Ban quản lý CÁc dự Án lâm nghiệP


Hoàn thiện thiết kế dự án



tải về 3.22 Mb.
trang16/25
Chuyển đổi dữ liệu20.10.2017
Kích3.22 Mb.
#33829
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   25




5.4 Hoàn thiện thiết kế dự án

Mục tiêu dự án và các chỉ số

Những người quản lý dự án đã lựa chọn một cách trình bày ngắn gọn về mục tiêu phát triển dự án (PDO). Bên cạnh Mục tiêu phát triển dự án, các tài liệu cũng nhấn mạnh rằng dự án tìm cách cải thiện tình hình quản lý rừng ngập mặn tại các tỉnh được lựa chọn thông qua sự tham gia tích cực của các cộng đồng tại các xã ven biển và các thành viên của những cộng đồng này, cả nam giới và phụ nữ.

Một chỉ số ở cấp độ Mục tiêu dự án liên quan đến phân tách giới: phân chia các đối tượng hưởng lợi mục tiêu với mức đánh giá “Hài lòng” và cao hơn về các tác động của dự án (hai chỉ số khác ở cùng cấp độ là các chỉ số dựa vào diện tích).

Điều khoản tham chiếu cho điều tra về sự hài lòng cần phải cân bằng giữa nam giới và phụ nữ trong mẫu khảo sát. Để có thể xác nhận và giải thích những khác biệt giữa nam giới và phụ nữ trong việc hài lòng về dự án, tất cả những câu hỏi trong điều tra đó phải được phân tích độc lập cho nam giới và phụ nữ. Một phần của các thảo luận nhóm trọng tâm phải được thực hiện với các nhóm phụ nữ.

Những chỉ số bổ sung sau đây cho hành động cụ thể phải được phân tách theo giới tính:


  • Giám sát việc tham gia tập huấn/đào tạo. Mặc dù không có bất kỳ mục tiêu nào về sự tham gia của phụ nữ trong đào tạo/tập huấn, tỷ lệ giữa nam giới và phụ nữ tham gia vào tập huấn/đào tạo phải được giám sát.

  • Các vườn ươm cây giống và các doanh nghiệp siêu nhỏ khác. Các ứng viên và người hưởng lợi cần được giám sát theo giới.

  • Các nhóm quản lý cộng đồng. Tương tư như vậy, thành viên phải được phân tách theo giới (giám sát các thành viên tích cực trong từng hộ gia đình). Số lượng phụ nữ tối thiểu trong các nhóm quản lý cấp xã là 2 người.

  • Các hợp đồng quản lý đất đai. Số lượng hợp đồng do cả người chồng và người vợ ký tên, chỉ do chủ gia đình ký, và giới tính của người chủ hộ phải được giám sát.

  • Những hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ. Sự tham gia của những hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ trong dự án là một nội dung cho giám sát và đánh giá.

Giám sát và đánh giá cần thực hiện cho cả các hoạt động sẵn sàng với thiên tai tại các cộng đồng được hưởng lợi để đảm bảo tiếp tục những hoạt động là mối quan tâm đặc biệt đối với những đối tượng phụ nữ dễ bị tổn thương.

Hoàn thành thiết kế dự án

Quy trình quản lý dự án

Hành động khuyến nghị

Kết quả mong đợi

Cẩm nang vận hành dự án

TCẩm nang vận hành dự án sẽ bao gồm nguyên tắc của kế hoạch hành động giới và đưa vào các hành động được khuyến nghị trong các phần liên quan của cẩm nang

M, E, G

Khung quy trình giới hạn tiếp cận rừng ven biển

Khung quy trình và quy trình tài trợ cạnh tranh phải được điều phối một cách thận trọng. Các nhà đầu tư của ngành du lịch và nuôi trồng thủy sản cần cam kết tuân thủ các khuyến nghị trong khung quy trình trước khi giao các khoản tài trợ cạnh tranh.

Khung quy trình sẽ cụ thể hóa làm thế nào để đảm bảo sự tham gia của phụ nữ tại từng giai đoạn.

Các tiêu chí cho tài trợ cạnh tranh cần bao gồm các tiêu chí về xã hội cho các doanh nghiệp đối tác, ví dụ như du lịch bền vững.


M

Các kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số cấp tỉnh

Cần xác định những phụ nữ chuyển nơi ở từ các cộng đồng DTTS làm việc tại các xã/huyện thực hiện hoạt động dự án, và giám sát các tác động của dự án lên những đối tượng này.

M

Nguồn tư liệu hữu ích cho các bên liên quan của dự án

Government of Vietnam, 2011. National Strategy on Gender Equality for the 2011-2020 period.

UN Women in Vietnam and MOLISA, 2016. Facts and figures on women and men in Vietnam, 2010-2015. First edition, 2016. 151 p.

World Bank, FAO and IFAD, 2009. Gender in Agriculture Sourcebook. 763 p.

World Bank Group, 2016. 2016-2023 Gender Strategy: Equality, Poverty Reduction and Inclusive Growth. 97 p.

Tài liệu được xem cho phần Ghi chú về Giới

Pham, T.T. et al, 2016. Women’s participation in REDD+ national decision-making in Vietnam. CIFOR. Upcoming publication in International Forestry Review. 11 p.

UN-REDD VIETNAM. 2013. UN-REDD Vietnam program gender analysis. United Nations Collaborative Program on Reducing Emissions from Deforestation and Forest Degradation in Developing Countries, Hanoi.

UN Women in Vietnam, 2016. Towards Gender Equality in Vietnam: Making Inclusive Growth Work for Women. 143 p.

UNIFEM 2008. Gender and climate change in Vietnam: a desk review. 32 p.

World Bank, 2011. Vietnam Country Gender Assessment. With AusAID, UKAid and UN Women. 103 p.



Danh mục các từ viết tắt

CIFOR

Center for International Forestry Research

Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế



DARD

Department of Agriculture and Rural Development

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn



FAO

Food and Agriculture Organization, United Nations

Tổng chức Nông Lương, Liên Hợp Quốc



IFAD

International Fund for Agricultural Development

Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế



MARD

Ministry of Agriculture and Rural Development, Vietnam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Việt Nam



MOLISA

Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội



PIM

Project Implementation Manual

Cẩm nang thực hiện dự án



REDD

Reducing Emissions from Deforestation and forest Degradation

Giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng



UN

United Nations

Liên Hợp Quốc



UNIFEM

Quỹ Phát triển vì phụ nữ của Liên hợp quốc


PHỤ LỤC 2. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG


Các hoạt động của tiểu dự án sẽ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh như: khí, nước và đất, ngoài ra còn có thể phát sinh dịch bệnh. Tất cả những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến người nông dân trực tiếp làm việc cho dự án và toàn bộ người dân sống xung quanh khu vực dự án. Hậu quả của những tác động này làm tăng tai nạn lao động, tại nạn giao thông, các dịch bệnh liên quan đến hệ hô hấp, đường ruột và mắt. Mặc dù tiểu dự án đã có các biện pháp nhằm giảm ô nhiễm như bụi, khí thải, nước thải và bệnh dịch, nhưng vẫn có nhiều tác động tiềm năng mà chúng ta không nhận thấy ngay lập tức, vì vậy cần phải có các biện pháp để phát hiện sớm dịch bệnh và nguồn bệnh. Kế hoạch này giúp chỉ ra các biện pháp nhằm giảm thiểu và ngăn chặn những tác động trên.

A2 2.1. Mục tiêu

Để kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh, nâng cao nhận thức của người dân và người lao động nhằm tự bảo vệ sức khỏe; giúp người dân tiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế. Tổ chức kiểm tra sức khỏe thường xuyên để sớm phát hiện dịch bệnh do những tác động của tiểu dự án gây ra; nhằm xây dựng phương án điều trị cho các tình huống liên quan đến dịch bệnh, thuốc trừ sâu, tai nạn lao động và giao thông.



A2 2.2. Biện pháp và nội dung quản lý y tế công cộng

  • Tập huấn và nâng cao nhận thức, ngăn ngừa tác động đối với sức khỏe

  • Tổ chức kiểm tra sức khỏe thường xuyên cho người lao động và người dân sống ở khu vực tiểu dự án

  • Xây dựng kế hoạch để giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng

  • Xây dựng kế hoạch để phòng ngừa và điều trị dịch bệnh

  • Vai trò và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân

  • MBFP (CPMU)/PPMUs): chịu trách nhiệm soạn thảo các tài liệu liên quan đến tập huấn an toàn sức khỏe cộng đồng.

  • Phối hợp với tất cả các cấp chính quyền ở xã và huyện tham gia dự án (chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên và đại diện thôn) tổ chức các hoạt động tuyên truyền về an toàn sức khỏe.

  • Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tại các huyện

  • Tập huấn và nâng cao nhận thức cho nhà thầu và người dân ở tất cả các cấp cơ bản về các biện pháp phòng ngừa và điều trị dịch bệnh;

  • Kiểm tra quá trình khám sức khỏe;

  • Chỉ đạo kịp thời khi xuất hiện dịch bệnh, giải quyết các sự cố liên quan đến sức khỏe cộng đồng.

  • UBND, các tổ chức xã hội

  • Chỉ đạo, hướng dẫn và tiến hành công tác an toàn sức khỏe; phối hợp chặt chẽ với nhà thầu, Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng khi phát hiện dịch bệnh.

  • Trạm Y tế: Chuẩn bị kế hoạch kiểm tra sức khỏe và hướng dẫn xử lý ô nhiễm nguồn nước, phòng ngừa và điều trị dịch bệnh.

  • Kế hoạch thực hiện

  • Kế hoạch quản lý y tế công cộng đã thực hiện ở 3 giai đoạn của tiểu dự án và kéo dài thêm 6 tháng ở giai đoạn hoạt động.

Bảng A2 P2.1: Những tác động tiềm năng trong quá trình thực hiện dự án

STT

Tác động

Có – Mức độ

Không

Mô tả tác động

1

Sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón

Có – trung bình




Phân bón trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của họ do sử dụng trong quá trình ươm, trồng và chăm sóc

2

Tiếng ồn và sự rung chuyển


Có – trung bình




Tiếng ồn và sự rung chuyển sẽ phát sinh từ các phương tiện vận chuyển vật liệu. Tuy nhiên, những phương tiện và máy móc này sẽ được kiểm soát theo thời hạn sử dụng, thời gian xây dựng (ban ngày) và việc sử dụng còi khi đi qua khu vực dân cư.

Đối với dự án này, địa điểm xây dựng không ở gần cơ sở hạ tầng khác nên không gây ảnh hưởng.



3

Ô nhiễm không khí

Có – ít




Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí có thể do khí thải và khói bụi thải ra từ phương tiện trong quá trình vận chuyển và xử lý vật liệu cũng như bụi trong khi thi công.

Trong quá trình vận chuyển, xe tải sẽ được trùm kín để tránh vật liệu rơi ra và chỉ sử dụng phương tiện có giấy phép. Ngoài ra, khi thời tiết khô và nhiều gió, nước sẽ được tưới vào các khu vực thi công.



4

Rối loạn giao thông ở nông thôn?

Có – ít




Các vật liệu xây dựng như cát, đá, xi măng sẽ được lấy từ các nhà máy sản xuất tại địa phương và được chuyển trực tiếp tới các khu vực thi công.

5

Thiệt hại hoặc hư hỏng đường giao thông đô thị




Không

Tất cả các vật liệu và thiết bị được phân loại để vận chuyển phù hợp với tải trọng cho phép trên các con đường liên thôn, liên xã hiện nay.

6

Mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương

Có – ít




Công nhân xây dựng và người dân địa phương có thu nhập, lối sống và phong tục khác nhau. Tuy nhiên, sẽ không phát sinh mâu thuẫn lớn do người dân và công nhân ở đây có chung ngôn ngữ Tiếng việt để giao tiếp. Ngoài ra, dự án sử dụng một số công nhân địa phương cho các công việc tay chân. Vì thế, sẽ không xảy ra mâu thuẫn lớn giữa công nhân và người dân địa phương.

7

Sức khỏe và an toàn cho công nhân và người dân địa phương

Có – ít




Tai nạn có thể xảy ra trong quá trình xây dựng nếu vấn đề an toàn không được thực hiện nghiêm túc: Kiểm tra thiết bị trước khi sử dụng, đặt biển báo tại những khu vực nguy hiểm (Những tai nạn này có thể xảy ra không chỉ đối với người lao động mà còn với người dân địa phương). Tuy nhiên, tất cả các biện pháp an toàn trong xây dựng phải được nêu rõ trong hồ sơ mời thầu và hợp đồng xây dựng, như thế có thể hạn chế được những rủi ro này.

Bảng A2 P2.2: Kế hoạch thực hiện “Kế hoạch Quản lý Y tế Công cộng”

Biện pháp

Nội dung

Đơn vị chịu trách nhiệm

Tập huấn và nâng cao nhận thức, ngăn ngừa tác động đối với sức khỏe


  • Xác định tác động của môi trường không khí, nước và an toàn thực phẩm.

  • Tập huấn về sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón

  • Các biện pháp ngăn ngừa (sử dụng khẩu trang khi đi vào khu vực bị ảnh hưởng, xử lý nước ô nhiễm bằng phèn và Cloramin B)

  • Dọn dẹp khu vực dân cư, trại nuôi gia súc

  • BQLDA trung ương (CPMU)

  • BQLDA tỉnh (PPMU)

  • Trung tâm Y tế dự phòng huyện

  • Trạm Y tế ở xã/phường

  • Nhà thầu

Tổ chức kiểm tra sức khỏe thường xuyên cho người lao động trực tiếp làm việc cho dự án và người dân sống ở khu vực tiểu dự án

  • Kiểm tra sức khỏe cho người lao động (những người làm việc trực tiếp cho dự án) 3 tháng/lần, người dân trong khu vực bị ảnh hưởng 6 tháng/lần

  • Các bệnh liên quan đến hệ hô hấp, đường ruột và mắt

  • Tư vấn cho người dân bị ảnh hưởng trong quá trình kiểm tra

  • Tư vấn hoặc xử lý khi phát hiện các bất thường liên quan đến tác động của tiểu dự án (kịp thời thông báo cho các cơ quan và đơn vị chức năng)

  • BQLDA trung ương (CPMU)

  • BQLDA tỉnh (PPMU)

  • Trung tâm Y tế dự phòng huyện

  • Trạm Y tế ở xã/phường

  • Nhà thầu

Xây dựng kế hoạch để giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng


  • Các cán bộ y tế xã/ phường thường xuyên giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu của các đơn vị thi công.

  • Điều trị tai nạn lao động và giao thông kịp thời

  • Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em và phụ nữ mang thai

  • BQLDA trung ương (CPMU)

  • BQLDA tỉnh (PPMU)

  • Trung tâm Y tế dự phòng huyện

  • Trạm Y tế ở xã/phường

  • Nhà thầu

  • Hội Phụ nữ

  • Mặt trận Tổ quốc

Xây dựng kế hoạch để phòng ngừa và điều trị dịch bệnh


  • Phun thuốc diệt ruồi, muỗi ở khu vực dự án với tần suất 3 tháng/lần.

  • Hướng dẫn vệ sinh môi trường nước; sử dụng Cloramin B để xử lý sơ bộ nước thải ở khu vực xây dựng và các hộ gia đình.

  • Khi xuất hiện dịch bệnh, chúng ta cần khoanh vùng dịch bệnh, cách ly đối tượng nhiễm bệnh và phun Cloramin B để khử trùng.

  • BQLDA trung ương (CPMU)

  • BQLDA tỉnh (PPMU)

  • Trung tâm Y tế dự phòng huyện

  • Trạm Y tế ở xã/phường

  • Nhà thầu

  • Hội Phụ nữ

  • Mặt trận Tổ quốc

Bảng A2 P2.3. Tập huấn về Kế hoạch hành động vì sức khỏe cộng đồng

trong khi thực hiện dự án

Nội dung tập huấn

Dự trù ngân sách

Tập huấn kỹ thuật về An toàn và Sức khỏe lao động

10,000,000/1 khóa x 47 khóa (47 huyện)

Tổng

470.000.000 VNĐ




tải về 3.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương