Bùi Công Thuấn LỜi giới thiệU



tải về 0.91 Mb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích0.91 Mb.
#7718
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Trước đề nghị của Thiên Thanh, bà Thiên Phước hơi ái ngại một chút vì bất ngờ. Tuy nhiên, bà vẫn có thể liệu được, vì con bà đã được Đức Mẹ thương cứu. Bà Thiên Phước trả lời con:

- Được, mẹ sẽ thu xếp.

Thỏa mãn yêu cầu, Thiên Thanh gặp gỡ, trao đổi với Thạch Hải và ông bà Ba Hưởng rất tỉ mỉ. Thiên Thanh chụp ảnh khắp nơi khắp chốn nhà ông Ba, không trừ một chỗ nào; dù vậy, ông Ba và Thạch Hải vẫn không lấy gì làm phiền hà, khó chịu.

Ông Ba Hưởng và Thạch Hải lần lượt kể cho Thiên Thanh và bà Thiên Phước nghe về cuộc sống của gia đình họ, về niềm tin và cách sống của họ từ khi có tượng Đức Mẹ như thế nào, cả những ước vọng của họ về hiện tại và tương lai…

Câu chuyện đang hứng khởi thì có khách tới viếng, ông Ba Hưởng phải ra tiếp khách, còn lại một mình Thạch Hải, anh chuyển sang câu chuyện về bức tượng trước và sau khi tìm thấy, anh nói:

- Chừng một tuần trước, tôi đưa cha tôi đi nhà thương, gia đình tôi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, buộc lòng tôi phải đi ghe một mình…

Thiên Thanh chen vào:

- Trước kia, anh vẫn đi ghe với cha anh sao?

- Phải, khi anh của tôi lấy vợ và ở riêng, thì chỉ có mình cha tôi, đến khi tôi xong nghĩa vụ tôn giáo thì tôi theo cha tôi, nhưng chỉ vì cha tôi quá kiệt sức, người chỉ cho tôi kinh nghiệm, còn việc làm thì tôi phải đảm đang hết. Nhờ vậy mà tôi đã hơi quen việc…

Thiên Thanh hỏi:

- Nghe nói là anh đã đánh được nhiều cá lắm mà? Như vậy thì anh phải kinh nghiệm lắm chứ đâu phải chỉ hơi quen?

Thạch Hải nhìn Thiên Thanh hết sức cảm phục, một cô gái thật hiểu biết và nói chuyện dễ thương, thu hút được tâm hồn của Thạch Hải, lại còn tỏ ra hết sức lắng nghe và thông cảm với Thạch Hải. Thạch Hải trả lời:

- Không hẳn nhờ vào kinh nghiệm đâu, bằng chứng là trước đây nhiều tháng, cha tôi và tôi nhiều ngày không bắt được cá đủ tiền chợ, không phải riêng tôi mà nhiều ghe khác cùng hoàn cảnh như tôi vậy.

- Vậy nhờ đâu mà một mình anh lại có thể bắt được những mẻ cá như vậy?

Thạch Hải hướng mắt nhìn ra bức tượng ngoài sân và chỉ cho Thiên Thanh:

- Có lẽ nhờ Bà đó!

- Anh nhờ như thế nào?

- Cách đây chừng một tuần trước khi tôi tìm được bức tượng này tại lòng sông Cửu Long, chỗ tôi đi ghe đánh cá. Lúc đầu tôi hơi ngã lòng vì nước sông mưa nguồn đổ xuống quá lớn, muốn cuốn trôi cả thuyền cả lưới. Thực tế, nhiều người đã bỏ về, còn tôi thì cố làm để kiếm sống, nhất là trong lúc gia đình tôi gặp cảnh khốn cùng.

Nhưng thật lạ lùng, tôi vừa tung lưới, thì lưới đã làm thuyền tôi hơi chìm xuống. Tôi cố gượng chống chọi và tìm cách để kéo lưới lên. Một mẻ, rồi tới hai mẻ cá, nhiều không thể tưởng tượng được, tiếp tục đến mẻ thứ ba… Mẻ nào cũng vậy, đổ đầy cả hai bao tải đựng gạo những con cá rói to ít khi tôi gặp thấy trong khi theo cha tôi đi ghe.

Tôi âm thầm đưa cá về và đem cho chị dâu tôi đi chợ bán. Rồi mấy ngày sau tôi vẫn đến khúc sông đó để đánh bắt cá. Cũng chừng lượng cá đó là tôi về…

- Sao anh không bắt thêm để thêm thu nhập - Thiên Thanh hỏi lại.

- Tôi không muốn, vì biết của Trời đã ban cho, không nên lạm dụng. Lòng tham của con người thì vô đáy…

- Rồi đến ngày thứ mấy thì anh vớt được tượng?

- Ngày thứ bảy.

- Hôm đó anh có bắt được cá không?

- Cũng như mấy ngày trước, sau khi tôi đã bắt được hai bao cá, tôi định đi về thì nghe tiếng em bé kêu khóc vang lên trong tâm hồn tôi, tôi đã nghe ngóng tìm tòi nhiều nơi mà không có dấu hiệu gì. Dưới dòng sông thì nước đang cuồn cuộn chảy muốn cuốn trôi cả thuyền, may mà tôi đã cột chặt thuyền vào cây. Kiểm tra xong, tôi lại nghe tiếng khóc dội lên lớn hơn và rõ hơn.

Tôi hoảng sợ chợt nghĩ, không biết tôi đã làm gì gây hại cho oan hồn nào. Nghĩ rồi, tôi định vị tiếng kêu khóc ấy ở dưới lòng sông. Lấy hết can đảm, tôi cột thuyền kỹ để nhảy xuống sông tìm mò xem có gì lạ không. Phải đến lần thứ ba tôi mới mò được tượng này.

Bỗng Thiên Thanh đưa ra một đề nghị táo bạo:

- Anh có thể đưa mẹ con tôi đến chỗ anh đã mò được tượng không?

Sau một hồi do dự, Thạch Hải đã hội ý với ông Ba Hưởng và họ đã nhận lời Thiên Thanh.

Thực ra, việc trở lại địa điểm vớt tượng không khó với nghề của Thạch Hải, nhưng có thể rất khó đối với mẹ con Thiên Thanh, nhất là đối với Thiên Thanh. Nhưng trước sự chân thành và chờ đợi của Thiên Thanh, Thạch Hải sẵn sàng chiều theo. Dù vậy, Thạch Hải cũng ra điều kiện:

- Bà và cô có dám lội bộ được không? Có sợ xuống nước không? Nếu sợ thì ta bỏ cuộc!

Trước câu hỏi của Thạch Hải, bà Thiên Phước tỏ ra hơi ái ngại, vì từ nhỏ, ít khi Thiên Thanh đi bộ, nhất là những con đường gồ ghề. Đôi khi Thiên Thanh có đi với cha để theo Cha Phương Bảo đi xem đất làm trung tâm hành hương, nhưng đã được chuẩn bị, còn đây là đề nghị đột xuất…

Còn thuyền thì chưa bao giờ Thiên Thanh đi, đôi khi có đi tham quan trên tàu du lịch; mà đây lại là thuyền đánh cá, còn lội nước sông thì không. Nhưng Thiên Thanh đang hứng khởi, nhất là sau ơn lạ Đức Mẹ ban, và Thiên Thanh đang làm công tác Cha Phương Bảo nhờ là lấy hình ảnh và tin tức cho Cha viết sách, một điều mà chính bà Thiên Phước cũng không dám từ chối.

Bà Thiên Phước đang do dự thì Thiên Thanh cầm tay mẹ nói:

- Mẹ à, mình đi theo anh Hải đến linh địa đi, con sẽ nói với mẹ về cái này hay lắm!

Trước đề nghị của Thiên Thanh, bà Thiên Phước mới dám nhận lời.

Sửa soạn xong, mẹ con bà Thiên Phước theo Thạch Hải đi bộ ra sông.

Vừa bước xuống ghe, Thiên Thanh suýt té khiến Thạch Hải phải giơ tay đỡ. Thiên Thanh hơi ngượng, nhưng không còn cách nào khác. Ngồi yên vị rồi, Thiên Thanh mới chữa thẹn:

- Anh Hải đưa tay cho mẹ em lên với!

Thạch Hải đưa tay ra để đưa bà Thiên Phước lên ghe, nhưng bà nói:

- Thôi, bác quen rồi, cháu cứ lo chuẩn bị đi.

Ở bãi đậu ghe, có vài chục chiếc ghe nằm cạnh nhau, được cột rất cẩn thận và hầu hết chủ ghe đã lên bờ, để sáng sớm mai nhổ cọc và tiếp tục công việc, nên mẹ con bà Thiên Phước xuống ghe của Thạch Hải ít người chú ý tới. Có chăng là mấy người tò mò cho rằng Thạch Hải đưa khách xem tượng Đức Mẹ đi để khoe ghe của anh thôi.

Tháo dây buộc ghe, đẩy ghe rời bãi ra sông, Thạch Hải quay lại nói:

- Bà và cô ngồi vào giữa ghe, nếu có sợ thì bấu chặt vào tấm ván ngồi.

Rồi ngoái lại nhìn hai mẹ con lần nữa, Thạch Hải trấn an:

- May mà hôm nay Trời ban cho dòng sông êm quá, khác với mấy hôm trước, nước chảy xiết muốn trôi luôn cả ghe.

Bà Thiên Phước động viên:

- Đến thánh địa mà được như thế này là điều may quá rồi!

Thiên Thanh thêm vào:

- Linh địa chứ mẹ!

- Ừ, thì nói sao cũng được.

Nói rồi Thiên Thanh lấy máy ảnh ra chụp phong cảnh từ bãi đậu ghe, đặc biệt là hình ảnh Thạch Hải, hai tay chèo rất lanh lẹ đưa chiếc ghe băng băng ra sông. Mặt sông mênh mông, ghe xa bờ dần dần. Dòng chảy êm ái như chiều hai người khách. Bên bờ sông, cây xanh um tùm. Những cây thốt nốt vươn lên như cây dừa ở Việt Nam. Cảnh sắc bát ngát, nước sông đỏ phù sa, bờ xanh tít tắp, mây trắng trên đầu, không khí mát rượi làm cho Thiên Thanh cảm thấy hạnh phúc, bình an. Chưa bao giờ Thiên Thanh được sống trong một khung cảnh khoáng đạt sông nước dào dạt như thế này.

Ở Việt Nam, khi đi đò qua Vàm Mỹ Thuận hay Vàm Cống, bờ sông khá rộng, nhưng không bằng ở đây, Tonlé Sap nhìn không hết tầm mắt. Đôi khi Thiên Thanh thoáng hơi sợ, ngộ nhỡ ghe chìm thì không biết sẽ thế nào vì trên ghe không có phao. Nhưng nhìn đôi tay chèo và vẻ bình tĩnh thành thạo của Thạch Hải, Thiên Thanh rất vững bụng. Thực sự thì Thiên Thanh vững tâm hơn vì cảm nhận được sự bình an Đức Mẹ mới ban cho cô. Và người mẹ đang ngồi bên cạnh cùng với Thạch Hải nữa, là những người rất thân yêu của cô đang bảo vệ cô.

Thiên Thanh dựa sát vào mẹ, nắm tay mẹ, mân mê chuỗi hạt trên cánh tay mẹ, cô nói:

- Mẹ à, nếu cuộc đời này mọi người đều trôi theo dòng chảy êm đềm như dòng nước này thì chắc không có hạnh phúc đâu mẹ nhỉ?

Bà Thiên Phước ôm con sát vào người, bà vuốt tóc con, một cử chỉ mà Thiên Thanh đã lẫn tránh bà bấy lâu nay. Bà ôn tồn nói:

- Con nói đúng, nhưng chỉ có quyền năng Chúa và nhờ Đức Mẹ bầu cử mới có được, con ạ. Cụ thể như hôm nay, mẹ con mình ngồi trên ghe này, con nghe cậu Hải nói hồi nãy đó: hôm nay Trời ưu ái đặc biệt cho mẹ con ta, sông nước yên lặng một cách kỳ lạ; còn ngược lại, kể cả khi cậu Hải vớt được tượng Đức Mẹ, thì cũng sóng to gió lớn muốn trôi cả ghe đó mà. Dòng đời cũng vậy, con ạ, mà có khi còn dữ dội hơn sóng nước của con sông “chín con Rồng” này nữa.

Bà Thiên Phước nhắc cho con:

- Mà con Rồng theo Thánh Kinh tượng trưng cho thế lực nào rồi?

Thiên Thanh âu yếm nhìn mẹ, cô thưa:

- Dạ, con nhớ rồi, mẹ nói nữa cho con nghe đi.

- Thời đại hôm nay, không chỉ một mà muôn vàn thế lực đang hoành hành tiêu diệt thế gian này. Trên dòng sông này, đã bao tháng ngày cuồn cuộn những cơn sóng dữ, đã giết chết không biết bao nhiêu người.

Thời “cáp duồn”, nửa đêm, những con thuyền lạ ập đến, người ta nhảy sang thuyền dân và đập chết hết những người trên thuyền, kể cả trẻ em, rồi quăng xác xuống sông. Những năm sau 1975, lực lượng Pol Pot cũng sát hại dân lành như vậy. Dòng đời hôm nay cũng không khác, nhân loại đang bị cuốn vào thứ văn hóa tìm thỏa mãn những dục vọng thấp hèn, dẫn con người đến sự chết. Con thấy đó, ở Việt Nam, mỗi năm có hàng triệu thai nhi bị giết hại, không ngày nào báo chí không đưa tin về một vụ giết người man rợ. Lúc đầu người ta còn bàng hoàng, còn bây giờ thì… vô cảm. Tiếng kêu của “em bé Giêsu” là một bằng chứng.

Bà Thiên Phước nói tiếp:

- Vì dục vọng vô độ của con người đã gây ra, khiến cho nước mắt của bà mẹ, trẻ thơ, những người nghèo khó, bệnh tật, những người bị áp bức, bóc lột, những người nghèo bị buôn bán như một món hàng. Tất cả vì dục vọng xác thịt đã biến thành sông và máu hòa cùng nước mắt, khiến dòng sông đục ngầu.

Nghe mẹ kể, Thiên Thanh thấy hoảng sợ, tự nhiên gai ốc nổi lên. Thiên Thanh tưởng tượng mình đang đi trên dòng nước mắt và máu của dục vọng con người. Cô lại nắm lấy tay mẹ:

- Vậy mình phải làm gì, hả mẹ?

- Như mẹ nói với con đó, chỉ có quyền năng Thiên Chúa, vì việc người ta không thể, thì đối với Thiên Chúa đều có thể. Con nhớ việc Chúa đã làm cho đống xương khô thành đoàn người đông đảo đó.

Rồi bà nói tiếp:

- Mình phải sống xứng đáng là con cưng của Chúa và cầu xin Đức Mẹ giúp mình sống theo ý Chúa như gương Đức Mẹ.

Suy nghĩ một chút, Thiên Thanh đề nghị với mẹ:

- Vậy mẹ con mình lần hạt đi.

Vừa xong năm chục kinh mùa Vui, Thạch Hải cho ghe đi chậm lại và quay lại nói với hai mẹ con:

- Gần tới địa điểm tôi vớt được tượng rồi đó!

Thiên Thanh nói nhỏ với mẹ điều gì, rồi xin mẹ đến trao đổi với Thạch Hải. Đến lúc này, Thiên Thanh mới tiết lộ cho mẹ biết lý do cô cứ nằng nặc đòi mẹ nhờ Thạch Hải chở đến chỗ đã vớt tượng, vì tượng vớt được còn thiếu chuỗi hạt trên tay Chúa, nên khi viếng tượng, được ơn Đức Mẹ, Thiên Thanh đã lấy chuỗi đeo cổ mà Cha Phương Bảo nhờ bà Thiên Phước đeo vào cổ cô, đeo vào tượng Đức Mẹ và xác định rằng: Tượng Đức Mẹ còn thiếu chuỗi hạt.

Điều Thiên Thanh xác tín được mẹ cô và nhiều người công nhận, nên Thiên Thanh vừa muốn đến tận hiện trường vớt tượng Đức Mẹ, vừa muốn kiểm chứng điều xác tín của mình. Cũng may Thiên Thanh đã cho mẹ biết ý định của mình và được mẹ khích lệ.

Thiên Thanh lom khom bước đến chỗ Thạch Hải, Thiên Thanh nói:

- Tôi muốn nhờ anh một chuyện này, không biết anh có sẵn sàng giúp không?

Thạch Hải mừng thầm vì được Thiên Thanh tín nhiệm “nhờ vả”, anh vui vẻ nói:

- Tôi sẵn sàng.

Thiên Thanh cầm chuỗi tràng hạt và trình bày với Thạch Hải, cô nói:

- Bức tượng anh vớt còn thiếu một tràng chuỗi giống như vậy - Thiên Thanh vừa nói vừa chỉ vào chuỗi tràng hạt trên tay.

Mặc dù không hiểu gì về cấu trúc tượng của người Công Giáo, nhưng được Thiên Thanh nhờ, Thạch Hải đã nhận lời.

- Thế anh đã định vị đúng chỗ này chưa? - Thiên Thanh hỏi.

- Tôi chắc: hai gốc cây tôi đã cột thuyền ở đàng kia - Thạch Hải chỉ về phía hai gốc cây - chỉ khác một điều là hôm đó gió rất lớn.

Thiên Thanh nghĩ đến cơn bão dục vọng của con người mà mẹ kể, cô chợt rùng mình. Thạch Hải nhìn thấy liền vội quay đi. Thiên Thanh lấy lại bình tĩnh và tự nhủ: việc con người không làm được, Chúa sẽ làm được. Phải cầu nguyện!

Thiên Thanh đề nghị Thạch Hải làm thao tác y như ngày Thạch Hải vớt được tượng để cô lấy hình. Rồi Thạch Hải cột dây thuyền và phóng xuống nước như một con nhái. Anh bơi lại gần ghe định vị, rồi lặn xuống mò.

Nhìn tràng chuỗi Thiên Thanh giới thiệu, Thạch Hải nhớ lại cảm giác khi anh vớt được tượng, một tay anh vác tượng lên vai, một tay phải dùng để bơi vì nước chảy quá xiết. Khi ngoi lên gần đến mặt nước, anh thấy có một vật gì chạm vào lưng anh, nhưng anh không quan tâm. Hôm nay, thấy Thiên Thanh đeo tràng chuỗi vào tay tượng nhỏ ở nhà và được Thiên Thanh giải thích lần nữa, anh mới nhớ lại hôm đó.

Thạch Hải lặn xuống khá lâu, mặt sông phẳng lì không còn tăm tích gì, khiến Thiên Thanh lo sợ. Cô níu tay mẹ:

- Liệu anh Thạch Hải có sao không mẹ?

Bà mẹ chăm chú nhìn chỗ Thạch Hải lặn rồi trấn an con:

- Cậu ấy là dân sông nước, chắc không sao đâu, con.

- Nhưng sao không thấy tăm hơi gì hết?

- Chút xíu cậu ấy trồi lên thôi.

Bà Thiên Phước vừa nói xong thì Thạch Hải trồi lên, anh trôi hơi xa nơi chiếc ghe cột sẵn. Thạch Hải lắc đầu một cái thật mạnh để nước văng đi, rồi anh sải tay bơi lại phía ghe.

Thiên Thanh hỏi:

- Sao anh lặn lâu thế, có thấy gì không?

- Tôi quen rồi. Hôm nay nước không chảy xiết nên lặn được lâu hơn.

- Có thấy gì không anh? - Thiên Thanh sốt ruột hỏi.

- Tôi lấy tay quờ quạng khắp nhưng chưa thấy, mở mắt để nhìn, nhưng nước đục, chỉ thấy mờ mờ. Tôi sợ xâu chuỗi nhẹ đã trôi đi xa, để tôi lặn lần nữa xem sao.

Thạch Hải một tay bám lấy ghe, anh xoay mặt nhìn ra sông, định vị lại chỗ vớt được tượng, rồi ước lượng khoảng cách xâu chuỗi có thể trôi. Anh lấy hơi rồi lặn thêm lần nữa.

Bây giờ thì bà Thiên Phước và Thiên Thanh cùng đọc kinh, cầu cho Thạch Hải bình an và tìm thấy xâu chuỗi. Cả hai miệng đọc kinh, nhưng mắt không rời quãng sông trước mặt, chỗ Thạch Hải lặn, rồi dõi theo những di chuyển của anh những lúc bọt tăm nổi lên hay những cái khỏa nước nổi sóng. Sông nước mùa này không sâu nên việc mò tìm không vất vả nhiều.

Khi những bọt bóng nổi nhanh lên cũng là lúc Thạch Hải nhô người lên khỏi mặt nước. Anh lại sải tay bơi về ghe. Khoảng cách hơi xa hơn lúc nãy một chút. Một tay bám ghe, một tay anh đưa tràng chuỗi cho Thiên Thanh, miệng nói:

- Có phải cái này không?

Nhìn thấy tràng chuỗi, Thiên Thanh vui mừng nhận lấy từ tay Thạch Hải. Cô hôn tràng chuỗi và ríu rít cảm ơn Thạch Hải, rồi vội tháo khăn quàng cổ gói cỗ tràng hạt vào, miệng run run nói:

- Ôi, Mẹ ơi, con hạnh phúc quá!... Con đã tìm được báu vật…

Bà Thiên Phước chia sẻ niềm vui với con, bà nói:

- Tạ ơn Chúa với con. Chúa đã cứu con, đã cho con tìm lại hạnh phúc của con, không những cho con, cho mẹ mà còn cho cả gia đình ta và cả Cha Phương Bảo nữa.

Thạch Hải nhanh chóng lên ghe và chèo vào bờ. Nhìn hai mẹ con Thiên Thanh vui tíu tít, anh cũng vui lây. Anh không hiểu giá trị của tràng chuỗi nhưng khi làm được một việc giúp ích người khác, anh thấy lòng mình trong trẻo và hân hoan.

Thiên Thanh hỏi:

- Anh mệt lắm không?

- Không sao, bình thường thôi, sông nước với tôi quen rồi.

- Làm phiền anh, tôi ngại quá, nhưng tượng Đức Mẹ không thể thiếu xâu chuỗi.

- Giúp được bà và cô, tôi vui lắm. Chắc Đức Mẹ thương cô mới cho tôi tìm thấy xâu chuỗi.

Thạch Hải nói như tâm sự:

- Lúc đầu tôi nghĩ chắc không thể nào tìm được xâu chuỗi, vì hôm ấy nước lớn và chảy xiết, không êm như hôm nay. Với lại xâu chuỗi nhẹ, sẽ bị nước cuốn đi xa. Sông mênh mông sao mò hết được, có chăng phải dùng cào để cào, có khi phải mất cả buổi may ra mới tìm thấy.

Thiên Thanh lại hỏi:

- Sao anh biết Đức Mẹ thương tôi?

- Tôi thấy cô quyết tâm tìm xâu chuỗi, chắc là cô thương Đức Mẹ lắm, với lại nhìn cô xinh đẹp, hiền lành, người thường như tôi còn quý mến huống chi Đức Mẹ. Tôi biết Đức Mẹ rất thương những người hiền lành, có lòng chân thành.

- Sao anh biết điều ấy?

- Bản thân tôi, tôi biết. Nhà khó khăn quá, cha tôi lại bị bệnh sắp chết, Đức Mẹ cho tôi đánh được nhiều cá, cho cha tôi khỏi bệnh, điều ấy làm tôi tin.

Thiên Thanh thấy mình vững tin hơn. Một người chưa biết Đức Mẹ bao giờ, lại có lòng tin chân thành đơn sơ như vậy, Thiên Thanh nhận ra đó là một chứng nhân mà Đức Mẹ cho cô được trực tiếp gặp gỡ. Không thể hoài nghi. Thạch Hải lại chèo ghe băng băng vào bờ, bến bờ của tin yêu.

9

Sau chuyến hành hương Đức Mẹ trở về, bà Thiên Phước rất vui. Trong niềm tin thuần khiết của bà, Đức Mẹ đã nhận lời bà cầu xin. Thiên Thanh đã trở lại bình thường, vui vẻ nhiệt thành và sốt sắng việc kinh lễ, gần gũi với mọi người. Bà xin lễ tạ ơn, và dẫn Thiên Thanh vào thăm Cha Phương Bảo.

Gặp lại hai mẹ con bà Thiên Phước, Cha rất mừng. Đúng là việc con người không thể làm được thì Thiên Chúa làm được. Những tưởng bà Thiên Phước sẽ mất đứa con thương yêu trong nỗi tuyệt vọng, những tưởng không sao có thể cưỡng lại được xu hướng tục hóa của thời đại mà người trẻ đang bị cuốn đi.

Trường hợp của Thiên Thanh làm Cha Phương Bảo suy nghĩ nhiều. Tương lai Giáo hội thuộc về người trẻ, mà một người trẻ sinh ra, lớn lên trong một gia đình đạo hạnh như Thiên Thanh, lại có thể trong nháy mắt đánh mất niềm tin, đánh mất tất cả những giá trị đã được giáo dục từ nhỏ. Điều ấy Cha không ngờ. Là mục tử, Cha phải làm gì cho giới trẻ trong Giáo xứ mình. Không biết có bao nhiêu những cô cậu sinh viên đang quay quắt trong giông bão của những trào lưu thách đố đức tin, bao nhiêu trong số họ đã vấp ngã, làm sao cho họ vững tin mà đi tới, làm sao vực dậy những tâm hồn đã đổ vỡ.

Đâu đó, Cha được nghe về việc học tập và đời sống của sinh viên. Một cô học Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn, ngành du lịch, chỉ mới học năm đầu Đại Học đã tham gia câu lạc bộ khiêu vũ, tham gia các show thời trang và cặp bồ đi chơi Đà Lạt, Nha Trang. Cô ấy phơi trên Facebook những bức hình chụp khỏa thân, những cảnh ăn chơi thoải mái nam nữ xô bồ và cả những dòng tâm sự về những cuộc tình với hết chàng này đến chàng kia. Thật không tưởng tượng được sự tha hóa lại diễn ra nhanh như thế.

Một cô sinh viên khác học Đại Học Hoa Sen, khi đi thực tập làm khóa luận, muốn xin tài liệu của một luật sư để bổ sung vào hồ sơ, ông luật sư hẹn cô ấy đến nhà, hẹn đi ăn, đi pic-níc, và sau cùng, đòi phải ngủ khách sạn với ông ta thì ông ta mới cho bộ hồ sơ ở tòa án mà cô sinh viên cần có. Cha Phương Bảo hỏi cô ấy, thế con xử lý vấn đề thế nào. Cũng may, cô ấy là người Công Giáo nề nếp, còn giữ được linh hồn. Cô ấy hỏi lại Cha: Thế nếu Cha là con thì Cha sẽ xử lý vấn đề ra sao, hoặc là đổi tình lấy điểm, hoặc là học lại một năm. Những đứa con gái bạn con, nó coi chuyện ngủ khách sạn là chuyện bình thường, đó là sự trao đổi sòng phẳng, vấn đề là đạt được mục đích. Còn con, chuyển sang làm đề tài khác, chậm lại một chút. Cha Phương Bảo sững sờ. Tạ ơn Chúa.

Bây giờ Cha lắng nghe những gì bà Thiên Phước kể về Thiên Thanh, vừa để chia sẻ, vừa để nhận thức về người trẻ và cầu xin Chúa soi sáng cho mình trên con đường dẫn dắt đoàn chiên Chúa. Đã lâu bà Thiên Phước không dám tỏ lộ gì cho Cha Phương Bảo biết. Bà sợ Cha sẽ la mắng về tội thiếu trách nhiệm giáo dục con cái. Bà sợ mất danh dự gia đình. Bà sợ mọi người nghĩ xấu về con bà. Bà muốn trước mặt Cha, và trước mặt mọi người, hình ảnh gia đình bà phải là mẫu mực cho mọi người trầm trồ, con bà phải vượt trội. Thế nhưng sự đổ vỡ xảy ra quá nhanh, bà cố che giấu cũng không được nữa, và bà hoàn toàn bất lực trong việc bảo vệ con mình. Đến hôm nay, bà mới có dịp trình bày với Cha.

Bà nhớ lại. Thiên Thanh bỗng dưng bị bệnh lạ lùng, gần như một thứ bệnh tâm thần, hay ma quỷ ám hại. Thấy con càng ngày càng sa sút, ăn uống qua loa, tinh thần trầm uất, bà đã lo hết cách chạy chữa cho Thiên Thanh. Đông y không chẩn được bệnh. Thầy Đông y chỉ nói lục phủ ngũ tạng yếu và cho thuốc bồi bổ. Còn Tây y, người ta đã làm đủ các xét nghiệm, nhưng bó tay. Sau cùng người ta giới thiệu bà đưa Thiên Thanh đến bệnh viện tâm thần để khám nghiệm thần kinh. Bác sĩ thần kinh tâm lý thì cho rằng: Thiên Thanh học và suy nghĩ nhiều quá, thần kinh bị suy nhược, cần nghỉ ngơi. Những người quen biết với bà Thiên Phước nhận định rằng: khi khoa học bó tay, Đông y hay Tây y, thì người bệnh nhất định bị bệnh tà. Có thể là bị bỏ bùa hay thư, yểm cái gì đó.

Họ kể rằng, có người bị thư mà không biết. Kẻ xấu thuê thầy bùa bỏ vật lạ vào trong người. Có khi là một lọn tóc to bằng đầu một chiếc đũa, dài chừng ba phân, cột chặt. Khi lọn tóc này rối là không chữa được nữa. Có khi bỏ trong người một miếng bùa Lỗ Ban, miếng vải to bằng móng ngón tay cái, có vẽ mặt người. Có khi bỏ trong người miểng chai nhỏ như đầu kim. Nó găm vào người đau nhức không sao chịu đựng nổi. Có khi là những cái đinh năm phân. Khi đinh bị sét thì con bệnh sẽ không còn chữa được nữa. Có khi bỏ vào người một củ ngải, như củ nghệ. Khi củ ngải mọc rễ thì không còn chữa được. Triệu chứng chung là ốm bệnh, Tây y không tìm ra bệnh gì, người bị bệnh hay mơ những giấc mơ kinh hoàng, ăn không được, dần mòn rồi chết.

Bà Thiên Phước hỏi rằng: Thầy ngải bỏ vào trong người thế nào được? Người ta trả lời: Lúc mình ngủ nằm trên giường, đầu không đội trời, chân không đạp đất, thầy ngải sai âm binh bỏ vật lạ vào người. Nghe vậy bà Thiên Phước sợ rùng mình. Họ khuyên bà nên đưa Thiên Thanh đến thầy bùa ở núi Sam (Châu Đốc) xem sao.

Bà Thiên Phước không biết là hư hay thực. Người theo Chúa không được tin những điều trái với đức tin. Ma quỷ là có thật, nhưng người có đức tin, có Chúa trong mình thì ma quỷ làm được gì. Nếu người ta dùng tà thuật để hại được người khác thì đã có bao nhiêu người bị hại. Thầy cúng, thầy bùa nào thấy công an cũng chạy, như vậy là sao? Nhưng thương con, bà biết làm sao? thì còn nước còn tát, có bịnh thì vái tứ phương, miễn là mình đứng có cúng kiến, đừng tin vào tà thuật là được?

Bà ngỏ ý với Thiên Thanh, nhưng Thiên Thanh nhất định không chịu. Thiên Thanh nói cô chẳng bệnh tật gì hết, làm gì có chuyện bùa ngải, thư ếm. Thời buổi khoa học, ai lại tin mấy chuyện mê tín nhảm nhí ấy. Bà bảo, nhưng chuyện ấy do ma quỷ làm, ma quỷ là có thật. Thiên Thanh bảo, ma quỷ ở trong lòng mình ấy. Bà Thiên Phước sững người. Đã vậy thì phải đưa Thiên Thanh đến những nơi linh thiêng có phép lạ xin khấn, may ra… Nhưng Thiên Thanh cũng không chịu. Cô không tin vào phép lạ.

Người ta bảo chỗ này Đức Mẹ khóc, chỗ kia Đức Mẹ hiện ra, rồi ùn ùn đến đọc kinh xin ơn lạ, những điều như thế chỉ là bịa đặt. Bởi Giáo hội đâu có công nhận, bởi chỉ sau một thời gian ngắn là người ta tự động giải tán. Những tin tồn như thế chỉ giúp cho những người làm ăn buôn bán, bác xe ôm, xe đò chở khách có thêm khách thôi. Chúa nói rõ ràng: “Hãy từ bỏ mình, vác thập giá hàng ngày mà theo Ta”. Vậy mà người ta cứ xin đủ mọi thứ ân lộc, thì sao Chúa cho được.

Nghe Thiên Thanh nói vậy, bà Thiên Phước biết mình không thể chinh phục được con. Bỗng dưng bà nhận ra điều này, con bà hiểu biết nhiều điều hơn bà. Nhưng hình như đức tin của con có vấn đề. Cụ thể là gì thì bà chưa biết.

Trước đây, Thiên Thanh là một thiếu nữ ngoan hiền, có nhan sắc, ít ai được như vậy. Thiên Thanh còn có tài đan len và thêu tranh rất giỏi, mặc dù không được đi học. Ngoài tài năng bẩm sinh, gia đình đã cho Thiên Thanh học đến nơi đến chốn.

Có thể nói: từ trường đạo đến trường đời, năm nào Thiên Thanh cũng đều là học sinh xuất sắc. Thầy cô và các bạn đều thương mến Thiên Thanh. Chỉ mới xong cấp ba, Thiên Thanh đã có thể giao tiếp tiếng Anh lưu loát. Ngoài ra, Thiên Thanh còn giúp Cha Phương Bảo đàn hát ở nhà thờ. Còn ở nhà, không ai chê Thiên Thanh vào đâu được, nàng rất hiếu thảo, kính trọng cha mẹ và các đấng bậc, thương yêu và giúp đỡ các em rất tận tình. Điều đặc biệt nữa, Thiên Thanh rất thương những người nghèo, những người khuyết tật, mồ côi. Tuy là con nhà có của, nhưng từ đồ dùng và cách ăn mặc, Thiên Thanh rất giản dị.

Lên đại học, ông bà Thiên Phước không cho con ở nhà riêng, mà gởi Thiên Thanh vào khu lưu xá của các soeurs. Ở đó, Thiên Thanh có nơi yên tĩnh để học, không bị bạn bè rủ rê và đời sống chật vật thành thị quyến rũ. Hàng ngày Thiên Thanh dự Thánh lễ, hàng tuần làm giờ chầu, tham gia ca đoàn, nên đời sống tinh thần của Thiên Thanh khá phong phú và thánh thiện. Kỳ nghỉ hè vừa qua, Thiên Thanh ở lại trên thành phố để học thêm ngoại ngữ. Thiên Thanh cũng tham gia các nhóm học tập, các câu lạc bộ và các nhóm từ thiện. Nhờ đó Thiên Thanh phát triển được những đức tính xã hội và thực hành được đời sống đức tin, sống chan hòa với mọi người. Thiên Thanh rất vị tha và bao dung, lại khiêm tốn và nhiệt thành nên được mọi người yêu mến.

Được ít lâu, Thiên Thanh dần dần trở nên lầm lì, ít nói ít cười, lúc nào cũng có thái độ suy nghĩ trầm tư, việc đi lễ, đọc kinh thưa dần.

Lâu lâu gia đình lên thăm, có hỏi điều gì, Thiên Thanh chỉ trả lời cho qua. Rằng lúc này cô học nhiều, có quá nhiều chuyên đề thực hành phải làm việc nhóm với các bạn. Cô phải đi thực tế để lấy tư liệu và nghiên cứu môi trường làm việc. Hàng tuần đi với bạn làm công tác từ thiện, thăm viếng người nghèo, phát quà cho trẻ em nghèo, giúp đỡ việc này việc kia ở những xóm lao động. Đời sinh viên là vậy, phải hoạt động nhiều, giao tiếp nhiều thì khi ra trường mới tìm được việc, mới có “group” để mở công ty hay thực hiện những công trình lớn. Sinh viên mà cứ ru rú, suốt ngày kinh với sách thì thà vào dòng tu kín tốt hơn.

Bà mẹ nói:

- Nhưng con phải giữ những nề nếp căn bản, nhà thờ nhà thánh, kinh sách cho chu tất, sao lại sao nhãng như vậy?

Thiên Thanh đáp trả ngay:

- Chỉ có người già gần chết mới đọc kinh ra rả suốt ngày. Người trẻ còn phải học tập và làm việc, còn suy nghĩ sáng tạo. Làm việc giúp ích cho đời thì tốt hơn đọc kinh. Chúa Giêsu chỉ dạy có một kinh Lạy Cha, và Giáo hội dạy kinh Kính Mừng. Một năm Chúa lên đền thánh có vài lần, đâu có tuần nào cũng đi lễ đâu. Chuyện kinh kệ là người ta chế ra, để những người không biết cầu nguyện riêng thì đọc chung, mà họ đọc như vẹt, có suy gẫm gì đâu. Nhiều kinh ngày nay đã lạc hậu lắm rồi, nhưng vẫn đọc: “Thứ Sáu, kiêng thịt ngày thứ Sáu cùng các ngày khác Hội thánh dạy”. Mẹ xem, có ai còn kiêng thịt ngày thứ Sáu không? Đọc như thế có khác gì con vẹt, nó giả hình lắm, mà trong Kinh Thánh Chúa Giêsu đã nguyền rủa thậm tệ bọn giả hình, mẹ thấy không.

Bà mẹ chết đứng tại chỗ, còn Thiên Thanh thì bỏ đi:

- Con đi học nhóm đây. Nhóm của con có hai sinh viên Hàn Quốc, vui lắm. Họ rất giỏi nữa. Thôi con đi đây.

Nói xong, Thiên Thanh ra cổng, có một bạn chờ sẵn chở Thiên Thanh vù đi. Bà Thiên Phước không biết con đi đâu, sinh hoạt như thế nào. Chỉ thấy Thiên Thanh ngày càng ốm đi, lầm lì, có lúc quá quắt, mất hết vẻ đơn sơ, vui vẻ ngày trước.

Quá lo lắng cho con, bà Thiên Phước đành bỏ việc nhà lên thành phố để canh chừng Thiên Thanh. Bà tìm cách gần gũi, tâm tình với con, nhưng câu chuyện chỉ được vài phút là Thiên Thanh xin phép ngồi vào bàn học. Bà không biết con có học không, nhưng có thấy đọc đủ thứ sách vở. Một lần Thiên Thanh đi học, bà vào phòng riêng của Thiên Thanh. Phòng trống trơn, không có ảnh tượng thờ nào cả, chỉ có một cây Thánh giá đóng trên tường. Cầm xem những quyển sách của Thiên Thanh, bà thấy có cuốn sách giảng Kinh Thánh của các mục sư Tin Lành, và vô tình trong sách rơi ra một tấm hình 15x18 chụp chung nhóm bạn trẻ, trong đó có Thiên Thanh. Bà vỡ lẽ ra tất cả. Con bà sinh hoạt trong nhóm thanh niên Thiện Nguyện do các sinh viên Tin Lành Hàn Quốc tổ chức.

Thế là bà Thiên Phước làm dữ. Bà cấm không cho Thiên Thanh đi sinh hoạt, không cho tham gia các câu lạc bộ, các nhóm từ thiện, cấm tất cả mọi giao tiếp của Thiên Thanh.

Bà Thiên Phước đâu biết rằng đó là một biện pháp chỉ có thể dành cho con nít mà thôi. Với một sinh viên Đại Học, tuổi đang bồng bột mà bị trói buộc như thế thì chuyện gì xảy ra ai cũng có thể đoán được. Cô (cậu) ta hoặc là bỏ nhà đi, vì có nhóm bạn trợ giúp, vì có thể tìm việc làm kiếm sống; hai là quá quẫn bách, khùng điên rồi bị ma quỷ cám dỗ, cô (cậu) ta sẽ tự hủy. Lúc ấy hậu quả sẽ trầm trọng không lường hết được. Bà Thiên Thanh bị dồn vào tình huống như thế. Thiên Thanh nói thẳng với mẹ:

- Hoặc con bỏ nhà đi, hoặc con tự tử trước mặt mẹ. Mẹ làm thế là sỉ nhục con quá. Con 18 tuổi rồi, có quyền công dân, có toàn quyền đối với số phận của chính mình. Con không làm gì xấu, không phạm pháp là được. Con có quyền tự do chọn lựa con đường của con. Mẹ đừng bắt con phải giống mẹ. Thế hệ của con, thời đại của con đã khác rồi.

Nói xong Thiên Thanh nằm vật xuống giường khóc nức nở, rồi bỏ ăn. Bà Thiên Phước năn nỉ thế nào Thiên Thanh cũng không bỏ vào miệng một hột nước. Thiên Thanh cứ nằm thiêm thiếp. Hoảng quá, sợ con có mệnh hệ nào thì biết làm sao, bà Thiên Phước mời bác sĩ đến bắt mạch và vào nước biển cho Thiên Thanh, bà hứa với Thiên Thanh không can dự vào đời riêng của con nữa. Thiên Thanh lúc ấy mới chịu nguôi ngoai, nhưng tình trạng trầm uất trầm trọng hơn.

Phải khó khăn lắm, bà Thiên Phước mới đưa được Thiên Thanh trở về nhà. Bà đã cấp báo cho Cha Phương Bảo, vừa là Cha xứ, vừa là Cha linh hướng của Thiên Thanh. Nhưng Thiên Thanh đã tìm hết cách để không gặp Cha Phương Bảo, dù trước kia Cha là thần tượng của Thiên Thanh. Có thể nói: Cha Phương Bảo là người Thiên Thanh yêu mến và kính trọng nhất; đã vậy, lâu lâu lại có tin nhắn gọi Thiên Thanh lên thành phố để thi lấy bằng. Gia đình đã xin Cha Phương Bảo chỉ cho cách gìn giữ Thiên Thanh.

Phần Cha Phương Bảo, khi nghe gia đình tường thuật hoàn cảnh của Thiên Thanh từng ngày và mặc dầu chưa gặp được Thiên Thanh, Cha vẫn âm thầm cầu nguyện và trấn an gia đình, Cha nói:

- Việc của Chúa, Chúa sẽ làm, cứ cậy trông và phó thác. Cậy trông vào Đức Mẹ, mình cứ kiên trì cầu xin Đức Mẹ, chắc chắn Đức Mẹ sẽ không bỏ chúng ta đâu. Thiên Thanh là con Đức Mẹ mà.

Rồi nhân dịp báo chí và các phương tiện truyền thông đưa tin một người Việt Kiều Campuchia đã vớt được tượng Đức Mẹ làm phép lạ, Cha Phương Bảo báo tin cho gia đình và yêu cầu gia đình gia tăng ăn chay cầu nguyện, rồi Cha xin các Đấng bậc, các dòng tu khấn theo ý nguyện của Cha.

Bước đầu, Thiên Thanh đã chịu gặp Cha Phương Bảo. Bước thứ hai, Thiên Thanh đã nhận lời mẹ để đi du lịch theo kế hoạch của Cha Phương Bảo.

Chuyến đi được ơn Đức Mẹ ngoài sức trông đợi, đúng như lời Cha Phương Bảo: việc con người không thể làm được thì Chúa sẽ làm được.

10

Vừa nhìn thấy mẹ con bà Thiên Phước, Cha Phương Bảo ngỡ ngàng như trong mơ. Mặc dù bà Thiên Phước đã báo cho Cha biết lý do bãi bỏ chuyến du lịch tham quan các nước Đông Nam Á, nhất là Thiên Thanh đòi về gấp để báo cáo đầy đủ chi tiết cho Cha việc Đức Mẹ đã làm cho cô.

Mẹ con bà Thiên Phước vừa bước xuống xe, Cha Phương Bảo cũng từ trong nhà bước ra. Thiên Thanh bước vội đến quỳ xuống cầm lấy tay Cha và quá vui mừng, Thiên Thanh đã bật khóc. Bà Thiên Phước cũng vui không kém gì con, lại được chứng kiến niềm hạnh phúc của con, bà cũng bật khóc. Cha Phương Bảo cũng xúc động không kém.

Qua giây phút đó, Cha nâng Thiên Thanh đứng dậy và dẫn hai mẹ con vào nhà khách, vì ngoài nhà thờ, giáo dân đã đến dâng Thánh lễ chiều. Cha Phương Bảo mời mẹ con bà Thiên Phước ngồi ghế để thăm hỏi, nhưng Thiên Thanh chỉ muốn quỳ bên Cha để khóc cho thỏa niềm hạnh phúc mà cô mới được. Bà Thiên Phước cố gắng kiềm chế cơn xúc động, nhưng cũng khó ngăn.

Cha Phương Bảo quá biết nỗi đau khổ của mẹ con bà Thiên Phước nên cũng đành để cho mẹ con bà khóc. Nhưng vì gần đến giờ dâng Thánh lễ và rất nhiều người đến dâng lễ cũng đã nghe tin mẹ con bà Thiên Phước đã được phép lạ và đang báo cho Cha Phương Bảo, họ cũng xúm đến. Cha Phương Bảo an ủi:

- Tất cả là hồng ân của Thiên Chúa: thử thách, đau khổ, ủi an, hạnh phúc… tất cả đều bởi bàn tay Chúa. Tất cả đều mang lại lợi ích cho những người yêu mến Chúa. Cha đề nghị: Cha, bà và Thiên Thanh sẽ cùng với cộng đoàn chiều nay dâng Thánh lễ tạ ơn Chúa và Đức Mẹ đã cứu Thiên Thanh và gia đình, vì ít nhiều trong Giáo xứ cũng đã biết hoàn cảnh của Thiên Thanh, nhất là vì gia đình có tham gia vào khu đất ở trung tâm Đức Mẹ.

Nhận bí tích hòa giải xong, Thiên Thanh cùng mẹ và cộng đoàn dâng Thánh lễ.

Ngay từ đầu lễ, Cha Phương Bảo đã mời gọi giáo dân, Cha nói:

- Chúng ta cùng tạ ơn Chúa cho gia đình ông bà Hoàng Văn - Thiên Phước. Đặc biệt, người con gái là Thiên Thanh đã được ơn khỏi bệnh. Thiên Thanh bị căn bệnh mà mọi phương thế trần gian đều bó tay; nhưng nhờ Đức Mẹ cứu giúp, cô đã được giải thoát.

Cha nói them một chú về pho tượng. Đó là tượng Đức Mẹ mà một người thuyền chài đạo Phật tên Thạch Hải, đã vớt được ở dòng sông Cửu Long. Chính lúc đưa tượng về nhà thì cha của Thạch Hải đang bị bệnh thập tử nhất sinh cũng được khỏi bệnh. Từ đó, ông đã giữ tượng ở nhà và đặt ở ngoài sân cho người ta kính viếng, cầu xin, mặc dù ông gặp nhiều sự phản đối của các chức sắc tôn giáo.

Cha cũng nhấn mạnh, nhưng điều quan trọng là tại sao tượng Đức Mẹ nằm ở lòng sông Mekong và ai đã chỉ cho Thạch Hải tìm gặp được pho tượng? Đức Mẹ muốn gửi sứ điệp gì cho chúng ta qua tiếng khóc của Hài Nhi Giêsu vang lên trong thâm tâm Thạch Hải?

Trong bài giảng lễ, Cha gợi ý một vài điểm chính như Cha đã từng chia sẻ với các hiền mẫu trong giáo xứ, dựa theo lời Chúa áp dụng cho ngày tạ ơn này. Cha nói:

- Dòng đời hôm nay cũng giống như dòng sông Cửu Long, nước từ nhiều nguồn khắp nơi đổ về, dòng sông càng dâng cao, nhất là mùa nước lũ, dòng sông càng trở nên dữ dằn hơn, nó cuốn trôi tất cả những gì trên sông. Nước sông lúc nào cũng đục ngầu.

Hình ảnh dòng sông Cửu Long đỏ máu cùng với bao nhiêu xác người vô tội bị thả trôi, là hình ảnh dòng chảy tội ác. Con người chỉ vì tham vọng quyền lực, tiền bạc, hưởng thụ… mà chà đạp lên nhân phẩm, tính mạng của người khác. Nạn diệt chủng khủng khiếp đã từng xảy ra trên dòng sông này. Và ở khắp nơi, những thành phố ăn chơi trụy lạc, những nơi mà con người chạy theo lối sống hưởng thụ vị kỷ, thì nạn phá thai, giết hại thai nhi đang trở nên kinh hoàng.

Cha kết luận:

- Chính dục vọng của con người đã làm cho nước mắt và máu người lương thiện chảy thành sông và dòng sông tội ác ấy càng lúc càng trở hung bạo, điên cuồng. Phải chăng tượng Chúa Hài Đồng đã cất tiếng kêu thất thanh để cảnh báo con cái Ngài? như lời kêu gọi của Mẹ Maria ở Fatima ngày xưa: Hãy ăn năn đền tội.

Thánh lễ đã diễn ra hết sức cảm động, trang nghiêm và sốt sắng. Cha Phương Bảo hứa sẽ tường thuật đầy đủ tin tức và hình ảnh gia đình ông Ba Hưởng, người đã được khỏi bệnh ngay khi con ông đưa tượng về nhà. Kế đến là cuộc sống và sinh hoạt của gia đình ông, nơi đặt tượng Đức Mẹ, kèm theo một vài phản ứng của người dân và các chức sắc tôn giáo, kể cả nơi vớt được tượng trên dòng sông và cụ thể nhất là ơn Đức Mẹ đã ban cho Thiên Thanh thế nào.

Thánh lễ kết thúc, mọi người không ai bảo ai, chờ cho Cha Phương Bảo đưa hai mẹ bà Thiên Phước ra, họ vây kín lấy ba người, rồi như bất ngờ, họ cùng hô lên:

- Ồ, bà Thiên Phước và cô Thiên Thanh!!!...

Cha Phương Bảo cười thân mật nói:

- Sao, khách quen hả?

Mọi người đồng thanh “dạ”, rồi nhiều bà đến nắm lấy tay bà Thiên Phước thăm hỏi; còn các cô thì chạy đến ôm cổ Thiên Thanh. Với gia đình bà Thiên Phước, thì người dân ở đây quá quen thuộc. Cha Phương Bảo cười nói:

- Ông Bà Thiên Phước là ân nhân của Giáo xứ chúng ta. Ông bà đã hiến tặng khu đất để làm trung tâm Đức Mẹ đó!

Mọi người đồng thanh hoan hô bà Thiên Phước.

Quay sang cô Thiên Thanh, Cha nói tiếp:

- Còn đây là con gái cưng của ông bà. Mỗi lần Cha và ông Hoàng Văn đi đo đất, đều có cô đi theo cầm ống nhòm, giúp đo đạc, ghi chép…

Mọi người trầm trồ thán phục làm Thiên Thanh đỏ mặt. Có tiếng thanh niên hô lên:

- “Phó nhòm” dễ thương quá!...

Cha Phương Bảo nói tiếp:

- Ừ, cô Thiên Thanh dễ thương như vậy là nhờ Đức Mẹ cứu giúp. Nếu không thì bây giờ cha chẳng còn Thiên Thanh phụ làm “phó nhòm” nữa…

Mọi người lại vỗ tay náo nhiệt. Thiên Thanh càng đỏ mặt hơn. Cô cầm lấy tay mẹ kêu:

- Mẹ! Mẹ!...

Bà Thiên Phước chỉ lên tượng Đức Mẹ ở núi đá, bà nói:

- Đức Mẹ đã cứu con kia kìa!

Cha Phương Bảo nói tiếp:

- Sự kiện của Thiên Thanh xác tín cho chúng ta điều này là, việc mà con người không làm được thì Chúa làm được; mà muốn Chúa can thiệp thì không gì bằng chạy đến Đức Mẹ. Cứ xem tiệc cưới Cana: Chúa đã nghe lời Đức Mẹ mà làm phép lạ, đem đến hạnh phúc cho mọi người .

Lời Cha Phương Bảo làm mọi người thực sự xúc động, có người đề nghị:

- Xin chị Thiên Thanh chia sẻ với chúng tôi việc Đức Mẹ đã cứu chị như thế nào?

- Thôi, để một vài bữa nữa, để cô ấy nghỉ ngơi đôi chút đã - Cha Phương Bảo can thiệp

- rồi một vài bữa cũng là để cho hai mẹ con khóc cho thỏa niềm hạnh phúc Chúa ban, rồi Cha sẽ tổ chức một buổi sinh hoạt các bạn trẻ trong Giáo xứ để Thiên Thanh chia sẻ với các bạn. Cha cũng công bố những bức hình Thiên Thanh chụp và những ghi chép tỉ mỉ của Thiên Thanh trong chuyến đi, để mọi người được tận mắt chứng kiến tượng Đức Mẹ.

Nghe Cha Phương Bảo nói vậy, các bạn trẻ hoan hô Cha và nhao nhao lên:

- Cha tổ chức ngay Chúa Nhật tuần này nghe Cha. Chúa Nhật này là Chúa Nhật đầu tháng, nhiều người đi học xa, đi làm về dự lễ, Cha làm thật xôm tụ nghe Cha!

- Được rồi, các con cứ về, Cha hẹn các con Chúa Nhật tuần này, nhất định phải là một buổi sinh hoạt thật sôi nổi và hấp dẫn.

Mọi người ra về. Sau đó, Cha Phương Bảo mời mẹ con bà Thiên Phước dùng cơm tại nhà xứ. Cha cũng muốn được nghe chính Thiên Thanh nói về trường hợp của mình, để ngài có thực tế chia sẻ và giải quyết những vấn đề của bạn trẻ trong lần sinh hoạt sắp tới.

Thiên Thanh rất vui vẻ, cô trở lại trẻ trung sinh động và hồn nhiên như xưa. Cô đem về cho Cha Phương Bảo rất nhiều hình chụp trong chuyến đi, cả những ghi chép tỉ mỉ mọi việc, khiến Cha Phương Bảo vô cùng ngạc nhiên và thích thú.

Thánh lễ tạ ơn của gia đình bà Thiên Phước sốt sắng vô cùng, và một cuộc họp mặt hôm nay như thể bữa tiệc mừng người con hoang trở về. Cha Phương Bảo nói Thiên Thanh chuẩn bị thật tốt việc chia sẻ, đặc biệt là những trải nghiệm Đức Tin, và kinh nghiệm học tập ở thành phố nữa. Thiên Thanh rất vui.



11

Hội trường của Giáo xứ có 300 chỗ ngồi đã chật ních. Hàng tháng Cha Phương Bảo tổ chức gặp gỡ giới trẻ đầu tháng để chia sẻ những vấn đề mà bạn trẻ đang gặp phải. Trên sân khấu, màn chiếu có hình ảnh Chúa Giêsu và đàn chiên trên đồng cỏ xanh với hàng chữ lớn, chủ đề của buổi sinh hoạt: Hành Trình Đức Tin của Người Trẻ.

Không khí náo nức trong tiếng nhạc và tiếng nói cười của các bạn trẻ đi xa về. Ở Giáo xứ này, sinh hoạt giới trẻ đã được tổ chức thành nề nếp vào sáng Chúa Nhật đầu tháng. Dù đi học hay đi làm xa cũng phải trở về, bởi ai cũng còn đang gắn bó với gia đình, cần về lấy thêm “lúa” và thăm người thân. Giáo xứ là một gia đình lớn, Cha sở quan tâm đến mọi bạn trẻ, vì thế vắng ai, người sẽ tới nhà thăm hỏi ngay. Tình cha con thân thiết như tình gia đình.

Buổi sinh hoạt hôm nay đông hơn bình thường vì các bạn trẻ nghe nói có Thiên Thanh mới đi Campuchia về, chia sẻ câu chuyện về tượng Đức Mẹ làm phép lạ. Người trẻ vốn háo hức với cái mới, cái lạ, với lại, mấy ai đã được đi du lịch nước ngoài. Những câu chuyện đường xa giúp cho họ mở rộng thêm tầm nhận thức.

Trên bàn chủ tọa có Cha Phương Bảo, ông Trưởng Ban Hành Giáo, anh Trưởng Giới Trẻ Giáo xứ, và Thiên Thanh. Cha Phương Bảo nói vài lời về nội dung buổi sinh hoạt và nhường việc điều hành sinh hoạt cho anh Trưởng Giới Trẻ. Chương trình được khởi động bằng bài hát Theo Thầy Giêsu với những động tác múa tập thể. Sau đó anh Trưởng giới thiệu Thiên Thanh một cách sinh động và trang trọng.

Thiên Thanh mặc robe trắng, trông thanh khiết hơn ngày thường. Khuôn mặt thanh tú, giống Đức Mẹ. Ánh mắt rất hiền cùng với nụ cười rất duyên. Thiên Thanh xuất hiện làm cả hội trường vỗ tay ào ào. Cô sử dụng laptop chạy một chương trình Powerpoint về chuyến đi vừa rồi. Cô nói đến đâu thì hình ảnh hiện ra trên màn hình đến đó khiến các bạn trẻ có cảm giác như đang được đi cùng cô đến chỗ có tượng Đức Mẹ.

Trên màn hình là cổng trạm cửa khẩu Mộc Bài Tây Ninh, sau đó là cổng trạm cửa khẩu phía Campuchia, ngay sau đó là hình những dãy nhà cách biên giới hai nước chỉ chừng cây số. Thiên Thanh hỏi :

- Các bạn biết nhà gì không?

Cả hội trường im phắc, nào ai biết mà trả lời. Thiên Thanh giải thích:

- Đó là những dãy nhà đánh bạc, người ta gọi là Casino. Con bạc Việt Nam sang đốt tiền ở đây. Nhiều người thua bạc, mượn tiền đánh tiếp, rồi không có trả, chúng bắt làm con tin, phải báo người nhà ở Việt Nam mang tiền sang chuộc. Cách đây không lâu, có mấy học sinh lớp 12 rủ nhau sang đây chơi, thua bạc, chúng để bạn gái ở lại làm con tin. Cha mẹ cô ấy phải sang chuộc, không biết có bị xâm hại gì không.

Cả hội trường nhao nhao bất bình. Thiên Thanh chiếu hình những cánh đồng mênh mông nhưng trơ trọi nứt nẻ, không canh tác, những căn nhà lá của người Campuchia hai bên quốc lộ 6. Có tiếng ai đó nói:

- Sao nghèo quá vậy, tưởng họ phải hơn Việt Nam chứ.

- Các bạn biết tại sao người Campuchia để đồng không như vậy không? Là vì không có hệ thống kinh rạch dẫn nước vào ruộng. Họ chỉ có Biển Hồ Tonlé Sap và sông Mêkông chảy qua là chính.

Trên màn hình là bản đồ Campuchia. Thiên Thanh chỉ con đường cô đã đi từ Tây Ninh qua quốc lộ 7, rồi quốc lộ 6: Từ Kampong Cham đến Kampong Thom, Siem Reap, Biển Hồ rồi về Phnom Penh, suốt từ Nam chí Bắc nước Campuchia. Có người hỏi:

- Điều gì để lại ấn tượng nhất cho bạn?

- Mình có rất nhiều ấn tượng. Phnom Penh không khác gì Sài Gòn. Chợ Phnom Penh giống chợ Bến Thành. Bảng hiệu các cửa hàng ở đây ghi bằng bốn thứ tiếng: Campuchia, tiếng Anh, tiếng Hoa và tiếng Việt. Xe hơi ở đây rất rẻ. Mười ngàn đô là mua được một chiếc xịn, trong khi ở Việt Nam phải 60 ngàn đô. Xe rẻ vì không có xăng. Các cây xăng chỉ bán buổi sáng. Vì thế, mới có chuyện xăng ở Việt Nam tuồn lậu sang Campuchia.

Trên màn hình là một khu nhà rộng, rất đông người tụ tập xung quanh nhiều bàn. Thiên Thanh bảo đó là trung tâm đánh bạc Nagaworld. Casino này của người Hoa và người Mã Lai. Đó là một kiến trúc hiện đại, sang trọng và rất rộng. Tòa nhà có mái che trong suốt, nhìn lên du khách thấy bầu trời trong xanh dìu dịu như một buổi chiều đẹp. Ban đêm bầu trời vẫn thế. Dân chơi bạc ở đây không có cảm giác về thời gian. Khách ra vào nườm nượp. Ngay lối vào, có một sảnh lớn, chưng bày các mẫu quần áo, tranh ảnh quảng cáo. Có một sân khấu, cả ca sĩ tân nhạc và cổ nhạc thay nhau trình diễn suốt ngày đêm. Bên trong là khu đánh bài, đủ các món chơi. Có bàn quay Rullet, có bàn chơi bài bằng máy điện tử, có bàn nhà cái chia bài, chia tiền thắng thua bằng phỉnh (tiền Campuchia). Thiên Thanh nghe nhiều người ở đây nói tiếng Việt Nam.

- Thế Thiên Thanh có thử vận may không?

- Ái chà, đánh bạc ở đây chỉ có thua thôi. Có mấy người Việt Nam đi cùng đoàn, đổi 100 USD ra phỉnh, nháy mắt hết béng ngay trăm đô, người nhà sợ quá phải lôi ra ngay, sợ con ma ghiền nó giữ lại. Thiên Thanh chỉ đứng coi ca nhạc do các nghệ sĩ trẻ trình diễn. Họ cũng nhún nhảy, la hét y như ca sĩ Việt Nam, họ cũng hát nhạc sến Việt Nam nữa. Món này thì Thiên Thanh ngán quá rồi, bèn bỏ ra ngoài.

- Thiên Thanh đi Campuchia có mục đích gì không, hay đi chơi thôi!

- Thiên Thanh đi theo mẹ để viếng tượng Đức Mẹ làm phép lạ mà người Campuchia mới vớt được năm 2012. Với lại, Thiên Thanh thực hiện nhiệm vụ Cha Phương Bảo giao.

Thiên Thanh nhìn sang phía Cha Phương Bảo nháy mắt cười và nói:

- Nhiệm vụ gì thì lát nữa Cha Phương Bảo sẽ nói cho các bạn biết!

Bây giờ, trên màn hình là ảnh pho tượng Đức Mẹ làm phép lạ. Thiên Thanh nói:

- Đây là một pho tượng do một thanh niên người Campuchia đánh cá vớt được ở dưới sông. Anh ta tên là Thạch Hải, mới tu ở Chùa ra được vài tuần.

Có tiếng hỏi:

- Sao Đức Mẹ lại để cho một người tu trong Chùa tìm thấy và vớt lên, không có người Công Giáo hay sao.

- Các bạn biết không - Giọng Thiên Thanh trầm lắng: ở Campuchia có đến 95% người dân theo Phật Giáo. Đạo Phật ở đây là quốc giáo. Tìm đỏ mắt cũng không thấy nhà thờ. Đức Giám mục Yves-Georges-René Ramousse kể lại: Ngài làm đại diện tông tòa của Phnom Penh cho đến khi Khmer Đỏ nắm quyền kiểm soát thành phố vào tháng 4-1975. Trong 15 năm sau đó, Giáo hội gần như biến mất ở Campuchia. Trong bốn năm Khmer Đỏ nắm quyền, không một tàn dư tôn giáo nào sống sót.

- Thế Thiên Thanh có gặp anh Thạch Hải không?

- Thiên Thanh đã đến nhà anh ấy. Pho tượng đặt trên bệ đá ở ngoài sân. Anh đã kể cho Thiên Thanh nghe việc vớt tượng như thế nào. Thiên Thanh quan sát kỹ pho tượng. Đây là tượng Đức Mẹ bồng Chúa Giêsu, nhưng trên tay không có chuỗi hạt. Thiên Thanh nhờ anh Hải chở ra sông, chỗ anh vớt tượng để tìm xâu chuỗi, và Đức Mẹ lại cho anh tìm thấy xâu chuỗi ấy. Thiên Thanh rất mừng.

- Thế Thiên Thanh có cầu xin Đức Mẹ điều gì không?

- À, điều này phải hỏi mẹ Thiên Thanh hoặc hỏi Cha sở, Thiên Thanh không nói được. - Thiên Thanh nhìn mọi người cười.

Thiên Thanh cám ơn mọi người rồi về chỗ ngồi. Một tràng pháo tay nổ ra dài không dứt và tiếng ồn ào nổi lên khắp hội trường:

- Xin mời Cha sở! Chúng con xin mời Cha sở! - Cả hội trường vỗ tay nhao nhao.

Cha Phương Bảo vui vẻ và nhanh nhẹn đứng lên ngay. Cha tiến lại chỗ để micro, Cha nói:

- Các bạn ơi, các bạn có biết nghệ thuật Thiên Thanh chuyền bóng sang Cha không? Cầu thủ xuất sắc đấy. (Hội trường lại ồn ào vỗ tay)… Nhưng mà chuyện Thiên Thanh, Cha có nên nói cho các bạn nghe không?

Cha Phương Bảo nhìn về phía Thiên Thanh cười chờ đợi. Thiên Thanh nhìn Cha cười và gật đầu. Mọi người lại vỗ tay. Chưa bao giờ không khí lại “nóng” như vậy. Chắc là chuyện bí mật, lại chuyện của con gái nên sẽ rất hấp dẫn. Cha Phương Bảo bắt đầu câu chuyện rất tự nhiên:

- Cha đã ở bên Campuchia rồi, nên không lạ đời sống sinh hoạt và nhất là tình cảnh người Việt và người Công Giáo ở bên ấy. Chính Cha GioaKim và Giáo xứ chúng ta đây năm 1970 đã phải bỏ Campuchia chạy về đây. Cha nhờ Thiên Thanh chụp hình, ghi chép cẩn thận chuyến đi, và nhất là tượng Đức Mẹ làm phép lạ là có mục đích khác.

Rồi Cha Phương Bảo trầm giọng, thân mật chia sẻ:

- Cha muốn nhờ Đức Mẹ cứu giúp Cha một việc nên nhờ đích thân Thiên Thanh đến gặp Đức Mẹ.

- Thế Đức Mẹ có nhận lời Cha không?

- Có chứ! Đức Mẹ nhận lời nên mới có buổi sinh hoạt đặc biệt này?

Hội trường lại nhao nhao:

- Chúng con không hiểu, Cha nói rõ đi!

Cha Phương Bảo trầm giọng thân mật hơn:

- Phép lạ Đức Mẹ làm ở nơi Thiên Thanh, bạn ấy đang ngồi trước mặt chúng ta đó.

Mọi người đổ dồn mắt nhìn về Thiên Thanh để quan sát, họ đâu thấy gì. Cha Phương Bảo tiếp:

- Thời gian trước đây Thiên Thanh bị trầm cảm, sức khỏe giảm sút, tinh thần hoảng loạn, Đông, Tây y đều “bó tay”, còn bây giờ bạn ấy tươi trẻ, sinh động và duyên dáng nữa. Đức Mẹ làm đấy.

Cả hội trường lại vỗ tay, có tiếng nói: Đẹp thật, đẹp thật, giống Đức Mẹ nữa.

Cha Phương Bảo nói tiếp:

- Lúc đầu bạn ấy không chịu đi với mẹ để viếng tượng Đức Mẹ, Cha phải nói mãi “người đẹp con Đức Mẹ” mới chịu đi. Mục đích của Cha là để Thiên Thanh trực tiếp gặp Đức Mẹ. Và Cha tin chắc Đức Mẹ rất thương Thiên Thanh. Đi về, được ơn Đức Mẹ, Thiên Thanh mới kể chuyện lòng của cô ấy. Thực ra trước đó Cha cũng được biết sơ sơ.

Cha Phương Bảo nhìn Thiên Thanh rồi nói:

- Thiên Thanh đi học ở Sài Gòn, giao tiếp với bạn bè, chịu ảnh hưởng những tư tưởng lầm lạc, bạn ấy hoang mang không còn biết đâu là chân lý. Vì không tự mình thoát ra được nên tâm bệnh của bạn ấy càng nặng. Chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa thế tục và cả những giả thuyết khoa học quấn xiết lấy bạn ấy, thế là lòng đạo của bạn ấy phai lạt. Gia đình rất lo, Cha biết tin, Cha cũng rất lo. Có người nói rằng bạn ấy bị bỏ bùa, họ bảo nên đưa Thiên Thanh đi thầy bùa ở Thất Sơn. Cũng may Thiên Thanh không chịu…

Lại có tiếng nhao nhao:

- Rồi sao nữa, thưa Cha?

Cha Phương Bảo nhìn khắp hội trường một lượt để kéo sự chú ý của mọi người:

- Cha nhờ Đức Mẹ giúp, và Đức Mẹ đã cho Thiên Thanh khỏi bệnh. Trong những tình huống khủng hoảng đức tin, chỉ có ơn Chúa mới vượt qua, nhưng đồng thời mỗi người cũng phải tự mình vượt lên khỏi sự lầm lạc. Tức là phải hiểu biết đến nơi đến chốn.

Cha nói tiếp:

- Chẳng hạn, chủ nghĩa thực dụng, về mặt sản xuất vật chất thì rất tốt, nó tiện dụng cho con người, nhưng thực dụng trong quan hệ, trong tình cảm, trong tâm linh thì tồi tệ. Báo Tuổi Trẻ có lần đăng một phỏng vấn: Cô gái trẻ Việt Nam lấy một ông chồng người Đài Loan già khoảng 60 tuổi. Ông ta đi khập khiễng, mắt có khuyết tật. Phóng viên hỏi cô gái: “Hai anh chị quen nhau lâu chưa?” - Họ trả lời: “Ba tháng”. Cô phóng viên hỏi tiếp: “Anh chị có yêu nhau không?”. - Họ trả lời dứt khoát: “Dạ không yêu sao lấy nhau, thưa cô”. Người phóng viên liền hỏi: “Vậy anh ấy có nói được tiếng Việt và cô có nói được tiếng Hoa không, hay hai người nói chuyện bằng tiếng Anh?”. - Họ đáp: “Dạ, thưa không”. Người phóng viên hỏi tiếp: “Vậy hai người yêu nhau thế nào?” - Họ trả lời không do dự: “Dạ, thưa, nhìn nhau là đủ”. Phóng viên chào thua. Thực dụng đến thế là cùng. Cha ngừng một chút…

Cha nói tiếp:

- Lại còn chuyện này: Một anh thanh niên đem chiếc xe Honda Dream đến tiệm sửa xe để luộc đồ. Anh ta bỏ túi vài triệu. Thợ sửa xe hỏi: “Xe của ai mà anh đổi đồ vậy”. Anh ta thản nhiên: “Xe của người yêu”. “Sao anh lại luộc xe người yêu?” - “À, mấy tháng nay đi chơi với em tốn tiền quá, giờ phải gỡ lại”.

Cả hội trường nhao nhao lên:

- Sao tàn nhẫn quá vậy!

Cha Phương Bảo tiếp luôn:

- Chưa tàn bạo lắm đâu. Chuyện này đã xảy ra rồi, báo đăng, có một thanh niên 18 tuổi, trong ba năm đã bán 24 cô gái “người yêu” sang Trung Quốc. Và chuyện kinh hoàng năm vừa rồi, hai người vừa yêu nhau xong, con quỷ râu xanh đã giết chết người yêu, chặt làm mấy khúc quăng xuống sông Hồng nữa. Sự tàn bạo và tội ác không sao tưởng tượng được.

Cả hội trường chết lặng. Cha Phương Bảo nói tiếp:

- Người đi đạo mà thực dụng với Chúa thì đâu phải là con Chúa. Đi nhà thờ cũng tính toán thời gian, cầu nguyện thì xin với Chúa đủ điều; khi đi học, đi thi, đi xin việc làm thì dấu nhẹm tôn giáo trong lý lịch, đó là thực dụng. Đi đạo mà chỉ cầu lợi thì đó chính là chủ nghĩa thế tục. Người ta biến Chúa thành một vị thần, kiểu như thần Tài. Tôn giáo trở thành một kiểu “làm kinh tế” trá hình. Không còn gì là linh thánh, không còn đâu là Đấng Cứu Thế đến trần gian để cứu rỗi con người khỏi tội lỗi. Chủ nghĩa thế tục đã đuổi Chúa ra khỏi đền thờ tâm hồn rồi.

Hội trường im phăng phắc, dường như vấn đề Cha Phương Bảo nói đã khía vào lương tâm tôn giáo của mọi người, bắt mỗi người phải tự vấn lại việc sống đạo của mình. Cha Phương Bảo nói hăng say hơn:

- Các bạn trẻ bây giờ hầu như chỉ tin vào chân lý khoa học. Người ta dạy thuyết tiến hóa, người ta chứng minh bằng khảo cổ học, người ta đề ra đủ mọi thứ giả thuyết. Và người ta làm cho các bạn lầm lạc. Mục đích là đánh đổ đức tin tôn giáo bên trong các bạn.

Các con thân mến, giả thuyết dù thế nào vẫn chỉ là giả thuyết. Thuyết tiến hóa là một giả thuyết. Đến nay đã hơn 150 năm, nhưng người ta không sao lấp đầy được những vết gãy lý thuyết, không sao tìm được chứng cớ rằng có một giống loài nửa người nửa khỉ trong quá trình tiến hóa. Không sao tìm được nguồn gốc sự sống là gì.

Khoa học hoàn toàn bất lực trước vấn đề tâm linh, trước sự vô cùng vô tận của vũ trụ. Người ta đặt ra thuyết Big Bang, vũ trụ có từ vụ nổ lớn, vậy trước vụ nổ ấy vũ trụ là gì. Không trả lời được. Giả như thuyết tiến hóa là thật, thì ai đã đặt cái quy luật ấy vào sự vật để vạn vật ngày càng tiến bộ hơn, mà không thụt lùi, thoái hóa.

Vâng, Thiên Chúa đã làm nên mọi sự. Con người chỉ là hạt cát so với vũ trụ có bao nhiêu ngàn tỷ ngôi sao. Cái bộ não bé nhỏ của con người làm sao chứa đựng được Thiên Chúa - Đấng sáng tạo nên vũ trụ vĩ đại ấy. Chỉ có đức tin mới giúp con người tiếp cận được Thiên Chúa. Chúng ta chẳng thể tìm biết được tổ tiên của ta là ai, nhưng ta tin chắc là có tổ tiên, đúng không. Chúa mạc khải cho những kẻ bé mọn là vậy.

Cha Phương Bảo nhìn các bạn trẻ và hỏi:

- Chúng con có thắc mắc điều gì không?

Hội trường dường như thấm thía. Người này nhìn người kia, dường như muốn hỏi nhưng lại e dè. Mãi mới có người ngập ngừng:

- Xin Cha giải thích cho chúng con Sáng Thế Ký là chuyện thật hay là huyền thoại của người Do Thái. Chuyện nguồn gốc con người văn minh là ở Đông Phi phải giải thích thế nào?

Cha Phương Bảo khích lệ:

- Câu hỏi của con là câu hỏi thời sự và thú vị. Cha hỏi lại các con, các con có tin và tự hào mình là con Rồng cháu Tiên không, có biết truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ lập ra nước Âu Lạc, đẻ ra một bọc trăm trứng, nở thành trăm con, làm nên dân tộc Việt Nam hôm nay không? Người ta gọi đó là dã sử.

Dù không có cơ sở khoa học, nhưng người Việt Nam không hề hoài nghi gì về tổ tiên mình. Chân lý khoa học khác với chân lý nghệ thuật. Sáng Thế Ký là cách con người tìm hiểu sự sáng tạo của Thiên Chúa. Chân lý của sự sáng tạo là như thế này: Thiên Chúa tạo dựng mọi sự. Còn cụ thể của việc sáng tạo, thì con người tự hình dung theo cách của mình. Cho nên dù có tìm thấy thủy tổ con người ở Đông Phi thì Thiên Chúa vẫn là Đấng sáng tạo không thể phủ định được.

Chuyện con người phạm tội diễn ra hàng ngày trước mắt chúng ta, thì có khác nào thủy tổ chúng ta phạm tội. Nếu nhìn bằng con mắt đức tin, bạn sẽ thấy rất rõ. Thiên Chúa tạo dựng tất cả, kể cả thuyết tiến hóa, kể tất cả những quy luật khoa học đã tìm ra mà con người không thể cưỡng lại được. Nào có ai cưỡng lại được sự chết đâu, đúng không?

- Dạ thưa Cha, nhìn bằng con mắt đức tin là nhìn thế nào?

- Là nhìn theo những gì Chúa đã dạy chúng ta. Vì “Người là đường, là sự thật và là sự sống”. Chẳng hạn Chúa dạy Tôma: "Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!" Chúa đã chúc phúc cho chúng ta đó.

Buổi sinh hoạt sau đó chuyển sang thảo luận sôi nổi. Các bạn vây lấy Thiên Thanh để hỏi về sự chuyển biến trong tâm hồn diễn ra thế nào. Thiên Thanh đã kể lại phút bừng tỉnh như nhìn thấy Đức Mẹ, và từ đấy ngọn lửa tin cậy mến và lòng nhiệt thành của Thiên Thanh đã sống động trở lại. Mọi người ra về trong niềm vui của tâm hồn vừa được tắm gội.

***


Sau đó ít bữa, Cha Phương Bảo nhận được tin không vui từ Campuchia. Tin do một giáo dân mà Thiên Thanh đã liên lạc được: Khách hành hương viếng tượng càng đông thì gia đình ông Ba Hưởng càng gặp rắc rối. Người ta thúc ép bà Ba Hưởng, không cho để tượng ở nhà. Lý do là khách hành hương tấp nập ồn ào, bà Ba không thể tụng kinh được. Bà nói thần Phật báo mộng cho bà phải đưa tượng đi nơi khác. Họ còn mời ông Ba Hưởng và cậu con trai út lên làm việc, rằng do tượng mà tình hình an ninh chính trị có nhiều vấn đề. Giải pháp tốt nhất là trả tượng về chỗ cũ…

Ông Ba Hưởng một đàng thương vợ, nể vợ, còn Thạch Hải thì kính trọng và yêu mến mẹ; đàng khác thì cũng sợ xóm làng và quý chức làm khó dễ; nhưng sau thời gian suy nghĩ và xin ơn của tượng thần chỉ dẫn, ông tuyên bố:

- Số tôi tưởng đã chết vì bệnh tật, nhưng tôi đã được cứu sống. Ai đã cứu sống tôi thì mạng sống tôi thuộc về người đó, dẫu thế nào tôi cũng cam lòng…

Rồi ông nhất định không chịu đưa tượng đi.

Còn Thạch Hải, anh cũng không chịu đưa tượng đi nơi khác. Vì anh là người được ơn của Đức Mẹ. Anh cũng là người được nghe từ trong tâm hồn tiếng kêu thảm thiết của em bé nhiều lần trước khi anh vớt được tượng. Hơn nữa, chính Thiên Thanh khi được tượng cứu khỏi bệnh đã chỉ cho anh vớt được xâu chuỗi, nơi chính anh đã vớt được tượng. Những điều ấy càng củng cố niềm tin trong anh. Hình ảnh Thiên Thanh vẫn còn rõ nét trong anh và đặc biệt là chiếc điện thoại cô tặng anh để làm việc. Thiên Thanh nhờ anh có thông tin gì về tượng Đức Mẹ thì gọi cho cô biết.

***


Cha Phương Bảo xem xét kỹ những tấm ảnh của Thiên Thanh chụp, nhất là cỗ tràng hạt. Từ khi có tin không vui của gia đình ông Ba Hưởng, Cha Phương Bảo liên tục cầu nguyện xin Đức Mẹ soi dẫn. Đức Mẹ muốn tiếp tục hiện diện ở nhà ông Ba Hưởng hay đến một nơi nào khác để Danh Chúa được tỏ rạng hơn. Sứ điệp Đức Mẹ trao gửi cho con Mẹ là gì ?

Cha Phương Bảo cũng muốn tìm hiểu nguồn gốc tượng phát xuất từ đâu? Tại sao tượng lại bị trôi nổi ở dòng sông Mêkông này?

Nghiên cứu kỹ những bức ảnh chụp và nhất là tràng chuỗi, Cha có nhận định, có thể đây là một bức tượng được tạc ở nước ngoài của một nhà thờ, nhà nguyện nào đó.

Ở ngoại quốc, đặc biệt Châu Âu, tượng thánh giá thường ghi “made in France”. Chắc chắn đây không phải tượng của người Âu Châu bỏ xuống sông, cũng không phải một tàu hàng Âu Châu có chở tượng bị đắm. Tượng phải ở một nhà thờ hay nhà nguyện nào của các cố thừa sai? nhưng tại sao tượng lại bị bỏ xuống sông và trôi giạt đến đây? Chắc chắn phải có nguyên nhân.

Nhận định thứ hai: tượng phải ở vùng nào đó thuộc thượng nguồn sông Cửu Long trôi xuôi về Phom Pênh. Tượng không thể trôi ngược từ Việt Nam sang, vì nước sông Mekong chỉ có một dòng đổ từ thượng nguồn ra biển. Sự trôi dạt có thể biết được vì trên thân tượng có những chỗ bị sứt, bị móp có lẽ do quá trình va đập.

Điểm thứ ba: tượng Đức Mẹ lại dừng lại tại một xứ sở có rất ít giáo dân Công Giáo, và tình hình xã hội còn nhiều phức tạp. Điều này có ý nghĩa gì?

Việc người ta ép ông Ba Hưởng đưa Đức Mẹ đi nơi khác chẳng khác nào như xưa, Chúa Giêsu đã đến vùng dân ngoại làm phép lạ, nhiều người chứng kiến hết sức thán phục, nhưng những người đứng đầu sợ mất ảnh hưởng đã mời Chúa đi.

Với tất cả những nhận định ấy, Cha Phương Bảo trao đổi với gia đình ông bà Hoàng Văn và Thiên Thanh để xin đem Đức Mẹ về, tìm nguồn gốc trước khi đưa Đức Mẹ trở lại Campuchia.



12

Tình hình để tượng và bỏ tượng mỗi lúc một phức tạp. Số người hành hương cứ mỗi lúc một gia tăng, nhiều người được ơn lành.

Nhưng càng đông người hành hương thì tình hình lại càng căng thẳng hơn. Áp lực ngày càng đè nặng lên gia đình ông Ba Hưởng.

Giữa lúc ấy thì bà Ba Hưởng lâm bịnh và đột ngột qua đời. Các viên chức tôn giáo ra quyết định chôn cất mà không cần hỏi ý kiến gia đình. Họ buộc ông Ba Hưởng phải bỏ tượng đi, vì họ cho rằng sự hiện diện của pho tượng là nguyên nhân gây ra cái chết của bà Ba Hưởng. Đàng khác, họ lấy lý do để có mặt bằng tổ chức lễ an táng cho bà theo nghi thức dành cho Phật tử. Thực ra là họ muốn ngăn chặn khách hành hương với lý do nhà có tang.

Lúc đầu cũng có một vài lộn xộn với khách hành hương, nhưng an ninh địa phương đã phối hợp với các viên chức tôn giáo giải quyết ổn thỏa. Khách hành hương đành phải ra về mà không thể trách cứ gì, họ chỉ tiếc không được viếng Dức Mẹ để xin ơn.

Trước áp lực quá lớn, ông Ba Hưởng thật bối rối chẳng biết phải làm sao. Thạch Hải vội báo tình hình cho Thiên Thanh, và Thiên Thanh báo ngay cho Cha Phương Bảo.

Cha Phương Bảo đang có ý định xin đem tượng về, được tin Thiên Thanh báo khẩn, Cha Phương Bảo đăng ký xe đi ngay. Chuyến đi có Cha Phương Bảo, ông trùm xứ và mẹ con Thiên Thanh.

Chỉ một ngày sau, xe đã đưa Cha Phương Bảo tới nhà ông Ba Hưởng. Xe bị chặn lại từ xa. Lúc ấy Thạch Hải ra đón người ta mới cho xe vào. Nhìn thấy cha Phương Bảo và Thiên Thanh xuống xe, Thạch Hải hết sức mừng rỡ. Anh mời ba người vào khu tiếp khách. Nhà trong đang để áo quan bà Ba, có các sư thầy đang tụng niệm khói nhang nghi ngút. Những người đến phúng viếng ngạc nhiên nhìn những người khách lạ từ Việt Nam sang. Nhưng trong không khi trang nghiêm, Thạch Hải không giới thiệu đoàn khách của Thiên Thanh.

Nhìn Thạch Hải bơ phờ, Thiên Thanh hiểu nỗi bi thương trong lòng anh. Cô lên tiếng:

- Xin chia buồn với anh. Bác gái ra đi thật đột ngột. Mất một người thân yêu là sự mất mát không thể bù đắp, nỗi buồn thương còn mãi trong lòng ta. Mong anh sớm vượt qua và giữ gìn sức khoẻ để lo cho bác trai. Ông cụ nhìn chưa thật khỏe, nhất là trong tình hình như thế này.

Cô nắm tay Thạch Hải thật lâu để nhịp đập trái tim mình hòa cùng nhịp đạp trái tim Thạch Hải.

Nghe Thiên Thanh nói, nỗi xúc động trong lòng Thạch Hải dâng tràn. Anh không sao ngăn được dòng nước mắt trào ra. Mấy ngày nay không ai chia sẻ với anh được những khốn khó anh đang phải gánh chịu. Tình cảm của Thiên Thanh dành cho anh thấm trong từng lời, giúp anh cởi bỏ hết những lắng lo ưu phiền. Anh như được tiếp thêm sức sống.

-Cám ơn Thiên Thanh đã chẳng quản xa xôi sang thăm và chia buồn với Thạch Hải.

Nói đến đó, anh nghẹn lời và đưa vạt áo lau vội dòng nước mắt.

Thiên Thanh buông tay Thạch Hải ra, cô lặng đi trước sự xúc động của Thạch Hải. Cô hỏi:

-Có chuyện gì khác không mà thấy anh có vẻ căng thẳng quá vậy?

Thạch Hải ngập ngừng:

- Họ quần cha con tôi muốn điên lên. Họ cứ khăng khăng đòi chúng tôi trả tượng về chỗ đã vớt và ngăn cản không cho người ta viếng. Cha con tôi không chịu, họ đe dọa sẽ xử lý tượng và người…

Thiên Thanh trầm ngâm:

- Thế ba anh và anh tính thế nào?

- Họ quá áp lực, nhưng đưa tượng về chỗ cũ thì chúng tôi không làm. Họ trách móc và đổ thừa vì chúng tôi đem tượng về nhà nên mẹ tôi chết. Cha con chúng tôi phải chịu trách nhiệm việc đó và họ nói không được để tượng ở lại, vì sợ rằng rồi đây cả xóm sẽ phải tai họa.

- Có thực là tai họa không, lấy gì chứng minh? - Thiên Thanh có vẻ bức xúc.

- Người ta cứ phao lên như vậy, lý của những người không có thiện ý và thiếu hiểu biết, trong nhà đang có tang, mình không cãi họ được.

Thiên Thanh gần gũi:

- Ba anh và anh không chịu bỏ tượng, vậy bây giờ để tượng lại hay tính làm sao?

Thạch Hải đã lấy lại bình tĩnh:

- Họ yêu cầu chúng tôi: nếu không đem tượng trả về sông thì trao tượng lại cho một nhà thờ nào đó. Họ đã báo cho một giáo xứ ở đâu đây. Có mấy người ở giáo xứ ấy mới đến, họ đang trao đổi với ba tôi ở ngoài kia…

Thiên Thanh nghe Thạch hải nói mấy người đứng nói chuyện với ông Ba Hưởng ở ngoài kia là quý chức nhà thờ Akreiy Kasatv, thì nàng đến chỗ Cha Phương Bảo, nói nhỏ:

- Thưa Cha, mấy người đang nói chuyện với ba anh Thạch Hải là quý chức ở nhà thờ Akreiy Kasatv. Họ được các chức sắc tôn giáo ở đây mời đến đưa tượng đi.

Cha Phương Bảo rời chỗ đứng, đi theo Thiên Thanh, ngài nói:

- Để Cha gặp và trao đổi với gia chủ và anh em bổn đạo nhà thờ Akreiy Kasatv.

Đến gặp ông Ba Hưởng, Cha Phương Bảo chào hỏi rồi xin phép được thắp nhang cho bà Ba. Cha cùng mẹ con bà Thiên Phước và ông trùm xứ vào trong nhà. Thiên Thanh rút bốn cây nhang, thắp lửa rồi che tay thổi tắt đi. Cô đưa cho mỗi người một cây. Cả bốn người cùng nghiêm trang vái trước di ảnh người quá cố. Ông Ba Hưởng và Thạch Hải vội đứng vào vị trí đầu quan tài, và vái đáp lễ thật sâu.

Vái nhang xong, Cha Phương Bảo cầm tay ông Ba Hưởng và nói:

-Chúng tôi ở Việt Nam, khi Thiên Thanh báo bà nhà qua đời, chúng tôi vội sang ngay, để trước là chia buồn với ông và gia đình, sau là để viếng bà, và tiễn bà về cõi vĩnh hằng theo tâm nguyện của bà. Mong ông sớm vượt qua nỗi đau buồn để giữ gìn sức khỏe. bà nhà sống khôn thác thiêng chắc sẽ độ trì cho ông.

Ông Ba ngước nhìn cha Phương Bảo và mọi người bằng ánh mắt cảm động bà biết ơn. Ông cầm tay cha Phương Bảo run run:

- Xin cám ơn quý vị. Tôi rất cảm động về sự hiện diện của quý vị trong lúc gia đình tôi đang có chuyện đau buồn như thế này. Được các vị thăm viếng, chúng tôi rất biết ơn.

Cha Phương Bảo tiếp lời:

- Thưa ông Ba, vì đi vội, chúng tôi không kịp chuẩn bị gì cho phải lễ. Xin có chút lễ mọn để nhang đèn hương hoa cho bác gái, mong bác nhận cho lòng thành của chúng tôi.

Bà Thiên Phước mở bóp, lấy ra một phong bì đưa cho Thiên Thanh đặt vào đĩa, rồi trao cho ông Ba Hưởng. Ông Ba Hưởng ngạc nhiên và cảm động không nói lên lời. Những người khách Campuchia đang có mặt ở đó cùng với các chức sắc địa phương hộ tang cũng rất ngạc nhiên. Nhưng họ không biết bốn vị khách vừa thắp nhang là ai.

Thạch Hải mời mọi người ra nhà ngoài ngồi nói chuyện.

Sau mấy lời thăm hỏi về bệnh tình của bà Ba, Cha đi ngay vào vấn đề, Cha nói:

- Tôi nghe anh Thạch Hải cho biết: sự hiện diện của bức tượng Đức Mẹ ở nhà ông Ba đã gây khó cho ông, nhất là trong dịp này phải không, thưa ông?

Ông Ba Hưởng thở dài nói:

- Chúng tôi bối rối, khó xử quá. Tôi và thằng út nhỏ quá không đủ sức chống lại được…

- Ông Ba yên tâm - Cha Phương Bảo tiếp lời:

- Chúng tôi từ Việt Nam sang đây, trước hết là để thăm viếng và chia buồn với gia đình về sự ra đi của bà nhà, sau là để thưa với ông Ba và anh Thạch Hải xin được đưa tượng về Việt Nam một thời gian rồi chúng tôi sẽ trả tượng trở lại Campuchia trao cho một nhà thờ nào đó. Xin thưa, ý của ông Ba thế nào?

Ông Ba Hưởng có vẻ do dự:

- Hình như họ đã sắp xếp trao tượng này cho một giáo xứ nào đó ở đây rồi. Quý chức ở nhà thờ ấy đang đợi lấy tượng đi; nhưng cháu út nhà tôi không chịu và đang còn trao đổi gì đấy. Các vị chức sắc ở đây đòi giải quyết vấn đề sớm để họ còn tổ chức lễ cầu siêu cho bà nhà tôi.

Cha Phương Bảo trấn an:

- Ông Ba đồng ý trao tượng cho chúng tôi là được rồi, còn ai nhận tượng thì chúng tôi sẽ dàn xếp.

Cha Phương Bảo đến gặp mấy anh em Công Giáo được mời đến để đưa tượng đi. Họ là quý chức trong Ban hành giáo nhà thờ Akreiy Kasatv, tỉnh Kandal, Phnom Penh. Trao đổi với ông Ba, họ được biết Cha đây là Cha sở Russeykeo ở Việt Nam, dù vậy, Cha cũng giới thiệu:

- Có lẽ nhiều anh chị em chưa biết tôi. Tôi là Cha xứ Russeykeo Việt kiều Campuchia tại Việt Nam. Trước năm 1970 chúng tôi thuộc họ đạo Russeykeo ở phía bắc Phnom Penh. Chúng tôi hồi hương năm 1970. Chúng tôi cũng biết thời Polpot, Giáo hội không còn gì. Hiện anh em đang ở Bãi Cải cũng không cách xa Russeykeo ngày xưa bao nhiêu. Chúng tôi cũng được biết năm 2008 Bãi Cải đã vớt được tượng Đức Mẹ Lên Trời. Nay chúng tôi được tin cậu Thạch Hải cho biết giới chức tôn giáo ở đây muốn gia đình ông phải đưa tượng Đức Mẹ đi nơi khác và họ đã báo cho Giáo xứ của quý chức đến đưa tượng đi có phải không?

Quý chức Ban hành giáo Giáo xứ Akreiy Kasatv nghe Cha Phương Bảo nói vậy thì rất mừng, vì gặp được đồng hương, lại là người đã sống ở Campuchia, người cũng hiểu rõ về họ. Họ nắm tay cha Phương Bảo chào hỏi và nói với Cha, đúng là các chức sắc ở đây đã mời họ đến để đưa tượng đi.

Cha Phương Bảo cũng rất vui. Ngài nói tiếp:

- Thưa quý chức, chúng tôi nghe tin ông bà Ba gặp khó khăn vì sự hiện diện của pho tượng, chúng tôi muốn được chia sẻ khó khăn ấy, và không để người ta, vì thiếu hiểu biết, mà xúc phạm đến Mẹ. Hơn thế, cả bốn người chúng tôi đây đều được ơn riêng của Đức Mẹ. Nhân dịp này chúng tôi lặn lội sang đây xin thỉnh Đức Mẹ về…

Nghe Cha Phương Bảo nói tượng Đức Mẹ đã ban ơn riêng cho một cô gái bằng xương bằng thịt đang đứng bên họ, và ơn riêng Đức Mẹ đã chữa bệnh cho chính ông Ba Hưởng, nên họ nói với Cha:

- Xin Cha cho chúng con rước tượng về giáo xứ để chúng con cũng được nhờ…

Cha Phương Bảo thân thiện trả lời:

- Theo chỗ tôi được biết, hiện giáo xứ của quý chức đang có pho tượng Đức Mẹ vớt được năm 2008. Việc đưa tượng Đức Mẹ ở đây về để tôn kính là điều phải làm. Nhưng xin thưa, chúng tôi chỉ xin đem tượng về một thời gian để tìm hiểu nguyên gốc của tượng, sau đó sẽ đưa tượng Đức Mẹ trở lại giáo xứ của quý chức. Sự xuất hiện của tượng Đức Mẹ ở đây hẳn là thánh ý của Chúa mà chúng ta chưa biết được. Cũng xin thưa thực rằng, giáo xứ chúng tôi đang dự định xây trung tâm hành hương tôn kính Đức Mẹ, nên sang đây xin được đưa Đức Mẹ về để giáo dân cầu xin Đức Mẹ cho công trình dâng Người.

Cha giải thích thêm:

- Anh chị em vừa mắt thấy, tai nghe việc Chúa làm qua Đức Mẹ. Nhưng nguyên nhân nào người ta đã bỏ Đức Mẹ trôi sông, chắc chắn sẽ rất bí ẩn. Chuyện tượng trôi giạt đến đây và cả hai tượng đều do anh em lương dân phát hiện và đều được hưởng phép lạ. Qua các sự kiện này, Đức Mẹ muốn nói gì với chúng ta?

Anh chị em hãy cầu nguyện cho chúng tôi, để chúng tôi tìm biết được ý Chúa và làm sáng danh Ngài trong môi trường sống của chúng ta hôm nay. Sau đó, chúng tôi sẽ trả lại tượng gốc cho anh chị em, chỉ xin giữ bản sao của tượng để tôn kính theo tâm nguyện của con dân giáo xứ chúng tôi.

***

13

Cha Phương Bảo cầu nguyện và suy nghĩ nhiều. Pho tượng có nguồn gốc ở đâu? Sao lại trôi giạt về Campuchia và ý Chúa muốn nói gì với nhân loại khi tượng xuất hiện ở nơi còn quá nhiều người chưa biết Chúa?

Cha đến gặp Cha cố Gioakim Hồ Quang, người đã sống mấy chục năm đời mục vụ ở Campuchia để xin ý kiến chỉ dẫn của ngài. Cha cố Gioakim người nhỏ nhắn. Tuy đã già nhưng còn rất tinh anh. Cặp kính trắng và đôi mắt sáng ánh lên sự uyên bác trải nghiệm như thường thấy ở các linh mục trí thức.

Cha cố Gioakim đón tiếp Cha Phương Bảo rất chân tình. Trong cách chia sẻ của ngài, có cả những thông điệp mà ngài muốn những thế hệ đi sau cần hiểu rõ. Đó là lòng tin mạnh mẽ vào thánh ý Chúa quan phòng, ngài nhấn mạnh đến lý tưởng của người mục tử là dấn thân cho đoàn chiên. Người cũng soi sáng những bài học lịch sử truyền giáo và cuộc đời của các thánh tử đạo.

Cha Phương Bảo tường thuật lại cho ngài nghe việc vớt được tượng Đức Mẹ từ sông Mêkông ở Campuchia. Cha cũng trình bày việc chuộc tượng Đức Mẹ đưa về đây và ý định của mình về một trung tâm hành hương kính Đức Mẹ.

Nghe Cha Phương Bảo nói, Cha cố Gioakim yêu cầu cho ngài được xem pho tượng Đức Mẹ, bởi ngài cũng chỉ được nghe nói về bức tượng qua những người đi hành hương Campuchia. Cha Phương Bảo cho người đem tượng đến, và thành kính đặt trên bàn. Cha cố Gioakim nhìn chăm chú pho tượng Đức Mẹ. Có một sự xúc động sâu xa trong lòng khiến cho mắt ngài nhòa đi và giọng nói của ngài nghẹn ngào:

- Tượng Đức Mẹ này là của các Cha cố Tây, đưa từ Pháp sang, lúc các ngài sang truyền giáo ở Campuchia và ở Việt Nam cách đây đã mấy trăm năm, đặc biệt ở vùng Kontum. Ở nhà thờ Russeykeo ngày xưa của chúng tôi có tượng giống tượng này, nhưng đã hơi lâu.

- Thưa Cha, sao người biết được điều này?

Cha cố Gioakim nhìn ra xa, ánh mắt chìm sâu vào lịch sử:

- Campuchia đã từng có thời là một đế quốc hùng mạnh ở vùng Đông Nam Á. Theo truyền thuyết địa phương, một vị ẩn sĩ Ấn Độ tên là Kambu đã kết hôn với nữ thần Mera, sinh ra người Khmer. Con cháu của họ được gọi là Kambuja (con cháu của Kambu). Tên ghép của hai vợ chồng trở thành tên dân tộc là Kambu-Mera, Kmer hay Khmer.

Người Khmer lập nên nước Chân Lạp vào thế kỷ thứ sáu. Họ đánh bại nước Phù Nam để mở rộng bờ cõi về phía Nam. Thời kỳ Angkor là thời kỳ lừng lẫy của đế quốc Khmer (802-1434). Đế quốc này đã chinh phục được Champa trong khoảng 1145-1149 và thậm chí 5 lần đem quân đánh Đại Việt (1128, 1129, 1132, 1138, 1150). Ngoài việc đánh Champa, người Khmer còn thôn tính luôn cả Haripunjaya gần biên giới Miến Điện-Thái Lan và bán đảo Malaya. Họ xây dựng Angkor Wat như là một biểu tượng cho sức mạnh của vương triều. Sau đó, người Pháp tới chiếm Đông Dương. Năm 1863 Vua Norodom ký một hiệp ước với Pháp để thành lập một chính quyền bảo hộ trên toàn vương quốc. Mãi đến tháng 10 năm 1953 Campuchia mới độc lập.

Cha cố Gioakim trầm giọng hơn:

- Vương quốc Campuchia được mệnh danh là đất nước của Phật. Chín mươi năm phần trăm dân số theo Phật giáo nguyên thủy. Ước tính có khoảng 4.392 đền thờ tu viện trong cả nước. Phần lớn sắc tộc Khmer theo đạo Phật. Người Hoa và người Việt Nam tại Campuchia theo Phật Giáo Đại thừa, việc hành đạo có khác biệt, chẳng hạn như việc tôn kính các anh hùng dân gian và tổ tiên. Văn hóa Phật giáo được xem là bản sắc và văn hóa của dân tộc.

Cha Phương Bảo thầm cảm phục sự hiểu biết sâu rộng của Cha cố GioaKim về đất nước Campuchia. Những gì Cha cố Gioakim trình bày lại đặt ra cho Cha Phương Bảo nhiều điều cần phải lý giải:

- Thưa Cha, Campuchia là đất Phật, vậy đạo Công Giáo đã được truyền vào như thế nào? Các nhà truyền giáo đã làm gì để hạt giống Tin Mừng có thể bén rễ trong lòng người dân Khmer?

Cha cố Gioakim lấy làm thú vị về câu hỏi này, vì đó là điều mà bất cứ người Mục tử nào cũng trăn trở. Làm thế nào để hạt giống Tin Mừng nảy mầm khắp nơi:

- Đạo Công giáo mới được truyền vào Campuchia sau này. Theo lời Đức Giám Mục Emile Destombes, vào năm 1555, Fr. Gaspar da Cruz, một tu sĩ dòng Đaminh người Bồ Đào Nha đã đem Tin Mừng đến Campuchia. Năm 1574 Fr. Sylvestre D'Azevedo, cũng là một tu sĩ người Bồ Đào Nha dòng Đaminh đã đến vương quốc Campuchia, ông ở đây 22 năm, nói tiếng Khmer, xây nhà thờ, và viết sách Công Giáo bằng tiếng Khmer.

Những cộng đoàn Công Giáo được thành lập từ thế kỷ 17 do các tu sĩ dòng Tên, dòng Đaminh và dòng Phanxicô. Người Công Giáo Nhật, người Công Giáo Indonesia đến đây từ giữa thế kỷ 17. Giữa năm 1700 sách giáo lý (vấn đáp) được các linh mục Thừa Sai Paris (MEP) dịch sang tiếng Khmer. Năm 1850 Phủ doãn Tông tòa được thiết lập. Thời Pháp thuộc, nhiều người Công Giáo Việt Nam đã đến và định cư ở Campuchia. Người Campuchia đầu tiên được thụ phong Linh mục vào năm 1957.

Cha Phương Bảo hỏi về đời mục tử riêng của Cha Gioakim:

- Thưa Cha, trước kia cha ở Campuchia thì Giáo xứ của cha ở đâu trên đất nước Campuchia?

- À, Giáo xứ Russeykeo. Để tôi kể Cha nghe đôi điều về Giáo xứ này.

Cha Gioakim bỗng trở nên hoạt bát, tinh thần của ngài bỗng trẻ trung hẳn lên. Ngài sôi nổi kể về thời trẻ:

- Russeykeo là tên một Quận của Phnom Penh. Từ Phnom Penh lên Oudong (Thủ đô Vương quốc Campuchia xưa) theo quốc lộ 5, là con đường nhà vua thường đi qua. Hoàng gia cho trồng hàng tre màu dọc một bên và chỉ trồng cho riêng quốc lộ này. Giáo xứ Russeykeo của tôi được thành lập vào năm 1863, thời Đức Cha Jean-Claude Miche (1850-1869). Ban đầu chỉ có vài trăm giáo dân, cử hành phụng tự nơi nhà thờ tạm bằng cây gỗ. Dọc hai bên đường vào và cả khuôn viên nhà thờ, giáo dân trồng hai hàng tre màu. Năm 1923, nhà thờ mới được xây dựng kiên cố hơn. Gần 100 năm hình thành và phát triển, Giáo xứ Russeykeo đã có hơn 7000 giáo dân. Và cũng từ những năm này, Giáo xứ được chăm sóc bởi những vị mục tử Việt Nam. Cha Carôlô Châu Hữu Hạnh làm Chánh xứ từ 1955 đến 1970. Năm 1975, nhà thờ này không còn hòn đá nào trên hòn đá nào. Tôi làm Phó xứ (Phnom Penh) từ 1950 đến 1970.

Cha Phương Bảo reo lên kinh ngạc:

- Con không ngờ Cha đã là Mục tử rất lâu ở Campuchia. Dạ thưa, Cha cố, Cha về đây năm nào?

Cha cố Gioakim lặng im một lát. Ngài đưa tay lên kệ sách lấy một tệp rất dày những bài báo ngài đã gom góp được. Ngài đưa cho Cha Phương Bảo và nói:

- Tất cả vấn đề nằm ở đây. Cần phải ghi nhớ lấy thật cẩn thận. Lúc nào có thì giờ, Cha nên đọc, giờ chỉ xin nói sơ lược như thế này.

Cha Phương Bảo vừa nhìn lướt những trang báo trong tệp hồ sơ, vừa lắng nghe Cha cố Gioakim:

- Từ tháng 6 năm 1957 thời Sihanouk đã có luật cấm ngoại kiều làm 18 nghề, sau tăng thêm 6 nghề nữa là 24 nghề. Việt Kiều phải đóng thuế thân mỗi năm. Đa số dân Việt chỉ sống trên sông nước. Người Khmer gọi người Việt là "Youn". Nạn “cáp duồn” người Việt đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử. Năm 1730 tất cả người Việt ở vùng Banam bị tàn sát. Đây là vụ “cáp duồn” đầu tiên. Trong cuốn sách “Đức cha Adran”, nhà văn Pháp Louis-Eugene Louvet cho biết, ngày 13/11/1769, nhà của Giám Mục Bá Đa Lộc ở Hòn Đất, ngoài khơi Hà Tiên bị một toán cướp người Campuchia đánh phá. Chúng chém giết, hãm hiếp nhiều con chiên người Việt. Lịch sử Campuchia cũng có ghi: Quốc vương Ang Non II (1775-1779) rất ghét người Việt, ông ta đã nghĩ đến việc tàn sát tất cả người Việt trên đất Campuchia. Dưới triều Ang Chan II (1796-1834), đặc biệt vào năm 1818, một số người Việt đã bị tàn sát ở tỉnh Baphnom.

Cha Phương Bảo nói chen vào:

- Thưa Cha cố, như vậy nạn “cáp duồn” có phải là xuất phát từ lịch sử quan hệ giữa hai dân tộc?

Cha cố Gioakim gật đầu tâm đắc:

- Vùng đất Nam bộ của ta ngày xưa là nước Phù Nam. Khi người Khmer đánh chiếm Phù Nam, họ đặt thành Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp. Vì thế các tỉnh miền Tây có rất đông đồng bào Khmer Nam bộ sinh sống.

- Thưa cha, nạn “cáp duồn” năm 1970 xảy ra như thế nào?

Cha cố Gioakim bỗng rùng mình, co rúm người lại:

- Đó là một thời kinh hoàng đối với Việt kiều sống ở Campuchia. Năm 1970, chính phủ Lon Nol thân Mỹ phát động chiến dịch “cáp duồn” toàn quốc. Điều này họ có mục đích chính trị. Họ chống lại cách mạng Việt Nam. Thực ra Mỹ muốn dùng Lon Nol để ngăn chặn và tiêu diệt Cách Mạng miền Nam. Lúc ấy, hàng ngày ở Campuchia: tivi, radio, báo chí… của chính quyền Lon Nol ra sức tuyên truyền kể tội, nói xấu người Việt. Họ cho đăng những chuyện bịa đặt và phổ biến bức hình ba người Campuchia bị chôn sống, “ba cái đầu người” chụm lại làm ba ông táo, nhằm dấy lên làn sóng bài Việt.

Vì thế, từ ngày 18/03/1970, người Việt bị ngược đãi, bị ruồng bắt khắp nơi. Mỗi ngày có hàng chục, hàng trăm xác người Việt bị sát hại và thả trôi trên sông Mêkông và hồ Tonlé Sap. Hàng chục ngàn người đã bị bắn giết vô tội vạ. Giới ngoại giao quốc tế có mặt ở Phnom Penh lúc ấy lên tiếng can ngăn chính phủ Lon Nol, nhưng không được.

Cha cố Gioakim ngậm ngùi:

- Biến cố “cáp duồn” kinh hoàng đã làm cho đàn chiên tan tác. Người người gạt nước mắt ra đi. Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1970: gần 49.000 người Việt cả giáo lẫn lương tập trung lần lượt về Việt Nam. Hầu hết giáo dân Russeykeo đi chuyến cuối cùng vào đầu tháng 9 năm 1970. Có khoảng 300 chiếc ghe được hộ tống, xuôi giòng sông Mêkông, cập bến Trà Nóc (Cần Thơ) và Chợ Mới (An Giang). Tôi đã đưa khoảng hơn 200 gia đình thuộc Giáo xứ Russeykeo về định cư tại Suối Cát 1 thành lập Giáo xứ Russeykeo thuộc Giáo phận Xuân Lộc. Năm 1970 dựng một ngôi nhà tạm, mãi đến 1972 mới xây xong nhà thờ.

Cha Phương Bảo chia sẻ:

- Con không ngờ Cha cố lại có một quãng đời gian truân như vậy. Trước kia, con chỉ được nghe nói về “cáp duồn” mà không hiểu cụ thể là như thế nào.

Trở lại câu chuyện tượng Đức Mẹ, Cha cố nói:

- Tôi biết tượng Đức Mẹ Mêkông có từ thời các nhà truyền giáo phương Tây đến truyền giáo ở Tây Nguyên và Campuchia. Các Cha cố thời ấy khi làm nhà thờ đều đặt tượng Đức Mẹ. Tượng được đúc tạc từ Pháp đem sang. Có hai mẫu tượng mà các cố thường đặt là tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm và Đức Mẹ Mân Côi. Tượng Đức Mẹ ở nhà thờ Russeykeo là tượng Đức Mẹ Mân Côi giống như tượng này… Sở dĩ có điều này là vì Cha cố Combes trên đường truyền giáo ngài đã bị quân cướp biển người Hoa tấn công và chém ngài một gươm. Lúc ấy ngài khấn với Đức Mẹ rằng, nếu ngài được Đức Mẹ cứu thoát thì ngài sẽ dâng kính Đức Mẹ cơ sở truyền giáo đầu tiên với danh hiệu Đức Mẹ Giải Thoát. Ngài đã đến Tây Nguyên và truyền giáo ở đó. Năm 1852 Cha cố Combes đã dâng kính Đức Mẹ làng Kon Kơ Xâm (Tây nguyên), với tên gọi “Cơ sở truyền giáo Đức Mẹ Giải Thoát”. Nhưng rồi ở đâu người ta chối Chúa, bỏ Chúa, thù ghét Chúa, thì đồng thời người ta cũng từ bỏ Đức Mẹ như ở Campuchia.

14

Những thông tin Cha cố Gioakim cho biết về nguồn gốc pho tượng càng gợi thêm những thắc mắc trong lòng Cha Phương Bảo. Cứ theo lời của Cha cố Gioakim thì tượng có nguồn gốc từ các đấng thừa sai phương Tây khi đến truyền giáo ở Tây Nguyên, nhưng do đâu tượng lại trôi giạt sang Campuchia và dừng lại trên sông Mêkông mà không trôi dạt xuống Việt Nam? Tiếng kêu vang lên trong tâm của Thạch Hải từ pho tượng là có ý nghĩa gì? Làm thế nào để hiểu được thánh ý Thiên Chúa khi Người để tượng Đức Mẹ xuất hiện ở một nơi mà những hạt giống đức tin đang rất cần đất để nảy mầm?

Cha Phương Bảo lần theo những tài liệu mà Cha cố Gioakim đưa cho. Đó là một tệp dày những bài báo, bài viết mà ngài tập hợp được về những biến cố đã xảy ra có liên quan đến con dân Giáo xứ Russeykeo của ngài. Bao nhiêu tội ác đã ập xuống đầu người dân vô tội Campuchia và người dân Việt sống dọc biên giới Việt Nam-Campuchia.

Ngay sau khi chiếm được Phnom Penh, ngày 4/5/1975, quân Khmer Đỏ đột kích đảo Phú Quốc. Đến ngày 10/5, Khmer Đỏ lại đánh chiếm đảo Thổ Chu và giết hại hơn 500 dân thường Việt Nam. Tiếp đó, Khmer Đỏ tiến hành hai cuộc xâm nhập qui mô lớn vào Việt Nam. Tháng 4/1977, quân Khmer Đỏ tiến sâu 10km vào lãnh thổ Việt Nam, chiếm một số vùng ở tỉnh An Giang và tàn sát rất nhiều dân thường. Ngày 25/9/1977, bốn sư đoàn quân Khmer Đỏ đánh chiếm nhiều điểm ở các huyện Tân Biên, Bến Cầu, Châu Thành (tỉnh Tây Ninh), đốt phá 471 ngôi nhà, giết 800 người dân.

Tháng 4 năm 1978, Khmer Đỏ tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam 15 đến 20km, giết 3157 thường dân Việt ở Ba Chúc. Tính từ năm 1975 cho tới năm 1978, chúng đã tàn sát hơn 30 ngàn người Việt trong các cuộc tấn công dọc biên giới. Nhà Nước Việt Nam muốn thông qua đàm phán ngoại giao để giải quyết cuộc xung đột một cách hòa bình, nhưng Khmer Đỏ từ chối. Liên Hiệp Quốc không phản hồi các kháng cáo của Việt Nam về các hành động gây hấn của Khmer Đỏ.

Ngày 13/12/1978, Khmer Đỏ lại huy động 10 sư đoàn (khoảng 50.000 đến 60.000 quân) tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Ba sư đoàn đánh Bến Sỏi để chiếm thị xã Tây Ninh, hai sư đoàn đánh Hồng Ngự (Đồng Tháp), hai sư đoàn đánh khu vực Bảy Núi (An Giang), một sư đoàn đánh Trà Phô, Trà Tiến (Kiên Giang). Tại những vùng chiếm đóng, Khmer Đỏ đã thực hiện sách lược diệt chủng đối với người Việt, như đã làm với người Khmer.

Ở Campuchia, ngay khi chiếm được Phnom Penh, Khmer Đỏ thành lập nước "Campuchia Dân chủ". Tháng 10 năm 1974 chúng bắt tất cả dân cư thành phố phải về lao động khổ sai ở nông thôn. Hàng trăm nghìn người đã bị giết hại dã man trong những nhà tù và trên những cánh đồng chết. Nhiều người chết vì làm việc quá sức, đói và bệnh tật. Phnom Penh trở thành một thành phố chết. Khmer Đỏ thực hiện triệt để chính sách bài phương Tây và "quyết tâm xây dựng Xã hội Chủ nghĩa theo kiểu Mao Trạch Đông trong vòng 6 tháng”. Trong 4 năm cải tạo xã hội (1975-1979), Khmer Đỏ đã giết hơn hai triệu người Khmer. Thực ra không thể có con số chính xác về số nạn nhân của Khmer Đỏ.

Cha Phương Bảo ngưng đọc các tài liệu, cha tự hỏi: Tại sao Pol Pot và đồng bọn lại làm thế? - Ngài tìm được câu trả lời như thế này:

“Pol Pot giải thích sự di tản đó là cần thiết vì thành thị sắp cạn lương thực, và Mỹ sắp tấn công. Nhưng sau này Ieng Sary cho biết Pol Pot và đồng bọn rút kinh nghiệm của Công xã Paris vào thế kỉ 19. Theo họ, Công Xã này sụp đổ là bởi giai cấp vô sản đã không hành quyền độc tài đối với giai cấp trưởng giả. Pol Pot muốn tránh sai lầm đó. Mục đích “làm trống đô thị” là nhằm bảo tồn và củng cố địa vị của cán bộ và quân lính Khmer Đỏ.

Pol Pot dự trù là chỉ sau 2-3 năm, khi dân di tản không còn vật dụng, tiền bạc mà họ mang theo, thì mọi người đều vô sản như nhau, đưa Campuchia trở về cảnh hỗn mang, và từ đó một Campuchia mới không còn giai cấp xuất hiện. Pol Pot và đồng bọn không chỉ muốn áp dụng chủ nghĩa Mác-Lê ở Campuchia (thực ra họ phản bội Marx), họ còn muốn vượt qua chủ nghĩa đó để khôi phục sự “vĩ đại” của Khmer trên cả Việt Nam và mọi nước khác.”

Cha Phương Bảo kêu lên:

- Lạy Chúa, quả là những ý tưởng điên rồ và phi nhân!

Nhưng phi nhân nhất là ở cái cách chúng thực hiện, thay vì làm cho xã hội Campuchia văn minh hơn, chúng lại đưa người dân trở về sống thời hỗn mang.

Một câu hỏi mà Cha Phương Bảo không sao giải thích được là, Pol Pot và đồng bọn cũng là người Khmer, nhưng sao chúng tàn độc với dân tộc mình như vậy. Có phải chúng là bọn người còn ở thời ngu muội không?

Sau đây là những thông tin về Pol Pot.

Lãnh đạo Khmer Đỏ không phải là những kẻ vô học hay bọn thảo khấu ngày xưa. Nhiều người trong bọn chúng học ở Pháp, Pol Pot và đồng bọn được đảng Cộng Sản Pháp huấn luyện. Chúng huênh hoang về học thuyết “bạo lực cần thiết” của Jean Paul Sartre, và quan niệm của Rousseau về quyền lực. Trên con đường xây dựng thiên đường Cộng Sản, Pol Pot nghĩ rằng cần loại bỏ giới chủ và tầng lớp trí thức của nó.

Tiến sĩ Gregory H. Stanton, đã viết trong cuốn “Những chiếc khăn quàng xanh và những ngôi sao vàng” về cuộc diệt chủng ở Campuchia: "Những người lãnh đạo chính của chế độ Pol Pot đã đọc lý thuyết Marx của André Gunder Frank rằng các thành phố là những vật kí sinh vào nông thôn, rằng chỉ giá trị lao động là giá trị thật sự, rằng các thành phố chiếm đoạt giá trị thặng dư của những vùng nông thôn. Vì thế, ngay sau khi chiếm được quyền lực, Khmer Đỏ sơ tán toàn bộ các thành phố theo hình thức ép buộc, gồm cả những người không nên đi sơ tán như các bệnh nhân trong bệnh viện và những đứa trẻ mới sinh."

Trên một nửa dân Campuchia cư trú ở thành phố (khoảng 4 triệu người) được lệnh rời nhà cửa, bỏ lại tài sản, và đi bộ nhiều ngày không có lương thực, nước uống hay sự giúp đỡ y tế cho đến khi họ tới những trại cải tạo, và những trại giam ở nông thôn. Lãnh đạo Khmer Đỏ khoe khoang trên đài rằng chỉ một hay hai triệu người trong số dân chúng toàn quốc là cần thiết để xây dựng một xã hội điền địa cộng sản lý tưởng. Đối với những người khác, thì theo câu châm ngôn: "Sống cũng chẳng được gì; chết cũng chẳng mất gì”. Hàng trăm ngàn người bị xiềng xích, bị buộc phải đào mồ chôn chính mình. Sau đó các binh sĩ Khmer Đỏ đánh họ đến chết bằng những thanh gỗ và những cái cuốc hay chôn sống họ. Một chỉ thị của Khmer Đỏ về việc giết chóc đã ra lệnh: "Không được làm phí đạn dược." Khắp đất nước Campuchia ở đâu cũng có những hố chôn người, những đống thi thể thối rữa, những cánh đồng chết (killing fields) phủ trắng đầu lâu…

Nhận xét về sự tàn độc của Khmer Đỏ, Philip Short, nguyên là phóng viên BBC người Anh nhận xét: “Pol Pot chịu ảnh hưởng của Stalin nhiều hơn Marx, nhất là phần thanh trừng nội bộ”.

Nạn nhân của Khmer Đỏ là đa số các lãnh đạo quân sự và dân sự của chế độ cũ, những người không thể che giấu được nhân thân của mình đã bị hành quyết. Nhưng không chỉ có vậy. Ở nhiều vùng trong nước, người dân bị bố ráp và bị hành quyết vì tội nói tiếng nước ngoài, đeo kính, bới rác kiếm thức ăn, và thậm chí là than khóc khi có người thân qua đời. Những doanh nghiệp và các quan chức thời trước bị săn đuổi một cách tàn nhẫn và bị giết chết cùng toàn bộ gia đình họ. Khmer Đỏ sợ rằng những người đó có lòng tin là họ có thể sẽ đứng lên phản đối lại chế độ của chúng. Một số kẻ trung thành với Khmer Đỏ thậm chí còn bị giết vì tội không thể kiếm đủ số "phản cách mạng" để hành quyết.

Sisowath Doung Chanto, sinh năm 1970 - người có cha đã bị Khmer Đỏ sát hại đã kể lại những ký ức không thể nào quên: “Hai ngày sau khi bị bắt và thẩm vấn, Khmer Đỏ đã mang cha tôi đi hành quyết. Ông bị giết bởi ba cú đánh mạnh bằng một thanh kim loại vào phía sau đầu. Met Chan, tên đồ tể, không cho biết cha tôi có chết ngay lập tức sau những cú đánh đó không. Cha tôi - Sisowath Doung Kara đã bị Khmer Đỏ xử tử vào tháng 7/1978”.



tải về 0.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương