BẢn cáo bạch domesco vcbs


V. CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN TỚI VIỆC NIÊM YẾT



tải về 1.05 Mb.
trang12/14
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích1.05 Mb.
#1762
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

V. CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN TỚI VIỆC NIÊM YẾT

1. TỔ CHỨC TƯ VẤN NIÊM YẾT


Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCBS)

Trụ sở chính: Tầng 17 Cao ốc Vietcombank - 198 Trần Quang Khải - Hà Nội

Điện thoại: 049360023 Fax: 049360262

Website: www.vcbs.com.vn


2. TỔ CHỨC KIỂM TOÁN


Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (kiểm toán năm 2004 và 2005)

Trụ sở chính: Số 1 Lệ Phụng Hiểu, Hà Nội

Điện thoại: 04.8241990 Fax: 04.8253973

Website: www.aasc.com.vn



Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế toán (kiểm toán 7 tháng đẩu năm 2006)

Trụ sở chính: 138 Nguyễn Thị Minh Khai - TPHCM

Điện thoại: 08.9303437 Fax: 08.9303365

Website: www.e-bdo.com/vietnam


VI. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CẢ CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT

1. RỦI RO ĐẶC THÙ


1.1. RỦI RO NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẦU VÀO

Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm của Việt Nam hiện nay, nguồn nguyên liệu đầu vào của hầu hết các đơn vị sản xuất dược phẩm trong nước đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài, trong khi giá nguyên liệu luôn biến động. Sự biến động của giá nguyên liệu đã tác động đến giá thuốc và làm ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng. Đây là một trong những nhân tố rủi ro ảnh hưởng nhiều đến giá thành sản xuất và khả năng sinh lời của các công ty dược nói chung trong đó có cả Domesco. Do đó, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi những biến động về giá cả nguyên vật liệu trên thị trường quốc tế.



1.2. RỦI RO CẠNH TRANH THỊ TRƯỜNG

Cả nước hiện có khoảng 174 cơ sở sản xuất thuốc tân dược, 56 doanh nghiệp sản xuất thuốc nguồn gốc dược liệu và 230 cơ sở đông dược. Tính cạnh tranh trong ngành dược là rất cao. Đặc biệt, trong thời gian tới khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới-WTO, áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp dược Việt Nam nói chung và đối với Domesco nói riêng là rất lớn. Doanh nghiệp cần chú trọng phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực quản lý, trình độ công nghệ, hiệu quả sản xuất kinh doanh để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường.



1.3. RỦI RO VỀ KỸ THUẬT

Tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật trong ngành dược đã tạo cho Công ty cơ hội để phát triển và đa dạng hóa sản phẩm. Tuy nhiên, sức ép về sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật làm cho các sản phẩm ngành dược phải thay đổi liên tục về chất lượng và mẫu mà. Điểu này đòi hỏi các công ty dược phải phát triển một cách đồng bộ về dây chuyền công nghệ kỹ thuật sản xuất và sáng tạo các sản phẩm mới để đáp ứng được các yêu cầu của thị trường hiện tại. Đây là một thách thức lớn đối với Công ty vì muốn bắt kịp với tốc độ phát triển cần phải có chi phí rất lớn cho cả trang thiết bị, kỹ thuật, nhân sự lẫn chi phí đào tạo.

Thực tế hiện nay, do trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất thuốc chưa được trang bị hiện đại như trình độ thế giới, ngành công nghiệp dược vẫn dựa vào bào chế các thuốc gốc là chủ yếu, chưa có khả năng sản xuất các thuốc mới công nghệ cao, chưa đầu tư tạo dựng thương hiệu dẫn đến sản phẩm thường trùng lắp, giá trị gia tăng thấp. Do đó, việc giữ được vị thế cạnh tranh trên thương trường của Công ty sẽ rất khó khăn và đây cũng chính là nguy cơ rủi ro cho bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong ngành.

2. RỦI RO NỀN KINH TẾ


Nền kinh tế trên đà tăng trưởng được coi là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành dược và của Công ty. Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng lên và do đó người dân có điều kiện chăm lo đến sức khỏe hơn và mọi người có xu hướng tiêu dùng thuốc nhiều hơn. Có thể nhận thấy, thị trường dược Việt Nam kể từ năm 1995 trở lại đây đã có những bước tiến đáng kể, doanh thu sản xuất các sản phẩm dược trong nước liên tục tăng ngay cả khi tốc độ tăng GDP của nền kinh tế có xu hướng giảm trong thời kỳ 1995 - 1999. Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới vẫn tiếp tục giữ vững nhịp độ tăng trưởng và đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Domesco.

Biểu đồ 12: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng GDP và doanh thu sản xuất thuốc trong nước





Nguồn: - Cục Quản lý Dược Việt Nam

- Tổng cục Thống kê.

3. RỦI RO LẠM PHÁT


Lạm phát là loại chỉ số phản ánh sức mua hàng hóa dịch vụ của đồng tiền trong nước. Về cơ bản, tỷ lệ lạm phát được coi là hợp lý khi nó dừng lại ở mức một con số. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong hai năm 2004, 2005 đang ở mức cao gần đạt ngưỡng 10%.

Bảng 26: Diễn biến lạm phát nền kinh tế và của nhóm “Dược phẩm - Y tế” (so với tháng 12 năm trước)



Đơn vị: %

Chỉ tiêu

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Lạm phát nền kinh tế

- 0,6

0,8

4,0

3,0

9,5

8,4

Dược phẩm - Y tế

-

-

0,5

20,9

9,1

4,9

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Có thể nhận thấy lạm phát của nhóm hàng dược phẩm - y tế đạt mức cao nhất 20,9% năm 2003, sau đó giảm dần còn 3,7% qua 9 tháng đầu năm 2005. Tuy nhiên, nếu chọn kỳ gốc là năm 2000 thì chỉ số giá tiêu dùng dược phẩm - y tế hiện nay là khoảng 40%, đạt mức cao nhất so với chỉ số giá của 9 nhóm hàng hóa dịch vụ còn lại (trong rổ hàng hóa để tính tỷ lệ lạm phát) và cao hơn nhiều so với tình hình lạm phát chung của nền kinh tế. Điều này có nguy cơ làm chi phí các nguồn dược liệu đầu vào của Công ty bị đẩy lên cao.

Tuy nhiên, tác động của nhân tố lạm phát đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty là không lớn, vì Công ty sẽ tăng giá thành sản phẩm thuốc nếu chi phí các yếu tố đầu vào tăng lên. Do đó, tỷ suất lợi nhuận của Công ty vẫn tăng đều đặn hàng năm.


Каталог: data -> HOSE -> 2007 -> BAN%20CAO%20BACH
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
BAN%20CAO%20BACH -> CÁc nhân tố RỦi ro
BAN%20CAO%20BACH -> SỞ giao dịch chứng khoán cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN
BAN%20CAO%20BACH -> I. CÁC nhân tố RỦi ro 4 Rủi ro về thay đổi yêu cầu của thị trường xuất khẩu: 4

tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương