Bùi Công Thuấn LỜi giới thiệU



tải về 0.91 Mb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích0.91 Mb.
#7718
1   2   3   4   5   6   7   8   9
Thảm sát Ba Chúc

Đêm 30/4/1977, Khmer Đỏ mở cuộc tấn công đồng loạt toàn tuyến biên giới An Giang dài gần 100km, mở màn cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam thảm khốc.



Nhân chứng 1: Trần Đình Hải

Gia đình tôi là dân Việt kiều Campuchia, cư trú ở xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Người trong gia đình tôi phần lớn là dân được mộ phu Bắc bộ Việt Nam từ những năm đầu 1940, làm công nhân cho Tập đoàn IECC. Chúng tôi đã từng bị nạn “cáp duồn” năm 1970, và giờ đây, một lần nữa lại bị quân Pol Pot tàn sát đêm 25/9/1977.”



Nhân chứng 2: ông Đinh Trọng Vinh

Ông là cựu chiến binh Sư đoàn Bộ binh 9, Quân đoàn 4 - Binh đoàn Cửu Long anh hùng. Ông vào bộ đội từ năm 1972 đã đi qua cả hai cuộc chiến chống Mỹ và chống bọn diệt chủng Khmer Đỏ. Ông tận mắt chứng kiến sự tàn bạo của chúng đối với đồng bào ta.

Ông kể:

“Bất ngờ, vào lúc 0 giờ 15 phút ngày 25/9/1977, đúng vào dịp toàn dân Việt Nam chuẩn bị Tết Trung thu, tập đoàn Pol Pot mở cuộc tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Tây Nam nước ta. Chỉ riêng Tây Ninh, chúng đã tấn công trên một đoạn biên giới dài hơn 200km, sâu vào nội địa tỉnh nhà 10km, trong phạm vi 7 xã thuộc 3 huyện Tân Biên, Châu Thành và Bến Cầu.



Chúng tổ chức thành 9 mũi lén lút bao vây tấn công nhiều điểm thuộc 5 ấp: Tân Khai, Tân Chánh, Tân Thạnh, Bảy Bàu và Chằng Riệc của xã Tân Lập. Chúng chia một lực lượng để bao vây, khống chế các đồn biên phòng, các chốt và vị trí quân sự của ta. Đại bộ phận còn lại tràn vào làng tàn sát đồng bào. Chúng đốt phá nhà cửa, trường học, cướp của, tàn sát đồng bào ta rất dã man. Trong đó, xã Tân Lập, huyện Tân Biên là nơi chúng tập trung đánh phá nặng nề và ác liệt nhất.

Bọn ác thú sử dụng các loại vũ khí từ đao, búa, chỉa đến các loại súng, lựu đạn… để tàn sát người dân. Chúng chặt đầu, chặt tay chân, chặt người ra nhiều khúc, mổ bụng, moi gan, xé xác trẻ em ném vào lửa, đập đầu hãm hiếp phụ nữ, mổ bụng phụ nữ có thai, cắt cổ lấy máu, rạch miệng, ném xác người xuống giếng, chôn sống, tàn sát tập thể nhiều gia đình. Có 592 người dân vô tội ở Tân Lập đã bị chúng sát hại, những thi thể la liệt, chất chồng khắp nơi. Những đám cháy bốc lên mùi thịt người khét lẹt.

Hiện trường vụ thảm sát tại trường tiểu học Tân Lập đẫm máu vẫn còn nguyên: Xác những cô giáo trẻ, các em học sinh bị lính Khmer Đỏ sát hại nằm ngổn ngang trên sân trường. Chúng không bắn mà dùng sạc lai (một loại dao phát cỏ) và búa đập đầu, cắt cổ. Có những thi thể bị xẻ làm đôi. Các cô giáo trẻ bị chúng xé nát quần áo, hãm hiếp, dùng dao xẻo vú, thọc tầm vông, cán búa vào cửa mình cho đến chết. Lúc ấy tôi vô cùng căm phẫn. Tôi không thể tưởng tượng nổi sự dã man của bọn chúng đến thế nào”

Nhân chứng 3 : Bà Hà Thị Nga (Ba Chúc - An Giang)

Ở Ba Chúc (An Giang) có nhiều nơi còn nguyên vẹn chứng tích tội ác của bọn Khmer Đỏ. Những tội ác trời không dung đất không tha. Đó là Chùa Phi Lai, Chùa Tam Bửu, cánh đồng Tân Quới, cầu Sắt Vĩnh Thông và núi Tượng là những nơi mà Khmer Đỏ đã tàn sát dã man đồng bào ta.

Núi Tượng có tên là Kỳ Lân Sơn, một trong bảy quả núi của Thất Sơn linh thiêng trên đất An Giang. Mỗi lần quân Pol Pot tấn công vào Ba Chúc, đồng bào đều bỏ nhà chạy lên núi, trốn trong những hang đá đã chọn trước.

Nửa đêm 18/4/1978, Khmer Đỏ tràn vào xã, chặn các ngả đường. Chúng hành quyết hàng ngàn người dân trốn trong Chùa Phi Lai và Chùa Tam Bửu. Một nhóm bao vây, truy lùng trên núi Tượng. Ông Nguyễn Văn Tiệm, người trông coi nhà mồ Ba Chúc cho biết: “Đến bây giờ cũng chưa rõ có bao nhiêu người chết ở trên núi Tượng, nhưng theo tôi đoán, phải đến cả ngàn người. Đau xót nhất là gia đình bà Hà Thị Nga và đại gia đình bên vợ nhà tôi. Chúng đã sát hại 3.157 người dân vô tội.

Cả dòng họ gia đình bà Nga gồm 100 con người sống quây quần bên chân núi Tượng hàng trăm năm qua, bỗng dưng bị Khmer Đỏ tràn sang giết sạch. Sau khi giết hết các con của bà Nga, bọn Pol Pot định cưỡng hiếp bà. Nhìn người đàn bà 6 con không còn hấp dẫn, chúng giương súng bắn. Chúng nã mấy viên liền, bà Nga ngã sấp xuống. Thấy bà còn giãy đạp, một tên cầm tảng đá lớn đập thẳng vào đầu bà. Thấy bà nằm bất động. Chúng mới bỏ đi.

Sáng sớm hôm sau, bà Nga tỉnh dậy. Cơ thể bê bết máu. Đầu đau như vỡ ra. Xung quanh bà, hàng trăm xác chết nằm la liệt. Tất cả các con bà và người thân của bà không còn nguyên vẹn hình hài. Quá đau đớn và kinh hãi, bà gượng dậy tìm đường thoát thân. Nhưng nhìn quanh, đâu cũng thấy bọn Khmer Đỏ đang đi lại ngoài cánh đồng, bà đành nằm im bên những xác chết, chờ đêm xuống.

Chừng nửa đêm, bà lò dò đi. Mò mẫm được một đoạn thì bà bị bọn Khmer Đỏ phát hiện. Chúng bắn xối xả về phía bà, và ném theo 3 quả lựu đạn. Bà ngã vật xuống kênh không còn biết gì. Kỳ lạ thay, bà chỉ ngất một lúc thì tỉnh lại. Bà lại lần mò theo con kênh để tìm đường thoát thân. Đói ăn, khát nước, lại mất máu nhiều, nên bà kiệt sức, đôi mắt mờ tịt, không nhìn thấy gì nữa. Bà nằm bên những xác chết. Đến ngày thứ 12, bộ đội chủ lực của ta tấn công vào Ba Chúc, đuổi bọn Pol Pot về bên kia biên giới. Các anh bộ đội đã tìm thấy bà Nga nằm ở cánh đồng Tân Quới và đưa bà về Bệnh viện Đa khoa An Giang. Các bác sĩ không tin nổi bà có thể sống sót trong tình trạng thương tích, không ăn uống gì, nằm phơi ngoài đồng suốt 12 ngày đêm.

Đọc những trang tư liệu và xem những hình ảnh nạn nhân tội ác của Khmer Đỏ, Cha Phương Bảo không sao cầm được cơn xúc động. Nỗi đau đớn xót xa như ngàn vạn mũi dao làm tan nát tâm can. Toàn thân Cha bị rúng động như chính mình đang trong cơn khủng khiếp. Cha kêu lên: Lạy Chúa! Ôi! Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con. Cha như nghe đâu đây tiếng kêu gào tuyệt vọng của hàng ngàn đồng bào bị giết hại. Cha bị ám ảnh mãi về những bức hình chụp tội ác của Pol Pot. Hình ảnh những xác người cong queo không toàn thây, trong đó có nhiều trẻ em và phụ nữ, hình ảnh đồng bào bị giết phơi xác khắp cánh đồng, bức tường thấm máu đỏ trong hậu cung Chùa Phi Lai, những núi xương sông máu của bao nhiêu sinh linh…

Phải lâu lắm Cha mới lấy lại được bình tĩnh. Nhưng Cha không sao lý giải được nguyên nhân nào mà bọn quỷ dữ đội lốt người lại hành xử như vậy. Chúng còn dã man hơn cả quân Hitler.

Cha Phương Bảo để tệp tài liệu lên bàn và hướng mắt tìm Cha cố Gioakim. Người đang quỳ trước tượng Đức Mẹ cầu nguyện. Khuôn mặt ngài thấp thoáng nét đau khổ nài xin Đức Mẹ giải thoát. Cứ mỗi lần nhớ lại thảm cảnh “cáp duồn” mà con cái Russeykeo phải chịu, Cha cố Gioakim lại tha thiết khẩn nguyện Đức Mẹ giải thoát, Đức Mẹ sự sống, bởi xưa kia Đức Mẹ và thánh Giuse đã từng bảo vệ Chúa Hài Đồng khỏi cuộc tàn sát của Herode. Cũng như Đức Mẹ La Vang đã giải thoát những người dân núp dưới chân Mẹ.

Trở lại câu chuyện với Cha cố Gioakim, Cha Phương Bảo hỏi:

- Thưa Cha cố, đạo Công Giáo ở Campuchia đã có hơn 400 năm phát triển, sao đến bây giờ người Công Giáo Campuchia chỉ có 1% dân số?

Cha cố Gioakim ngậm ngùi:

- Năm 1975, khi Khmer Đỏ nắm quyền, Pol Pot trục xuất tất cả các giáo đoàn ngoại quốc. Giáo hội Công Giáo gần như bị tiêu diệt hoàn toàn. Giám mục Joseph Chhmar Salas (Giám mục người Campuchia đầu tiên), Đức cha Paul Tep Im Sotha (Phủ doãn tông tòa đầu tiên của Battambang), tất cả các linh mục Khmer, các tu sĩ nam nữ và phần lớn người Công Giáo Campuchia đã bị giết chết trong thời kỳ diệt chủng. Các cơ sở tôn giáo, nhà thờ đều đã bị phá hủy, các tượng thờ cúng bị bỏ trôi sông, trôi biển cho sạch dấu vết ngoại lai.

Cha cố Gioakim tiếp lời:

- Linh Mục Enrique Figaredo Alvargonzalez, (Phủ doãn tông tòa, 52 tuổi người Tây Ban Nha, dòng Tên, người đã làm việc truyền giáo tại Campuchia từ hơn 25 năm qua), nói rằng: Giáo hội Campuchia là một Giáo hội tử đạo. Giáo hội đã hoàn toàn bị triệt hạ. Tất cả các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và nhiều giáo lý viên đã bị sát hại. Những người không bị giết, thì đã chết vì đói khát và bệnh tật. Và tình hình Giáo hội rất là thê thảm.

Nhưng trong sự quan phòng của Thiên Chúa, 15 năm bị bách hại, người Công Giáo Campuchia đã sống đức tin thật sống động. Đức Cha Paul Tep Im Sotha đã cử hành Thánh lễ và chúc lành cho tất cả mọi tín hữu hai ngày trước khi chết. Ngài nói với họ: "Các thời gian khó khăn sẽ tới, anh chị em hãy chăm sóc đức tin của mình và hãy săn sóc đức tin của người khác". Sau khi dâng Thánh lễ, Đức Cha bị đưa lên một chiếc xe đem đi giết. Đức Cha Joseph Chhamar Salas, Giám Mục Phnom Penh, được chỉ định làm Giám Mục bốn ngày trước khi quân Khmer Đỏ tiến vào thủ đô. Ngài đã bị bắt đi lao động như mọi người, và ngài đã chết vì kiệt sức trong trại cưỡng bách lao động.

Sau khi đưa tay lên ngực ngăn cơn xúc động, Cha cố Gioakim nói tiếp, giọng có vui hơn được một chút:

- Mãi đến 1990 các cộng đoàn Công Giáo mới được phép sinh hoạt. Và Caritas Campuchia được tái lập sau 15 năm vắng bóng.

Năm 1993 Đức ông Lesouef đến Kampong Cham, người đứng trước chợ Kampong suốt ngày, hy vọng tìm thấy một người Công Giáo ở đó, nhưng thất bại. Sau khi trở lại Phnom Penh, Đức ông nhận được một lá thư của một người phụ nữ Công Giáo trẻ ở Kampong Cham, ngài đến gặp người phụ nữ này và từ đó bắt đầu công việc truyền giáo trong giáo hạt.

Cha Phương Bảo tiếp tục trao đổi với Cha cố Gioakim về những điều mình chưa lý giải được:

- Thưa Cha cố, xin cha giải thích cho con ý nghĩa sự xuất hiện của tượng Đức Mẹ ở sông Mêkông bên Campuchia. Sao Đức Mẹ lại xuất hiện ở một nơi mà tín ngưỡng của người dân rất khác biệt với đạo Công Giáo, một nơi mà giáo dân chỉ có khoảng 1% dân số trong nước, bởi xưa nay Đức Mẹ chỉ xuất hiện ở những nơi có lòng sùng kính Mẹ một cách đặc biệt?

Cha cố Gioakim suy nghĩ một lúc, Cha nói:

- Chúng ta phải cầu nguyện nhiều để xin Thánh Thần Chúa chỉ dẫn. Chắc chắn mọi việc đều có sự quan phòng của Chúa.

Rồi ngài nói một tâm nguyện:

- Bản thân tôi suy nghĩ thế này: Lịch sử Campuchia vừa trải qua những ngày đen tối nhất của nạn diệt chủng. Hẳn Đức Mẹ đã ở đây và đã chứng kiến những nỗi đau thương nhất mà nhân loại phải chịu vì tội ác man rợ. Đức Mẹ lại đến với một gia đình có những con người hiền lành, “nơi họ không có gì gian dối”. Điều ấy cho thấy tình thương yêu của Thiên Chúa bao trùm lên mọi con người ngay lành, và tình thương yêu ấy được chuyển tải qua tay Đức Mẹ.

Sao Đức Mẹ không cứu giúp dân Người như Môsê ngày xưa đưa dân qua biển Đỏ? Xin nhớ rằng chính Chúa đã đổ máu mình ra để cứu nhân loại khỏi tội lỗi, và bao nhiêu thánh tử đạo đã đổ máu mình ra để làm chứng cho đức tin. Và chính giá máu cứu độ của Chúa Giêsu, của các thánh tử đạo đã làm triển nở hạt giống Tin Mừng. Giáo hội tử đạo ở Campuchia một lần nữa trở thành nhân chứng đức tin cho toàn nhân loại. Chúng ta nhớ lại, thời đế quốc Rôma bắt đạo 300 năm, giáo dân phải trốn trong hang. Ở nước ta, các vua chúa nhà Nguyễn cũng bách hại những người theo đạo bằng những biện pháp dã man trong suốt lịch sử truyền giáo hơn 300 năm, nhưng đâu có diệt được đức tin, đâu có ngăn cản được lòng yêu mến Thiên Chúa và lòng tôn kính Đức Mẹ.

Cha Gioakim hướng về Cha Phương Bảo để chia sẻ ý tưởng:

- Cha nghĩ xem, có phải việc vớt được tượng Đức Mẹ ở sông Mêkông nhắc mọi người nhớ đến biến cố diệt chủng mà nài xin Đức Mẹ gìn giữ, giống như Cha Combes ngày xưa được Đức Mẹ cứu thoát. Người đã dâng cơ sở truyền giáo đâu tiên cho Đức Mẹ. Chắc chắn Đức Mẹ muốn chúng ta xây dựng một trung tâm tôn kính Đức Mẹ, Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Mẹ các Thánh tử đạo, Đức Mẹ bảo vệ sự sống, bảo vệ quyền con người khỏi mọi bách hại và chà đạp nhân phẩm.

Cha Phương Bảo hỏi:

- Thưa Cha cố, con cũng đã nghĩ đến việc xây trung tâm tôn kính Đức Mẹ nên mới xin đưa tượng Đức Mẹ về đây. Cha cố nhìn pho tượng này có phải tượng Đức Mẹ ở nhà thờ Russeykeo của Cha trước kia không?

Cha cố đứng dậy, tiến lại gần tượng, sờ vào tượng, và quan sát rất kỹ, ngài nói:

- Giống thì có giống, nhưng không chắc có phải là tượng ở nhà thờ cũ, vì thời gian đã lâu quá rồi; lúc ấy các cố thường chở đến các Tòa Giám Mục nhiều tượng giống nhau. Thời xưa, việc đi lại không như bây giờ.

Cha cố Gioakim kết luận:

- Tôi rất xúc động khi Đức Giám Mục Giáo phận đã mở rộng vòng tay đón tiếp đồng bào Campuchia về định cư trong Giáo phận này và đã chấp thuận để cho xây dựng một trung tâm kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và tôn kính các Thánh tử đạo tại phần đất Giáo xứ này.

Ngài nói tiếp:

- Nhưng nhất là Chúa đã an bài cho Cha chuộc được Đức Mẹ Mêkông về xứ này, đây cũng là một bằng chứng nói lên ý Chúa muốn.

Ngài chia sẻ những mối bận tâm:

- Hiện nay, không phải chỉ xã hội, Giáo hội mới chứng kiến nạn diệt chủng ở Campuchia thôi, mà còn rất nhiều nơi, quyền con người đang bị xâm phạm trầm trọng. Công luận đã lên tiếng báo động. Tiếng kêu của trẻ Giêsu nơi tượng Đức Mẹ vang lên trong thâm tâm Thạch Hải, một thanh niên ngoại giáo, hẳn là tiếng kêu thức tỉnh chúng ta. Chúng ta phải làm gì để đem tình yêu thương của Chúa và Đức Mẹ đến cho đồng loại? Chắc chắn việc tìm tòi nguồn gốc tượng Đức Mẹ Mêkông, hành trình đức tin và đức ái của chúng ta mới chỉ là bắt đầu.

Cha Phương Bảo nhìn Cha cố với lòng kính phục trìu mến. Bởi Cha cố Gioakim đã được ơn Chúa trải nghiệm những biến cố đau thương mà nhờ đó Cha nhận rõ ý Chúa Quan phòng soi dẫn con đường của người Mục tử. Cha cố Gioakim hiện đã nghỉ hưu. Cha là mục tử nhân lành, rất thương dân, lo cho dân không chỉ đời sống thiêng liêng mà còn cả đời sống vật chất. Cha lo phát triển, thăng tiến về nhân bản và học hành, y tế… theo tinh thần của các cố thừa sai mà Cha đã được thụ giáo. Cha cộng tác và coi xứ thay các ngài trước khi có nạn cáp duồn. Cha cố còn có lòng yêu mến Đức Mẹ cách đặc biệt.



15

Trong cuốn Dân Làng Hồ, linh mục P. Dourisboure viết:

Ngăn trở chính cho kế hoạch truyền giáo của Đức cha Cuénot Thể (1802-1861) là cuộc bắt đạo tàn khốc trên khắp Vương quốc An Nam lúc bấy giờ, nhất là ở các tỉnh miền Trung. Các vị thừa sai phải liên tục ẩn trốn và chỉ có thể lợi dụng đêm tối để thi hành nhiệm vụ của mình. Một khi bị phát hiện, lập tức họ bị bắt giữ, bị nộp cho quan sai và bị kết án tử hình. Đầu năm 1842, hai vị thừa sai Miche và Duclos đã thực hiện cuộc mạo hiểm đầu tiên. Hai vị đã băng qua biên giới tỉnh Phú Yên và tiến sâu vào giữa vùng dân tộc thì bị phát hiện và bị bắt. Các lái buôn người Kinh đã bắt giữ hai vị và áp giải về nộp cho quan sai An Nam. Nếu như Thiên Chúa không cho phép hai vị thừa sai này đạt đến thành công trong cuộc hành trình của họ và trong việc khai sáng cuộc truyền giáo mới nơi người Ba Na, thì đổi lại, Ngài ban cho họ vinh dự tuyên xưng đức tin trong gông cùm ngục tù. Sau khi bị áp giải về Huế, họ bị điệu ra trước tòa hết lần này đến lần khác, bị giam cầm, chịu cực hình và cuối cùng bị kết án tử hình…

Ở trang 117, linh mục P. Dourisboure dẫn lời linh mục Arnoux: “Tôi không chịu đựng được lâu đâu, và tôi tin chắc rằng trong vòng 15 năm nữa sẽ không một ai trong các bạn đồng nghiệp của chúng ta đang có mặt nơi miền dân tộc này còn sống sót. Tôi cho là mười lăm năm chỉ vì có một trường hợp duy nhất là Cha quá khỏe, còn những người khác và nhất là tôi, chúng tôi sẽ chết hết trước vài năm”.



Tội nghiệp cha Arnoux! Lời tiên đoán của ngài đã được ứng nghiệm. Ngài đã chết. Hai cha Combes và Desgouts cũng đã qua đời. Năm hoặc sáu vị thừa sai khác mới đến sau này cũng đã chết. Cha Fontaine cảm thấy mình sắp chết cũng đã rời bỏ xứ dân tộc. Mười lăm năm cũng đã trôi qua lâu rồi và chỉ còn mình tôi là người sống sót duy nhất. Bệnh tật ngày càng chồng chất, nặng thêm, cảnh báo cho tôi biết rằng tôi cũng sắp kết thúc cuộc lữ hành nơi trần thế của tôi. Phó dâng cho Chúa mọi sự…”

Cha cố Gioakim ngừng đọc, ngài để cuốn Dân Làng Hồ (Nxb Đà Nẵng 2010) lên bàn và quay sang chia sẻ với Cha Phương Bảo:

- Cha biết tại sao tôi đọc cuốn sách này không?

Ngưng một chút, ngài kể:

- Thời mới làm linh mục, tôi được làm Cha phó Giáo xứ chính tòa Phnom Penh. Lúc ấy tôi ở với các cố thừa sai, thường được nghe các cố nói về công việc truyền giáo tại Giáo phận Kontum. Giờ đọc lại cuốn Dân Làng Hồ của cố P. Dourisboure tôi mới thấy hết tinh thần dấn thân và chấp nhận hy sinh của các môn đệ Đức Kitô. Đức Kitô là Thiên Chúa đã xuống thế làm người, cứu con người khỏi tội lỗi và ban cho con người ân sủng mang hình ảnh Thiên Chúa. Người yêu thương và dạy dỗ con người, cho họ được hưởng mọi điều tốt đẹp Thiên Chúa đã tạo dựng, và cho họ được hưởng sự sống đời đời.

Với lý tưởng đó, các vị thừa sai đã trăn trở dấn thân vào cánh đồng truyền giáo, có ngày đến mà không có ngày về.

Cha Phương Bảo hỏi:

- Thưa Cha cố, làm thế nào mà các vị thừa sai người phương Tây có thể đến với người dân tộc và rao truyền Tin Mừng cho họ trong những điều kiện ngặt nghèo của hoàn cảnh lịch sử, sự khác biệt văn hóa và môi trường địa lý?

Cha cố Gioakim gật đầu:

- Đó là vấn đề chúng ta cần nghiên cứu kỹ để học tập. Các vị truyền giáo này đều xuất thân từ nước Pháp. Gia đình đạo đức, thánh thiện, có nhiệt huyết tông đồ, được đào tạo rất kỹ trong các chủng viện. Các vị đã gia nhập hội truyền giáo Paris và rất mong muốn được theo chân Đức Kitô đem máu mình làm chứng cho đức tin. Vì thế các vị đã dấn thân vào vùng truyền giáo Á Đông, mặc dù đất nước Á Đông đang trong giai đoạn cấm đạo nghiêm ngặt. Sức mạnh của các vị là lòng nhiệt thành vì Đức Kitô.

Cha cố Gioakim ngưng một chút để suy gẫm, rồi ngài tiếp:

- Việc truyền giáo ở Kontum, Tây nguyên thật vô cùng khó khăn. Cố thừa sai Dourisboure đã thuật lại thật cụ thể từng bước chân của người đi gieo hạt giống Tin Mừng nơi các dân tộc ít người vùng Tây nguyên, nơi có con sông Đăk Bla chảy từ hướng Bắc xuống, ôm gọn bình nguyên Kontum rồi vòng sang hướng Tây, nhập vào sông Pô Kô thành sông Sê San, hòa vào Mêkông hùng vĩ của hạ Lào rồi chảy qua Campuchia và đổ ra biển Đông. Những năm đầu tiên, tất cả các chuyến đi thâm nhập Tây nguyên đều thất bại. Có đến trên 20 lần không gặt hái được gì. Nhưng Đức Cha Cuénot không nản lòng. Ngài tìm nhiều con đường để đi lên Tây nguyên. Và Đức Cha đã chọn được thầy Phó tế Fx. Nguyễn Do làm người mở đường. Ngài nói với thầy Do: "Anh cứ xẻ rừng mà đi, khi gặp con sông lớn, dừng lại lập làng và rao giảng Tin Mừng". Lúc ấy thầy Do đang ở trong hầm trú ẩn Tòa Giám Mục Đàng Trong ở Gò Thị, Bình Định. Đó là năm 1848.

Cha Phương Bảo tiếp lời:

- Thưa Cha cố, năm 1848 là năm Tự Đức nguyên niên, việc cấm đạo đã trở nên quyết liệt hơn bao giờ. Theo con biết, tính từ năm 1825-1838 đã có 4 Giám mục, 9 Linh mục ngoại quốc, 20 Linh mục người Việt và hàng trăm giáo dân bị sát hại. Tháng 10 năm 1839, Minh Mạng lại ban hành dụ cấm đạo, buộc tất cả những người theo đạo phải bỏ đạo trong vòng một năm, xây dựng chùa chiền vào những nơi trước đây xây dựng nhà thờ. Tất cả thần dân phải tích cực trông nom chùa chiền. Tuy thế, số giáo dân vẫn được tiếp tục tăng. Vào năm 1840, cả nước có 3 Giám mục, 2 Phó Giám mục, 24 Linh mục ngoại quốc, 144 Linh mục người Việt và 420 ngàn giáo dân.

Cha cố Gioakim gật đầu:

- Đúng như Cha nói. Không gì ngăn cản được Tin Mừng. Các cố thừa sai đã gặp muôn vàn khó khăn trong hành trình đem Tin Mừng cho anh em dân tộc. Đói khổ, bệnh tật, chết chóc là chuyện hàng ngày. Nhưng khi đến được với anh em dân tộc, các cố thừa sai cũng không sao tiếp xúc được với họ vì khác ngôn ngữ, phong tục, tập quán sinh hoạt, lối sống, chẳng khác người gì người câm người điếc nói chuyện với nhau, chẳng nghe, chẳng hiểu. Nhất là hình dáng, ăn mặc, tiếng nói, hành vi của người phương Tây đã trở thành kỳ dị trước mắt người dân tộc.

Có trường hợp người dân tộc bỏ trốn vì tưởng ma quỷ hiện hình. Trong hoàn cảnh ấy, các cố đã phải hóa thân hoàn toàn. Càng nhiều tuổi đời càng khó hội nhập. Chẳng hạn người dân tộc ăn thứ gì thì các vị thừa sai cũng phải ăn thứ ấy. Cha P. Dourisboure kể: “Một ngày kia tôi đi ngang qua khu rừng, một người dân làng Dak Rô Ting quen biết tôi đã gọi tôi từ xa và lịch sự gọi tôi dùng bữa tối với anh. Anh muốn thết đãi tôi một bữa tiệc, theo như lời anh nói. Tôi quay lại và đến gần anh. Anh đang nấu thức ăn trong một ống lồ ô đặt trên đống lửa. Món gì vậy? Anh chàng này đã may mắn vớ được một phần còn lại của một con nai còn thối rữa. Anh cẩn thận lượm từng con giòi đang lúc nhúc trong đống thịt thối, bỏ vào đầy một ống lồ ô để làm một bữa tiệc, mà theo khẩu vị của anh thì đây phải là một bữa yến tiệc dành cho bậc quyền quý”.

Cha Phương Bảo kinh ngạc. Cha ngẫm nghĩ rồi hỏi:

- Thưa Cha cố, quả thật là khó, ngay cả người Kinh như chúng ta bây giờ gặp trường hợp như cố P. Dourisboure cũng chưa biết phải ứng xử thế nào cho phải.

Cha cố Gioakim tiếp lời:

- Vấn đề khó nhất của các cố thừa sai là đến được nơi rồi, nhưng vẫn không dám đường đột xuất hiện, cứ thập thò như “con cáy”, ló ra khỏi lỗ quan sát, thấy động lại chui vào. Cũng may có các nhà truyền giáo người Kinh đồng hành, đã có dịp gặp và làm quen, nên dần dần sự giao tiếp thân thiện hơn. Các vị thừa sai đã học rất nhanh tiếng nói của đồng bào dân tộc. Tuy vậy việc dạy giáo lý rất khó, đặc biệt là những ý niệm về Thiên Chúa và Đức Mẹ, khác hẳn với tín ngưỡng của họ. Đời sống yêu thương đại đồng cũng là một quan niệm hoàn toàn xa lạ.

Các bộ tộc thiểu số ở sông Đăk Bla cũng rất khác nhau. Mỗi sắc tộc Xê Đăng chiếm cứ một vùng với nhiều tập tục sinh hoạt khác nhau. Nhìn chung các bộ tộc này còn sống rất cách biệt với đời sống xã hội phương Tây. Nhưng họ giống nhau ở việc uống rượu và hút thuốc, người lớn cũng như trẻ nhỏ. Điều này cũng dễ hiểu, vì họ dùng rượu và thuốc để chống chọi với những khắc nghiệt của thiên nhiên.

Cha Phương Bảo tham gia câu chuyện:

- Con nghe nói các nhà truyền giáo còn gặp khó vì sự thù địch phá phách của các phù thủy phải không, thưa Cha cố?

Cha Gioakim gật đầu:

- Óc mê tín dị đoan của người dân tộc đã có từ lâu đời. Trong các bộ tộc thường có những tên phù thủy, gọi là các Bơ Dâu. Cha P. Dourisboure cho biết: “Bơ Dâu là một bà đồng bóng, hay nói cách khác, là một mụ phù thủy chính thức của một làng dân tộc. Người dân tộc tuyệt đối tin tưởng vào Bơ Dâu. Bà Bơ Dâu được xem là người biết được nhiều điều bí nhiệm trong cái chết, nào là thấy được, tiếp xúc được với thần linh; nào là biết được tương lai. Ví dụ bà ta có thể nói ta còn sống được bao lâu hoặc sẽ chết như thế nào, vv… Ai đó mắc bệnh chăng? Bơ Dâu biết được căn nguyên của bệnh và biết phải làm gì để xua đuổi bệnh tật. Bơ Dâu nói cho biết những điều dị đoan phải làm, phải tránh để được thành công trong một việc gì đó, rồi cần phải cúng lễ vật gì để tránh tai ương.



Mỗi Bơ Dâu đều có một thần Grou, tức là con quỷ riêng của bà. Bơ Dâu cậy nhờ vào chính con quỷ riêng ấy để biết những điều bí hiểm mà người ta muốn hỏi bà”. Kinh nghiệm của Cha P. Dourisboure là: nếu ta có thể tức khắc loại bỏ được ảnh hưởng của Bơ Dâu thì việc truyền giáo sẽ phát triển mau chóng. Các nhà truyền giáo biết rõ Bơ Dâu chỉ là những kẻ lừa bịp, các ngài đã phân tích, vạch trần chân tướng sự dối trá của chúng. Tuy nhiên các ngài cũng không tránh khỏi sự thất bại.

Cha Phương Bảo hỏi thêm:

- Thưa Cha cố, các thừa sai đã thất bại như thế nào?

Cha cố Gioakim giọng chùng hẳn xuống:

- À, có người đã theo đạo, nhưng bị người trong cộng đồng chê cười, họ chịu đựng không nổi thì bỏ các ngài mà đi. Lại có những tai nạn bất ngờ xảy ra mà sức lực con người không chống đỡ được. Cha P. Dourisboure kể lại sự việc đau thương này: “Tại Kon Trang vào cuối năm 1855 có khoảng 20 tân tòng còn trẻ, không ai quá 25. Cuối năm 1856, tám người trong số họ đã chết.

Điều đã gây nên trong tâm trí họ ấn tượng còn tai hại hơn cái chết nữa, đó là cách chết của những người đó. Một cô gái chết vì ra máu liên tục từ mũi, cô đã chết vì kiệt sức. Một cô gái khác chết vì bị rắn độc cắn. Bốn thanh niên đã chết sau 48 tiếng vì một căn bệnh cấp tính mà không ai biết là bệnh gì. Một người tên là Gioakim Am chết vì thổ tả sau 3 ngày đau bụng dữ dội. Cuối cùng là Giuse Ngui ngã quỵ vì bệnh màng não.

Điều lạ lùng nhất là trong khi các trẻ thân yêu của tôi mắc bệnh và chết thì không một người ngoại giáo nào cùng trang lứa thiệt mạng cả. ...Ma quỷ đã lợi dụng sự việc này để vu khống đạo, để loan truyền những lời đồn đại lố lăng nhất và để quả quyết với người dân tộc rằng những tai họa chết chóc đó chỉ xảy ra cho các tân tòng sau khi chịu phép rửa. Và chính phép rửa là nguyên nhân độc nhất. Ta dễ dàng tưởng tượng ra hậu quả của sự việc trên. Một vài anh em dân tộc tuy đã bắt đầu học kinh, nay đã bỏ trốn… Tâm hồn tôi đau buồn biết ngần nào! Bao nhiêu hy vọng của tôi tan thành mây khói. Tôi thấy tòa nhà được xây lên với bao khó nhọc, nay bị phá đổ tan hoang. Hỏa ngục đang chiếm lại phần đất đã mất…”

Cha Phương Bảo kêu lên:

- Lạy Chúa, nếu là con, thì con biết phải làm thế nào để cứu lấy các con cái của con?

Cha cố Gioakim cũng ngậm ngùi:

- Những thử thách như thế thật quá sức của một con người yếu đuối. Nhưng sự hy sinh của các thừa sai còn lớn lao hơn nhiều những nỗi thống khổ mà các ngài phải chịu đựng. Gần 10 năm trời (1842-1852), Cha Dourisboure mới rửa tội cho một cậu bé; và gần 30 năm sau (1880) mới được 800 người dân tộc tin theo Chúa. Tuy vậy, ngay sau khi rửa tội cho một người trong gia đình, thì các liên hệ của họ thoát khỏi ràng buộc ma quỷ của các Bơ Dâu. Họ đã tôn kính Đức Mẹ và được Đức Mẹ che chở. Bao nhiêu ơn lạ Chúa đã làm cho các vị thừa sai và các tân tòng. Chính vì vậy, ngay cả trước khi được một tân tòng năm 1852, Cha Combes đã đặt tượng Đức Mẹ giải thoát, rồi sau này, khi đã rửa tội cho một số người, Cha Dourisboure đã đặt tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm.

Cha Phương Bảo muốn hướng đến niềm vui Tin Mừng, ngài hỏi:

- Thưa Cha cố, các vị thừa sai có bao giờ gặt hái được niềm vui không?

Cha cố Gioakim bỏ cặp kính xuống, ngài nhìn Cha Phương Bảo, ánh mắt lấp lánh niềm vui:

- Có nhiều chứ, Cha. Nếu Chúa cứ thử thách mãi như thế thì sức con người yếu đuối sao chịu đựng được. Cha P. Dourisboure có kể rằng: Một lần kia, chiến tranh đã xảy ra giữa hai dân làng Rơp De và Kon Trang, cả hai cùng chịu thiệt hại. Cha P. Dourisboure đã trực tiếp xin tha tù binh và lập lại hòa bình cho hai dân làng. Một lần khác, có sự tranh chấp giữa anh em dân tộc với anh em người Kinh, cha cũng đứng ra hòa giải thành công, bởi anh em dân tộc rất tin tưởng các thừa sai.

Cha cố GioaKim nở một nụ cười thú vị hỏi Cha Phương Bảo:

- Cha có biết qua những trải nghiệm như thế, Cha P. Dourisboure có lời khuyên gì đối với các linh mục người Kinh không ?

Cha Phương Bảo ngạc nhiên:

- Dạ, thưa Cha cố, con chưa được nghe.

Cha cố Gioakim đọc nguyên văn lời Cha Dourisboure:

- “Nhân dịp này tôi phải lưu ý rằng bản tính kiêu căng của anh em người Kinh là một trở ngại lớn trong việc chiếm lấy cảm tình của người địa phương, và điều đó đã gây ra cho chúng tôi nhiều tình huống khó xử. Người Ba Na cũng như các bộ tộc thiểu số khác, vốn thích sống tự do, độc lập và không có gì làm tổn thương đến niềm tự hào cố hữu của họ cho bằng ra lệnh một cách trịch thượng hoặc có thái độ khinh thường họ. Ngược lại, người Kinh, trong xứ sở nô lệ, đã quen dẫm đạp lên bất cứ ai dưới quyền mình, bắt họ phải tuân lệnh mà không nói một lời. Chính các linh mục người Kinh cũng không biết khắc phục nhược điểm này và họ không được người địa phương tôn trọng và vâng phục cho bằng các linh mục người Âu, chính xác hơn vì họ thích đặt động từ ở thể ra lệnh nhiều hơn chúng tôi.”

Nghe lời nhận xét này của cha P. Dourisboure, Cha Phương Bảo giật mình:

- Thưa Cha cố, con nghĩ, điều này ngay cả chúng ta ngày hôm nay vẫn cần phải rút kinh nghiệm. Chưa phải chúng ta đã hoàn toàn gột rửa được ảnh hưởng của óc phong kiến và thực dân để sống đúng với lời dạy của Đức Kitô khi Người cúi xuống rửa chân cho các tông đồ trong bữa tiệc ly.

Cha cố Gioakim gật đầu đồng ý, nhưng Ngài hướng vào vấn đề có ý nghĩa sâu xa hơn:

- Điều chúng ta cần ghi nhận và học hỏi là đời sống hy sinh dấn thân rao truyền Tin Mừng của các cố thừa sai. Thực ra, việc đem Tin Mừng cho các dân tộc thiểu số Tây nguyên đã được nghĩ đến từ năm 1672. Hai linh mục Việt Nam đầu tiên của Đàng Trong là Cha Giuse Trang và Cha Luca Bền, địa sở Nước Mặn tỉnh Bình Định, đã hướng việc truyền giáo lên vùng cao phía Tây tỉnh này. Tiếc rằng cả hai vị đã chết vì bệnh sốt rét năm 1676, vào lúc tuổi đời chưa tròn 36. Trên 4 năm sau, năm1680, Cha Courtaulin, rồi năm sau đó 1681, các Cha Vachet và Le Noir, Hội Thừa Sai Paris, đã tìm đường lên Tây Nguyên qua ngã Quảng Ngãi. Nhưng mọi cố gắng này đều thất bại…

Cha cố Gioakim ngưng một chút rồi tiếp tục câu chuyện:

- Phải từ năm 1834 và đặc biệt vào thời Thánh Giám mục Etienne-Théodo-Cuénot, việc truyền giáo lên Tây Nguyên mới được thực hiện tích cực. Đức Cha Cuénot Thể phục vụ Giáo hội Việt Nam 32 năm, phần lớn cuộc đời của Ngài ở dưới hầm và trốn chạy. Ngài bị bắt và bị án chém tại Bình Định, nhưng Ngài đã chết trong tù một ngày trước khi án lệnh của vua Tự Đức đến. Ngày 05/02/1842, hai linh mục Miche và linh mục Duetos bị bắt giải ra Huế và bị tử hình. Năm 1850, linh mục Combes và Fontaine, là hai vị thừa sai đầu tiên được phái đi truyền giáo cho người dân tộc Ba Na. Tháng 11 năm 1850, hai Cha Desgoute và Cha Dourisboure lên Tây Nguyên. Cha Dourisboure truyền giáo cho người Xê Đăng, Cha Combes truyền giáo cho bộ tộc Bana Jolong. Cha Desgoute truyền giáo cho dân tộc Bana-Rongao và Cha Fontaine phụ trách truyền giáo cho dân tộc Jarai. Cha Herreugt chạy về Sài Gòn và chết ở Sài Gòn, còn Cha Besombes bị sốt rét rừng, suýt nữa qua đời, sau khi đã lập làng Pleitouen (làng Trà oe). Cha Suchet, 24 tuổi, qua đời sau hai tháng. Chúng ta cũng không thể quên những nhà truyền giáo người Việt có công đầu như thầy sáu Fx. Nguyễn Do, ông Cả Ninh, Cả Quới và những cư dân khố rách áo ôm từ Quảng Ngãi, Bình Định đi theo thầy Sáu…

***


16

Cha cố Gioakim lưu ý Cha Phương Bảo điều này:

- Có một điều đặc biệt là, khi Tin Mừng truyền tới đâu, thì các thừa sai đã đặt tượng Đức Mẹ ở đó với niềm tín thác cậy trông, để nhờ Đức Mẹ che chở, gìn giữ.

Cha Phương Bảo tham gia thêm ý kiến:

- Thưa Cha cố, theo con biết, niềm cậy trông vào Đức Mẹ của giáo dân Việt Nam có cơ sở từ tín ngưỡng đạo Mẫu trong dân gian. Người bên lương thờ Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn… thờ mẹ Âu Cơ. Ở làng Hiền Lương (miền ngược), hiện có đền thờ Âu Cơ, được xây dựng năm 1465 thời Hậu Lê. Làng Hiền ở hữu ngạn sông Thao, tỉnh Phú Thọ, giáp với Yên Bái và Nghĩa Lộ cũ. Cha cố có nghĩ như vậy không?

Cha cố Gioakim gật đầu:

- Văn hóa chung của nhân loại có nhiều điểm tương đồng. Chẳng hạn niềm tin vào Trời của người Việt rất gần với đức tin Công Giáo tôn thờ Thiên Chúa. Và người Công Giáo có lòng sùng kính đặc biệt đối với Đức Mẹ hẳn nhiên phải có gốc rễ từ tình mẫu tử trong văn hóa Việt Nam. Nhưng Kinh Thánh đã chỉ ra vai trò đặc biệt của Đức Mẹ trong việc cộng tác vào công trình cứu chuộc nhân loại từ khi Người vâng lời sứ thần Gabriel đến khi Đức Mẹ đứng dưới chân Thánh Giá. Và Đức Giêsu đã không từ chối lời cầu xin nào của Đức Mẹ.

Cha cố Gioakim hướng nhìn về tượng Đức Mẹ lên trời trong phòng riêng của Ngài và nói tiếp:

- Lòng sùng kính Đức Mẹ trải dài trong suốt lịch sử của Giáo hội. Ngay từ thế kỷ thứ nhất, hình ảnh Đức Maria đã được tìm thấy trong các hang toại đạo Priscilla, hang toại đạo Thánh Phêrô, hang toại đạo Maiô. Kinh Trông Cậy được cho là ra đời vào khoảng năm 250. Từ năm 1000 trở đi ngày càng có nhiều nhà thờ, được xây dựng dành riêng cho Đức Maria, trong đó, nhà thờ Đức Bà Paris được xem là một kiệt tác.

Từ thế kỷ 13, rất nhiều hình tượng nghệ thuật về Đức Maria xuất hiện ở Châu Âu. Thời kỳ Phục Hưng các họa sĩ bậc thầy như Boticelli, Leonardo da Vinci và Raphael đã để lại những kiệt tác về Đức Maria. Đức Giáo Hoàng Clêmentê XI xác lập lễ Vô Nhiễm Nguyên Tội năm 1708. Năm 1854 Đức Giáo Hoàng Piô IX công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đức Giáo Hoàng Piô XII tuyên bố năm Thánh Mẫu và công bố tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời vào ngày 15 tháng 8 năm 1950. Trong Công Đồng Vatican II, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã công bố Đức Maria là Mẹ Giáo hội.

Cha cố Gioakim nhấn mạnh điều này:

- Đức Mẹ không chỉ hiện diện trong những tín điều của Giáo hội, mà còn trực tiếp hiện diện bảo trợ Giáo hội. Trong cuộc chiến chống lại quân Thổ Nhĩ Kỳ, Giáo hội đã giành chiến thắng dưới sự bảo trợ của Đức Maria, đặc biệt là chiến thắng Lepanto (1571). Lúc ấy Đức Piô V tha thiết kêu gọi toàn thể Giáo hội lần hạt Mân Côi, tham dự các cuộc rước kiệu công khai và hãm mình đền tội, khẩn nài sự trợ giúp của Mẹ Maria. Đức Mẹ cũng đã hiện ra nhiều lần và làm nhiều phép lạ được Giáo hội công nhận, như Đức Mẹ mạc khải cho thánh Catherine Labouré ở Paris trong khoảng 1830-1836, rồi hiện ra với Thánh Bernadette Soubirous ở Lộ Đức năm 1858 và hiện ra ở Fatima năm 1917. Khắp thế giới nơi nào cũng có trung tâm hành hương Đức Mẹ: như Knock ở Ireland, Beauraing ở Bỉ.

Ở Việt Nam, Đức Mẹ Maria hiển linh ở La Vang vào năm 1798. Một nhà thờ đã được xây dựng gần ba cây đa, nơi Đức Mẹ đã hiện ra và được Tòa Thánh tôn phong là Tiểu Vương Cung Thánh đường La Vang từ năm 1961. Vì thế, việc các thừa sai sùng kính Đức Mẹ và đặt tượng Đức Mẹ để xin Đức Mẹ bảo trợ là nằm trong truyền thống đức tin của Giáo hội.

Cha Phương Bảo lại đặt vấn đề:

- Thưa Cha cố, tượng Đức Mẹ ở Trà Kiệu, ở Tà Pao, ở Măng Đen có phải là do các thừa sai đặt không?

Cha cố Gioakim chia sẻ:

- Các tượng này không phải do các cố thừa sai đặt. Nhưng tượng Đức Mẹ ở các nơi ấy đã ban nhiều ơn cho những người thành tâm kêu cầu ngài.

Đức Mẹ Trà Kiệu ở quận Duy Xuyên, Quảng Nam được tôn vinh là Đức Mẹ "Đấng phù hộ các giáo hữu". Năm 1883, sau khi vua Tự Đức chết, phong trào Văn Thân nổi lên. Họ phát hịch "bình Tây, sát tả" (đánh Tây, giết tả đạo - tức là người theo đạo Gia-tô). Ngày 1/9/1885, Giáo xứ Trà Kiệu bị quân Văn Thân bao vây chặt chẽ, họ tấn công liên tục. Đến ngày 9/9 quân Văn Thân kéo thần công về đánh phá. Trong hai ngày sau đó, họ không sao bắn trúng được nhà thờ. Họ thấy trên nóc nhà thờ có một bà mặc áo trắng, rất đẹp ngăn cản. Đức Mẹ đã cứu giáo dân nơi đây.

Tượng Đức Mẹ Măng Đen bị cụt tay được tôn vinh là Mẹ của người cùi. Nơi đây người dân tộc và người cùi đến viếng rất đông. Tượng được người dân phát hiện vào đầu thập niên 1980, ở thôn Măng Đen, xã Đăk Long, huyện Kon Plông, tỉnh Kontum. Tượng Đức Mẹ Tà Pao nằm ở xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Ngày 8/12/1959, lễ Cung hiến và khánh thành tượng Đức Mẹ Tà Pao do Giám mục Marcello Piquet (Piquet Lợi - Giám mục Giáo phận Nha Trang bấy giờ) cử hành. Trong chiến tranh, tượng bị bỏ quên. Mãi đến 2007 Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Tà Pao mới được khánh thành vào ngày 13/5/2007...

Cha cố Gioakim nhấp một ngụm nước thấm giọng. Phong thái và tinh thần của Cha thật dung dị nhưng đầy niềm tín thác vào Đức Mẹ. Cha nói về trường hợp tượng Đức Mẹ ở Tây Nguyên:

- Tại vùng truyền giáo Kontum, bên bờ sông Ba có một nơi tuyệt đẹp, trời đất giao hòa. Trên đỉnh đồi, rừng cây thông xanh bạt ngàn, làn mây trời chờn vờn lơ lửng. Thoai thoải dưới chân đồi là dòng sông Ba không bao giờ cạn, khi đầy khi vơi và là nguồn tuôn sức sống cho người cho vật. Cả một vùng cao nguyên thơ mộng nơi đây trước kia cũng là một nơi cư dân sinh sống, cũng có một nhà nguyện, một tượng đài Đức Mẹ, nhưng rồi chiến tranh tràn tới, cư dân tan tác, nhà nguyện cũng chung số phận, chỉ riêng Đức Mẹ là vẫn còn đứng đó. Mẹ chia sẻ những buồn vui sướng khổ với con cái Mẹ và Mẹ đã từng ra tay cứu chữa biết bao nhiêu người gặp đau khổ, khốn khó, hoạn nạn. Chiến tranh cũng làm cho tượng Mẹ mang đầy thương tích.

Nhưng khi chiến tranh qua đi, con người đã quên đi tai nạn “rắn lửa”. Họ lao vào tìm kiếm lạc thú. Khu đồi thông thơ mộng cao nguyên được đưa vào quy hoạch làm khu du lịch, vui chơi giải trí. Người ta san lấp mặt bằng. Nhà nguyện và tượng đài Đức Mẹ cũng bị tháo gỡ. Có điều kỳ lạ là: đoàn xe máy ủi và hàng trăm công nhân đã khai quang và máy móc khai phá mặt bằng đá nhiều ngày, nhưng khi đến khai quang khu nhà nguyện trước kia thì xe ủi bị khựng lại. Kiểm tra lại máy móc, tất cả vẫn tốt, nhưng không thể nào ủi thêm được. Công trường phải thay xe khác. Xe mới hơn đến vẫn bị khựng lại. Không ai hiểu được nguyên nhân. Chiếc xe thứ ba được đưa đến. Xe mới khởi động chưa ủi được tấc đất nào thì bị bốc cháy. Người ta phải ngưng công trình để khám xét hiện trường. Lúc ấy mới biết nơi đây có một tượng Đức Mẹ bị chôn vùi trong đất đá. Sau đó người ta đã mang tượng đi đâu thì không ai biết. Và biết đâu người ta đã quăng tượng xuống sông?

Cha Phương Bảo ngậm ngùi:

- Thưa Cha cố, Cha nghĩ gì về những tượng Đức Mẹ được phát hiện và sùng kính ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam? Phải chăng còn có những tượng chưa được phát hiện?

Cha cố Gioakim có vẻ đăm chiêu:

- Thực sự không thể biết rõ được vấn đề. Nhưng chắc chắn một điều, khi nhà Nguyễn cấm đạo gắt gao, cùng với hành động “bình Tây, sát tả” của phong trào Văn Thân, thì nhiều tượng thờ đã bị triệt hạ. Và sau đó là chiến tranh hàng thế kỷ, nhiều nơi trước kia có giáo dân, có cơ sở thờ tự đã bị tàn phá hoặc bỏ hoang như trường hợp tượng Đức Mẹ Măng Đen hay tượng Đức Mẹ Tà Pao. Người ta có thể phá bỏ hoặc quăng tượng xuống sông như trường hợp tượng Đức Mẹ vừa được vớt ở sông Mêkông, khu vực Campuchia. Nhưng cho dù người ta có xúc phạm đến Chúa như thế nào, Chúa vẫn không bỏ rơi con người, trường hợp nguyên tổ là bằng chứng, rồi đến lịch sử dân riêng của Chúa, ngay cả thời Chúa Giêsu, dân Israel đã lên án và giết Con Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa vẫn tha thứ. Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa cũng luôn tìm mọi dịp, mọi hoàn cảnh để mời gọi con người trở về với Chúa. Phải chăng tượng Đức Mẹ vớt được ở sông Mêkông bên Campuchia là một thông điệp của Chúa gửi cho con người?

Cha Phương Bảo thấy rằng lý giải vấn đề bằng những hoàn cảnh xã hội chỉ là phần ngọn, mà gốc rễ vấn đề phải tìm trong ý Chúa quan phòng. Ngài hỏi Cha Gioakim:

- Vậy thưa Cha cố, Cha có nhận ra thông điệp nơi tượng Đức Mẹ sông Mêkông không?

Cha cố Gioakim có vẻ ưu tư và đắn đo:

- Có thể mỗi người sẽ tìm thấy thông điệp riêng cho mình từ tượng Đức Mẹ Mêkông. Chẳng hạn, gia đình Thạch Hải, người vớt được tượng sẽ nghe được tiếng nói của Mẹ khác với chúng ta. Khách hành hương tìm đến tượng Đức Mẹ cũng sẽ được Đức Mẹ hướng dẫn đời sống đạo khác chúng ta. Nhưng vượt lên trên hoàn cảnh, ta vẫn nhận thấy nét chung này: Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Người là mẹ của sự sống, Người bảo vệ quyền con người, Người là mẹ của các thánh tử đạo (mà cụ thể là các thánh Tông đồ), người là Mẹ Giáo hội, là Đấng Phù Hộ, là Mẹ Hằng Cứu Giúp những ai kêu cầu ngài. Ngay trong thời đại chúng ta đang sống, sự chà đạp nhân phẩm vẫn đang diễn ra khắp nơi. Nạn buôn bán phụ nữ làm nô lệ tình dục trở thành tội ác xuyên quốc gia, những tội ác man rợ ngày càng gia tăng, tình trạng vô cảm đã hủy hoại mọi giá trị nhân bản. Chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa hưởng thụ đang làm băng hoại giới trẻ… Trước thực tại ấy Đức Mẹ muốn chúng ta làm gì?

Cha Phương Bảo lại được đặt vào những vấn đề của đời sống đòi buộc lương tâm Công Giáo phải lên tiếng nói, đòi buộc người theo Chúa phải hành động vì tình yêu thương đồng bào, thương yêu con người, đem tình yêu thương của Đức Kitô cho mọi người. Cha muốn được nghe những ý kiến của Cha cố Gioakim bởi ngài đã trải nghiệm một đời sống mục tử sâu sắc. Cha nói:

- Thưa Cha cố, Cha có thể nói rõ hơn những gì Cha trăn trở được không? Con thấy những vấn đề Cha đặt ra gợi cho con rất nhiều thao thức.

Cha cố Gioakim trầm ngâm:

- Thực ra những vấn đề của thực tại xã hội lại rất nhạy cảm, bởi ở mỗi góc độ người ta có thể nhận định khác. Chẳng hạn, chúng ta đang nỗ lực xây dựng và bảo vệ đất nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế và hội nhập toàn cầu hóa, đời sống nhân dân đã được cải thiện đáng kể ở nhiều lĩnh vực, sản xuất hàng hóa của ta không thua kém gì thế giới, vị thế kinh tế và chính trị của nước Việt Nam đã có những thế giá mà thế giới khâm phục. Thế nhưng khi mở cửa, ảnh hưởng xấu của mặt trái kinh tế thị trường tràn vào làm đảo lộn mọi giá trị văn hóa Việt Nam. Nền văn hóa Nho giáo đã bị thay thế bằng văn hóa thực dụng Mỹ. Một cuộc xâm lăng văn hóa đang tràn vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam. Giới trẻ gần như ngày càng mất gốc. Đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng. Sự xuống dốc về đạo đức đã được báo động, song chưa có cơ may vực dậy được. Biểu hiện rõ nhất là tội ác man rợ đang xảy ra hàng ngày.

Cha Gioakim đưa cho Cha Phương Bảo những trang báo có bài điều tra về những chợ phá thai công khai ở thành phố, những số liệu báo động về nạo phá thai ở Việt Nam, ngài nói:

- Cha thấy đó, báo Công An TP.HCM ngày 9/11/2006 đưa tin: Hàng năm ở Việt Nam có 1,4 triệu ca nạo phá thai, trong đó có khoảng 5.000 ca vị thành niên chưa lập gia đình. Ngày 31/3/2011, Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam đã công bố mỗi năm ở nước ta có khoảng từ 1,2 đến 1,6 triệu ca nạo phá thai, trong đó hơn 20% ở lứa tuổi vị thành niên. Gần đây, trong một cuộc hội thảo ở TP.HCM, có sự tham gia của hơn 150 nhà khoa học, dược sĩ, bác sĩ sản phụ khoa đến từ 8 nước Châu Á-Thái Bình Dương, Hội Kế hoạch hóa gia đình lại công bố trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên. Việt Nam vẫn là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á.

Cha cố Gioakim nhìn Cha Phương Bảo, Cha nói tiếp:

- Nhìn những con số vô cảm, ta chưa thể thấy được vấn đề, nhưng hãy thử so sánh với chiến tranh Iraq. Theo số liệu của Lầu Năm Góc, tính đến ngày 17/3/2004, sau ba năm Mỹ đánh bom Bão Sa Mạc, cùng với những cuộc đánh bom tự sát, đã có 30.000 người Iraq bị giết hại, 2.313 người Mỹ (kể cả lính và nhân viên quân sự) chết, 17.000 bị thương tổng cộng khoảng 50.000 người. Nhưng chỉ một năm, ở Việt Nam đã có 1,6 triệu trẻ em bị tước đoạt quyền sống. Và nếu tính từ khi chúng ta mở cửa thì số trẻ em bị giết sẽ là hàng chục triệu sinh linh. Chưa có cuộc tàn sát nào kinh khủng như thế. Thế chiến II, Hitler đã gây tội ác bị nhân loại lên án khi giết sáu triệu người Do Thái, thế giới cũng bàng hoàng khi Khmer Đỏ giết hơn hai triệu người Campuchia. Nhưng người ta lại vô cảm khi hàng năm ở Việt Nam có khoảng 1,6 triệu thai nhi bị giết. Cha nghĩ sao về vấn đề này?

Cha Phương Bảo bị đặt vào tình huống phải đối mặt với một vấn đề quá lớn của thời đại, Ngài thực sự lo lắng trước thực tại của giới trẻ. Cha khiêm tốn nhận thức vấn đề:

- Theo con thì căn gốc là ở hai vấn đề: Một là giáo dục, hai là kinh tế. Nếu giới trẻ không được giáo dục những truyền thống đạo đức của dân tộc và giáo dục nhân bản, thì khi bị chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng tấn công, các em sẽ bị Mỹ hóa, sống hết sức thực dụng. Đặc biệt là khi các em ra khỏi cái nôi văn hóa gia đình, để đi làm, đi học ở thành phố, các em sẽ bị nhiễm rất nhanh những cái xấu của đời sống phố thị.

Còn về kinh tế, khi người ta tôn thờ tiền bạc, lấy cuộc sống hưởng thụ làm mục tiêu, thì người ta có thể chà đạp lên tất cả, dẫn đến việc buôn bán heroin, buôn bán phụ nữ trẻ em và kinh doanh đa cấp lừa bịp. Phim ảnh, vũ trường, giải trí chỉ khai thác cảnh trên giường, khai thác sex. Internet tràn lan những phim sex đồi trụy. Giới trẻ sống buông thả, đã yêu là phải yêu hết mình, “nhà nghỉ” chỗ nào cũng có, dù biết đó chỉ là trá hình. Hôn nhân không còn là giá trị quan trọng. Sinh viên, công nhân sống thử trước khi lấy nhau, và 99,9% là không hợp, và chia tay, mọi hậu quả, người nữ phải chịu. Ca sĩ, người mẫu, diễn viên là thần tượng của giới trẻ, nhưng nhiều người trong họ dùng những scandal sex để nổi tiếng, không ít người trong giới showbiz dính vào những đường dây mại dâm. Có tiền, họ dám làm tất cả, và hậu quả là việc nạo phá thai.

Cha cố Gioakim gật đầu tán đồng:

- Cha nói đúng. Chúng ta có thể nhìn thấy nhãn tiền những nguyên nhân của vấn đề, nhưng người ta lại không làm gì để ngăn chặn vấn đề ngoài những điều tra và những hội thảo. Bệnh viện và các cơ sở y tế tư nhân thì luôn mở rộng cửa đón những cô gái “lỡ lầm”, có cô sinh viên nạo thai đến bốn lần. Còn cha mẹ học sinh lại không sao kiểm soát được con cái…

Nhưng nguyên nhân sâu xa của vấn đề là sự chà đạp nhân phẩm con người, tước đoạt quyền sống của người khác, rồi đưa ra đủ mọi lý do để bào chữa cho việc làm ác. Người ta không biết rằng, không gì quý bằng sự sống. Bởi con người không thể làm ra sự sống. Sự sống thuộc về Thiên Chúa. Khi nặn hình hài con người, Thiên Chúa đã thổi hơi sự sống và cho con người giống hình ảnh Thiên Chúa. Cho con người được hưởng dùng mọi điều tốt đẹp mà Thiên Chúa đã làm nên. Chúa dạy con người hãy sinh sôi nẩy nở đầy mặt đất để thờ phượng Chúa và hưởng hạnh phúc vĩnh cửu; nhưng con người qua bao đời đã phản bội lại ý định của Thiên Chúa, càng lúc càng chìm sâu trong tội ác. Chính tội ác làm biến đổi con người thành quỷ. Những con quỷ dâm dục, con quỷ tham lam, con quỷ tôn thờ của cải và quyền lực thế tục, quỷ kiêu ngạo, như Lucifer, tự coi mình là tất cả. Đoạn Kinh Thánh Lc 4,1-13 miêu tả quỷ cám dỗ Đức Giêsu, đủ để giải thích về những giống quỷ này.

Cha Phương Bảo lại đặt vấn đề với Cha cố Gioakim:

- Vậy thưa Cha cố, trong tình cảnh này, chúng ta có thể làm được gì?

Cha cố Gioakim lại dẫn Kinh Thánh để lý giải vấn đề:

- Trong Kinh Thánh, Đức Giêsu dạy: “Giống quỷ ấy, chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi” (Mc 9,29). Chúng ta cũng thấy Đức Giêsu cầu nguyện nhiều lần trước khi thực hiện những việc quan trọng, chẳng hạn khi Chúa chọn các tông đồ: “Trong những ngày ấy, Đức Giêsu đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là tông đồ” (Lc 6,12-13). Chúng ta cũng phải cầu nguyện và cổ vũ nhiều người cùng cầu nguyện. Chúa dạy rằng: “Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt 18,19-20). Mà muốn vậy, cần phải có những trung tâm hành hương để mọi người cùng hợp nhau cầu nguyện.

Cha Phương Bảo như hiểu được ý của Cha cố Gioakim, Cha nói:

- Thưa Cha cố, ý của Cha là chúng ta phải xây dựng một trung tâm hành hương để tôn kính Đức Mẹ, để mọi người cùng cầu xin cùng Đức Mẹ?

Cha Gioakim thổ lộ:

- Ngay khi dẫn dân về đây, tôi đã nghĩ đến một nơi tôn kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và kính các Thánh tử đạo đã anh dũng đổ máu đào để bảo vệ đức tin. Có Đấng đã từng nói: vua quan có thể giết được thân xác, nhưng không thể giết được linh hồn. Thánh Thông nói: vàng bạc đâu mua được sự sống đời đời. Cũng vì vậy, ngay từ lúc đó, tôi đã xin Đức Cha cho xây dựng, ít là một nhà nguyện thờ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Mẹ bảo vệ sự sống và các Thánh tử đạo, và nếu có thể, thì cho phép xây dựng một trung tâm hành hương.

Nhưng sức lực và tuổi tác của tôi không thể thực hiện được. Đến khi Đức Cha đưa Cha về đây, Ngài đã nhận lời tôi cho xây dựng trung tâm Đức Mẹ. Bây giờ tôi rất vui, vì đã có người kế thừa công việc, nên dù có nhắm mắt tôi cũng an lòng…

Cha Phương Bảo muốn biết rõ hơn ý nguyện của Cha cố Gioakim:

- Thưa Cha cố, con cũng có một tâm nguyện như Cha, nhưng công việc ấy quá lớn lao, cha con mình sao có thể làm nổi, con thiết nghĩ: phải cả Giáo phận cùng chung sức mới có thể thực hiện được. Nhưng con muốn được nghe Cha cố chia sẻ thêm do đâu Cha lại có ước vọng ấy?

Cha cố Gioakim tâm sự:

- Đọc lại cuốn sách Dân Làng Hồ, tôi thấy thương và cảm phục các cố thừa sai quá. Tinh thần dấn thân và sự hy sinh của các Ngài vì Tin Mừng thật lớn lao. Các vị thừa sai hy sinh cả đời nơi chốn rừng sâu nước độc, đói khát, khổ sở, hiểm nguy rình rập. Nhiều vị đã bỏ mình, có vị chỉ mới được vài tháng.

Tại sao các vị thừa sai lại có thể từ bỏ cuộc sống bình an và đầy tương lai nơi quê nhà mà dấn thân đến một xứ sở xa lạ, rồi bỏ mình âm thầm nơi rừng sâu cô quạnh? Nếu tính toán theo cái nhìn thế tục thì không sao giải thích được. Câu trả lời là “Tất cả vì tình yêu Đức Kitô” như Phaolô đã viết trong thư thứ nhất gởi tín hữu Côrintô: “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9,16). Chắc chắn các ngài đã được Chúa chúc phúc, vì Chúa đã nói: “Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu không đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao” (Mt 5,11-12).

Hồi ở Campuchia, tôi có may mắn được gắn bó với các cố thừa sai một thời gian dài, từ hồi làm chủng sinh đến tiểu chủng viện, đại chủng viện, làm Cha phó, rồi làm Cha xứ thay các ngài. Tôi đã được thấy, được nghe, được học hỏi và được chia sẻ với các ngài đời mục vụ; thành công thì ít, vất vả, thử thách, đau khổ về đoàn chiên thì nhiều.

Ở Campuchia, các ngài đã từng là nạn nhân của bọn diệt chủng. Chúng phá sạch, giết sạch và xóa sạch mọi ảnh hưởng của ngoại bang. Chúng triệt hạ nơi thờ phượng và đập bỏ ảnh tượng… Trong vụ ấy, các cố thừa sai và tôi cùng bạn bè cũng suýt là nạn nhân của “cáp duồn”. Các ngài đã bị trục xuất; còn tôi phải vội vã dẫn đoàn chiên về đây. Nhiều vị thừa sai đã gửi thân xác lại nơi xứ người, mồ mả của các ngài vẫn còn đó.

Phải nhận rằng, qua những hy sinh rất lớn của các cố mà Tin Mừng được loan báo đến cho dân tộc Campuchia. Sự thật, Tin Mừng được loan truyền đến đâu thì ảnh hưởng của ma quỷ ở nơi đó bị đẩy lùi; quyền sống, quyền con người, và những giá trị nhân bản được bảo vệ và thăng tiến.

Nhưng như lời Chúa nói: Khi đã trục xuất được một quỷ ra thì ma quỷ lại tấn công bằng bảy quỷ khác dữ tợn hơn. Các vị thừa sai đã bị các sắc dân, các nhà cầm quyền và chiến tranh đánh bật ra khỏi địa bàn, đàn chiên bị đánh tan tác, nơi thờ phượng bị tàn phá và tượng ảnh bị phá hủy hoặc buông sông. Chỉ trong một thời gian ngắn, trên dòng sông Cửu Long, khúc sông của địa bàn Campuchia, hai tượng Đức Mẹ đã được tìm thấy và vớt lên.

Trút hết được tâm sự với Cha Phương Bảo, Cha cố Gioakim xúc động thì thào:

- Tạ ơn Chúa. Xin Đức Mẹ giúp chúng con.



17

Chia sẻ được tâm nguyện và ước mơ cho Cha Phương Bảo, Cha cố Gioakim Hồ Quang thấy lòng mình nhẹ nhàng và một niềm vui đang rạng rỡ dần lên. Tuổi “gần đất xa trời” của Cha giờ trở nên có ý nghĩa và còn hy vọng. Cha ngước mắt nhìn lên Thánh Giá:

- Lạy Chúa! Con cảm tạ Chúa. Xin cho con ra đi bình an trong tay Chúa…

Riêng Cha Phương Bảo, hôm nay được tiếp chuyện với Cha cố Gioakim, cha thấy như được tiếp thêm một sức mạnh kỳ diệu cho những dự tính của mình. Cha hiểu thêm về lịch sử truyền giáo ở Tây Nguyên, đặc biệt hiểu được sự dấn thân gian khổ và sự hy sinh rất lớn của các cố thừa sai trong hành trình rao giảng Tin Mừng.

Cha cố cũng gợi ra cho Cha nhiều vấn đề thao thức, những vấn đề thách thức lương tâm Công Giáo trong sứ mệnh Phúc Âm hóa môi trường. Đó là tội ác tàn sát thai nhi, là sự chà đạp nhân phẩm và quyền con người ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Cha cũng hiểu sâu sắc hơn sự hoành hành các giống quỷ, tình trạng xuống cấp đạo đức, đặc biệt trong giới trẻ, sẽ gây hậu quả trầm trọng cho Giáo hội trong tương lai, sự xâm lăng văn hóa, sự thống trị của chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thế tục…

Bao nhiêu vấn đề đang đặt ra trách nhiệm nặng nề cho người Mục tử. Nhưng Cha cũng vui vì được chia sẻ tâm nguyện về một trung tâm hành hương dâng kính Đức Mẹ. Quả là thánh ý Chúa quan phòng cho Cha chuộc được tượng Đức Mẹ Mêkông.

Tượng Đức Mẹ Mêkông đã để lại trong Cha những ấn tượng sâu đậm về thánh ý của Chúa. Chúa đã kêu gọi người thanh niên chài lưới vớt được tượng Đức Mẹ, mặc dù người thanh niên này không hề biết Chúa, anh ta mới vừa xong nghĩa vụ học tập trong Chùa ra. Đức Mẹ cũng đã thương cứu linh hồn người thiếu nữ là Thiên Thanh lầm lạc trở về. Thiên Thanh đã có thời chối bỏ tất cả, đập bỏ tượng Chúa và Đức Mẹ, chạy theo một niềm tin lầm lạc…

Nhờ Đức Mẹ, người thanh niên vớt được tượng Đức Mẹ và Thiên Thanh đã trở nên thân thiết, và nhờ họ mà Cha Phương Bảo đã chuộc được Đức Mẹ về. Từ đó Cha có thể tìm về nguồn gốc của lịch sử truyền giáo ở Tây Nguyên và Campuchia, nguyên do nào tượng lại trôi giạt về đây. Ấn tượng về tiếng kêu mà người thanh niên nghe được từ pho tượng có một ý nghĩa đặc biệt.

Cách đây bốn hay năm năm, cha Phương Bảo được Đức Giám Mục đưa về Giáo xứ này để nhận nhiệm vụ thay cha cố Gioakim đã đến tuổi hưu dưỡng. Đời mục tử của Cha cố đã quá nhiều thử thách, ngay cả việc Cha đang gánh trách nhiệm với Giáo xứ Russeykeo. Người đã coi Giáo xứ này từ khi mới thụ phong linh mục ở Campuchia. Chính Cha nói một cách bóng bẩy là: Cha phải bồng bế họ chạy trốn nạn diệt chủng ghê sợ nhất thế giới, để tìm nơi đặt nôi cho con cái, rồi làm nhà làm cửa, xây dựng nhà thờ, nhà xứ, sắp xếp lại các sinh hoạt cộng đồng, làm thăng tiến đời sống đức tin, đời sống xã hội, băng bó những vết thương kinh hoàng do nạn “cáp duồn” gây ra cho con cái Cha. Sau hằng chục năm trời, Cha mới tạm yên tâm về trách nhiệm Mục tử của mình. Có thể nói: Cha đã rút hết ruột như con tằm nhả hết tơ để làm tổ cho con, hay Cha như cây nến sáp tỏa sáng cho con cái hưởng, để rồi thân xác Cha ngày một hao mòn…

Và ngay khi con cái được an cư, Cha cố đã nghĩ đến việc làm một nơi tôn kính Đức Mẹ. Chính Đức Mẹ đã cứu Cha và con cái Cha thoát nạn diệt chủng ở Campuchia, nếu không Cha đã không còn tồn tại trên đất nước này. Cha sống đời Mục tử theo chân các cố thừa sai ngày xưa. Tin Mừng ló rạng đến đâu, các đấng đặt tượng Đức Mẹ nơi ấy để Đức Mẹ phù hộ. Bởi Đức Mẹ đã hiện diện và bảo vệ Giáo hội trong suốt trường kỳ lịch sử. Đức Mẹ cũng đã che chở Giáo hội Việt Nam trong những cơn bách hại, Đức Mẹ đã nâng đỡ bước chân các vị thừa sai khỏi sự bắt bớ và sự phá phách của ma quỷ. Thì giờ đây, Cha cố cũng muốn tín thác tất cả ước nguyện của Ngài trong tay Đức Mẹ.

Cha luôn để tâm tìm một nơi dâng kính Đức Mẹ, đặc biệt là Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Điều mà Cha muốn tạ ơn đó là hồng ân Chúa ban cho con người khi Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Thiên Chúa và kính các Thánh tử đạo vì nhờ máu các ngài đổ xuống mà hạt giống Tin Mừng được mọc lên. Chính các ngài đã dám hy sinh tất cả, kể cả mạng sống mình để Ơn Cứu Độ của Chúa được đến với muôn dân.

Cha Phương Bảo đã biết ước vọng của Cha cố, nhưng “lực bất tòng tâm”, Cha chỉ biết cầu nguyện và phó thác, từng bước dò dẫm và báo cáo để xin ý kiến và sự giúp đỡ của Tòa Giám Mục, vì đó là công việc lớn lao. Sở dĩ Cha cố Gioakim và Giáo xứ Russeykeo được đoàn tụ về đây là nhờ sự quan phòng kỳ diệu của Chúa và sự bầu cử của Đức Mẹ. Giáo xứ cần có nơi để cầu nguyện chung tôn kính Đức Mẹ.

Khi tiếp xúc với Tòa Giám Mục, Cha Phương Bảo được biết, Giáo phận cũng muốn xây dựng một trung tâm hành hương kính Đức Mẹ, vì Giáo phận trong quá khứ cũng đã phải trải qua bao nhiêu biến cố thăng trầm và Giáo phận có ngày hôm nay cũng là nhờ sự quan phòng của Chúa và nhờ sự che chở của Đức Mẹ. Năm 1965, Giáo phận chỉ có 165 ngàn giáo dân. Hôm nay, sau gần 50 năm, Giáo phận đã có hơn 5 trăm linh mục, 2 ngàn tu sĩ nam nữ và 1 triệu giáo dân.

Nên khi Cha cố Gioakim và Giáo xứ Việt kiều đề xuất xây dựng một nơi để tôn kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Giáo phận đã chấp thuận và hỗ trợ toàn bộ công trình. Nhưng Cha Phương Bảo chưa thực hiện được. Ngài biết mình quá nhỏ bé và yếu đuối, sức người có hạn trước một công việc lớn lao. Cha đã hứa sẽ nỗ lực hết sức, vì thương Cha cố Gioakim và đoàn chiên của ngài. Họ như đoàn dân riêng của Chúa, sau khi được thoát nạn trở về, muốn xây dựng nơi thờ phượng Chúa. Cha Phương Bảo liên tục cầu nguyện và ăn vạ với Chúa và Đức Mẹ, đồng thời kiên nhẫn chờ đợi ý Chúa thể hiện.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo phận, Tòa Giám Mục muốn xây dựng một trung tâm hành hương để tạ ơn Chúa và Đức Mẹ. Cha Phương Bảo nhận trách nhiệm chuẩn bị phần đất mặt bằng ngay tại Giáo xứ của mình. Nhớ lại việc chuẩn bị mặt bằng này, Cha Phương Bảo đã sớm nhận ra sự dẫn dắt của Chúa về dự định của Giáo phận. Thật vậy, đất của Giáo xứ còn lại chừng 2 hecta, nhưng Giáo phận muốn xây dựng trung tâm Đức Mẹ trên một diện tích rộng ít nhất trên 20 hecta mới đủ xây dựng các công trình Mục vụ. Làm thế nào để có được một mặt bằng như thế trong điều kiện quỹ đất của Giáo xứ còn rất ít? Bước đi thứ nhất này quyết định tất cả. Trách nhiệm Giáo phận giao cho Cha nặng như núi Thái Sơn, mà sức người lại có hạn. Cha Phương Bảo cầu nguyện và lo lắng đêm ngày.

Trước kia cả vùng này là hàng ngàn mẫu đất hoang chạy dài theo chân núi Chứa Chan. Cả một vùng đất rộng, cỏ hoang và đá núi lăn lóc, cây cối thưa thớt. Những vùng đất màu mỡ có thể trồng trọt, canh tác được, đồng bào tỵ nạn trước đó đã chọn định cư hết rồi. Cha cố Gioakim đành phải dừng chân ở đây. Ngài cũng đã tìm nhiều nơi, nhưng không chỗ nào có thể đóng trại cho cả ngàn con người. Chọn nơi đây, Cha cố Gioakim cho xây dựng nhà thờ, nhà xứ. Đất còn lại, ai có thể khai thác được bao nhiêu, Cha cố đều chấp thuận cả. Đất lành chim đậu, dân cư nhiều nơi tìm về, và cả vùng đất hoang ngày xưa giờ đã chật kín dân cư.

Trên 20 hecta đất, quả là một vấn đề không đơn giản trong điều kiện dân cư đã ổn định như thế này, ngoại trừ vùng đất đá dưới chân núi chưa có người ở. Cha Phương Bảo phải họp bàn với giáo dân, trình bày ý nguyện của Cha cố Gioakim và ý định của Giáo phận về một trung tâm dâng kính Đức Mẹ và kêu gọi mọi người cùng một lòng chung tay xây dựng. Kế hoạch là Cha sẽ chuyển đổi những diện tích đất cần thiết và thu xếp đất ở cho những gia đình giáo dân trong phạm vi di dời. Việc này liên hệ đến nhiều người, và mất nhiều thời gian. Cũng phải hàng chục năm trời mới có thể hoàn thành công trình. Bây giờ thời gian kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo phận đã gần kề. Trước đây, việc xây dựng trung tâm Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa ở Bãi Dâu là một kinh nghiệm. Phải mất rất nhiều thời gian, công sức và nỗ lực của cả Giáo phận mới có thể hoàn thành.

Nhận thức được tầm vóc lớn lao của công việc, sau Thánh lễ mỗi buổi sáng, Cha Phương Bảo và Ban hành giáo ngày nào cũng ngồi lại với nhau để bàn tính xem công việc đã tiến triển thế nào. Gia đình nào đã đồng ý chuyển đổi, và được dời đến vị trí nào, việc hỗ trợ di dời đã thực hiện đến đâu. Sau đó, đích thân Cha Phương Bảo và Ban hành giáo đến thăm từng gia đình, động viên họ và trực tiếp giải quyết những nguyện vọng của họ.

Trong tất cả các Thánh lễ, Cha cũng đặc biệt cầu nguyện cho họ được bình an và sớm ổn định cuộc sống, bởi bất cứ một thay đổi nào, nhất là thay đổi chỗ ở đều gây ra những khó khăn mà phải mất nhiều thời gian mới ổn định được. Chúa thương, công việc tương đối thuận lợi.

Nhưng quả thực, đất đai là vấn đề không đơn giản. Thôi thì việc Chúa làm, mình chỉ là công cụ vô dụng của Chúa. Khó khăn nào bằng hy sinh gian khổ của các cố thừa sai. Nghĩ vậy, Cha Phương Bảo như được tiếp thêm sức, mặc dù Ngài đang mang trong mình những mầm bệnh hiểm nghèo.

Một bữa sáng nọ, Cha con đang đứng ngắm nhìn khu đất ước mơ để làm trung tâm, thì một chiếc xe bảy chỗ ấn còi rồi dừng lại ngay sau chỗ Cha con đang đứng. Cha Tổng Đại Diện Tòa Giám Mục và hai ông Bà Hoàng Văn và Thiên Phước cùng với cô con gái là Thiên Thanh tìm đến. Cha Phương Bảo hết sức ngạc nhiên, còn Ban hành giáo thì lúng túng không biết có việc gì mà các Đấng lại đến thăm Giáo xứ không báo trước.

Cuộc gặp gỡ rất thân tình. Mẹ con bà Thiên Phước rất vui. Sau những chào hỏi, họ chỉ đứng lắng nghe cha Phương Bảo và Cha Tổng Đại Diện bàn bạc công việc.

Cha Tổng Đại Diện giới thiệu các vị khách:

- Xin giới thiệu với Cha sở và Ban hành giáo: đây là ông bà Hoàng Văn, vị ân nhân sẵn sàng giúp Cha và Giáo xứ tìm mặt bằng xây dựng trung tâm.

Ông bà Hoàng Văn hơi cúi mình chào cha Phương Bảo, rồi đỡ lời:

-Kính thưa Cha Tổng Đại Diện, chúng con với cha sở đây là chỗ thân tình đã lâu. Ngài đã thương yêu và giúp đỡ gia đình con rất nhiều, nhờ thế gia đình con mới có được ngày hôm nay. Chúng con chưa làm được gì cho giáo xứ nên không dám nhận mình là ân nhân. Chúng con chỉ biết cố gắng hết sức góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc chung của giáo xứ và giáo phận. Được cha sở và cha Tổng Đại Diện thương yêu là hạnh phúc cho chúng con rồi.

Cha Phương Bảo đỡ lời;

-Kính thưa cha Tổng Đại Diện, ông bà Hoàng Văn là một gia đình giáo dân nhiệt thành làm việc nhà Chúa. Với giáo xứ chúng con, ông bà là chỗ thân tình từ lâu, nay giáo phận lại cho phép ông bà được tham gia vào công việc của giáo phận, thì giáo xứ chúng con cũng được hãnh diện lây. Ước gì trong giáo phận có được nhiều gia đình nhiệt thành Phúc Âm hóa môi trường như ông bà.

Ông bà Hoàng Văn cảm động vì các vị chủ chăn đều yêu thương mình:

-Chúng con cám ơn Chúa và Đức Mẹ. Chúng con cám ơn hai Cha đã dành cho gia đình con thật nhiều tình thương. Chúng con biết chúng con còn nhiều thiếu sót, xin hai Cha cầu nguyện cho chúng con.

Sau những chào hỏi, cha Tổng Đại Diện và mọi người đi thăm khu đất cha Phương Bảo đã chuẩn bị được. Cha con vừa đi vừa nói chuyện.

Ch Tổng Đại Diện nói :

-Hôm nay chúng tôi thay mặt giáo phận đến thăm cha sở, và cũng là để xem việc chuẩn bị đất làm trung tâm hành hương tôn kính Đức Mẹ đã tiến hành đến đâu, để nếu đã ổn định, Tòa Giám Mục xin phép chính quyền tiến hành xây dựng.

Sau đó cha Tổng Đại Diện cũng trình bày chung về các công việc của giáo phận, các sinh hoạt chung toàn giáo phận trong Chương trình Ngũ niên mừng Kim khánh giáo phận, trong đó Đức Giám Mục đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng trung tâm Đức Mẹ.

Nghe Cha Tổng Đại Diện thông báo, Cha Phương Bảo và Ban hành giáo hết sức vui mừng. Quả thực việc Chúa làm thật lớn lao và ơn Chúa ban cho Giáo phận thật dồi dào. Nỗ lực của từng con người một thì thật nhỏ bé, nhưng nỗ lực của mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận sẽ làm nên những điều kỳ diệu đẹp lòng Chúa và mưu ích cho mọi người. Cha Phương Bảo gẫm lại công việc mình đã làm so với yêu cầu của Giáo phận, quả thật chưa được bao nhiêu. Nhưng được Giáo phận quan tâm, Cha con thấy những cố gắng của mình thật đáng khích lệ.

Trước đây, theo sự hướng dẫn của Cha Tổng Đại Diện, Cha Phương Bảo và Ban hành giáo đã làm hết sức mình trao đổi, thương lượng với những hộ dân có đất trong phạm vi xây dựng trung tâm để họ nhượng lại cho Giáo phận. Đa phần giáo dân hiểu vấn đề và sẵn lòng vì việc chung. Nhưng cũng có người đã bán đất cho người bên lương, những người này không hiểu vấn đề, nên việc chuyển nhượng hết sức khó khăn. Dù sao công việc đã thực hiện được một phần.

Cha Phương Bảo trình bày với Cha Tổng Đại Diện:

-Kính thưa Cha Tổng Đại Diện, sau nhiều nỗ lực chuyển đổi, chúng con đã chuẩn bị được khu đất có một mặt bằng tương đối đạt yêu cầu. Khu đất trước mặt cha đây. Mặt giáp với quốc lộ có chiều dài 200m, chạy đến sát chân núi. Phía đối diện, đất có gò, có đồi, có thể làm nơi đặt tượng đài, xây các khu mục vụ..Tổng thể khu đất đủ rộng để làm trung tâm hành hương và tổ chứa những sinh hoạt chung toàn giáo phận.

Cha Tổng Đại diện rất vui, Ngài quan sát khắp khu đất. Hiện tại chưa có gì ngoài mặt bằng và những đồi núi thấp gần chân núi cao, nhưng địa thế này thật tốt đẹp để xây dựng trung tâm, nhất là gần quốc lộ, thuận tiện cho sự đi lại của con dân trong toàn giáo phận mỗi khi có những sinh hoạt chung.

Cha cám ơn Giáo xứ, Ban hành giáo và Cha sở Phương Bảo đã hết lòng vì việc chung của Giáo phận. Công việc đã có những bước đi ban đầu tốt đẹp.

Trong khi đi xem xét khu đất, Cha Tổng Đại Diện trình bày cho Cha Phương Bảo dự kiến việc xây dựng công trình trung tâm hành hương Đức Mẹ. Tượng đài Đức Mẹ sẽ đặt trên một đồi đất cao. Trước mặt đài là một sân rộng, có chỗ cho hàng trăm ngàn người cùng cầu nguyện trong những dịp lễ lớn. Một nguyện đường lớn, các phòng chức năng cho các đoàn thể tĩnh tâm. Mẫu nguyện đường theo mô hình Đền Thánh Phêrô ở La Mã. Đài Đức Mẹ lấy mẫu từ Đức Mẹ Lộ Đức và Đức Mẹ Fatima. Con đường lên tượng đài đi qua những chặng như ở Fatima…

Nghe cha Tổng Đại Diện trình bày sơ khởi dự kiến của Giáo phận, Cha Phương Bảo hết sức vui mừng. Cha không ngờ Giáo phận lại có một kế hoạch xây dựng với một tầm nhìn rất rộng như vậy. Đó không chỉ là một trung tâm hành hương mà còn là một công trình có ý nghĩa văn hóa đóng góp vào việc xây dựng văn hóa của đất nước. Cha cũng rất yên tâm, tin tưởng Đức Mẹ sẽ hỗ trợ để công trình dâng kính Mẹ được sớm hoàn thành. Bởi đó là tâm nguyện của toàn Giáo phận. Trước đây, Giáo phận đã trùng tu, xây dựng được trung tâm Đức Mẹ Bãi Dâu, thì nay việc xây dựng trung tâm Đức Mẹ chắc chắn là có thể. Nhưng tất cả là công việc của Chúa. Chúng ta cần phải cầu nguyện và cố gắng nhiều để ý Chúa được thể hiện.

***

Sau đó, Tòa Giám Mục đã làm đơn xin phép xây dựng trung tâm. Lý do cụ thể là trung tâm Đức Mẹ Bãi Dâu trước đây của Giáo phận Xuân Lộc nay đã giao lại cho Giáo phận Bà Rịa. Nhu cầu sinh hoạt mục vụ cho toàn giáo phận là một nhu cầu cấp thiết, để giáo dân có thể sống tốt đạo, từ đó tham gia tích cực vào việc xây dựng đời sống. Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã hướng dẫn người giáo dân “ sống Phúc Ậm giữa lòng dân tộc”. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI dạy cụ thể hơn. Ngài nói : “Bằng đời sống xây nền trên đức ái, sự liêm chính, việc quý trọng công ích, anh chị em phải chứng tỏ rằng người công giáo tốt cũng là người công dân tốt”.


Sau nhiều tháng điều tra, nghiên cứu, xem xét nhu cầu của Giáo phận và cũng là để thực hiện chính sách về tôn giáo của Nhà Nước, nhiều ban ngành đã vào cuộc. Ủy Ban Nhân dân Tỉnh, Ban Tôn giáo, Mặt Trận Tổ Quốc, Ủy Ban môi trường, Sở Nhà đất … Tỉnh có nhận xét: nhu cầu cần có trung tâm sinh hoạt Mục vụ của Giáo phận là chính đáng. Tỉnh cũng có quyết tâm tạo mọi điệu kiện để người công dân được sinh hoạt tôn giáo theo nhu cầu đời sống tâm linh của mình, nhưng mặt bằng Tòa Giám Mục đề xuất hiện có một số trở ngại , chẳng hạn, khu gần khu trại giam, cũng khu đất cũng nằm trong vành đai quốc phòng. Tỉnh cần có thời gian nghiên cứ thêm.
Tòa Giám Mục lại tiếp tục làm đơn xin, Ủy Ban tiếp nhận với hảo ý. Mọi người lại hy vọng và cầu nguyện. Việc xây dựng trung tâm Đức Mẹ ở đây hay ở nơi nào khác là nằm trong sự quan phòng của Chúa. Nếu Chúa thấy mọi sự là tốt cho Giáo phận, chắc chắn Chúa sẽ không từ chối lời cầu xin của chúng ta. Cha Phương Bảo thường chia sẻ với giáo dân như vậy, và Ngài cũng xác tín rằng ơn Chúa hằng đổ xuống cho những ai cậy trông Người.

Sau một thời gian nghiên cứu, Ủy Ban lại trả lời dứt khoát: khu đất dự định xây dựng trung tâm của Tòa Giám Mục thuộc vòng đai đất quốc phòng, không thể giải quyết cho Tòa Giám Mục, đề nghị Giáo phận tìm nơi khác.

Mọi việc trở lại từ số không. Giáo xứ và Giáo phận liên lỷ cầu nguyện, chúng ta chỉ có một cách duy nhất là bám lấy Chúa và Đức Mẹ. “vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.”(Ga 15, 5). Những nỗ lực bao ngày tháng qua chưa đủ để ơn Chúa nhận lời cầu nguyện của Giáo xứ và Giáo phận. Cha phương Bảo luôn chia sẻ như vậy với mọi người với một niềm tín thác không nguôi.
Cha Phương Bảo lại phải tìm nơi khác. Cha con bảo nhau: xưa nay Chúa không chối từ những kẻ kêu xin. Cần phải cầu nguyện nhiều hơn và kiên nhẫn tìm kiếm. Giáo xứ tổ chức nhiều chương trình mục vụ để mọi thành phần dân Chúa cùng cầu nguyện. Cha Phương Bảo chia sẻ, Chúa hứa :”Hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ thấy, hãy gõ thì sẽ mở cửa cho”(Mt 11,9). Nếu Chúa còn trì hoãn chưa đáp ứng lời cầu xin của ta, đó là dấu Ngài có một kế hoạch đặc biệt có lợi cho ta, hãy tin tưởng và chờ đợi kế hoạch đó được thực hiện. Chúa còn dạy ”phải cầu nguyện luôn, không được nản chí “ (Lc.18, 1).
Sau đó, có người chỉ cho khu đất của một nhà Dòng gần rừng tre. Cha Phương Bảo và Ban hành giáo đã lặn lội đến nơi. Con đường từ ngoài lộ dẫn vào khu vực này vô cùng khó khăn, cây cối um tùm, xung quanh không có dân cư. Cha ngẫm nghĩ, trung tâm hành hương là để cho mọi người có thể tìm đến được, vì thế việc đi lại phải dễ dàng thuận lợi. Nơi này xa xôi và cách trở quá. Sau khi cha con lội một vòng thăm khu đất, cha Phương Bảo cùng quý chức Ban hành giáo đành trở về, lòng trĩu nặng ưu tư. Hôm ấy trời mưa như trút nước, trời đất tối tăm mãi khuya cha con mới về đến nhà
Hôm sau, Cha cho cho mời gia đình ông bà Hoàng Văn để bàn bạc.

Nhận được tin của cha Phương Bảo, Ông bà Hoàng Văn vội đến ngay.

Bước xuống xe, ông Hoàng Văn chào Cha và nói ngay:

- Nghe Cha gọi là con hiểu vấn đề gặp khó khăn rồi

Cha Phương Bảo trầm tư:

- Mời bà vào trong nhà, tôi xin thưa vài việc.

Ông bà Hoàng Văn cùng với Thiên Thanh theo cha Phương Bảo vào phòng khách. Gọi là phòng khách cho có vẻ sang trọng, thực ra đó là căn nhà cấp 4 có hai phòng. Một phòng làm phòng hội họp, một phòng được ngăn đôi, nửa trong làm phòng riêng của cha Phương Bảo, nửa ngoài kê bộ bàn ghế gỗ thô sơ để tiếp khách.

Trên vách tường, có một bàn thờ nhỏ đặt tượng Chịu nạn. Ở phía vách tường đối diện có chân dung cha Phương Bảo lúc trẻ. Trông người hơi gầy, nhưng thanh nhã. Gọng kính trắng và mái tóc bồng bềnh tạo thêm dáng thư sinh và cốt cách nghệ sĩ. Đôi mắt sáng đầy nghị lực và nụ cười thấp thoáng nét vui, nhưng dường như che dấu nhiều ưu tư.

Trong phòng chẳng có vật dụng gì ngoài một kệ sách. Có khá nhiều sách Triết học, sách tôn giáo và Kinh Thánh. Thiên Thanh hơi tò mò, cô lần đọc một vài tựa sách, có những cuốn sách cổ, giấy đã vàng và gáy sách đã sờn. Cô ngạc nhiên về cuốn Tự Điển Kinh Thánh (Anh-Việt). Cô không ngờ cha Phương Bảo có cả cuốn



tải về 0.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương