Ban quản lý CÁc dự Án lâm nghiệP


Tác động tiêu cực dự kiến



tải về 3.22 Mb.
trang14/25
Chuyển đổi dữ liệu20.10.2017
Kích3.22 Mb.
#33829
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   25

5.2. Tác động tiêu cực dự kiến


5.2.1. Tác động tiêu cực do thu hồi đất

a. Mất đất

  1. Dự án FMCR dự kiến sẽ (1) giao khoán diện tích 47.184 ha rừng phòng hộ ven biển cho cộng đồng và các nhóm hộ quản lý và bảo vệ; trồng mới và khôi phục diện tích 23.462 ha rừng ngập mặn và rừng trên cát ở các tỉnh dự án, và (2) hỗ trợ nâng cấp, sữa chữa, cải tạo cơ sở hạ tầng ven biển nhằm nâng cao tính hiệu quả của hệ thống rừng ven biển và tăng cường khả năng chống chịu của vùng ven biển. Các tác động tiêu cực dự kiến do thu hồi đất bao gồm:

  1. Thu hồi đất bị xen lấn để sản xuất nông nghiệp: kết quả khảo sát và tham vấn cho thấy hiện tại không có hộ gia đình nào sinh sống bất hợp pháp trong các khu vực rừng phòng hộ ven biển, bao gồm cả các diện tích mà dự án dự kiến sẽ triển khai hoạt động bảo vệ rừng và thiết lập rừng trồng mới. Tuy nhiên, kết quả tham vấn với cán bộ địa phương của 10 huyện và 16 xã xác nhận có khoảng 236 hộ gia đình đã có hoạt động xen lấn vào khu vực rừng suy giảm để sản xuất nông nghiệp, các diện tích này được phân bố rải rác với những khoảnh đất nhỏ (trung bình khoảng 200 m2/hộ gia đình);

  2. Thu hồi đất để cải tạo, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ (phục hồi, nâng cấp các công trình đường giao thông và hệ thống đê điều, nạo vét kênh rạch, sửa chữa hệ thống cống dưới đê). Trong quá trình lập kế hoạch chi tiết, cần tham vấn ý kiến của người dân địa phương để xác định các biện pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực do việc thu hồi đất mang lại. Kế hoạch Hành động Tái định cư (RAP) sẽ được xây dựng để đảm bảo rằng tất cả những người bị ảnh hưởng đều được bồi thường thỏa đáng.

b. Mất cây trồng và hoa màu

  1. Do thu hồi đất nên cây trồng và hoa màu của người dân địa phương sẽ bị mất. Việc bồi thường và hỗ trợ cho các hộ dân bị thiệt hại về cây trồng và hoa màu sẽ tuân thủ theo Kế hoạch Hành động Tái định cư (RAP) để giảm thiểu các tác động do việc thu hồi đất.

c. Mất sinh kế

  1. Không những bị mất đất, người dân địa phương còn có thể bị mất sinh kế và giảm thu nhập, đặc biệt là ở 6 tỉnh – Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế - nơi đất đã bị suy thoái nghiêm trọng trong chiến tranh và sẽ cần phải đầu tư nhiều hơn nữa nếu thay thế rừng bằng các loại cây công nghiệp khác. Hợp phần 3 của dự án đã được thiết kế để hỗ trợ người dân ở những địa phương này. Hầu hết những người dân được phỏng vấn đều mong muốn được đền bù thỏa đáng và nhận được sự hỗ trợ đào tạo nghề, họ bày tỏ sự sẵn sàng tham gia các khóa đào tạo kỹ năng.

d. Di dời các ngôi mộ

  1. Kết quả điều tra cho thấy có một số ngôi mộ nằm rải rác và quy tập trong rừng. Thiết kế kỹ thuật cần chú ý đến việc giảm thiểu các tác động của việc di dời các ngôi mộ. Tuy nhiên, trong trường hợp không thể tránh được, hộ gia đình và cá nhân sở hữu các ngôi mộ sẽ được bố trí đất để cải táng; chi phí bồi thường cho việc di dời mộ bao gồm: chi phí đào, di dời, cải táng và tất cả các chi phí hợp lý khác liên quan đến các lễ nghi cần thiết theo tập quán của địa phương.

e. Mất hoạt động kinh doanh

  1. Các hộ gia đình sinh sống dọc theo các con đường nông thôn có thể bị ảnh hưởng bởi việc nâng cấp, sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng. Theo kết quả khảo sát các hộ dân sinh sống dọc theo các con đường nông thôn, có nhiều hộ dân buôn bán nhỏ hoặc kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tình trạng ô nhiễm bụi bẩn sẽ có tác động đến các hoạt động buôn bán, kinh doanh dịch vụ do tâm lý của khách hàng muốn chọn địa điểm ăn uống sạch sẽ thay vì những nơi có nhiều bụi bẩn, khiến cho số lượng khách hàng giảm xuống.

5.2.2. Tác động tiêu cực đến sự tiếp cận của người dân địa phương đến nguồn tài nguyên rừng do các hoạt động quản lý và bảo vệ rừng

  1. Kết quả tham vấn cộng đồng xác nhận rằng những người xâm lấn rừng là những người làm nghề nông và thường xuyên thu hái các sản phẩm từ rừng. Các biện pháp giảm thiểu đã được xác định trong quá trình tham vấn cộng đồng và sẽ được tiếp tục thảo luận và quyết định trong các cuộc họp với các BQLRPH và/hoặc UBND các xã, cuộc họp với cộng đồng có quy mô lớn.

  2. Quá trình tham gia dự án sẽ tập trung vào việc phát triển một kế hoạch hành động để xác định số lượng người bị ảnh hưởng, loại tác động và sự đủ điều kiện để tham gia các hoạt động sinh kế thay thế hoặc được đền bù. Dự thảo kế hoạch hành động sẽ được thảo luận trong các cuộc họp cộng đồng với các cộng đồng bị ảnh hưởng để có thể đưa ra các quyết định thỏa đáng bao gồm các phương án có sẵn cho cộng đồng. Chiến lược giảm thiểu sẽ dựa trên việc thúc đẩy các sáng kiến sinh kế thay thế, nâng cao năng lực của các tổ chức tự lực và du lịch dựa vào cộng đồng.

5.2.2. Tác động tiêu cực đến sức khỏe của người dân địa phương khi thi công các công trình cơ sở hạ tầng

  1. Trong quá trình thực hiện dự án, việc nâng cấp, sửa chữa và cải tạo các công trình cơ sở hạ tầng ven biển sẽ làm phát sinh những tác động tiêu cực đến sức khỏe của người dân địa phương. Các hoạt động như vận chuyển vật liệu, vận hành máy móc sẽ tạo ra những tác động tạm thời đến chất lượng của môi trường xung quanh như không khí, nước và đất. Tất cả những yếu tố này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến người dân sống ở vùng lân cận của khu vực triển khai dự án. Những tác động này làm gia tăng tai nạn lao động, tai nạn giao thông, các bệnh liên quan đến hệ hô hấp, hệ đường ruột và mắt. Khung Quản Lý Môi Trường và Xã Hội (ESMF) và Kế Hoạch Hành Động Sức Khỏe Cộng Đồng cùng với Báo Cáo Đánh Giá Xã Hội đã đề cập đến các biện pháp giảm thiểu và ngăn ngừa những tác động tiềm tàng có liên quan đến sức khỏe.

  2. Khi Chính sách OP/BP 4.12 được khởi động, tất cả các tài liệu hướng dẫn do dự án xây dựng sẽ được hướng dẫn bằng Khung Chính sách tái định cư và Khung Quy trình và phải nhất quán với quy định địa phương nhằm tránh, giảm nhẹ, đền bù cho các tác động tiêu cực và đảm bảo sự tuân thủ với OP 4.12 và các quy định phù hợp/đã được xác định.

5.2.3. Tác động đến sức khỏe cộng đồng và môi trường do sử dụng thuốc trừ sâu

  1. Thuốc trừ sâu được dùng trong lâm nghiệp, vườn ươm cây giống hoặc các khu vực có liên quan để kiểm soát cỏ dại và sâu bệnh có hại cho rừng trồng. Thuốc trừ sâu thường được coi là một giải pháp nhanh chóng, dễ dàng và không tốn kém; tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trừ sâu đòi hỏi một chi phí đáng kể. Thuốc trừ sâu đã làm ô nhiễm gần như toàn bộ môi trường và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Trước hết, các nhóm có nguy cơ cao tiếp xúc với thuốc trừ sâu bao gồm công nhân sản xuất, người điều chế, người phun, người khuân vác và công nhân lâm trường. Thứ hai, dư lượng thuốc trừ sâu được tìm thấy trong đất và không khí, nước bề mặt và nước ngầm trên khắp khu vực, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và môi trường.

  2. Cách thực hành tốt nhất để giảm ô nhiễm do thuốc trừ sâu (và các tác hại do thuốc trừ sâu gây ra) đối với sức khỏe và môi trường là: tất cả chúng ta cần sử dụng các phương pháp kiểm soát sâu bệnh an toàn hơn và không dùng hóa chất (bao gồm cả phương pháp kiểm soát cỏ dại); thuốc trừ sâu cần được ghi nhận được phép sử dụng trong lâm nghiệp, danh sách các khu vực thi công sẽ được nộp nếu có yêu cầu từ phía WB và Bộ Y tế.

5.3. Các rủi ro tiềm tàng khác


5.3.1. Tác động đến các vấn đề xã hội

  1. Rất nhiều người được khảo sát lo ngại rằng việc công nhân bên ngoài vào khu vực dự án để xây dựng công trình có thể ảnh hưởng đến trật tự xã hội tại địa phương, gây ra bất ổn cho xã hội. Trong giai đoạn thi công, sự tập trung nhiều công nhân có thể dẫn đến bất ổn xã hội, gia tăng xung đột giữa công nhân và người dân địa phương do sự khác biệt về thu nhập, việc làm, hành vi cư xử, và các vấn đề khác. Ngoài ra, có nguy cơ là công nhân sẽ rơi vào cái bẫy của các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, ảnh hưởng của sự rối loạn xã hội sẽ không đáng kể ở các tỉnh dự án do thời gian thi công ngắn và số lượng công nhân không quá lớn. Những người được khảo sát hy vọng rằng dự án sẽ được triển khai cùng với một hệ thống quản lý hiệu quả, khi đó các công nhân dự án sẽ được quản lý tốt để tránh xảy ra xung đột.

  2. HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Tác động của dự án sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS, đặc biệt là ở phụ nữ - nhóm người rất dễ bị tổn thương. Sự gia tăng lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, đặc biệt là lây nhiễm qua mại dâm, là những nguy cơ gắn liền với các dự án thi công công trình có quy mô lớn. Những ảnh hưởng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi có một số lượng lớn công nhân dự án di chuyển đến và tạm trú trong khu vực dự án. Trong trường hợp dự án được đề xuất, dự kiến ​​phần lớn công nhân đến từ các vùng nông thôn lân cận và cần có một số lượng lớn lán trại cho họ. Những nguy cơ này gắn liền với tệ nạn buôn bán người và sử dụng ma túy. Dự án sẽ theo dõi và giám sát để đảm bảo rằng sẽ không xảy ra những bất ổn về sức khỏe và xã hội. Dự án cần có hệ thống cảnh báo/phản ứng sớm để giải quyết các vấn đề tiềm tàng như vậy. Nhà thầu cần nộp kế hoạch hành động để đảm bảo sự gián đoạn xảy ra ít nhất có thể.

  3. Dự án sẽ xây dựng một bản kế hoạch mà sẽ được giám sát và kiểm tra sát sao bởi NHTG trong đó trình bày chi tiết tất cả các biện pháp giám sát và các báo cáo cần phải được gửi cho NHTG theo quý.

5.2.5. Tác động tạm thời đối với các hoạt động kinh tế của khu vực dự án

  1. Các hoạt động thi công công trình nói chung liên quan đến thực hiện dự án cũng có khả năng làm gián đoạn hoạt động kinh tế trong vùng dự án. Đặc biệt, việc xây dựng các công trình đường giao thông, kênh mương đã làm gián đoạn các hoạt động sản xuất trong khu vực dự án như sau:

  1. Yêu cầu phương tiện giao thông chuyển qua các tuyến đường khác hoặc giảm bớt số lượng làn đường có thể được sử dụng;

  2. Hạn chế hoạt động kinh doanh của các cửa hàng, nhà hàng và các hoạt động buôn bán khác dọc theo tuyến đường do thu hồi đất;

  3. Ngăn cản các nguồn lực bên ngoài vào khu vực dự án;

  4. Giai đoạn thi công có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động kinh tế của khu vực, có liên quan đến những ảnh hưởng trực tiếp như đã đề cập ở phần trên.


PHẦN VI: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG




  1. Tác động tích cực của dự án là những tác động nổi bật và chủ yếu, trong khi đó tác động tiêu cực của dự án là thứ yếu và về cơ bản là khắc phục được bằng việc tuân thủ khung chính sách, các quy định, hướng dẫn, kế hoạch dự án, nhà tài trợ và Chính phủ. Ngoài ra, để giảm thiểu các rủi ro liên quan tới những tác động tiêu cực có thể phát sinh trong quá trình thực hiện dự án và để thiết lập các kênh thông tin liên lạc hiệu quả, việc tham vấn cộng đồng địa phương đã được triển khai thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Các cuộc tham vấn với chính quyền địa phương cũng đã được thực hiện thường xuyên để giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể xảy ra và để thiết lập các kênh thông tin trong giai đoạn lập kế hoạch dự án. BQLDATW có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương để tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng về mục tiêu của dự án, các chính sách của dự án để cộng đồng hiểu rõ về mục đích cũng như các hoạt động của dự án.

  2. Nếu có việc đền bù đất hoặc các tài sản khác do thu hồi đất tạm thời hay vĩnh viễn, thì các văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện công tác kiểm kê, chi trả dựa trên mức giá thay thế sẽ được xây dựng theo Khung Chính sách Tái định cư của dự án đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, các quy định liên quan tới chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cần phải được tuân thủ nghiêm ngặt, bao gồm các luật và quy định của Chính phủ Việt Nam. Ngoài ra, cần cân nhắc tới các chính sách, các vấn đề, giới tính và các nhóm dễ bị tổn thương khác. Đồng thời, các chính sách cũng yêu cầu phổ biến thông tin cho người dân bị ảnh hưởng; đánh giá, giám sát việc thực hiện bồi thường và tái định cư.

  3. Cần kiểm soát chặt chẽ những tác động bất lợi và các nguy cơ liên quan đến sức khỏe tại cộng đồng trong quá trình thực hiện dự án. Cần triển khai thực hiện đồng thời việc chủ động phòng chống dịch bệnh phát sinh trong quá trình thực hiện dự án và việc kịp thời phản ứng trước sự bùng nổ dịch bệnh. Cần đẩy mạnh phổ biến và giáo dục sức khỏe về các nguy cơ dịch bệnh tiềm ẩn phát sinh trong quá trình thực hiện dự án cho người dân địa phương.

  4. Bên cạnh đó, đối với bất cứ dự án phát triển nào, sự tham gia của cộng đồng vào quá trình thực hiện dự án, duy trì và phát huy hiệu quả dự án là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công và đảm bảo tính bền vững của mỗi dự án. Kết quả khảo sát cho thấy, trong khu vực dự án 100% số hộ gia đình được phỏng vấn ủng hộ và mong muốn dự án triển khai trong thời gian sớm nhất. Đặc biệt là đối với 4 tỉnh vừa trải qua sự cố môi trường Fomusa (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế). Ở những tỉnh này, các cộng đồng địa phương mong muốn dự án sẽ hỗ trợ để người dân từng bước dần dần hướng tới một mô hình doanh nghiệp tích hợp bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào đánh bắt thủy sản nữa.

Bảng 32. Các tác động tiêu cực tiềm tàng và biện pháp giảm thiểu

Hoạt động dự án

Mô tả tác động

Biện pháp giảm thiểu

Kế hoạch hành động

1. Thu hồi đất

Thu hồi đất bị người dân xen lấn trong khu vực rừng suy thoái hoặc khu vực chưa có rừng. Ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, một số diện tích đất rừng phòng hộ đã được chuyển đổi thành đất nông nghiệp.

1. Mất đất

2. Mất cây trồng và hoa màu

3. Mất sinh kế


1. Không được bồi thường vì những diện tích này đã được quy định rõ là rừng phòng hộ.

2. Cây trồng và hoa màu sẽ được đền bù.

3. Hợp phần 3 của dự án sẽ hỗ trợ người dân ở những địa phương này.


  • Các tác động xã hội tiêu cực tiềm tàng xảy ra do thu hồi đất và các tài sản khác sẽ theo chính sách OP 4.12 của Ngân hàng Thế giới.

  • Dự án sẽ yêu cầu chuẩn bị RPF và RAP cho từng tiểu dự án để giải quyết các tác động xảy ra do thu hồi đất theo đúng các quy định của chính sách.

Thu hồi đất: hoạt động xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng lâm sinh có thể phải thực hiện thu hồi đất nông nghiệp và đất vườn của hộ gia đình (diện tích thu hồi ước tính không nhiều)

1. Mất đất

2. Mất cây trồng và hoa màu

3. Mất sinh kế

4. Mất nguồn thu, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh nhỏ như cửa hàng ăn uống, các dịch vụ khác…



1. Mất đất: Thực hiện đền bù, hỗ trợ thỏa đáng. Tư vấn thiết kế cần tham vấn cộng đồng bị ảnh hưởng để có các giải pháp phù hợp, giảm thiểu các tác động tiêu cực do việc thu hồi đất.

2. Cây trồng và hoa màu sẽ được đền bù.

3. Mất sinh kế: Hợp phần 3 của dự án sẽ hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân. Nếu hoạt động này có liên quan đến nhóm dễ bị tổng thương, cần tham vấn người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng trong khu vực dự án dựa vào EMPF/EMDP, các hộ gia đình phụ nữ làm chủ hộ sẽ có các cơ hội mới để tăng thu nhập mà không làm tăng gánh nặng lên cuộc sống của họ. Điều này được đề cập trong Kế hoạch hành động giới (GAP).

4. Mất các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ ở địa phương. Hợp phần 3 của dự án sẽ hỗ trợ hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ cho người dân địa phương. Các biện pháp giảm thiểu bụi sẽ được đề xuất trong ESMF.



  • Các tác động xã hội tiêu cực tiềm tàng xảy ra do thu hồi đất và các tài sản khác sẽ theo chính sách OP 4.12 của Ngân hàng Thế giới.

  • Dự án sẽ yêu cầu chuẩn bị RPF và RAP cho từng tiểu dự án để giải quyết các tác động xảy ra do thu hồi đất theo đúng các quy định của chính sách.

  • Tác động tiềm tàng đến môi trường sẽ được giảm thiểu trong khuôn khổ Khung quản lý môi trường & xã hội và Kế hoạch quản lý môi trường & xã hội (ESMF/ESMP).

  • Khi có những tác động tiêu cực đến người dân tộc thiểu số, cần xác định, tránh, giảm thiểu những tác động này hoặc đền bù theo EMPF/EMD.

  • Tác động tiềm tàng đến các hộ gia đình có phụ nữ làm chủ hộ sẽ được giảm thiểu theo GAP.

Thu hồi đất: Di dời các ngôi mộ nằm rải rác trong các khu vực rừng bị suy giảm hoặc chưa có rừng

Di dời các ngôi mộ


Các phương án kỹ thuật được nghiên cứu một cách cẩn thận để giảm thiểu tác động đến việc di chuyển các ngôi mộ. Tuy nhiên, trong trường hợp không thể tránh được, hộ gia đình và cá nhân sở hữu các ngôi mộ sẽ được bố trí đất để cải táng; chi phí bồi thường cho việc di dời mộ bao gồm: chi phí đào, di dời, cải táng và tất cả các chi phí hợp lý khác liên quan đến các lễ nghi cần thiết theo tập quán của địa phương.

Dự án sẽ yêu cầu chuẩn bị RPF và RAP cho từng tiểu dự án để giải quyết các tác động xảy ra do thu hồi đất theo đúng các quy định của chính sách.


2. Hoạt động xây dựng

Tác động tiêu cực đến sức khỏe của người dân địa phương trong giai đoạn thi công

  1. Các hoạt động như vận chuyển vật liệu, vận hành máy móc sẽ tạo ra những tác động tạm thời đến chất lượng của môi trường xung quanh như không khí, nước và đất.

  2. Làm gia tăng tai nạn lao động, tai nạn giao thông, các bệnh liên quan đến hệ hô hấp, hệ đường ruột và mắt.

Mặc dù tiểu dự án đã có biện pháp để hạn chế ô nhiễm (bụi, khí thải, nước thải, dịch bệnh), tuy nhiên có những tác động tiềm tàng mà chúng ta không thể nhìn thấy ngay lập tức, vì vậy cần phải có các biện pháp để phát hiện sớm bệnh và nguồn bệnh. Cùng với Báo cáo đánh giá xã hội, Khung quản lý môi trường, xã hội và Chương trình y tế cộng đồng đã đưa ra các biện pháp giảm thiểu và ngăn ngừa những tác động tiêu cực.


  • Những tác động môi trường và xã hội xảy ra trong quá trình thực hiện tiểu dự án và được đề cập đến trong các tác động tiêu cực của dự án đã được xác định, đánh giá và đề xuất các biện pháp giảm thiểu theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường của tiểu dự án. Theo đó, trong thời gian thực hiện tiểu dự án, người sử dụng lao động đã cam kết: thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam cũng như các chính sách của Ngân hàng Thế giới về an toàn môi trường.

  • Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động môi trường được đề cập trong Chương 4 của Báo cáo này; Thực hiện Chương trình quản lý, giám sát môi trường của dự án được đề cập trong Chương 5 của Báo cáo này; Thực hiện các cam kết với cộng đồng được đề cập trong Chương 6. Người sử dụng lao động cũng cam kết đền bù và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường khi xảy ra rủi ro, sự cố môi trường trong quá trình thực hiện dự án để phục hồi môi trường theo các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường khi dự án kết thúc.

  • Khung quản lý môi trường & xã hội và Chương trình y tế cộng đồng kiểm soát và giảm thiểu dịch bệnh, ngăn ngừa nguồn bệnh.

3. Hoạt động phát triển và phục hồi rừng ven biển

Tác động đến môi trường và sức khỏe của người dân địa phương do sử dụng thuốc trừ sâu

Thuốc trừ sâu được dùng trong lâm nghiệp, vườn ươm cây giống hoặc các hoạt động trồng rừng và phục hồi rừng

Thuốc trừ sâu đã làm ô nhiễm gần như toàn bộ môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.

  • Các nhóm có nguy cơ cao tiếp xúc với thuốc trừ sâu gồm: công nhân sản xuất, người điều chế, người phun thuốc, người khuân vác và công nhân lâm trường.

  • Dư lượng thuốc trừ sâu được tìm thấy trong đất và không khí, nước bề mặt và nước ngầm trên khắp khu vực, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và môi trường.

  • Thuốc trừ sâu sử dụng cho trồng rừng và phục hồi rừng cần được ghi nhận được phép sử dụng trong lâm nghiệp, danh sách các khu vực thi công sẽ được nộp nếu có yêu cầu từ phía WB và Bộ Y tế.




Tác động tiêu cực đến các nhóm dễ bị tổn thương

Trong quá trình thực hiện dự án, các nhóm dễ bị tổn thương có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của dự án

Chương trình tập huấn/đào tạo về phát triển kinh tế hộ gia đình sẽ được thực hiện thông qua các chương trình cho vay có hiệu quả. Dự án sẽ hỗ trợ người tham gia vay vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua vòng quay vốn với lãi suất thấp của Ngân hàng Chính sách xã hội.


  • Một kế hoạch hành động giới là cần thiết để tạo điều kiện cho sự tham gia tối đa của phụ nữ, tạo các cơ hội mới cho phụ nữ tăng thu nhập, nhưng không làm tăng gánh nặng lên cuộc sống của họ, góp phần tăng vai trò và địa vị người phụ nữ trong vùng dự án. Để đảm bảo sự tham gia của các cộng đồng bị ảnh hưởng, thì các hộ gia đình, chính quyền và các tổ chức địa phương cần tuyên truyền, phổ biến thông tin về dự án; tư vấn lựa chọn các giải pháp kỹ thuật; dự đoán các tác động đến đất đai, thu nhập, tài sản nằm trên đất...

  • Khi có những tác động tiêu cực đến người dân tộc thiểu số, cần xác định, tránh, giảm thiểu những tác động này hoặc đền bù theo EMPF/EMDP.




4. Tác động đến các vấn đề xã hội

Các vấn đề làm nảy sinh tệ nạn xã hội

Công nhân nhập cư trong giai đoạn thi công có thể dẫn đến sự bất ổn xã hội, gia tăng xung đột giữa công nhân và người dân địa phương do sự khác biệt về thu nhập, việc làm, hành vi cư xử... Như vậy, công nhân sẽ rơi vào cái bẫy của tệ nạn xã hội.

Kiểm soát chặt chẽ những tác động bất lợi và các nguy cơ đối với cộng đồng; Chủ động phòng chống dịch bệnh phát sinh trong giai đoạn thi công; Đồng thời, phản ứng kịp thời và có hiệu quả trước sự bùng nổ dịch bệnh; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến và giáo dục sức khỏe cho người dân và chính quyền địa phương về các nguy cơ dịch bệnh tiềm ẩn phát sinh trong quá trình thi công tiểu dự án.

  • Một hệ thống quản lý hiệu quả - theo đó công nhân dự án được quản lý tốt để đảm bảo rằng không có xung đột nào giữa công nhân dự án và người dân địa phương – sẽ được thực hiện bởi nhà thầu và được giám sát bởi BQLDATW.

.

HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác

Sự gia tăng lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, đặc biệt là lây nhiễm qua mại dâm, là những nguy cơ gắn liền với các dự án thi công công trình có quy mô lớn. Những ảnh hưởng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi có một số lượng lớn công nhân di chuyển đến và tạm trú trong khu vực dự án.

  • Tổ chức các chương trình đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về HIV/ AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác gây ra bởi công nhân thi công công trình, đặc biệt là cho phụ nữ, bé gái và các nhóm dân tộc thiểu số.




  • Cần triển khai các cơ chế giám sát dựa vào cộng đồng để giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn và an ninh cho cộng đồng. Nhóm giám sát dựa vào cộng đồng có thể xử lý hiệu quả những nguy cơ này.

  • Cần thực hiện một kế hoạch hành động giới, bao gồm cả chương trình phòng chống HIV/AIDS.





tải về 3.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương