BIẾN ĐỔi khí HẬU & phát triển con ngưỜI Ở việt nam nghiên cứU ĐIỂn hình phục vụ báo cáo phát triển con người 2007/2008 Peter Chaudhry và Greet Ruysschaert Nghiên cứu điển hình phục vụ Báo cáo phát triển con người 2007/2008


Đặt vấn đề: Nghèo, Thiên tai & Biến đổi khí hậu



tải về 223.71 Kb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích223.71 Kb.
#34733
1   2   3   4   5   6   7   8

1. Đặt vấn đề: Nghèo, Thiên tai & Biến đổi khí hậu


1 Việt Nam là nước có thu nhập thấp, nhưng gần đây đã đạt được những tiến bộ ngoạn mục cả về tăng trưởng kinh tế lẫn giảm nghèo. Tỷ lệ nghèo chính thức giảm từ 58% năm 1993 xuống 19.5% năm 2004 (VASS 2006). Tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục ở mức cao sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới gần đây, với giao dịch thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng, tạo điều kiện để Việt Nam trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình. Do Việt Nam tiếp tục chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung cao sang nền kinh tế định hướng thị trường, thách thức cấp bách là đảm bảo sao cho có thể duy trì được mức tăng trưởng tương đối công bằng đã đạt được cho đến nay. Sự bất công bằng đã và đang tăng lên. Ở những vùng sâu vùng xa, tỷ lệ tăng trưởng và giảm nghèo thấp hơn đáng kể so với các vùng nằm trong và xung quanh các cực tăng trưởng của thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Sự bất công bằng có thể đem lại những hậu quả đáng kể và lâu dài đối với khả năng ứng phó tổng thể của Việt Nam trong tương lai đối với khả năng dễ tổn thương liên quan đến khi hậu.
2 Việt Nam có lịch sử lâu dài đối phó với thiên tai và giảm thiểu các ảnh hưởng của thiên tai theo nhiều cách. Thiên tai ảnh hưởng đặc biệt đến các vùng miền Trung, bao gồm cả lũ quét ở các vùng cao, ví dụ các trận bão gây ra mưa to, kéo theo các vụ lở đất như trình bày ở Hộp 1 về hệ thống phân loại. Khi mà đất nước và từng cá nhân trở nên khá giả hơn thì cần phải tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai và giảm thiểu rủi ro. Tuy vậy, tăng cường năng lực thể chế vẫn là một thách thức khi mà biến đổi khí hậu ngày càng gây nhiều rủi ro.
3

                  1. Hộp 1: Hệ thống phân loại các tai biến thiên nhiên liên quan đến khí hậu theo vùng của Việt Nam




Vùng địa lý

Vùng tai biến

                1. Các tai biến thiên tai chính

Miền Bắc

Vúng cao phía Bắc

Lũ quét, trượt đất, động đất

Đồng bằng Sông Hồng

Lũ sông khí có gió mùa, bão, nước dâng cao do bão vùng ven biển

Miền Trung

Các tỉnh duyên hải miền Trung

Bão, nước dâng cao do bão, lũ quét, hạn hán, xâm mặn

Tây Nguyên

Lũ quét, trượt đất

Miền Nam

Đồng bằng Sông Cửu Long

Lũ sông, bão, triều cường và nước dâng cao do bão, xâm mặn

(Nguồn: CCFSC)
Tỷ lệ nghèo vùng ven biển miền Trung thường xảy ra bão và hạn hán là 25.5% năm 2004, so với 5% ở vùng xung quanh thành phố Hồ Chí Minh (VASS 2006). Từ 1991 đến 2000, hơn 8.000 người bị thiệt mạng do thiên tai (bão, lụt, lũ quét, trượt đất). Ngoài ra, ước tính khoảng 9.000 tàu thuyền bị nhấn chìm và 6 triệu căn nhà bị phá huỷ. Tổng thiệt hại tính theo giá trị kinh tế trong thời gian này vào khoảng 2.8 tỷ USD (CCFSC 2001). Các vùng bị ảnh hưởng thiên tai trải dài theo bờ biển của Việt Nam, như trình bày trong danh mục các vùng, phụ lục về các vụ thiên tai lớn gần đây và các tác động của thiên tai.
4 Các huyện ven biển Việt Nam có dân số khoảng 18 triệu người, gần ¼ dân số, nhưng chỉ chiếm 16% tổng diện tích đất của cả nước. Xấp xỉ 58% sinh kế vùng ven biển dựa vào nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Các trận lũ vừa gây thiệt hại mùa màng, tàn phá cơ sở hạ tầng, đặc biệt ở đồng bằng Sông Cửu Long, vừa mang lại nguồn thuỷ sản cho cuộc sống trong mùa lũ và tăng độ màu mỡ của đất trồng. Sinh kế phụ thuộc vào nguồn tài nguyên biển rất dễ bị tổn thương trước bão và nước dâng cao do bão. Khoảng 480.000 người trực tiếp làm nghề đánh bắt hải sản, 100,000 người chế biến hải sản và 2.140.000 người cung cấp ‘các dịch vụ liên quan đến nghề cá’. Nuôi trồng thuỷ sản ở vùng ven biển được coi là ngành có tăng trưởng quan trọng và tạo ra một giải pháp thay thế tránh lệ thuộc vào các đàn cá tự nhiên ngày càng chịu nhiều áp lực do việc khai thác quá mức gây ra (MoNRE 2006). Từ 1994 đến 2005, giá trị xuất khẩu thuỷ hải sản tăng từ 621.4 triệu lên 2,739 triệu USD, tuy vậy chỉ chiếm 10% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.
5 Một công trình nghiên cứu gần đây về các tác động tiềm tàng của mực nước biển dâng cao đối với 84 nước đang phát triển ven biển cho thấy, nếu mực nước biển dâng cao 1 mét sẽ ảnh hưởng khoảng 5% diện tích đất của Việt Nam và 11% dân số cả nước, tác động đến 7% nông nghiệp và giảm GDP đến 10% (Dasgupta et al. 2007)5. Những dự báo về các kịch bản mực nước biển dâng cao 3 đến 5 mét đối với Việt Nam được mô tả là ‘thảm hoạ tiềm tàng6’. Công trình nghiên cứu này cho rằng, Việt Nam xếp vào danh sách 5 nước bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu xét theo tất cả các số chỉ thị về tác động của mực nước biển dâng cao. Hơn nữa, Tính dễ tổn thương trước biến đổi khí hậu còn vượt ra ngoài phạm vi mực nước biển dâng cao, như những trường hợp thời tiết khắc nghiệt hơn. Phần 2 mô tả các xu thế khí hậu đang thay đổi đang diễn ra và những biến đổi đó có liên quan như thế nào đến nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và nghề cá.
6 Trong khi mối đe doạ về biến đổi khí hậu chắc chắn sẽ tác động đến cả nước Việt Nam thì chính người nghèo nông thôn là những người trực tiếp và ngay lập tức phải đối mặt với thách thức đối phó và thích ứng với biến đổi khí hậu trong bối cảnh kinh tế-xã hội và thể chế của Việt Nam đàng thay đổi. Người nghèo nông thôn thường sống trong các môi trường tối thiểu, phụ thuộc rất nhiều vào nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và nghề cá để có thu nhập và an ninh lương thực. Nhưng chính họ lại chứng kiến nhiều chỗ dựa an toàn từng có trong nền kinh tế tập trung đã bị mất đi, làm cho họ cực kỳ dễ bị tổn thương khi xảy ra thiên tai liên quan đến khí hậu, như hạn hán, lũ lụt hay bão. Vấn đề này được thảo luận ở Phần 3. Các Phần 4 và 5 sẽ trình bày về sắp xếp tổ chức và các chính sách quản lý thiên tai và đưa ra các ví dụ thực tiễn về thích ứng với biến đổi khí hậu. Những kết luận về giảm bớt những khả năng dễ gây tổn thương do biến đổi khí hậu được trình bày trong Phần 6.


  1. Каталог: Portals
    Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
    Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
    Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
    Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
    Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
    Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
    Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

    tải về 223.71 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương