BIẾN ĐỔi khí HẬU & phát triển con ngưỜI Ở việt nam nghiên cứU ĐIỂn hình phục vụ báo cáo phát triển con người 2007/2008 Peter Chaudhry và Greet Ruysschaert Nghiên cứu điển hình phục vụ Báo cáo phát triển con người 2007/2008



tải về 223.71 Kb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích223.71 Kb.
#34733
1   2   3   4   5   6   7   8

2.5 Mực nước biển dâng cao


14 Một số công trình nghiên cứu đã có báo cáo về mực nước biển dâng cao ở Việt Nam. Theo Chương trình môi trường LHQ (UNEP 1993) các mực nước biển bao quanh Việt Nam đã dân cao 5cm từ giữa 1960 đến những năm 1990. Tổng cục Khí tượng-Thuỷ văn ước tính mực nước biển đang dâng cao với tốc độ trung bình là 2mm/năm. Xói lở bở biển cũng được báo cáo, ví dụ ở Cà Mau có một số địa phương bị xói lở 600 ha, với các dải đất rộng 200m bị mất. Những dự báo về phạm vi mực nước biển dâng cao trong tương lai rất khác nhau, trong đó có những công bố của quốc gia khẳng định mực nước biển dâng cao tới 1m vào năm 2100 (ví dụ: MoNRE 2003; Hoang 2005). Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) ước tính mực nước biển dâng tính trung bình toàn cầu là khoảng 15 cm từ năm 1900 đến 2000. Dưa trên cơ sở các kịch bản phát thải các khi nhà kính khác nhau, IPCC tiên lượng mực nước biển chí ít sẽ tăng gấp đôi, nghĩa là từ 28-58 cm (3-6mm/năm) trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2100. Mức dự báo này thấp hơn các mức ước tính trước đây tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố bất định và mức dâng cao 1m không thể bỏ qua (IPCC 2007). Mực nước biển dâng cao chắc chắn tác động đến toàn bộ đồng bằng Sông Cửu Long đất thấp và vùng này có thể bị ngập trắng trong một số thời kỳ trong năm .

    1. 2.6 Các tác động đến nông nghiệp


15 Mực nước biển dâng cao chắc chắn còn làm cho tình trạng xâm mặn ở các vùng ven biển trở nên tồi tệ. Tình trạng xâm mặn đã trở thành vấn đề nan giải ở một số nơi do khai thác nước ngọt phục vụ tưới và sinh hoạt, xây dựng kênh ở các châu thổ và đập ở thượng nguồn (MHC 1996). Đồng bằng Sông Cửu Long với 1.77 triệu ha đất nhiễm mặn, chiếm 45% diện tích, chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất (CCFSC 2001). Nếu mực nước biển dâng cao 30 cm (kịch bản năm 2050) sẽ tăng độ mặn nước các nhánh chính của Sông Mê Kông kéo dài tới 10 km sâu vào lục địa (Raksakulthai 2002). Nước ngập kèm theo mất đất và xâm mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long và một số khu vực đồng bằng Sông Hồng, là những khu vực nông nghiệp quan trọng nhất của đất nước, chắc chắn sẽ đe doạ nghiêm trọng đến người nông dân cũng như đến xuất khẩu nông nghiệp như gạo (Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới) và có thể sẽ đe doạ đến an ninh lương thực quốc gia.
16 Ngoài ngập lụt, lũ với tấn xuất nhiều hơn, xâm mặn, hạn hán và bão, cả nền nông nghiệp lẫn các hệ sinh thái thiên nhiên chắc chắn còn bị ảnh hưởng do nhiệt độ tăng tối thiểu, số ngày có nhiệt độ dưới 20°C giảm đi (0-50 ngày vào năm 2070) và số ngày có nhiệt độ trên 25°C tăng lên (0-80 ngày vào năm 2070). Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng xấu đến các thời kỳ sinh trưởng, thời vụ và phân bố cây trồng, làm tăng hoạt động của sâu hại và vi rút, gây ra tình trạng di cư của cây nhiệt đới và cây trồng từ 100 tới 200 km lên phía Bắc và lên các độ cao hơn 100-550 m trên núi và chắc chắn sẽ thay thế các loài á nhiệt đới trên các độ cao này (MoNRE 2003). Đồng thời, một số loài có thể bị tuyệt chủng do biến đổi các điều kiện khí hậu và theo dự báo, sản lượng vụ lúa hè thu sẽ giảm từ 3 đến 6 % vào năm 2070 so với giai đoạn 1960-1998. Tác động đến vụ lúa đông xuân có thể còn nghiêm trọng hơn đặc biệt ở miền Bắc, với sản lượng sẽ giảm tới 17% vào năm 2070 khác với miền Nam sản lượng có thể giảm 8%. Sản lượng ngô vụ đông xuân có thể giảm 4% ở miền Trung và 9% ở miền Nam, trong khi đó biến đổi khí hậu có thể có tác động tích cực ở miền Bắc với sản lượng ngô vụ đông xuân có thể tăng 7% (Nguyen et al. 2005).

    1. 2.7 Nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản


17 Biến đổi khí hậu chắc chắn có tác động đáng kể đến nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam, chiếm 3.9% GDP năm 2005 (GSO 2006). Số lượng cá nhiệt đới có giá trị thương phẩm thấp (trừ cá ngừ) sẽ tăng và số lượng cá á nhiệt đới có giá trị thương phẩm cao hơn sẽ giảm đi. Các rạn san hô chắc sẽ không tái sinh được và cá sống trong các sinh cảnh này sẽ biến mất. Hơn nữa, suy giảm mạnh thực vật phù du sẽ dấn đến tình trạng di cư cá và giảm mạnh khối lượng lớn cá. Kết quả là, năng lực sản xuất kinh tế của biển Việt Nam theo đánh giá, sẽ bị suy giảm ít nhất 1/3. Do mực nước biển dâng cao, các trại nuôi trồng thuỷ sản buộc phải di dời và xâm mặn, diện tích rừng ngập mặn giảm sẽ làm mất nơi cư trú của các sinh vật nước ngọt. Tuy nhiên, cường độ mưa tăng có thể tạm thời giảm nồng độ muối trong nước biển, ảnh hưởng xấu đến một số loài như nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống ở các vùng nước ven biển (MoNRE 2003).

    1. 2.8 Biến đổi khí hậu và sức khoẻ con người


18 Biến đổi khí hậu chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cả sức khoẻ con người do nhiệt độ tăng tạo điều kiện cho các vi rút và vật mang bệnh khác nhau sinh trưởng và phát triển làm cho tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm như sốt rét, bệnh denga cao hơn. Hơn nữa, thời tiết khắc nghiệt và tăng tần suất và/hoặc tăng cường độ thiên tai như bão và lũ lụt, sẽ đe doạ tính mạng người dân và có thể dẫn đến nhiều tử vong hơn, nếu không áp dụng các biện pháp giảm thiểu và thích ứng quan trọng.

  1. 3. Tính dễ tổn thương của biến đổi khí hậu trong bối cảnh kinh tế-xã hội đang thay đổi

    1. 3.1 Nghèo, tính dễ tổn thương và vai trò của Nhà nước đang thay đổi


19 Tính dễ tổn thương có thể có liên quan đến mối đe doạ về vật lý và môi trường đặc biệt là những thay đổi về các hình thái khí hậu và các hệ sinh thái mà người dân phụ thuộc. Tuy nhiên, tính dễ tổn thương cũng còn là điều kiện xã hội, được định hình bởi các bối cảnh kinh tế và thể chế bao trùm, các hình thức sử dụng đất, các chính sách nông nghiệp và lâm nghiệp và sự phân bố các nguồn lực sản xuất nói riêng.7 Xét theo triển vọng phát triển con người, tính dễ tổn thương có thể khái niệm hoá như một tập hợp những quyền được hưởng và ‘chính là cấu trúc hoặc kiến trúc của những quyền đó hỗ trợ cho cả sự an ninh và tính dễ tổn thương.’ (Adger 2002, p5). Kiến trúc này đang thay đổi nhanh ở Việt Nam. Quá trình đổi mới khởi xướng từ 1986, bắt đầu chuyển đổi nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường. Kết quả là, vai trò tập trung về an ninh tập thể mà Nhà nước giữ trước đây đang thay đổi. Sự thay đổi này có những hậu quả quan trọng đối với người nghèo là những người thiếu các nguồn lực và khả năng đầu tư để giảm bớt các rủi ro liên quan đến khí hậu hoặc phục hồi sau các tình huống khắc nghiệt xảy ra. Người nghèo còn chịu rủi ro nhất trước những bất thường của khí hậu bởi vì họ ít có khả năng đa dạng hoá nguồn thu nhập, ngoài việc di cư - một chiến lược đối phó ngày càng quan trọng để giảm bớt những rủi ro này.


    1. Каталог: Portals
      Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
      Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
      Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
      Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
      Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
      Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
      Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
      Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

      tải về 223.71 Kb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương