BIẾN ĐỔi khí HẬU & phát triển con ngưỜI Ở việt nam nghiên cứU ĐIỂn hình phục vụ báo cáo phát triển con người 2007/2008 Peter Chaudhry và Greet Ruysschaert Nghiên cứu điển hình phục vụ Báo cáo phát triển con người 2007/2008


Các hệ thống cảnh báo sớm thiên tai



tải về 223.71 Kb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích223.71 Kb.
#34733
1   2   3   4   5   6   7   8

5.2 Các hệ thống cảnh báo sớm thiên tai


30 cảnh báo và sẵn sàng đối phó thiên tai là một lĩnh vực chủ yếu trong công tác đối phó trước các mối đe doạ và thiên tai liên quan đến khí hậu của Việt Nam. UNDP từ lâu đã hỗ trợ Việt Nam cải thiện hoạt động cảnh báo sớm thiên tai, thu thập số liệu và báo cáo về thiệt hại, gắn kết các dịch vụ dữ liệu khí tượng-thuỷ văn của Việt Nam và Ban CLBTƯ với các phương tiện thông tin đại chúng quốc gia, nhằm tạo ra và phổ biến thông tin dễ dàng hơn và rộng khắp hơn. Chính phủ Việt Nam tiếp tục nâng cấp năng lực này và hy vọng đến năm 2008 sẽ có được các dữ liệu vệ tinh do vệ tinh của Việt Nam, Vinasat, cung cấp. Các thông tin khí tượng liên tục cũng được các cơ quan khí tượng của Trung Quốc và Nhật Bản cung cấp, nhưng việc cải thiện công tác thu thập thông tin và truyền thông là đặc biệt cần thiết để phòng ngừa thiệt hại lớn về tính mạng do chìm đắm tàu thuyền, từng xảy ra ở Biển Đông năm 2006 trong cơn bão Chanchu (xem phụ lục). Hệ thống cảnh báo bão quốc gia cung cấp cảnh báo trước 48 tiếng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng và qua các loa truyền thanh địa phương. Trong mùa bão, đê điều được kiểm tra 24 tiếng một ngày (EU/MWH 2006). Ban CLBTƯ còn phổ biến các báo cáo bằng thư điện tử. Mặc dù đã có những cải thiện trong thời gian gần đây, hệ thống cảnh báo sơm vẫn cần được cải thiện hơn.

    1. 5.3 Tính dễ tổn thương và biến đổi khí hậu ở đồng bằng Sông Cửu Long


31 Các trận lũ năm 2000 và 2001 tàn phá đồng bằng Sông Cửu Long là những trận lũ trong số những trận lũ tồi tệ nhất trong trí nhớ của mọi người, làm chết 481 người năm 2000 và 393 người năm 2001, đa số là trẻ em, phá huỷ tổng cộng 900.000 ngôi nhà năm 2000 và 350.000 ngôi nhà năm 2001 (xem phụ lục). Số người chết năm 2001 cũng tương tự, song các bài học đã được đúc kết giữa hai trận lũ và các biện pháp đã được thực hiện để đảm bảo các tác động khác trong lũ năm 2001 không còn khốc liệt như những ảnh hưởng của năm trước, mặc dầu hai trận lũ này hoàn toàn giống nhau. Trải qua các trận lũ năm 2000, các cơ quan Chính phủ và các tổ chức quần chúng đã huy động nhân viên, phân phát tài liệu, tổ chức các cuộc họp, đến thăm các gia đình và cảnh báo các vùng nước lũ dâng. Số học sinh bỏ học trong thời gian lũ kéo dài ít đi do các trường mới được xây có khả năng chống lũ. Nâng cao nhận thức sau các trận lũ năm 2000 được tập trung vào các trường học để giảm thiểu tỷ lệ tử vong ở trẻ, nhưng vẫn còn nhiều con em các gia đình nghèo nhất không thể đi học vì các em phải làm việc (đánh bắt cá và nông nghiệp) và như vậy, rất dễ bị tổn thương trong các trận lũ. Các trung tâm mẫu giáo đã được thành lập, nâng cao được mức độ an toàn của trẻ ở khía cạnh nào đó trong các trận lũ, kể cả một số phụ huynh nghèo sống phụ thuộc vào tiền công lao động hàng ngày để nuôi gia đình. Các nữ tình nguyện viên thông qua Hội Phụ nữ, là lực lượng chủ yếu biên chế cho các trung tâm này và theo một vài báo cáo, uy tín của chị em đã tăng lên. Các phong trào nước an toàn được phát động và người dân được huy động làm sạch môi trường địa phương sau lũ rút để phòng tránh dịch bệnh. Đồng thời, sau các trận lũ năm 2000, một việc làm có ý nghĩa quan trọng là một số tổ chức viện trợ địa phương đã phân phối tàu thuyền làm phương tiện đi lại và đánh bắt cá trong mùa lũ và khi bình thường (IFRC 2002). Những chương trình như vậy cũng được thực hiện sau các trận lũ năm 2001, tập trung vào những người nghèo nhất.
32 Khẩu hiệu mang tính chính sách trong và sau thời gian này là ‘sống chung với lũ’, phản ánh sự thừa nhận rằng đắp đề điều cao hơn ở đồng bằng Sông Cửu Long không phải là lời giải đối với các trận lũ mùa, rằng ruộng đồng và các cánh rừng phải trữ nước lũ và rằng sinh kế của người dân phải thích ứng. Sau đó, Chính phủ tiến hành một chương trình về các khu định cư an toàn để di dời các hộ gia đình và nâng chiều cao nhà ở trên mức lũ không cần phải sơ tán nữa (IFRC 2002). Tuy nhiên, việc triển khai chương trình xây dựng và di dời có quy mô lớn này đã bị chậm trễ và một số hộ phản đối việc di dời, đặc biệt vì những khu định cư này hạn chế người dân sử dụng các kênh và ruộng đồng của mình vào các thời kỳ không có lũ cũng như trong mùa lũ; việc di dời sẽ hạn chế khả năng của người dân đánh bắt cá và đây là chiến lược có ý nghĩa cốt tử đối với đời sống và sinh kế của họ.
33 Những rủi ro của các trận lũ ở đồng bằng Sông cửu long lẫn các đợt hạn hán đang tăng lên với các trận mưa có cường độ dự tính lớn hơn trong mùa mưa và những đợt thời tiết khô ngày càng nhiều. Lúa và theo đó là sinh kế của người nông dân chắc dễ sẽ bị tổn thương nghiêm trọng trước các rủi ro này. Tuy nhiên, nhiều biện pháp giảm thiểu đã được biết đến và đang được thử nghiệm ở cấp ruộng đồng (như thay đổi các giống lúa và cây trồng, đa dạng hoá các kỹ thuật phi nông nghiệp và di cư theo mùa), ở cấp cộng đồng (như tăng cường và bảo vệ các nguồn tài nguyên chung như đầm nuôi cá, gây quỹ làng bản và phát triển các cơ sở chế biến chung) và ở cấp quốc gia (như đầu tư cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển, các hệ thống thông tin được tăng cường) (Suppakorn et al. 2006).

    1. 5.4 Thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng ven biển miền Trung


34 Việc nghiên cứu các tác động của biến đổi khí hậu ở các vùng ven biển miền Trung và hai đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long gần đây đã được khởi xướng (MHC et al., 1996 và CERED) và nhiều nghiên cứu đang được triển khai. Các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu chủ yếu xuất hiện ở vùng ven biển miền Trung. Hầu hết các hoạt động của dự án tập trung ở cấp địa phương (tỉnh, huyện hoặc xã) và được gắn kết hoặc lồng ghép với những dự án hỗ trợ đang được triển khai của các nhà tài trợ và các tổ chức NGO quốc tế dành cho các thực thể quốc gia và các cộng đồng về lĩnh vực sẵn sàng và ứng phó hạn hán, lũ lụt và bão. Các sáng kiến gần đây bao gồm các dự án về xây dựng nhà ở an toàn (xem Hộp 3),8 các dự án về các làng an toàn và sản xuất an toàn hơn tại các cộng đồng có rủi ro cao (CECI) và lồng ghép giảm nhẹ và giảm thiểu rủi ro trong quy hoạch phát triển địa phương và giảm tính dễ tổn thương trước biến đổi khí hậu thông qua quản lý hệ sinh thái (IUCN). Hội Chữ thập đỏ Việt Nam với sự hỗ trợ của Hội Chữ thập đỏ Hà Lan (NRC) đã thực hiện dự án biến đổi khí hậu ở 5 tỉnh ven biển từ năm 2003 đến 2005. Dự án này đã xây dựng các tư liệu về các tác động và thích ứng biến đổi khí hậu, giúp đánh giá các khả năng dễ bị tổn thương và năng lực của 30 trong tổng số các xã dễ bị tổn thương nhất và đồng thời nâng cao nhận thức, xây dựng năng lực của người dân địa phương. Dự án còn đào tạo các nhân viên của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các tình nguyện viên ở các cấp khác nhau và nâng cao nhận thức cho các nhà ra quyết định. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ Hà Lan còn hỗ trợ đưa vào thực hiện dự án Tái trồng rừng để thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh Quảng Bình để ổn định các đùn cát ven biển bằng trồng cây phi lao và hỗ trợ sinh kế của người nghèo. Tổ chức Phát triển của Hà Lan (SNV) cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đang khảo sát thêm công trình khác ở Quảng Bình với nguồn tài trợ thông qua Cơ chế phát triển sạch.
35

              1. Hộp 3: Khuyến khích xây nhà hợp lý và chống chịu bão ở miền Trung Việt Nam

Từ 1999, Hội thảo Phát triển đã giúp các công đồng ở miền Trung Việt Nam giảm bớt tính dễ tổn thương của họ trước các tai biến liên quan đến khí hậu, như gió xoáy, lũ lụt, giống tố nhiệt đới và bão. Cường độ áp thấp nhiệt đới dường như tăng lên và ở cấp cơ sở, các yếu tố kinh tế-xã hội khác nhau đã góp phần làm cho tính dễ tổn thương của các cộng đồng đô thị và nông thôn tăng lên trước tác động của thiên tai liên quan đến khí hậu.


Hai nhóm xã hội đặc biệt bị rủi ro: người cực nghèo sống trong các điều kiện cực kỳ mỏng manh mà Chính phủ cố gắng xoá bỏ bằng chương trình thay nhà ở tạm thời; và những người cải tạo nhà mình bằng nỗ lực riêng của họ. Tuy nhiên, rủi ro mất và thiệt hại nhà ở ngày càng tăng bởi vì các gia đình không áp dụng các nguyên tắc cơ bản xây nhà chống chịu bão – do đó vật liệu và cấu trúc tốn kém rất dễ bị phá huỷ – và xu hướng thích kiểu nhà mái bằng thành thị hơn bị rủi ro huỷ hoại cao.

Với sự hỗ trợ của Uỷ ban Châu Âu, Hội thảo Phát triển khuyến khích việc áp dụng các nguyên tắc chống chịu bão đối với các nhà ở hiện có và xây mới ở miền Trung Việt Nam. Cơn bão Xangsane tháng 10 năm 2006 gây thiệt hại năng đến tài sản nhưng nhiều gia đình đã nhanh chóng áp dụng các nguyên tắc của Hội thảo Phát triển trong công việc tái thiết. Chính quyền của tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành quyết đinh vào tháng 10 năm 2006 chỉ thị các cấp chính quyền địa phương và người dân áp dụng 10 nguyên tắc chính xây nhà chống chịu bão do Hội thảo Phát triển giới thiệu.


Sáng kiến này nêu rõ cách thức phải bắt đầu phòng ngừa thiên tai ra sao ở cấp cộng đồng và các dự án đối với các gia đình bị ảnh hưởng lớn cần có hỗ trợ tài chính và kỹ thuật. Sự giúp đỡ đó cần được Chính phủ hỗ trợ để có được ảnh hưởng thực sự và sâu rộng .
http://www.dwf.org/vietnam/phongchongbao/index.htm


Những nỗ lực khác để thích ứng với biến đổi khí hậu gồm có diễn đàn cải thiện công tác quản lý nguồn tài nguyên nước có cân nhắc đến khả năng biến đổi thời tiết gia tăng do CPWC đăng cai và công trình xây dựng các cách thức hữu hiệu hỗ trợ nông dân ở tỉnh Quảng Trị sử dụng thông tin khí hậu theo mùa (do ADPC thực hiện). Một nghiên cứu đang được triển khai để tìm cách hợp lý hoá các vấn đề liên quan đến tính dễ tổn thương và thích ứng biến đổi khí hậu với phát triển kinh tế-xã hội, các dự án ứng phó và giảm thiểu hạn hán và các biện pháp thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu đối với các hệ thống nước và lưu lượng sông trong lưu vực Sông Hương (do IMH và NCAP thực hiện). Dự án lưu vực Sông Hương bao gồm việc nghiên cứu các nhu cầu và sự hỗ trợ khả dĩ các sinh kế cho các cộng đồng nghề cá dễ bị tổn thương, kể cả việc đa dạng hoá sinh kế thông qua các chương trình đào tạo và cung cấp tín dụng quy mô nhỏ và cải thiện các quyền và quy định đánh bắt cá và phục hồi rừng ngập mặn (Trap 2006).
36 Cả tổ chức Oxfam Anh lẫn Chương trình hỗ trợ nhỏ không hoàn lại từ Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) của UNDP-Việt Nam hỗ trợ các sinh kế ở Ninh Thuận, một trong số các tỉnh nghèo nhất ven biển Nam Trung Bộ Việt Nam. Ninh Thuận bị ảnh hưởng hạn hạn nặng hơn nhiều các nơi khác và còn bị ảnh hưởng bão và lũ lụt (xem Hộp 4). Các dự án nhỏ dựa vào cộng đồng đã đạt được một số thành công, như cải thiện công tác quản lý đất đai đang đối mặt với quá trình gia tăng hoang mạc hoá do hạn hán. Nhận thức về việc thích ứng biến đổi khí hậu cho chính quyền địa phương đã được nâng cao và chính quyền địa phương đã phân bổ kinh phí cho một số hoạt động. Chính quyền địa phương còn xây dựng các kế hoạch khác để giảm thiểu các tác động của hạn hán bằng cách mở rộng các công trình tưới nước như xây dựng giếng sâu, giếng hở và các biện pháp thích ứng dài hạn khác như lập bản đồ các vùng dễ tổn thương trước tai biến; tập huấn cho nông dân những phương thức quản lý nước tốt hơn và nâng cao năng suất cây trồng; đưa vào áp dụng giống cao sản, lớn nhanh và chịu nhiệt độ cao; các công trình tưới nước quy mô nhỏ được mở rộng; hỗ trợ tín dụng nhỏ cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ của phụ nữ được xem như một biện pháp đa dạng hoá ngoài nông nghiệp; và tập huấn về nuôi giống tôm mới chịu nhiệt độ cao.


Hộp 4: Nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu tại tỉnh Ninh Thuận
Vùng ven biển miền Trung bị ảnh hưởng hạn hán nghiêm trọng nhất, với số dân ước tính từ 1 – 1.3 triệu người. Được xếp là bị ảnh hưởng hạn hán trong 9 tỉnh miền Trung, Ninh Thuận nằm trong vành đai bão của Việt Nam và có lượng mưa trung bình thấp nhất cả nước và nhiệt độ cao nhất.
Công trình nghiên cứu gần đây về nhận thức của cộng đồng và các hành động ứng phói với biến đổi khí hậu ở Ninh Thuận cho thấy, mặc dầu có nhận thức chung về lượng mưa đang suy giảm, trên thực tế lượng mưa trung bình năm lại tăng tính toàn bộ cũng như nhiệt độ thấp trung bình năm ở Ninh Thuận. Tính dễ tổn thương trước lượng mưa lớn là một vấn đề chính giữa các năm và trong từng năm.
Nghiên cứu này phát hiện các điều kiện hạn hán tác động đến cây trồng, vật nuôi, phụ nữ và trẻ em và người già được coi là những người bị rủi ro nhiều nhất, do nóng khắc nghiệt và chăm sóc kém. Công trình nghiên cứu còn nêu rõ các nhu cầu của con người đối với môi trường ngày càng tăng đang làm cho các tác động biến đổi khí hậu phức tạp hơn. Khai thác nước dưới đất phục vụ nông nghiệp đã giảm mạnh trong những năm gần đây trong khi sản lượng ngô tăng hàng năm từ 1992 đến 2005. Các diện tích có rừng tại các địa điểm nghiên cứu giảm mạnh. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản nở rộ, tăng mạnh cả về diện tích lẫn sản lượng từ 1995 đến 2001. Tuy nhiên gần đây, sản lượng này giảm mạnh do hạn hán, ô nhiễm và lợi nhuận giảm đi.
(Source: Kyoto University & Oxfam GB 2007)

37 Nghiên cứu gần đây ở Ninh Thuận cho thấy các cộng đồng thực sự thích ứng với biến đổi khí hậu ra sao, ví dụ bằng cách sử dụng các giống hạt chịu hạn hơn và thay đổi thời vụ gieo trồng để xử lý các hiệu ứng của hạn hán. Các cộng đồng còn đang đưa vào áp dụng các phương thức chăn nuôi gia súc bằng cách thay đổi con giống và tìm kiếm các nguồn thức ăn chịu hạn (Đại học Kyoto 2007). Tuy nhiên, một số cộng đồng người thiểu số nghèo (ví dụ nhóm người Chăm) bị các đợt hạn hán gần đây và lũ ảnh hưởng nghiêm trọng (như cuối năm 2005). Các giải pháp lựa chọn thích ứng với biến đổi khí hậu được định hình bằng các quyền của người dân được khai thác và sử dụng các tài nguyên và việc phân bổ không công bằng các quyền và cơ hội về tài nguyên vẫn là rào cản chủ yếu đối với việc thích ứng biến đổi khí hậu của người nghèo. Cần phải tăng mạnh đầu tư để hỗ trợ sinh kế của họ và các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà họ sống phụ thuộc, nhất là khi phải đối mặt với những rủi ro của biến đổi khí hậu đang gia tăng. Tuy vậy, có những quan tâm của quốc gia có thể làm tăng thêm áp lực đối với đất đai và nguồn nước địa phương, ví dụ các kế hoạch dài hạn phát triển điện hạt nhân, trong đó đã quy hoạch nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận.




  1. Каталог: Portals
    Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
    Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
    Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
    Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
    Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
    Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
    Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

    tải về 223.71 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương