BIẾN ĐỔi khí HẬU & phát triển con ngưỜI Ở việt nam nghiên cứU ĐIỂn hình phục vụ báo cáo phát triển con người 2007/2008 Peter Chaudhry và Greet Ruysschaert Nghiên cứu điển hình phục vụ Báo cáo phát triển con người 2007/2008


Các xu thế & dự báo về tính dễ tổn thương về mặt vật lý trước biến đổi khí hậu



tải về 223.71 Kb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích223.71 Kb.
#34733
1   2   3   4   5   6   7   8

2. Các xu thế & dự báo về tính dễ tổn thương về mặt vật lý trước biến đổi khí hậu

  1. 2.1 Đất đai và khí hậu


7 Việt Nam có diện tích 320.000 km2 và 3.260 km bờ biển. Ba phần tư lãnh thổ là đồi núi có độ cao từ 100 đến 3.400m và các vùng đồng bằng gồm hai châu thổ sông lớn là đồng bằng Sông Hồng ở miền Bắc và đồng bằng Sông Cửu long ở miền Nam. Diện tích đất thấp cực kỳ màu mỡ và đông dân, là nơi tập trung hầu như toàn bộ nền nông nghiệp và công nghiệp của Việt Nam.
8 Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Dù vậy, khí hậu các miền khác nhau đáng kể do chiều dài của đất nước và địa hình đa dạng. Nhiệt độ trung bình năm từ 18°C đến 29°C, trong khi nhiệt độ trung bình trong các tháng rét nhất thay đổi từ 13°C đến 20°C ở các vùng núi phía Bắc và từ 20°C đến 28°C ở phía Nam khí hậu nhiệt đới. Hầu hết các vùng trong cả nước có lượng mưa hàng năm từ 1400 mm đến 2400 mm, thậm chí ở một số vùng, lượng mưa cao tới 5.000 mm hoặc thấp là 600 mm tính trung bình. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, có tới 80 hoặc 90% lượng mưa tập trung vào mùa mưa, gây lũ lụt và thương xuyên trượt đất. Số ngày mưa trong năm cũng rất khác nhau giữa các vùng, vào khoảng 60 đến 200 ngày (MoNRE 2003).
9 Vào mùa mưa, lũ lụt thường xảy ra ở một số vùng. Hạn hán thường xảy ra vào mùa khô, điển hình là ở Tây Nguyên và đặc biệt ở khu vực nam Trung Bộ, gồm các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, là những nơi có lượng mưa trung bình từ 500 đến 700 mm, thậm chí trong một số năm lượng mưa chỉ 350 mm. Khu vực này thương xuyên bị khô hạn kéo dài, là nguyên nhân gây ra các quá trình hoang mạc hoá và hạn hán còn diễn ra nhiều hơn theo dự báo dựa trên các kịch bản khí hậu hiện nay. Việt Nam nằm dọc theo đường di chuyển bão Tây-Bắc Thái Bình Dương và là một trong 10 nước trên thế giới được coi là dễ bị tổn thương nhất trước áp thấp nhiệt đới (UNDP 2003). Trung bình mỗi năm có 6.9 trận bão/áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến vùng bờ biển của Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc và miền Trung (trong giai đoạn 1954-2000; MoNRE 2003).
10 Đợt đánh giá sơ bộ tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam đã được tiến hành để xây dựng Thông báo quốc gia đầu tiên cho Công ước khung LHQ về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) (MoNRE 2003) và khả năng dễ bị tổn thương của vùng ven bờ trước tình trạng mực nước biển dâng đã được điều tra nghiên cứu trong những năm 1990 (MHC 1996). Công việc xây dựng Thông báo quốc gia số 2 cho UNFCCC cũng đang được tiến hành, nhưng các đánh giá vẫn chỉ mang tính chất định tính. Mặc dù vậy, hiện nay những tác động của biến đổi khí hậu đang xuất hiện rất rõ ràng ở Việt Nam với các điều kiện thời tiết trở nên vừa khốc liệt hơn vừa khó có thể tiên lượng được.

    1. 2.2 Những biến đổi về nhiệt độ và lượng mưa


11 Từ 1900 đến 2000, nhiệt độ trung bình năm tăng 0.1°C một thập kỷ. Mùa hè nóng hơn với nhiệt độ trung bình các thàng hè tăng từ 0.1°C đến 0.3°C một thập kỷ. nếu so với năm 1990, nhiệt độ chắc sẽ tăng trong khoảng từ 1.4-1.5°C vào năm 2050 và từ 2.5-2.8°C vào năm 2100 (Hoang & Tran 2006) – nhiệt độ tăng cao nhất chắc chắn trong lục địa. Những thay đổi về hình thái mưa sẽ phức tạp và theo mùa và theo vùng cụ thể. Lượng mưa tháng 7 và tháng 8 đã và đang giảm đi ở hầu hết các vùng trong cả nước và lượng mưa các tháng 9, 10 và 11 đang tăng lên (MoNRE 2003), với cường độ mưa đang tăng lên đáng kể (Nguyen 2006). Nếu so với năm 1990, tổng lượng mưa hang năm chắc chắn sẽ tăng trong khoảng từ 2.5% đến 4.8% vào năm 2050 và từ 4.7% đến 8.8% vào năm 2100. lượng mưa tăng nhiều nhất chắc chắn diễn ra ở miền Bắc Việt Nam và tăng ít nhất ở các vùng đồng bằng miền Nam (Hoang & Tran 2006). Chắc chắn lượng mưa sẽ tập trung hơn trong các tháng mùa mưa so với hiện nay, làm cho các vấn đề hạn hán trở nên trầm trọng hơn trong mùa khô. Tiếp theo, biến đổi khí hậu sẽ làm cho mưa trở nên không đều và dễ biến đổi hơn theo thời gian và không gian (Schaefer 2003).

    1. 2.3 Những biến đổi về lũ lụt và hạn hán


12 Thậm chí chưa tính đến biến đổi khí hậu trong tương lai, thì Việt Nam đang bị những điều kiện thời tiết khốc liệt đe doạ. Năm1996, hơn 2.000 km2 diện tích vùng ven bờ của Việt Nam theo đánh giá, bị đe doạ ngập lụt hàng năm, trong đó đồng bằng Sông Cửu Long chiếm 75% tổng diện tích và cộng thêm 10% diện tích của đồng bằng Sông Hồng (MHC 1996). Ở một số khu vực như các tỉnh miền Trung và đồng bằng Sông Cửu Long, lũ xuất hiện với cường độ tăng lên so với nửa đầu thế kỷ 20 (Nguyen, 2006). Mặc dù vấn đề này chỉ được phản ánh đơn giản và không rõ ràng về việc tăng cưòng định cư, canh tác và phát triển cơ sở hạ tầng. Ở một số nơi, thiệt hại do lũ lụt chắc chắn sẽ lớn hơn do tăng lượng mưa hàng ngày từ 12-19% vào năm 2070, ảnh hưởng đến cả lưu lượng đỉnh lũ lần chu kỳ lũ về (MoNRE 2003). Những vấn đề nan giải do hạn hán gây ra chắc chắn sẽ trầm trọng hơn do lượng mưa biến đổi nhiều hơn và nước bốc hơi tăng lên (3% ở các vùng ven biển và 8% ở các khu vực lục địa vào năm 2070) do nhiệt độ tăng gây ra (MoNRE 2003).

    1. 2.4 Thay đổi các hình thái bão


13 Số các trận bão mà Việt Nam phải hứng chịu đã tăng lên từ thập kỷ 1950 đến những năm 1980, nhưng trong những năm 1990 sau đó lại giảm đi. Tháng đỉnh điểm về lở đất do bão đã chuyển dịch từ tháng 8 trong thập kỹ 1950 sang tháng 11 trong những năm 1990, và trong thế kỷ này không có gì chắc chắn về tần xuất các trận bão sẽ xảy ra. Quỹ đạo các trận bão dường như đã chuyển hướng về phía Nam trong những năm gần đây (EU/MWH 2006) mặc dù đa số vẫn cho rằng do nhiệt độ tăng, miền Bắc dễ bị tổn thương hơn trước hoạt động của bão và cường độ bão chắc chắn sẽ tăng, làm cho vận tốc gió đỉnh tăng hơn và mưa có cường độ lớn hơn (CCFSC 2001; IPCC 2007). Các vùng ven biển sẽ phải hứng chịu các cơn bão có cường độ lớn hơn, đe doạ nhiều hơn tính mạng người dân, sinh kế, cơ sở hạ tầng và sản xuất nông nghiệp. Các cộng đồng vùng cao chắc chắn sẽ phải đối mặt với các nguy cơ lũ quét và trượt đất ngày càng tăng do mưa lớn gây ra. Ước tính có tới 80-90% dân số Việt Nam có khả năng bị các trận bão ảnh hưởng trực tiếp (CCFSC 2001).


    1. Каталог: Portals
      Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
      Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
      Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
      Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
      Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
      Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
      Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
      Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

      tải về 223.71 Kb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương