BIẾN ĐỔi khí HẬU & phát triển con ngưỜI Ở việt nam nghiên cứU ĐIỂn hình phục vụ báo cáo phát triển con người 2007/2008 Peter Chaudhry và Greet Ruysschaert Nghiên cứu điển hình phục vụ Báo cáo phát triển con người 2007/2008



tải về 223.71 Kb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích223.71 Kb.
#34733
1   2   3   4   5   6   7   8


  • Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu (NCCC) do thứ trưởng MONRE làm chủ tịch



    Văn phòng về Biến đổi khí hậu

    Nhóm kỹ thuật về Biến đổi khí hậu (31 thành viên từ các bộ và viện)


      1. 4.3 Sắp xếp tỏ chức để quản lý và ứng phó với rủi ro thiên tai


    25 Việt Nam từ lâu đã có hệ thống thể chế rộng khắp để ứng phó với thiên tai như bão lụt và điều này phản ánh tính dễ tổn thương của đất nước trước thiên tai. Các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai chủ yếu do Ban Chống lụt bão trung ương (CCFSC, thành lập năm 1955) điều phối và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm trưởng ban. Các thành viên trong Ban gồm các Bộ ngành liên quan, Cục Chống lut bão và quản lý đề điều, Trung tâm quản lý thiên tai, Trung tâm Khí tương-thuỷ văn và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (VNRC). Đối tác giảm thiểu thiên tai (NDM-P) được xây dựng với sự tham gia của Chính phủ các tổ chức NGO và các nhà tài trợ để khuyến khích đối thoại và thống nhất các cách thức hoạt động, hỗ trợ điều phối việc thực hiện Chiến lược quốc gia lần thứ hai và Kế hoạch hành động giảm thiểu và quản lý thiên tai (được thảo luận dưới đây).
    26 Ban CLBTƯ chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu, giám sát các cơn lũ và bão, đưa ra cảnh báo chính thức và điều phối các biện pháp ứng phó và giảm thiểu thiên tai. Chính quyền ở tất cả các địa phương và từng Bộ ngành đều có các ban chống lụt bão. Các Ban CLB địa phương tại cấp tỉnh, huyện và xã, chịu trách nhiệm điều phối các biện pháp phòng chống lụt bão; tổ chức bảo vệ đê điều, sẵn sàng ứng phó và giảm thiểu lụt bão; khắc phục lụt (EU/MWH 2006). Các ban CLB các ngành hỗ trợ về mặt kỹ thuật, vật tư và thiết bị. Hệ thống phòng chống lụt bão có ý nghĩa quan trọng trong việc chia sẻ thông tin về thiệt hại cũng như các yêu cầu cứu trợ, thông báo các thông tin cảnh báo sơm, đánh giá thiệt hại, điều phối cứu hộ trong khi lũ lụt, bảo vệ đề điều và các cơ sở hạ tầng khác. Các tổ chức quần chúng của Việt Nam cũng có vai trò quan trọng trong việc đối phó với thiên tai, như Mặt trận tổ quốc quyên góp và phân phối đáng kể tiền và vật tư cứu trợ, ví dụ trong các trận lụt 2000-2001 ở đồng bằng Sông Cửu Long (IFRC 2002). Hội chữ thập đỏ hoạt động trong cả nước từ trung ương xuống tận xã, tập trung nâng cao nhận thức, sẵn sàng ứng phó và phòng chống thiên tai.

      1. 4.4 Khung chính sách quản lý rủi ro thiên tai


    27 Khung chính sách quản lý thiên tai của Việt Nam được đề ra trong Chiến lược quốc gia lần thứ hai và kế hoạch hành động giảm thiểu và quản lý thiên tai, 2001-2020. Chiến lược này ưu tiên tăng cường nâng cao nhận thức và sự tham gia, giảm thiểu tổn thất về người và tài sản và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sống chung với lũ trong các tính huống cần thiết. Những sáng kiến chủ yếu khác của Chiến lược quốc gia lần thứ hai gồm có việc thành lập các trung tâm dự báo thiên tai ở ba miền Bắc, Trung, Nam (đối với các loại thiên tai khác nhau); xây dựng các hành lang ngăn lũ và các diện tích giữ lũ ở miền Nam; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông tiên tiến; tăng cường vai trò của nhà trường và thông tin đại chúng cho công tác nâng cao nhận thức; bảo trì và nâng cấp thiết bị cho các ban CLB địa phương; và đề án xây dựng quỹ thiên tai quốc gia để cung cấp kinh phí cho các dự án sẵn sàng ứng phó và giảm thiểu thiên tai và thành lập công ty bảo hiểm thiên tai.
    28 Tuy nhiên, Chiến lược quốc gia lần thứ hai vẫn chỉ được thiết kế chủ yếu giải quyết những tình huống khí hậu ngắn hạn hơn là đối phó với biến đổi khí hậu trong tương lai và tập trung vào ứng phó tình trạng khẩn cấp và tái thiết hơn là phòng ngừa rủi ro và thích ứng. Đồng thời còn thiếu sự lồng ghép giữa các chính sách giảm thiểu rủi ro thiên tai với các chính sách rộng lớn hơn về phát triển nông thôn và giảm nghèo, chỉ có ít phối kết hợp hoặc điều phối liên ngành hoặc về chính sách hoặc thực tiễn. Công trình nghiên cứu gần đây về việc sắp xếp tổ chức để ứng phó với biến đổi khí hậu kết luận rằng:‘Việc phối kết hợp các cơ quan tham gia quản lý thiên tai, rủi ro khí hậu và phát triển vẫn là điểm yếu của Việt Nam.Tuy vậy vẫn còn có những ví dụ tích cực về điều phối để dựa vào đó phát triển, như khung đa quy mô do hệ thống phòng chống lụt bão tạo ra và Đối tác giảm thiểu thiên tai miền Trung Việt Nam’ (EU/MWH 2006, tr.27). Chính phủ còn chưa có nhiều cách tiếp cận thích ứng đối với những rủi ro liên quan đến khí hậu trong tương lai và hạn chế cung cấp tài chính hiện có cho việc thích ứng với biến đổi khí hậu.

    1. 5. Ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay của Việt Nam

      1. 5.1 Bảo vệ vùng ven biển: Quản lý đề điều và phục hồi rừng ngập mặn


    29 Hệ thống đê điều rộng lớn của Việt Nam với 5.000 km đê sông và 3.000 km đê biển được sử dụng để bảo vệ cơ sở vật chất trước các cơn bão và các mực nước biển dâng cao. Đê điều và đập kè đã có hơn 1.000 năm nay. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm bảo vệ đê biển. Trước đây, hệ thống góp công lao động rộng lớn để đắp đê và bảo dưỡng đê nhưng nay đang dần dần được thay thế băng hệ thống thuê nhân công và thuế địa phương. Chương trình của Oxfam Anh tại huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh trong những năm 1990 đã chứng minh rằng sự hỗ trợ của các cộng đồng địa phương trong việc tổ chức và huy động gia cố và bảo dưỡng đê điều đã cải thiện được an ninh tập thể và làm cho người dân địa phương có khả năng đầu tư nâng cao năng suất đất trồng của họ. Sự hỗ trợ này đã tạo ra giải pháp thay thế có giá trị đối với việc di dân của các cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương. Trồng rừng ngập mặn ven biển cũng là cách bảo vệ vùng ven biển quan trọng và hiệu quả cao trước các đợt nước dâng cao do bão và áp thấp nhiệt đới. Để minh hoạ, chương trình đã ước tính tại huyện Kiến Thuỵ, sóng dâng với độ cao 4 m của cơn bão số 7 (bão Damrey – xem phụ lục) đã giảm 0.5m do rừng ngập mặn được phục hồi diện rộng (Jegillos et al. 2005, in EU/MWH 2006). Cả các nhà tài trợ quốc tế lẫn các NGO đã hỗ trợ có kết quả các cộng đồng vùng ven biển trong việc phục hồi rừng ngập mặn.


      1. Каталог: Portals
        Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
        Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
        Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
        Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
        Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
        Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
        Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
        Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

        tải về 223.71 Kb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  • 1   2   3   4   5   6   7   8




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương