BẢn cáo bạch domesco vcbs


VỊ THẾ CỦA CÔNG TY SO VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC TRONG CÙNG NGÀNH



tải về 1.05 Mb.
trang6/14
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích1.05 Mb.
#1762
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

8. VỊ THẾ CỦA CÔNG TY SO VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC TRONG CÙNG NGÀNH


8.1. VỊ THẾ CỦA CÔNG TY

Thị trường tiêu thụ của Domesco ngày càng được mở rộng và đa dạng ở phạm vi trong nước và quốc tế. Đối với thị trường trong nước, ngoài 4 chi nhánh ở TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Công ty còn mở thêm các nhóm tiếp thị kích cầu ở các địa phương: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên. Với thị trường nước ngoài Công ty đã đặt đại diện làm công tác liên kết tiếp thị ở Lào, Myanmar, Campuchia và mở rộng xuất khẩu sang Mỹ, Nhật…Thị phần tính trên lĩnh vực sản xuất của Domesco năm 2005 ước tính khoảng 5,5% tổng thị phần của cả nước (tính trên 67 doanh nghiệp được thống kê).

Biểu đồ 6: Thị phần của Domesco năm 2005

Năm 2005, Domesco là doanh nghiệp dược xếp hạng thứ 5 trong lĩnh vực sản xuất thuốc, kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm 4,1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các công ty dược (tính trên 67 doanh nghiệp). Bắt đầu từ năm 2003, việc xuất khẩu các sản phẩm của Công ty sang thị trường nước ngoài đã được chú trọng. Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 của Công ty đạt khoảng 579.000 USD, kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 21 triệu USD.

Hiện tại, Công ty là một trong số ít các doanh nghiệp có đầy đủ giấy chứng nhận Thực hành GMP, GLP, GSP trên thị trường ngành dược hiện nay, các nhà máy của Công ty đạt tiêu chuẩn GMP-WHO và nằm trong số 57 nhà máy dược phẩm trên cả nước đạt tiêu chuẩn GMP-WHO hoặc GMP-ASEAN. Ngày 09/9/2005, Cục Quản lý Dược Việt Nam - Bộ Y tế đã có Quyết định số 162/QĐ-QLD, cấp cho Domesco Giấy chứng nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (GMP - WHO), “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm”, “Thực hành tốt bảo quản thuốc”. Đây có thể được coi là những lợi thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường dược cả trong nước và nước ngoài, góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín của Công ty trên thị trường.

Biểu đồ 7: Thống kê số cơ sở được cấp GMP, GLP và GSP





Nguồn: - Cục quản lý Dược Việt Nam, 2003

- Hiệp hội Sản xuất Kinh doanh Dược Việt Nam.



Định hướng phát triển của Công ty

  • Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước trong các lĩnh vực đầu tư, liên doanh, hợp tác sản xuất, phân phối và xuất nhập khẩu dược phẩm.

  • Tiếp tục theo đuổi tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa về trang thiết bị phục vụ sản xuất nhằm tuân thủ tiêu chuẩn GMP - WHO.

  • Sản xuất và cung ứng các sản phẩm chất lượng cao nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng.

  • Mở rộng phạm vi hoạt động và duy trì chính sách chất lượng nhằm: Mở rộng thị trường trong nước, nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế, tăng cường năng lực cạnh tranh.

Bảng 13: Phân tích SWOT của Công ty

Thế mạnh

Điểm yếu

- Công ty là một trong số các doanh nghiệp hàng đầu tỉnh Đồng Tháp và là doanh nghiệp hàng đầu về ngành dược khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

- Công ty có nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, có hệ thống các nhà máy sản xuất theo quy trình hiện đại, đạt tiêu chuẩn GMP.

- Là một trong số ít các doanh nghiệp dược phẩm có đầy đủ các chứng chỉ GMP, GLP, GSP; đạt tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2000, phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025.

- Quy mô nguồn vốn kinh doanh tương đối lớn, tiềm năng tăng trưởng cao, tình hình tài chính lành mạnh và khả năng sinh lời lớn là những lợi thế giúp Công ty thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh và tạo ra vị thế trên thị trường trong tương lai.



- Là một doanh nghiệp Nhà nước mới cổ phần hóa, Công ty phải thích ứng theo cơ chế hoạt động của một công ty cổ phần.

- Thâm nhập chưa sâu vào nhu cầu trị liệu của địa phương.

- Lực lượng tiếp thị mỏng cả khối điều trị và mạng lưới kinh doanh.

- Các chính sách bán hàng không thể linh hoạt do ràng buộc về quy chế quản lý tài chính (của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính) nên các mặt hàng của Công ty sản xuất vào được khối điều trị đều qua các công ty TNHH phân phối.



Cơ hội

Thách thức

- Ngành công nghiệp dược từ nay đến năm 2010 được định hướng trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn của cả nước, cùng với tốc độ tăng trưởng GDP cao, thị trường ngành dược hứa hẹn trở thành một trong những thị trường sôi động nhất và mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty.

- Việc không ngừng nghiên cứu, sản xuất những sản phẩm mới có chất lượng cao sẽ mở ra những cơ hội cho Công ty trong việc xuất khẩu các mặt hàng truyền thống ra nước ngoài.

- Việc tham gia niêm yết cổ phiếu Công ty trên TTGDCK TPHCM trong thời gian tới sẽ giúp nâng cao thương hiệu và hình ảnh của Công ty, cho phép Công ty có thể huy động những nguồn vốn lớn và có thêm các đối tác chiến lược.


- Công ty phải không ngừng tăng cường khả năng cạnh tranh để giữ vững và nâng cao vị thế cũng như thị phần trên thị trường dược Việt Nam.

- Khi cổ phiếu Công ty đã được niêm yết trên TTCK tập trung thì Công ty sẽ phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về công bố thông tin áp dụng cho các công ty niêm yết.




8.2. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH

8.2.1. Thực trạng ngành dược Việt Nam

Ngành Dược Việt Nam có khoảng 174 cơ sở sản xuất tân dược, đảm bảo được hơn 400/1.000 hoạt chất khác nhau có trên thị trường. Tính đến hết tháng 9/2005, thị trường dược Việt Nam có hơn 14.451 loại thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành trong đó có 9.046 loại thuốc tân dược sản xuất trong nước, chiếm khoảng 62,6% tổng số thuốc được đăng ký lưu hành. Những loại tân dược trong nước sản xuất chủ yếu thuộc các nhóm dược lý như chống nhiễm khuẩn, vitamin, thuốc bổ, hạ nhiệt, giảm đau,...Theo Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), xét về nhóm tác dụng dược lý, nhóm thuốc đăng ký nhiều nhất trong tổng số thuốc được cấp số đăng ký là kháng sinh (19%), hạ nhiệt giảm đau (10%), thuốc bổ, vitamin (12%). Nhóm thuốc chuyên khoa như tim mạch, an thần, tâm thần...chỉ chiếm dưới 1%. Riêng chuyên khoa ung thư chỉ có 1 loại thuốc được cấp số đăng ký, chiếm 0,0001% tổng số thuốc sản xuất trong nước được cấp số đăng ký.

Thực trạng trên cho thấy thuốc sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được việc điều trị các bệnh thông thường, còn đối với nhóm chuyên khoa đang phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu với giá cả thường xuyên biến động. Hiện tại, thuốc nhập ngoại chiếm đến 65%, thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 35% giá trị sử dụng thuốc, trong đó trên 90% số nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Đối với thuốc sản xuất trong nước, mặc dù được thừa nhận có chất lượng tốt, giá thành rẻ nhưng thuốc sản xuất trong nước vẫn chỉ chiếm hơn 20% tổng số mặt hàng thuốc sử dụng trong bệnh viện (mặt hàng về số lượng chứ chưa tính giá trị thuốc) và chủ yếu là sản xuất thuốc điều trị các bệnh thông thường với các dạng bào chế đơn giản (trên 90%).

Một trong những nguyên nhân khiên thuốc nội không được sử dụng nhiều tại bệnh viện là do các nhà sản xuất nội địa vẫn chưa chú trọng đến các hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm thuốc nội. Theo thống kê hiện nay, có tới 90% số bác sĩ tại bệnh viện không biết tên các loại thuốc được sản xuất trong nước. Việc không chú ý đến công tác marketing đã làm giảm mức độ tiêu dùng thuốc nội, và do đó, các sản phẩm dược sản xuất trong nước chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ giá trị tiêu dùng nội địa.

Biểu đồ 8: Thị phần thuốc sản xuất trong nước giai đoạn 2001 - 30/9/2005





Nguồn: - Đề án “Tăng cường quản lý Nhà nước về Dược giai đoạn đến năm 2010”, Cục Quản lý Dược Việt Nam.

- Báo Đầu tư, số ra ngày 21/11/2005, trang 16.

Tuy nhiên, có một dấu hiệu đáng khích lệ là thị phần thuốc nội (bằng giá trị thuốc sản xuất trong nước/tổng giá trị tiền thuốc sử dụng) liên tục tăng trong những năm gần đây và đạt mức bình quân khoảng 41,4% trên tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong giai đoạn 2001 - 9/2005. Điều này cho thấy, thị trường ngành dược trong nước đang có những bước khởi sắc, số cơ sở sản xuất thuốc ngày càng được mở rộng, chủng loại thuốc cũng đa dạng hơn.

Nếu phân theo khu vực địa lý, thị trường thuốc chủ yếu tập trung ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Thị trường Hà Nội chiếm khoảng 25% thị phần, thị trường thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 60%, 15% thị phần còn lại là ở các khu vực khác.

8.2.2. Triển vọng phát triển của ngành Dược Việt Nam

Theo phân loại của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) và UNCTAD (Hội nghị thường niên về Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc), ngành công nghiệp Dược của các nước được phân chia theo 4 cấp độ:



  • Cấp độ 1: Hoàn toàn nhập khẩu.

  • Cấp độ 2: Sản xuất được một số generic (thuốc mang tên gốc), đa số phải nhập khẩu.

  • Cấp độ 3: Có công nghiệp dược nội địa sản xuất generic, xuất khẩu được một số dược phẩm.

  • Cấp độ 4: Sản xuất được nguyên liệu và phát minh thuốc mới.

Theo 4 cấp độ này, công nghiệp Dược Việt Nam đang được đánh giá ở mức 2,5-3 (Theo báo cáo tổng hợp của Chuyên gia ngắn hạn chương trình SIDA-Hà Nội 9.2003), có nghĩa là đã có công nghiệp dược nội địa, sản xuất generic, xuất khẩu được một số dược phẩm nhưng đa số vẫn phải nhập khẩu.

Thị trường dược ở Việt Nam là một thị trường đang phát triển, chịu nhiều chi phối bởi các nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh thu sản xuất trong nước vẫn tăng đều đặn hàng năm, điều này cho thấy đã có sự gia tăng về tỷ trọng giá trị sản xuất, doanh thu của thuốc nội trong tổng giá trị sản xuất và doanh thu của thị trường thuốc Việt Nam.

Biểu đồ 9: Doanh thu sản xuất trong nước giai đoạn 1995 - 2003



Nguồn: Cục Quản lý Dược Việt Nam, 2003.

Doanh thu sản xuất trong nước của toàn ngành dược tăng đều đặn hàng năm và đi cùng với nó là tốc độ tăng trưởng doanh thu, đạt mức đỉnh điểm 25,07% năm 2000 và có xu hướng giảm xuống sau đó. Tuy nhiên, từ năm 2002 tốc độ tăng có xu hướng đi lên và dừng lại ở mức 20,68% năm 2003. Theo số liệu từ Cục Quản lý Dược Việt Nam, tiền thuốc bình quân đầu người năm 2003 là 7,6 USD, năm 2004 là 8,3 USD, dự báo sẽ tăng từ 12 đến 15 USD/năm vào năm 2010. Ngành Dược Việt Nam trong những năm tới hứa hẹn sẽ có những bước phát triển đáng kể mà trong đó tỷ trọng hàng nội sẽ tăng cao hơn hiện nay. Theo chiến lược Bộ Y tế đề ra đến năm 2010, ngành dược Việt Nam phải đảm bảo sản xuất trong nước 60% nhu cầu thuốc phòng và chữa bệnh của xã hội.



Các mục tiêu của ngành dược

Mục tiêu chung mà ngành công nghiệp dược đặt ra cho đến năm 2015 là phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập khu vực và thế giới nhằm đảm bảo cung ứng thuốc thường xuyên, có chất lượng bảo đảm, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả. Phát huy tiềm năng thế mạnh về dược liệu và thuốc y học cổ truyền, đẩy mạnh công tác quy hoạch, nuôi trồng và chế biến dược liệu, xây dựng ngành công nghiệp bào chế thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và thuốc y học cổ truyền trở thành một phần quan trọng của ngành dược Việt Nam, đảm bảo 30% số thuốc được sản xuất trong nước là thuốc có nguồn gốc từ dược liệu.

Từ nay đến năm 2010, ngành dược phải đảm bảo thuốc sản xuất trong nước đáp ứng được 60% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng, quy hoạch và tổ chức khâu sản xuất bao bì dược trong nước đáp ứng 70% nhu cầu sản xuất.

Có thể nhận thấy, tiềm năng phát triển của ngành dược nói chung và của Domesco nói riêng là rất lớn.



Каталог: data -> HOSE -> 2007 -> BAN%20CAO%20BACH
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
BAN%20CAO%20BACH -> CÁc nhân tố RỦi ro
BAN%20CAO%20BACH -> SỞ giao dịch chứng khoán cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN
BAN%20CAO%20BACH -> I. CÁC nhân tố RỦi ro 4 Rủi ro về thay đổi yêu cầu của thị trường xuất khẩu: 4

tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương