% vốn đầu tư trong nước. Các nguồn vốn khác chiếm 41,6% vốn trong nước. Đến cuối 2005, toàn tỉnh có 3.936 doanh nghiệp đang hoạt động.

+ Đầu tư nước ngoài : 5 năm 2001-2005 đạt 24.349 tỷ đồng, chiếm 52,4% tổng vốn đầu tư trên địa bàn, tăng 28,2%/năm, trên 90% nguồn vốn này đầu tư vào công nghiệp. Đến cuối năm 2005, có 698 dự án đầu tư nước ngoài với vốn thực hiện trên 4,45 tỷ USD, chiếm 55,6% vốn đăng ký, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp (90% dự án), về hình thức đầu tư có 70% dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài.

c. Thu chi ngân sách

Trong các năm qua thu ngân sách cao hơn chi ngân sách. Tăng trưởng thu ngân sách hàng năm đạt 27%/năm. Nhờ thu ngân sách hàng năm đạt kết quả cao đã tạo điều kiện và đáp ứng tốt nhiệm vụ chi ngân sách. Chi ngân sách hàng năm tăng 20%; trong đó, tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển so tổng chi ngân sách địa phương từ 26% năm 2000 tăng lên trên 50% năm 2005.



d. Số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh

Công tác xóa đói giảm nghèo tiếp tục thực hiện có hiệu quả, tổ chức hướng dẫn cho hộ nghèo về cách làm ăn; đầu tư cơ sở hạ tầng cho 22 xã đặc biệt khó khăn; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng người nghèo; hỗ trợ đặc biệt cho các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa, tình thương, miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho hộ nghèo.

Trong 5 năm toàn tỉnh cho vay 43.952 lượt hộ nghèo với số tiền là 2.015 tỷ đồng, xóa được 49.032 hộ nghèo; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 12,59% năm 2000 xuống còn 0,89% vào cuối năm 2005, vượt mục tiêu đề ra.

Đến năm 2005 tỷ lệ hộ dùng điện đạt 95%, hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt 90%. Số máy điện thoại cuối năm 2005 đạt 16,5 máy/100 dân, 100% số xã phường có trạm y tế, có trường tiểu học và có đường ô tô đến trung tâm của xã, phường.


II.1.3 Tình hình hoạt động của một số ngành kinh tế


a. Công nghiệp

Phát triển nhanh, tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp đạt 18,74%. Trong đó: Quốc doanh Trung ương tăng 8,7%, quốc doanh địa phương tăng 18%, ngoài quốc doanh tăng 26%, đầu tư nước ngoài tăng 20,6%.

Một số ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển nhanh: ngành chế biến nông sản thực phẩm với nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp, ngành khai thác cát đá và sản xuất VLXD với mức tăng trưởng bình quân là từ 16,7% đến 26,5%. Các ngành công nghiệp có sản phẩm chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu với giá trị xuất khẩu cao, thu hút nhiều lao động (giày da, may mặc, dệt, máy móc thiết bị, điện, điện tử, hóa chất) có mức tăng trưởng bình quân từ 12,4% đến 41,8%. Một số ngành công nghiệp kỹ thuật cao như sản xuất linh kiện và lắp ráp ô tô, xe máy tăng 9,6%.

Công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp được khuyến khích và ưu tiên đầu tư phát triển, mỗi năm cung cấp hàng ngàn máy nông ngư cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp (máy bơm nước, máy xay xát, máy nổ, máy phát điện). Ngoài ra còn cung cấp nhiều loại thiết bị phụ tùng phục vụ sơ chế và chế biến nông sản, góp phần tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp. Trong các năm qua đã triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương bán máy móc thiết bị trả chậm cho nông dân thông qua vay vốn của ngân hàng, gắn chế biến với tiêu thụ.

Sản lượng sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng cao như: thép xây dựng tăng 75%, gạch men tăng 3,7 lần, quần áo may sẵn tăng 2,3 lần, vải các loại tăng gấp 2 lần; giày thể thao xuất khẩu tăng 2,47 lần, thức ăn gia súc tăng 83%, phân bón tăng 57%, ti vi lắp ráp tăng 3,4 lần, xe gắn máy 2 bánh tăng 6 lần, xe ô tô lắp ráp tăng 4,7 lần, bột ngọt tăng 2,1 lần...

Tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước có trình độ công nghệ tiên tiến đến nay tăng đáng kể so với trước. Nhờ tích cực đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và chú trọng sắp xếp, cổ phần hóa nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước tăng rõ rệt đồng thời tiếp tục giữ được vai trò chủ đạo trong các ngành sản xuất phân phối điện, sản xuất giấy, nước sinh hoạt, đường, thuốc lá...



b. Nông - lâm nghiệp và thuỷ sản

Tăng trưởng bình quân (2001-2005) là 5,5%/năm.

+ Giá trị sản xuất nông nghiệp : 5 năm qua, tăng bình quân là 5,11%. Trong đó, trồng trọt tăng 4,12%, chăn nuôi tăng gần 8,05%. Cơ cấu chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp từ 22,7% năm 2000 lên 26,1% năm 2005.

Những khó khăn: thời tiết diễn biến phức tạp, nắng hạn kéo dài, lũ lụt cục bộ, giá vật tư phân bón tăng cao… Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ vốn tín dụng và sử dụng các giống cây trồng vật nuôi mới, có năng suất cao chất lượng tốt. Ký kết hợp đồng đầu tư bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, phát triển một số vùng chuyên canh cây công nghiệp phục vụ chế biến và xuất khẩu (bắp, mì, mía, điều...). Năng suất lúa tăng bình quân 3,28%, bắp tăng 3,7%, mì tăng 3%, đậu tăng 7,6%, mía tăng 2,7%, thuốc lá tăng 18,2%, điều tăng 13,6%, tiêu tăng 1,6%...

+ Chăn nuôi gia súc : Trong 5 năm 2001-2005, đàn heo tăng bình quân 14,44%, đàn bò tăng 10,24%... Chăn nuôi heo phát triển nhanh theo mô hình chăn nuôi qui trình công nghiệp và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến. Dịch cúm gia cầm đã gây thiệt hại đáng kể. Các ngành chức năng và các địa phương đã phối hợp thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế đáng kể thiệt hại; nhằm phục hồi nhanh đàn gia cầm.

+ Nuôi trồng thuỷ sản : Diện tích nuôi trồng thuỷ sản từ 28,64 ngàn ha năm 2000 lên 31,17 ngàn ha năm 2005. Sản lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng tăng nhanh.

+ Lâm nghiệp : Tích cực đẩy mạnh trồng rừng tập trung. Toàn tỉnh đã trồng được hơn 7.263ha rừng trồng tập trung; diện tích rừng được chăm sóc 11.384 ha. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt 26,82% tăng 1,22% so năm 2001. Nếu tính cả diện tích cây công nghiệp lâu năm và cây ăn trái thì tỷ lệ che phủ đạt 46,1%.

c. Ngành dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ, bình quân 5 năm tăng 20,4%; kinh tế ngoại quốc doanh cơ cấu chiếm trên 80%.

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước ngành thương mại dịch vụ tăng 2,4 lần, doanh thu tăng 2,3 lần so năm 2000.

Phát triển các sản phẩm xuất khẩu chủ lực: gốm mỹ nghệ, nông sản, đồ gỗ, hàng nông sản xuất khẩu qua chế biến đạt trên 70%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 16,5%, nhập khẩu tăng 22,4%. Hàng hóa đã xuất khẩu sang 60 nước trên thế giới.

Đầu tư khai thác các tuyến điểm du lịch mới như Khu vườn bưởi Tân Triều, tuyến du lịch sông Đồng Nai, khu du lịch Thác Mai, hồ Đa Tôn, núi Chứa Chan, chùa Già Lào... Số khách du lịch tăng bình quân hàng năm là 31,75%.

II.1.4 Tình phát triển xã hội


- Lĩnh vực văn hoá xã hội tiếp tục đạt được những tiến bộ đáng kể trên các mặt giáo dục, đào tạo, văn hoá thể thao, giải quyết việc làm, đào tạo nghề, xoá đói giảm nghèo…

- Cấp nước : tỉnh đã tiến hành xây dựng mới và nâng cấp công suất cung cấp nước phục vụ cho sản suất và sinh hoạt. Năm 2005 tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt 90%.

- Cấp điện : Đồng Nai nhận điện qua các trạm biến áp trung gian 110/15KV, 60/15KV, …và một số cụm diezen công suất nhỏ để dự phòng. Lưới điện quốc gia đã kéo về 100% xã phường trong tỉnh. Tỷ lệ hộ dùng điện đến năm 2005 đạt 95%.

- Thông tin liên lạc : Số máy điện thoại đến cuối năm 2005 đã đạt 16,5 máy/100 dân. 100% xã, phường trong toàn tỉnh có thư báo về trong ngày; doanh thu bưu điện đạt mức tăng bình quân 19,3% mỗi năm.

- Y tế : mạng lưới y tế toàn tỉnh có 5 bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, khu vực, 3 bệnh viện chuyên khoa, 6 bệnh viện huyện, 3 bệnh viện khác thuộc Trung Ương. Đạt 15,6 giường /1 vạn dân năm 2005; năm 2005 có 695 bác sĩ, tăng 9,2% so năm 2000.

- Giáo dục : có sự phát triển mạnh mẽ góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực. Số học sinh tăng hàng năm là 6%/năm; 5 năm qua toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 241,2 ngàn người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đến năm 2005 là 32%.


II.1.5 Tiềm năng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh


a. Nguồn nhân lực : Đã được bổ sung, tiếp thu được những thành tựu khoa học kỹ thuật từ các nguồn giáo dục đào tạo. Lao động đến năm 2005 là 1.275 ngàn lao động và năm 2010 là 1.442 ngàn lao động.

b. Tài nguyên đất : Đồng Nai có 10 nhóm đất chính, trong đó đất xám chiếm 40,1% diện tích đất tự nhiên, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và phát triển côngnghiệp và xây dựng. Đất đen chiếm 22,4%, thích hợp trồng các loại cây hàng năm. Đất đỏ chiếm 19,3%, rất thích hợp trồng các cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả. Đất phù sa ven sông Đồng Nai, đất Gley chiếm 9,3% chủ yếu dùng cho trồng lúa, rau màu và các loại khác. Ngoài ra có có đất nâu, đất cát và loại khác … Sự phong phú của các loại đất đai là điều kiện để tỉnh phát triển nông nghiệp và trồng cây công nghiệp phục vụ cho các nhà máy chế biến trong tỉnh.

c. Tài nguyên nước : Nguồn nước mặt rất phong phú, chủ yếu do sông Đồng Nai cung cấp với lưu lượng lớn 130m3/s - 880m3/s, đủ cho sản xuất và sinh hoạt. Hiện có 23 hồ chứa nước trong đó lớn nhất là hồ Trị An với dung tích gần 2,8 tỷ m3 nước. Nguồn nước mặt có thể cung cấp một phần cho tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh...

Tiềm năng nước ngầm cũng khá lớn: trữ lượng tĩnh trên 1.940.000 m3/ ngày, trữ lượng động trên 3.000.000 m3/ngày đồng thời được coi là nguồn nước dự phòng có thể cung cấp cho sản xuất, xây dựng, và dân sinh với quy mô vừa và nhỏ.



d. Tài nguyên thuỷ sản : Đồng Nai phát triển thuỷ sản chủ yếu dựa vào hệ thống hồ chưa nước, sông Đồng Nai, La Ngà… Quan trọng nhất là Hồ Trị An diện tích 323 km2 và diện tích mặt nước lợ ven sông Đồng Nai, khu vực Nhơn Trạch - Long Thành khoảng 2-3 ngàn ha.

e. Tài nguyên khoáng sản : Khá phong phú về chủng loại như: vàng, kim loại màu, đá quý, vật liệu xây dựng, than bùn, nước nóng, nước khoáng. Hiện nay phát hiện hơn 200 mỏ khoáng sản, như: đá xây dựng, tổng trữ lượng trên 300 triệu m3; cát xây dựng trữ lượng trên 38 triệu m3; nguồn đất sét gạch ngói trên 85 triệu m3. Có khoảng 23 điểm phụ gia xi măng (puzơlan) tổng trữ lượng trên 400 triệu tấn và 12 mỏ Laterit có trữ lượng trên 23 triệu tấn… Tài nguyên khoáng sản của tỉnh khá phong phú, đa dạng, đảm bảo cung cấp phần quan trọng cho nhu cầu phát triển của công nghiệp địa phương và xây dựng.

f. Tài nguyên rừng : Rừng nhiệt đới đa dạng về động vật và thực vật, tiêu biểu là vườn Quốc gia Cát Tiên, tỷ lệ che phủ rừng so với diện tích tự nhiên các năm 1976 khoảng 47,8%; năm 2002 khoảng 30%. Dự kiến đến năm 2010 sẽ đạt khoảng 40 - 45 % rừng Đồng Nai có đặc trưng là rừng ẩm nhiệt đới gió mùa, có tài nguyên động thực vật phong phú đa dạng, quý hiếm là một nguồn tài nguyên quan trọng góp phần phát triển.

g. Tài nguyên du lịch : Đồng Nai có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và các điểm du lịch tiềm năng: khu văn miếu Trấn Biên, Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu Long, khu du lịch ven sông Đồng Nai, Vườn Quốc Gia Cát Tiên, làng bưởi Tân Triều, thác Mai -hồ nước nóng, đảo Đồng Nai… Khi được đầu tư thích đáng sẽ thu hút khách nhiều du lịch trong nước và quốc tế.

Các tiềm năng và những điều kiện tự nhiên thuận lợi, sẽ là nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh hiện tại và tương lai.




tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương