BIẾN ĐỔi khí HẬU & phát triển con ngưỜI Ở việt nam nghiên cứU ĐIỂn hình phục vụ báo cáo phát triển con người 2007/2008 Peter Chaudhry và Greet Ruysschaert Nghiên cứu điển hình phục vụ Báo cáo phát triển con người 2007/2008


Bất bình đẳng gia tăng và bảo vệ tập thể



tải về 223.71 Kb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích223.71 Kb.
#34733
1   2   3   4   5   6   7   8

3.2 Bất bình đẳng gia tăng và bảo vệ tập thể


20 Những cải cách sâu rộng liên quan đến qúa trình đổi mới đã làm tăng các mức thu nhập hộ gia đình tính trung bình ở Việt Nam một cách ngoạn mục và đã đem lại mức độ an ninh kinh tế cao hơn, dựa vào đó ứng phó với các thiên tai có liên quan đến khí hậu. Tuy nhiên, khoảng cách bất bình đẳng về thu nhập lại trở nên phổ biến. Một số bằng chứng cho thấy, sự bất bình đẳng này đang ảnh hưởng xấu đến các phương thức quản lý rủi ro của làng xã đã có từ lâu đời và đã từng tạo ra lá chắn cho người nghèo trước các mối đe doạ của khí hậu (Adger 2002). Đắp và bảo vệ đê biển tập thể là một hoạt động giảm thiểu rủi ro truyền thống. Trước đây, các hợp tác xã nông nghiệp từng huy động 10 ngày công lao động từ các hộ gia đình để sửa chữa đê, nhưng đến nay đã thay bằng thuế bảo vệ ven biển, trong đó các hộ khá giả hơn không còn khả năng hoặc không sẵn lòng tạo ra chi phí cơ hội của công tác bảo vệ bằng lao động tập thể (về mặt khả năng mất thu nhập). Không có bằng chứng nào cho thấy vấn đề này đã làm suy yếu việc bảo vệ biển và trên thực tế hoàn toàn ngược lại, cơ sở hạ tầng bảo vệ biển được ghi nhận đã được cải thiện trong những năm gần đây với việc tăng đầu tư về của cải và cơ sở hạ tầng của quốc gia. Tuy vậy, những vấn đề còn yếu kém là thiếu khả năng của từng hộ mới khá giả để khai thác các cơ hội kinh tế hoặc tự đối phó với thiên tai, giảm bớt rủi ro và có thể dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc do các tai biến ngày càng tăng và các cơ hội về sinh kế ngày càng ít đi nhưng các ví dụ minh hoạ dưới đây.

    1. 3.3 Tư nhân hoá các tài sản chung, gia tăng nuôi trồng thuỷ sản và tác động đến người nghèo


21 Cải cách kinh tế đã thay đổi căn bản các quyền sở hữu, trong đó quyền được hưởng các nguồn tài sản chung dành cho người nghèo đã giảm đi một cách nghiêm trọng. kết quả là rừng ngập mặn nói riêng, đã bị hứng chịu mặc dù rừng ngập mặn là hình thức bảo vệ rất hữu hiệu trước nước dâng do bão. Người nghèo đặc biệt phụ thuộc vào rừng ngập mặn để sinh kế và thức ăn, nhưng tư nhân hoá các diện tích đất ven biển để nuôi trồng thuỷ sản đã làm cho các dải rừng ngập mặn rộng lớn đang biến mất, để lại những hậu quả cả về sinh kế của người nghèo lẫn bảo vệ vùng ven biển:Việc phục hồi các diện tích rừng ngập mặn có thể đem lại lợi ích kép là cải thiện sinh kế của người sử dụng địa phương cũng như tăng cường bảo vệ biển, tạo ra cách tiếp cận giảm thiểu tác động khí hậu mang tính phòng ngừa, cùng được (Kelly et al. Undated, tr. 342).
22 Việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản thương phẩm ở các diện tích ven biển còn làm thay đổi về mặt cơ cấu tính chất của các nền kinh tế địa phương và các mối quan hệ xã hội và làm tăng thêm tính dễ tổn thương trước biến đổi khí hậu. Nuôi trồng thuỷ sản cần nhiều vốn và do vậy, không phải là con đường dễ dàng mở ra cho người nghèo. Khi nuôi trồng thuỷ sản tăng về quy mô, sẽ xuất hiện càng nhiều bất bình đẳng về thu nhập, làm xói mòn tình đoàn kết làng xã và các truyền thống bảo vệ tập thể ‘xa xưa’. Nuôi trồng thuỷ sản còn làm gia tăng xu thế hướng tới thương mại hoá các nguồn tài sản chung có từ lâu đời, như nhạn xét của Adger tại huyện Xuân Thuỷ trước đây thuộc đồng bằng Sông Hồng: ‘việc tập trung của cải và vốn đang hạn chế việc sử dụng các nguồn tài nguyên của bộ phận đông đảo dân chúng để ngăn ngừa ảnh hưởng của các cú sốc từ bên ngoài (có liên quan đến biến đổi khí hậu).’ (Adger 2002, tr. 30)

  1. 4. Môi trường chính sách và thể chế để ứng phó với biến đổi khí hậu

    1. 4.1 Các Hiệp định quốc thế và Thông báo quốc gia số 1 cho UNFCCC


23 Việt Nam đã nhận thức được mối đe doạ của biến đổi khí hậu do con người gây ra bằng việc phê chuẩn UNFCCC năm 1994 và Nghị định thư Kyoto năm 2002. Cho đến nay, Chính phủ chủ yếu tập trung vào các hoạt động kiểm kê và giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Thông báo quốc gia cho UNFCCC (MoNRE 2003) chỉ mới điều tra sơ bộ và đinh tính những tác động của biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng cần thiết. Một loạt những đánh giá theo ngành đã được tiến hành và các giải pháp lựa chọn thích ứng đã được xác định, nhưng vẫn chưa tiến hành phân tích kinh tế-xã hội và các hoạt động này vẫn chưa được tiếp nối bằng các chương trình cụ thể. Những đánh giá sâu về tính dễ tổn thương và thích ứng và việc soạn thảo một khung chính sách để thực hiện các biện pháp thích ứng đang được thực hiện cùng với soạn thảo Thông báo quốc gia số 2 cho UNFCCC, sẽ hoàn thành vào năm 2009.

    1. 4.2 Trách nhiệm ứng phó với biến đổi khí hậu


24 Bộ tài nguyên và Môi trường (TN&MT) là cơ quan đầu mối quốc gia về các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu và Hộp 2 trình bày sơ đồ tổ chức của các văn phòng liên quan đến biến đổi khí hậu. các nhóm chuyên gia kỹ thuật của một số ngành, trong đó có một nhóm chịu trách nhiệm về tính dễ tổn thương và thích ứng với biến đổi khí hậu đã được thành lập để hỗ trợ việc thực hiện các dự án biến đổi khí hậu. Các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu đã được đưa vào một số luật và chiến lược mới xây dựng, như Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia (2005), trong đó đưa ra các biện pháp giảm thiểu tác động của mực nước biển dâng cao ở các vùng ven biển. Đầu năm 2006, Nhóm hỗ trợ quốc tế về tài nguyên và môi trường của Bộ TN&MT (ISGE) đã thành lập nhóm công tác thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo ra một diễn đàn đối thoại và cân thiết thúc đẩy điều phối đối với các biện pháp thích ứng về biến đổi khí hậu.


Hộp 2: Bố trí tổ chức của Chính phủ để ứng phó với biến đổi khí hậu



Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE)


    1. Đầu mối quốc gia về Biến đổi khí hậu (Thứ trưởng MONRE)

      Vụ Quan hệ quốc tế (ICD)

      Viện Khí tượng, Thủy văn và Môi trường (nghiên cứu kỹ thuật)


    2. Каталог: Portals
      Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
      Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
      Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
      Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
      Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
      Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
      Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
      Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

      tải về 223.71 Kb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương