Ban quản lý CÁc dự Án lâm nghiệP


Cơ chế giải quyết khiếu nại



tải về 3.22 Mb.
trang13/25
Chuyển đổi dữ liệu20.10.2017
Kích3.22 Mb.
#33829
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   25

4.8. Cơ chế giải quyết khiếu nại


  1. Người bị ảnh hưởng có quyền khiếu nại các vấn đề có liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện dự án, nhưng không giới hạn với những việc như: chính sách đền bù, đơn giá, việc thu hồi đất và các chế độ khác liên quan đến chương trình hỗ trợ khôi phục cuộc sống. Cơ chế khiếu nại như vậy phải tính đến sự sẵn có của quyền đòi tư pháp, cộng đồng và cơ chế giải quyết tranh chấp truyền thống. Tất cả các khiếu nại sẽ được ghi nhận, công nhận và xử lý bởi các cơ quan chức năng ở tất cả các cấp.

  2. Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ... được huy động tham gia tích cực vào quá trình giải quyết khiếu nại, thắc mắc. Người bị ảnh hưởng có thể báo cáo khiếu nại của họ cho các đơn vị chịu trách nhiệm trực thuộc UBND cấp huyện, xã/phường. Cơ quan thực hiện phải đảm bảo giao cho nhân viên trong các đơn vị này có trách nhiệm làm việc trong dự án và duy trì toàn bộ hệ thống báo cáo. Dự án đảm bảo hỗ trợ giải thích hữu hiệu trong trường hợp người bị ảnh hưởng có khó khăn trong giao tiếp bằng tiếng Việt. Theo sự sắp xếp nói trên, thủ tục khiếu nại sẽ bao gồm 4 bước sau:

Bước 1: Người nào không hài lòng với bất kỳ nội dung nào của chương trình phục hồi kinh tế và bồi thường có thể báo cáo bằng lời nói và bằng văn bản cho UBND xã. UBND xã sẽ chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại trong vòng 30 ngày thông qua kiểm tra, xác định và đề nghị các cơ quan cấp trên.

Bước 2: Sau ngày hết hạn nếu không có thỏa thuận hoặc hòa giải nào được hình thành giữa người bị ảnh hưởng và UBND xã hoặc không có câu trả lời từ UBND xã, người bị ảnh hưởng có thể khiếu nại đến UBND huyện. UBND huyện sẽ đưa ra quyết định trong vòng 30 ngày sau khi nhận được khiếu nại.

Bước 3: Nếu sau ngày hết hạn, nếu không có thỏa thuận hoặc hòa giải nào được hình thành giữa người bị ảnh hưởng và UBND huyện hoặc không có câu trả lời từ UBND huyện, người bị ảnh hưởng có thể trình lên các cơ quan có trách nhiệm thuộc UBND tỉnh, tỉnh sẽ đưa ra quyết định trong vòng 45 ngày sau khi nhận được khiếu nại.

Bước 4: Nếu người bị ảnh hưởng không hài lòng với quyết định của UBND tỉnh, họ có thể trình vụ việc lên Tòa án Nhân dân huyện để giải quyết.

  1. Người bị ảnh hưởng sẽ được miễn toàn bộ phí hành chính và phí pháp lý cho việc khiếu nại. Tất cả các truy vấn, đề xuất, khiếu nại và giải quyết của người bị ảnh hưởng cần được ghi lại và lưu vào máy tính để dễ dàng cho việc theo dõi hàng tháng. Quyết định về việc giải quyết khiếu nại cần được gửi cho người bị ảnh hưởng có khiếu nại và các bên liên quan, và cần được niêm yết tại trụ sở của UBND xã nơi đơn khiếu nại được giải quyết. Sau 3 ngày, phải có quyết định/kết quả giải quyết khiệu nại tại cấp xã/phường và sau 7 ngày tại cấp huyện.

  2. Tại thời điểm bắt đầu thực hiện dự án, Ban giải quyết khiếu nại sẽ được thành lập từ cấp xã đến cấp tỉnh với cơ cấu tổ chức gồm có đại diện của các phòng ban có liên quan, đại diện của các tổ chức đoàn thể, hội phụ nữ và ban dân tộc. Ở cấp xã, cơ cấu tổ chức của Ban giải quyết khiếu nại sẽ dựa trên cơ chế giải quyết khiếu nại hiện có và do lãnh đạo UBND xã chủ trì. Các khiếu nại sẽ được giải quyết theo đúng cơ chế và thủ tục khiếu nại; với nguồn lực sẵn có của địa phương, các xung đột về vấn đề an toàn cũng như các vấn đề khác trong quá trình thực hiện dự án sẽ được giải quyết. Dựa trên cấu trúc này, các tổ chức dựa vào cộng đồng sẽ hỗ trợ trong giai đoạn chuẩn bị dự án, thiết kế dự án, triển khai dự án và sau khi hoàn thành dự án. Cơ chế giải quyết khiếu nại sẽ được áp dụng cho những người, nhóm người bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi dự án, cũng như những người quan tâm tới dự án, và/hoặc có khả năng tác động tích cực hoặc tiêu cực đến kết quả của dự án.


PHẦN V: TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN



5.1. Tác động tích cực tiềm năng của dự án


  1. Kết quả tham vấn các cộng đồng thuộc 8 tỉnh dự án và kết quả tham vấn người dân tộc thiểu số vùng dự án bước đầu cho thấy dự án đề xuất sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương, trong đó có người dân tộc thiểu số. Một số tác động tích cực dự kiến của dự án đến người dân địa phương và người dân tộc thiểu số được xác định như sau:

  1. Trồng và bảo vệ rừng ven biển góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất lâm nghiệp trong khu vực;

  2. Lồng ghép phát triển các mô hình nông lâm đảm bảo an ninh lương thực trước sức ép gia tăng dân số, các biến động bất lợi của thời tiết và sự không ổn định của thế giới nói chung, và;

  3. Cải thiện môi trường sinh thái cũng như nguồn thủy sản ven biển.

  1. Những tác động tích cực tiềm năng của dự án đối với các hộ gia đình sống trong khu vực dự án được trình bày trong các tiểu mục sau theo mục tiêu cụ thể của dự án. Các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường của các hợp phần dự án cũng được mô tả trong bảng dưới dây.

Bảng 31. Các lợi ích tiềm năng và chỉ số đo lường hiệu quả của dự án

Hợp phần dự án

Lợi ích tiềm năng của dự án

Hợp phần 1:

Quản lý hiệu quả rừng ven biển



Lợi ích kinh tế:

  • Thu nhập của chủ rừng tăng lên thông qua tiến trình cấp chứng chỉ rừng.

  • Thu nhập từ việc sản xuất cây giống cung cấp cho hoạt động trồng rừng.

  • Thu nhập từ việc kinh doanh gỗ có chu kỳ dài ngày.

  • Thu nhập từ các mô hình lâm nghiệp công nghệ cao.

Lợi ích môi trường:

  • Tăng khả năng tích lũy và hấp thụ các-bon từ việc kinh doanh gỗ có chu kỳ dài ngày.

Lợi ích xã hội:

  • Xây dựng năng lực về triển khai PFES, REDD + và quản lý rừng bền vững cho cán bộ và người dân.

Hợp phần 2: Phát triển và phục hồi rừng ven biển

Tiểu hợp phần 2.1:

Trồng và bảo vệ các diện tích rừng ven biển mục tiêu



Lợi ích kinh tế:

  • Thu nhập từ các hoạt động trồng, phục hồi, cải tạo và bảo vệ rừng ven biển.

Lợi ích môi trường:

  • Tăng khả năng tích lũy và hấp thụ các-bon thông qua trồng, phục hồi và bảo vệ rừng ven biển (rừng ngập mặn và rừng trên cạn).

  • Giảm thiểu rủi ro thiên tai thông qua các diện tích rừng phòng hộ ven biển;

  • Giảm thiểu suy thoái rừng/xói mòn đất;

Tiểu hợp phần 2.2:

Tăng cường khả năng chống chịu của rừng ven biển



Lợi ích kinh tế:

  • Tăng thu nhập cho người dân địa phương thông qua việc cải tạo các công trình cơ sở hạ tầng.

Lợi ích môi trường:

  • Giảm thiểu rủi ro thiên tai bằng cách cải tạo các công trình cơ sở hạ tầng.

Hợp phần 3: Tạo ra các lợi ích bền vững từ rừng ven biển

Tiểu hợp phần 3.1:

Các gói đầu tư tạo ra lợi ích từ rừng ven biển



Lợi ích xã hội:

  • Tăng cường năng lực và khả năng của người dân địa phương và các tổ chức cộng đồng trong quản lý hợp đồng.

Lợi ích kinh tế:

  • Tăng thu nhập từ các hoạt động sinh kế thông qua các mô hình phát triển sinh kế.

Lợi ích môi trường:

  • Giảm ô nhiễm môi trường do nuôi trồng thủy sản sinh thái trong rừng ngập mặn.

Tiểu hợp phần 3.2:

Các công trình cơ sở hạ tầng sản xuất theo yêu cầu



Lợi ích kinh tế

  • Thu nhập từ Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (Chi trả dịch vụ môi trường rừng).

Lợi ích xã hội:

  • Nâng cao năng lực của hợp tác xã và thành lập liên minh các hợp tác xã để hỗ trợ phát triển kinh tế vùng ven biển.

Hợp phần 4:

Quản lý, giám sát và đánh giá dự án



Lợi ích xã hội:

  • Xây dựng năng lực cho cán bộ ở tất cả các cấp và người dân trong vùng dự án

  • Thúc đẩy quản lý rừng hiệu quả ở các vùng ven biển

5.1.1. Tác động đến nền kinh tế


  1. Một khi dự án được hoàn thành và đi vào vận hành sẽ tạo ra những lợi ích kinh tế và xã hội sau:

  1. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và thay đổi sinh kế của người dân bản địa theo hướng các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản có quy mô lớn hơn như nuôi ngao, hàu và tôm; nâng cao năng suất nuôi trồng, mang lại nguồn lợi thuỷ hải sản bền vững có giá trị kinh tế cao;

  2. Phát triển các loại hình sinh kế mới bền vững, có tác động tốt đến môi trường như phát triển du lịch sinh thái hoặc phát triển kinh tế xanh;

  3. Đẩy mạnh các hoạt động du lịch sinh thái tạo thu nhập ổn định cho người dân địa phương;

  4. Duy trì hệ sinh thái rừng ngập mặn đã được khai thác từ lâu đời để làm vật liệu xây dựng, hầm than, củi đun, thức ăn, mật ong và thảo dược. Về lâu dài, điều này sẽ làm ổn định và làm tăng thu nhập, do đó cải thiện kinh tế của hộ gia đình;

  5. Giao trách nhiệm quản lý rừng cho cộng đồng địa phương và cung cấp kinh phí cho các hộ gia đình tham gia quản lý và bảo vệ rừng, từ đó làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình ở địa phương;

  6. Nâng cấp, sửa chữa các công trình nông thôn quy mô nhỏ để tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý và bảo vệ rừng, nâng cao năng suất nông nghiệp, cải thiện thu nhập, thu hút lao động địa phương và các tác động khác; đồng thời để phục vụ hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Do các công trình cơ sở hạ tầng ở quy mô nhỏ (chòi canh, đường lâm sinh…) nên gần có rất ít các tác động tiêu cực đến đời sống xã hội của người dân địa phương;

  7. Tiểu dự án nâng cấp, phục hồi các công trình đường giao thông liên xã sẽ tạo cơ hội giúp người dân địa phương, đặc biệt là phụ nữ tiết kiệm thời gian đi lại, dễ dàng di chuyển và tiếp cận thị trường;

  8. Tiểu dự án nâng cấp, sữa chữa hệ thống đê điều là tiền đề củng cố, phát triển các giải pháp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai bão lụt, hỗ trợ phát triển rừng ven biển;

  1. Kết quả khảo sát và tham vấn cộng đồng cũng đã cho thấy hiệu quả của việc giao rừng cho cộng đồng nông thôn quản lý. Ở nhiều nơi, rừng cộng đồng được bảo vệ và phát triển tốt hơn, hầu như rừng không bị chặt phá, do không có xâm hại nên rừng ngày càng tăng trưởng, chất lượng rừng ngày càng được nâng cao. Nhận thức của người dân về vai trò, lợi ích của rừng cộng đồng cũng có sự thay đổi có lợi cho việc quản lý vào bảo vệ rừng. Nhờ đó mà hạn chế được hiện tượng xói mòn, sạt lở núi; bảo đảm an ninh lương thực; đảm bảo nguồn nước cho các hoạt động sản xuất và du lịch sinh thái ở các thị trấn vùng đồng bằng.

5.1.2. Tác động đến môi trường


  1. Tăng khả năng tích lũy và hấp thụ các-bon từ hoạt động trồng rừng, phục hồi và bảo vệ rừng ven biển (rừng ngập mặn và rừng trên cạn);

  2. Giảm thiểu các rủi ro thiên tai thông qua các diện tích rừng phòng hộ ven biển;

  3. Giảm thiểu suy thoái rừng/xói mòn đất.

5.1.3. Tác động đến các nhóm người dễ bị tổn thương


a. Nhóm dân tộc thiểu số

  1. Dựa vào kết quả khảo sát hiện trường, các hộ dân tộc thiểu số sống trong khu vực dự án (bao gồm cả các cộng đồng bị ảnh hưởng và các đối tượng hưởng lợi) mong muốn rằng:

  1. Trồng và bảo vệ rừng ven biển sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất lâm nghiệp; lồng ghép phát triển các mô hình nông lâm đảm bảo an ninh lương thực trước sức ép gia tăng dân số và biến đổi khí hậu. Những hành động này cũng góp phần cải thiện môi trường sinh thái và các hoạt động sinh kế có liên quan;

  2. Các tác động tích cực tiềm năng của dự án mang lại lợi ích cho các hộ gia đình sống trong vùng dự án.

b. Khía cạnh về giới

  1. Theo phân tích các cuộc phỏng vấn chuyên sâu, phụ nữ có khả năng tham gia vào các hoạt động trồng/phục hồi rừng và bảo vệ rừng, do đó họ có cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội cũng như tăng thêm thu nhập. Sau này, thu nhập tăng thêm có thể được sử dụng để đầu tư sản xuất hoặc dành cho việc học của con cái họ. Do đó, sẽ giảm bớt gánh nặng cho phụ nữ, tăng cường sự hòa nhập và sự tham gia của phụ nữ vào quá trình ra quyết định trong gia đình và trong cộng đồng.

c. Các nhóm khác

  1. Dự án cần triển khai công nhận hộ nghèo một cách phù hợp và chú ý đến các nhóm dễ bị tổn thương nhất để đảm bảo rằng phúc lợi của họ được quan tâm nhiều nhất trong dự án; tăng cường các hoạt động xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm này tham gia vào quá trình lập kế hoạch, thiết kế và thực hiện các tiểu dự án; đảm bảo các lợi ích tối ưu mà họ nhận được từ dự án trong điều kiện hiện tại, đồng thời làm giảm những ảnh hưởng bất lợi lên các nhóm này.


tải về 3.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương