Ban quản lý CÁc dự Án lâm nghiệP


PHỤ LỤC 6: TÓM TẮT KẾT QUẢ THAM VẤN



tải về 3.22 Mb.
trang19/25
Chuyển đổi dữ liệu20.10.2017
Kích3.22 Mb.
#33829
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   25

PHỤ LỤC 6: TÓM TẮT KẾT QUẢ THAM VẤN


Vào tháng 8 và 9/2016, các chuyên gia đã tiến hành tư vấn, tư vấn trước và tư vấn rộng rãi với đầy đủ thông tin về dự án. Các phương pháp được thực hiện phù hợp với cộng đồng địa phương và các dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng. Các mối lo ngại của các nhóm dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt là người nghèo, không có đất, người già, phụ nữ và trẻ em, được chú trọng xem xét.

Mục đích tham vấn: (i) Thông tin về dự án, bao gồm: Thông tin chung, phạm vi dự án, các hợp phần của dự án, các hoạt động chính của dự án, các tác động tích cực, các tác động tiêu cực và các biện pháp giảm thiểu, kế hoạch của dự án; (ii) Tình hình quản lý rừng ven biển hiện tại và sự đồng nhất với các hướng dẫn trồng, phục hồi và bảo vệ rừng của dự án; (iii) Đời sống hiện tại của người dân và đề xuất các hoạt động sinh kế hiệu quả; (iv) Các cơ sở hạ tầng và lâm sinh nông thôn cần dự án đầu tư, các tác động tiềm năng; (v) Dự án hỗ trợ các chính sách và bồi thường khi có ảnh hưởng, cơ chế khiếu nại; (vi) Tình hình rà phá bom mìn tại khu vực hiện tại của dự án phải được xem xét trước khi thực hiện các hoạt động của dự án.

Đối tượng tham vấn: UBND các tỉnh và các Sở liên quan; UBND các xã và các tổ chức liên quan; các hộ gia đình và nhóm hộ gia đình, gồm: người nghèo, người có mức sống trung bình, người có công việc tốt, phụ nữ độc thân, dân tộc thiểu số; các Ban quản lý rừng phòng hộ, các Chi cục kiểm lâm.

Nội dung và các vấn đề quan trọng trong quá trình tham vấn:

  • Thông tin dự án

  • Tình hình kinh tế xã hội, môi trường, quản lý và bảo vệ rừng hiện nay, các vấn đề cần được đầu tư có liên quan đến quản lý rừng ven biển, sinh kế, cơ sở hạ tầng nông thôn, các vấn đề được ban hành, v.v…;

  • Sự đồng thuận và hoan nghênh của người dân địa phương dành cho dự án; xác định những tác động có thể ảnh hưởng tới kinh tế xã hội và môi trường ở khu vực dự án.

  • Các cá nhân và tổ chức hiện đang sở hữu và quản lý rừng ven biển, lợi ích và mâu thuẫn giữa các bên có thể xảy ra trong khi thực hiện dự án, đề xuất các giải pháp.

  • Các hoạt động sinh kế hiện tại của người dân và đề xuất các hoạt động hiệu quả; Cơ sở hạ tầng nông thôn và lâm sinh cần dự án đầu tư, các tác động có thể xảy ra; Dự án hỗ trợ các chính sách và bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng; Tình hình rà phá bom mìn tại khu vực hiện tại của dự án phải được xem xét trước khi thực hiện các hoạt động của dự án.

  • Các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, như thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư, môi trường, v.v…

  • Những ảnh hưởng tới cộng đồng dân tộc thiểu số, nhóm người dễ bị ảnh hưởng như người nghèo, không có đất, người già, phụ nữ và trẻ em.

Tóm tắt quá trình tham vấn

STT

Tỉnh, huyện

Thành phần

Ngày tham vấn

I

Tỉnh Quảng Ninh







1

Tham vấn Sở NN&PTNT, UBND huyện Tiên Yên và thành phố Móng Cái.




17-18/8/2016

  • Hoàng Công Đãng: Phó Giám đốc Sở NN&PTNT

  • Bùi Xuân Hiền: Giám đốc Dự án trồng rừng Việt – Đức

  • Hoàng Công Dũng: Sở NN&PTNT

  • Lê Đức Thành: Trưởng phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Yên

  • Nguyễn Ngọc Dũng: Phó phòng Phòng Tài chính UBND Móng Cái

  • Lê Thanh Nhàn: Chủ tịch Hội Phụ nữ Móng Cái

  • Nguyễn Thị Kim Ngân: Hội Phụ nữ, huyện Tiên Yên

  • Vi Văn Nam: Phòng Dân tộc, huyện Tiên Yên

  • Đại diện của các cơ quan, ban ngành có liên quan.

Tóm tắt kết quả:

Sở NN&PTNT:

  • Hầu hết các rừng ngập mặn ở Quảng Ninh vẫn đang do xã và BQLRPH theo dõi. Dự án đề xuất tái phân bổ rừng cho cộng đồng vì việc triển khai thực tế tại xã Đồng Rui đã cho thấy kết quả tốt. Không nên giao rừng ngập mặn cho các cá nhân vì các mâu thuẫn rất dễ xảy ra giữa các hộ gia đình.

  • Việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn và bảo vệ rừng do dự án đề xuất không dẫn đến tình trạng thu hồi đất và tái định cư vì chúng được xây dựng tại khu vực sẵn có và quy mô xây dựng nhỏ. Nếu có trường hợp thu hồi đất (vườn) trong quá trình thực hiện dự án, chính quyền địa phương sẽ khuyến khích tặng đất từ các hộ gia đình.

  • Thu nhập chính của người dân là từ nông nghiệp và ngư nghiệp.

  • Mọi người rất hoan nghên dự án và mong chờ dự án triển khai vì rừng ven biển và rừng ngập mặn rất quan trọng đối với họ.

  • Cây giống: Các doanh nghiệp cần được khuyến khích để sản xuất cây giống vì dự án sẽ mua cây giống để trồng rừng. Điều này có thể đảm bảo chất lượng cây giống.

Huyện Tiên Yên và Thành phố Móng Cái

  • Hiện nay, chính quyền địa phương chưa giao đất cho người dân quản lý. Nếu dự án và chính quyền quyết định giao đất, UBND và người dân sẵn sàng đồng ý.

  • Thôn 1 và 2, xã Hải Tiến đã tiên phong trong việc giao lại đất cho cộng đồng trong 2 năm. Kết quả sơ bộ cho thấy tính hiệu quả của mô hình vì rừng phát triển tốt và được kết hợp tốt với nuôi trồng thủ sản. Việc quản lý và thực hiện phù hợp với người dân và các quy định, Hội đồng Quy chế đã được thành lập.

  • Mô hình thực hiện hiện nay gồm:

+ Nuôi tôm quảng canh và nuôi cua: Tuy nhiên nuôi tôm đang gặp khó khăn, theo khảo sát, chỉ có 50% hộ gia đình có lợi nhuận.

+ Ngao: Giá trị kinh tế cao, rủi ro thất nhưng nguồn ra gặp phải khó khăn.



  • Sẽ rất tốt nếu dự án có thể hỗ trợ người dân phát triển sinh kế, tuy nhiên các mô hình mới cần phải được phân tích kỹ càng và tập huấn trước khi áp dụng.

  • Nhu cầu vay vốn tín dụng là rất cao do thiếu nguồn đầu tư. Hy vọng dự án có thể cho vay tín dụng với lãi suất thấp, như thế người dân có thể đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

  • Tỷ lệ người dân tộc thiểu số ở dự án không cao, khoảng 2.000 người, hầu hết tập trung ở xã Quảng Nghĩa và Hải Hòa, chủ yếu là người Dao, Tày, Hoa.

  • Mọi người rất hoan nghênh và mong chờ dự án triển khai.

2

Ban quản lý rừng phòng hộ Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Nguyễn Danh Đức – Giám đốc BQLRPH

18/8/2016

  • Hiện nay BQLRPH Thành phố Móng Cái đang quản lý 1.293 ha rừng ngập mặn. Nếu dự án và chính quyền có kế hoạch giao lại rừng cho cộng đồng, BQL sẵn sàng hỗ trợ và phối hợp với người dân để đảm bảo bảo vệ tốt rừng.

  • Rủi ro: Sau khi giao lại rừng, người dân sẽ sử dụng rừng vào những mục đích khác. Do đó, cần phải phổ biến rõ ràng các quy định và quy ước.

  • Hiện nay, kinh phí từ tỉnh chi cho quản lý và bảo vệ rừng còn hạn chế, chỉ được 10% nhu cầu, số còn lại BQL phải tự chi. Dù diện tích rừng lớn, nhưng nguồn nhân lực lại eo hẹp. Do đó, sẽ rất tốt nếu dự án có thể hỗ trợ kinh phí cho người dân địa phương trong việc bảo vệ rừng.

  • Các tác động của dự án: Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

  • Đề xuất dự án cung cấp cho BQLRPH kinh phí, phương tiện tuần tra, chòi canh và bảng tin.

  • BQLRPH sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm và kinh nghiệm cũng như kỹ thuật cho người dân về trồng, giám sát và quản lý rừng.

3

Xã Vạn Ninh và Đồng Rui, tỉnh Quảng Ninh




19/8/2016

  • Bùi Xuân Trường: Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Ninh

  • Vũ Hoàng Tuấn: Cán bộ UBND xã Vạn Ninh

  • Phạm Thị Tần: Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Vạn Ninh

  • Bùi Văn Tú: Trưởng thôn

  • Phạm Văn Hải: Chủ tịch UBND xã Đồng Rui

  • Kiều Văn Nguyệt: Hội Nông dân, xã Đồng Rui

  • Đại diện của các cơ quan, ban ngành có liên quan.

Tóm tắt kết quả:

  • Hiện nay xã Vạn Ninh chỉ đang quản lý 80 ha trong tổng số 1.675 ha rừng ngập mặn. Phần còn lại do BQL giám sát. Nếu dự án và chính quyền có kế hoạch giao lại rừng cho cộng đồng, xã Vạn Ninh sẵn sàng hỗ trợ.

  • Là một xã nghèo, Vạn Ninh thiếu nguồn đầu tư cho các cơ sở hạ tầng nông thôn và lâm sinh. Các cơ sở hạ tầng hiện nay đã xuống cấp nhiều, kể cả nhà trẻ và các trường tiểu học.

  • Các công trình dự án đề xuất không yêu cầu giải phóng mặt bằng và tái định cự. Nếu cần phải thu hồi đất, xã sẽ khuyến khích các hộ gia đình tặng đất. Kinh nghiệm cho thấy rằng người dân tham gia các dự án trước sẵn sàng tặng đất để xây dựng.

  • Mô hình sản xuất nông nghiệp hiện nay tại xã chủ yếu là nuôi trồng thủy sản (tôm, cua) và chăn nuôi gà, lợn. Tuy nhiên nguồn ra không ổn định do phụ thuộc vào người buôn bán, do đó hy vọng dự án hỗ trợ xây dựng một chuỗi giá trị cho người dân.

  • Đối với xã Đồng Rui, đời sống của người dân chủ yếu phụ thuộc đánh bắt hải sản dưới tán rừng, chăn nuôi vịt và trồng khoai lang trong cát. Ngoài ra, có một số dự án thủy sản đang được lên kế hoạch. Đồng Rui có mô hình du lịch sinh thái. Rừng ngập mặn ở đây do người dân bảo vệ.

  • Hiện nay, người dân đang thiếu nguồn đầu tư. Hy vọng dự án có thể cho vay tín dụng với lãi suất thấp để người dân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

  • Tỷ lệ các hộ gia đình dân tộc thiểu số trong xã rất thấp (dưới 10). Họ kết hôn với người dân địa phương.

  • Phụ nữ độc thân gặp khó khăn có khoảng 26 người, ví dụ: không có nhà ở thường trú, bệnh tật, v.v… Hy vọng dự án sẽ có những chính sách hỗ trợ họ.

  • Người dân sẵn sàng hỗ trợ dự án.

4

Tham vấn các hộ gia đình ở xã Vạn Ninh và Đồng Rui

Tổng cộng 36 hộ, 19 hộ ở xã Vạn Ninh, 17 hộ ở xã Đồng Rui

19 - 20/8/2016

  • Người dân đồng ý với dự án về việc giao lại rừng cho cộng đồng vào mục đích trồng, bảo vệ và phục hồi, trong đó họ có thể khai thác nguồn lợi thủy sản dưới tán rừng.

  • Hy vọng dự án hỗ trợ cây giống và tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản và làm vườn cũng như phát triển sản xuất và nâng cao điều kiện sống.

  • Hiện nay đang thiếu phòng học cho học sinh, đường bị hư hỏng, nhiều nơi thậm chí không có đường đạt chất lượng. Do đó, hy vọng dự án sẽ đầu tư và giảm bớt khó khăn cho người dân.

  • Sản xuất thủy sản đang được bán với giá rất thấp, quy trình chế biến và bảo quản còn kém. Hy vọng dự án sẽ giúp người dân nâng cao kỹ thuật chế biến và bảo quản cũng như tìm kiếm nguồn ra cho sản phẩm.

  • Nếu các cơ sở hạ tầng và công trình lâm sinh nông thôn của dự án phải thu hồi một phần nhỏ đất, những người nông dân sẵn sàng tặng đất.

  • Người dân rất cần đầu tư. Sẽ rất tốt nếu dự án có thể cho người dân vay tín dụng với lãi suất thấp.

II

Tỉnh Nghệ An







1

Tham vấn Sở NN&PTNT, UBND huyện Diễn Châu




5 - 6/9/2016

  • Nguyễn Tiến Lâm: Phó Giám đốc Sở NN&PTNT

  • Nguyễn Khắc Hải: Chi cục Kiểm lâm

  • Nguyễn Công Sơn: Giám đốc BQLRPH Nghi Lộc

  • Phan Xuân Vinh: Phó Chủ tịch UBND huyện Diễn Châu

  • Phan Thị Hương: Phòng NN&PTNT, huyện Diễn Châu

  • Đậu Thị Nga: Hội Phụ nữ, huyện Diễn Châu

  • Đại diện của các cơ quan, ban ngành có liên quan.

Tóm tắt kết quả:

  • Nghệ An sẵn sàng hoan nghênh dự án và mong chờ dự án triển khai. Cán bộ trình độ cao của tỉnh và các phương tiện sẵn sàng được bàn giao cho dự án. Người dân rất vui.

  • Rừng ngập mặn cần phải đạt chất lượng tốt để có thể phát triển ở đây. Cần phải nghiên cứu cây dừa để trồng dọc bờ biển. Nghệ An có thể đảm bảo cây giống vì tỉnh có hơn 30 đơn vị có thể cung cấp cây giống.

  • Sau khi giao lại rừng cho cộng đồng, nếu có bất kỳ tình trạng lạm dụng, huyện sẽ thu hồi rừng và bàn giao cho đối tượng khác.

  • Hiện nay, một số khu vực đang phát triển ngành du lịch ven biển gây ra các tác động tiêu cực cho rừng do làm giảm diện tích rừng. Các giải pháp cho vấn đề này đang được xây dựng.

  • Hỗ trợ sinh kế cho những vùng ven biển từ đây có tác dụng: điều kiện tự nhiên thuận lợi, chất lượng đất tốt, nguồn nhân lực trẻ dồi dào. Sinh kế nên được hỗ trợ theo 3 nhóm: các hộ gia đình và cộng đồng; thôn; phúc lợi cộng đồng.

  • Quá trình rà phá bom mìn: nên thực hiện ở các khu vực mới thay vì khu vực hiện tại.

  • Đối với cơ sở hạ tầng: Quá trình giải phóng mặt bằng và tái định cư là không cần thiết. Sẽ không chọn các khu phải giải phóng mặt bằng để xây dựng.

2

Xã Diễn Ngọc và Diễn Thành, tỉnh Nghệ An

Hồ Thị Tâm: Chủ tịch UBND xã Diễn Thành

Nguyễn Văn Dũng: Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Ngọc




7/9/2016

  • Xã Diễn Thành đang quy hoạch 110 ha làm các khu du lịch ven biển, do đó diện tích rừng đã giảm. Ở khu vực rừng phòng hộ, hiện có một số hộ gia đình sử dụng rừng sai cách: Họ trồng cây nông nghiệp đan xen với rừng.

  • Người dân sẵn sàng hoan nghên dự án và đồng ý với kế hoạch giao lại rừng cho người dân quản lý và bảo vệ.

  • Cả hai xã đều thiếu phòng học cho trường tiểu học cũng như đường xá và hệ thống thủy lợi. Việc xây dựng không cần phải giải phóng mặt bằng, tái định cư và thu hồi đất.

  • Đề xuất các chính sách hợp lý để bảo vệ và quản lý rừng tốt hơn nhằm ép người dân không sử dụng rừng sai mục đích.

  • Kỹ thuật cho mô hình rau sạch là cần thiết để tăng thu nhập và đảm bảo an toàn thực phẩm cho cộng đồng.

  • Đầu tư là cần thiết, do đó hy vọng dự án có thể cho vay tín dụng với lãi suất thấp.

3

Tham vấn các hộ gia đình ở xã Diễn Ngọc và Diễn Thành, tỉnh Nghệ An

Tổng cộng 52 hộ, 30 hộ ở xã Diễn Ngọc, 22 hộ ở xã Diễn Thành

8/9/2016

  • Người dân đồng ý với dự án và kế hoạch giao lại rừng cho cộng đồng địa phương trồng, phục hồi và bảo vệ, theo đó họ được phép khai thác sản xuất thủy sản.

  • Hy vọng dự án hỗ trợ và tập huấn kỹ thuật chế biến và bảo quản hải sản, cũng như tăng giá thành sản phẩm.

  • Các trường tiểu học ở cả 2 xã đều thiếu phòng học, ở nhiều nơi đường xá hư hỏng. Người dân đang mong chờ sự giúp đỡ từ dự án.

  • Người dân sẵn sàng tặng đất (nếu cần) để thực hiện dự án, cần phải giám sát cộng đồng trong quá trình thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng xây dựng.

  • Vẫn còn những hộ gia đình cần được giúp đỡ như: người nghèo, phụ nữ độc thân, các hộ gia đình thiếu đất sản xuất, v.v… Hy vọng dự án sẽ giúp họ. Hai xã không có hộ gia đình dân tộc thiểu số nào.

  • Hai xã rất cần đầu tư nên hy vọng dự án có thể cho vay tín dụng với lãi suất thấp.

III

Tỉnh Thanh Hóa




1

Tham vấn Sở NN&PTNT, Chi cục Lâm nghiệp, UBND huyện Tĩnh Gia

9/9/2016

  • Phạm Chí Dũng: Phó Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Thanh Hóa

  • Trịnh Quốc Tuấn: Chuyên viên Chi cục Lâm nghiệp Thanh Hóa

  • Lê Thế Kỷ: Phó Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia

  • Mai Văn Châu: Trưởng phòng Nông nghiệp, UBND huyện Tĩnh Gia

  • Nguyễn Thanh Phong: Phó Giám đốc BQLRPH

  • Lương Thị Nhung: Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Tĩnh Gia

  • Đại diện của các cơ quan, ban ngành có liên quan.

Tóm tắt kết quả:

  • Thanh Hóa có 102 km đường bờ biển và một số chương trình trồng rừng của tỉnh dù quy mô nhỏ do thiếu kinh phí. Người dân sẵn sàng ủng hộ dự án và mong chờ dự án triển khai, tuy nhiên cần phải làm rõ các cơ chế hỗ trợ.

  • Khu vực ven biển của Thanh Hóa có rất ít dân tộc thiểu số. Dù thế các hoạt động hỗ trợ vẫn được tiến hành.

  • Hiện nay, tỉnh đang có kế hoạch cụ thể để nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch ở vùng ven biển, do đó sẽ không nảy sinh mâu thuẫn giữa các nhóm, tuy nhiên khu vực nuôi trồng thủy sản kém sẽ được chuyển sang trồng rừng.

  • Việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và dịch vụ không yêu cầu thu hồi đất và tái định cư, mà được thực hiện tại khu đất có sẵn với quy mô nhỏ.

  • Kỹ thuật cho mô hình rau sạch là cần thiết để tăng thu nhập và đảm bảo an toàn thực phẩm cho cộng đồng.

  • Ở Hậu Lộc, người dân đang cho tàu thuyền neo đậu ở đường bờ biển do những con kênh quá nông để có thể đậu. Hy vọng dự án sẽ đầu tư nạo vét kênh để trả lại đường bờ biển cho trồng rừng.

  • Cây giống: Tỉnh đã chuẩn bị cho dự án.

  • Quá trình rà phá bom mìn cần được tiến hành trước khi thực hiện dự án do khu vực này có nhiều bom mìn. Dự án Jica đã thực hiện ở một số khu vjwc nhưng nhiều nơi vẫn cần phải xem xét.

  • Quá trình đánh giá và phân tích kinh tế xã hội và môi trường cần được tiến hành để đề xuất các biện pháp giảm thiểu.

2

Xã Hải Ninh và Xuân Lâm, tỉnh Thanh Hóa

Lê Đình Thắng: Chủ tịch UBND xã Hải Ninh

Phạm Đức Bình: Chủ tịch UBND xã Xuân Lâm



Đại diện của các cơ quan, ban ngành có liên quan.

10/9/2016

  • Người dân đồng ý với dự án và kế hoạch giao lại rừng cho cộng đồng địa phương trồng, phục hồi và bảo vệ.

  • Hải Ninh là xã nghèo, hiện có hơn 3 ha rừng ngập mặn và 8 ha đất bùn do chính quyền địa phương quản lý. Nhưng người dân sẵn sàng nhận rừng để trồng và quản lý. Rừng phi lao đã được giao cho cộng đồng quản lý và khai thác.

  • Hy vọng dự án hỗ trợ và tập huấn kỹ thuật chế biến và bảo quản hải sản, cũng như tăng giá thành sản phẩm.

  • Các trường tiểu học ở cả 2 xã đều thiếu phòng học, ở nhiều nơi đường xá hư hỏng. Người dân đang mong chờ sự giúp đỡ từ dự án. Người dân sẵn sàng tặng đất (nếu cần) để thực hiện dự án, cần phải giám sát cộng đồng trong quá trình thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng xây dựng.

  • Vẫn còn những hộ gia đình cần được giúp đỡ như: người nghèo, phụ nữ độc thân, các hộ gia đình thiếu đất sản xuất, v.v… Hy vọng dự án sẽ giúp họ. Hai xã không có hộ gia đình dân tộc thiểu số nào.

  • Hai xã rất cần đầu tư nên hy vọng dự án có thể cho vay tín dụng với lãi suất thấp.

IV

Tỉnh Hà Tĩnh




1

Tham vấn Sở NN&PTNT, BQLRPH, UBND huyện Thạch Hà

12/9/2016

  • Nguyễn Bá Thịnh: Phó Giám đốc Sở NN&PTNT

  • Nguyễn Xuân Hoàn: Phó phòng Quản lý dự án ODA

  • Nguyễn Ngọc Lâm: Phó Giám đốc BQLRPH tỉnh Hà Tĩnh

  • Nguyễn Viết Ninh: Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ

  • Nguyễn Văn Sáu: Trưởng phòng Nông nghiệp, UBND huyện Thạch Hà

  • Nguyễn Thị Kiều Hương: Hội Phụ nữ huyện Thạch Hà

  • Đại diện của các cơ quan, ban ngành có liên quan.

Tóm tắt kết quả:

  • Đối với quản lý rừng bền vững: Cần phải có chủ rừng. Tỉnh sẽ thúc đẩy bàn giao rừng cho cộng đồng. Cần phải có kế hoạch quản lý và bảo vệ rừng.

  • Cây giống: Cây giống phải thích ứng với điều kiện đất khác nhau ở từng khu vực, cần phải có một kế hoạch đảm bảo chất lượng.

  • Để bảo vệ rừng hiệu quả, cần phải tăng kinh phí cho người dân và nâng cao nhận thức cũng như hỗ trợ họ có đủ cơ sở hạ tầng và mô hình sinh kế tốt.

  • Về môi trường: Sau sự cố Formosa, tỉnh sẽ không cho phép bất kỳ sự cố nào xảy ra làm hại tới môi trường. Người dân sẽ được khuyến khích giám sát và quản lý môi trường.

  • Về hỗ trợ người dân: Hiểu được nhu cầu cần thiết của người dân là điều cần thiết, do đó cần có các chuyên gia kiểm tra và đề xuất các mô hình sinh kế phù hợp.

  • Người dân đồng ý với dự án và kế hoạch giao lại rừng cho cộng đồng địa phương trồng, phục hồi và bảo vệ.

  • Sinh kế: Dự án có gần 11.000 mô hình sinh kế nông nghiệp khác nhau. Cần phải chọn ra những mô hình phù hợp trong quá trình thực hiện dự án. Sẽ không có việc thu hồi đất và tái định cư.

  • Sẽ không có mâu thuẫn nảy sinh giữa các bên nếu kế hoạch được lập tốt và quy trình thực hiện hợp lý.

  • Quá trình rà phá bom mìn cần được tiến hành trước khi thực hiện dự án do khu vực này có nhiều bom mìn.

  • Khí hậu ven biển rất khắc nghiệt, bão lốc xảy ra thường xuyên, do đó cần tăng chi phí trồng rừng để thực hiện trồng, phục hồi và bảo vệ rừng.

2

Xã Hộ Độ và Cẩm Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh

Phan Đình Hinh: Chủ tịch UBND xã Hộ Độ

Trần Đình Lam: Chủ tịch UBND xã Cẩm Lĩnh



Trần Văn Hưu: Thư ký Đảng ủy xã

13/9/2016

  • Xã Hộ Độ có tổng 60,23 ha rừng ngập mặn, là xã bảo vệ rừng ngập mặn tốt nhất ở Hà Tĩnh. Rừng ngập mặn rất quan trọng ở nơi đây, vì: đó là bức tường xanh bảo vệ con người khỏi sóng biển, gió lốc; nguồn tài nguyên hải sản và môi trường thủy sinh dưới tán rừng.

  • Bảo vệ rừng ở xã: Xã đã soạn thảo một quy ước tại thôn, ai vi phạm sẽ bị xử phạt và người phát hiện sẽ được tuyên dương. Rừng ngập mặn ở đây rất đẹp, do đó hy vọng dự án sẽ đầu tư vào các hoạt động du lịch sinh thái.

  • Xã Hộ Độ có 15 ha rừng trồng, cây giống nên được đặt tại chỗ.

  • Nhất trí: Xã và người dân đang mong chờ dự án triển khai.

  • Đề xuất dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biện là nhà sau bão, cơ sở hạ tầng lâm sinh để bảo vệ rừng.

  • Xã Cẩm Lĩnh có 4 ha rừng đã trồng. Hiện nay đang được giao cho cộng đồng quản lý và bảo vệ. Mỗi thôn chọn ra 20 hộ gia đình có kinh nghiệm tham gia vào bảo vệ rừng. Tuy nhiên, do kinh phí hạn chế nên người dân là những người tình nguyện. Mặt khác, Cẩm Lĩnh có 31 ha rừng có thể trồng mới, nhưng cần phải được phân tích hợp lý.

  • Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và các dịch vụ bảo vệ rừng không yêu cầu thu hồi đất và tái định cư. Việc xây dựng sẽ được thực hiện tại khu đất có sẵn với quy mô nhỏ.

  • Không cần phải rà phá bom mìn vì khu vjwc này đã được kiểm tra trước đó.

3

Tham vấn các hộ gia đình ở xã Hộ Độ và Cẩm Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh

Tổng cộng 48 hộ, 21 hộ ở xã Hộ Độ, 27 hộ ở xã Cẩm Lĩnh

14/9/2016

  • Người dân đồng ý với dự án và kế hoạch giao lại rừng cho cộng đồng địa phương trồng, phục hồi và bảo vệ.

  • 10 năm trước đã từng có kế hoạch trồng rừng nhưng đã kết thúc do không còn kinh phí bảo vệ rừng, do đó diện tích rừng đã giảm. Bài học phải được rút ra từ vấn đề này.

  • Các trường tiểu học ở cả 2 xã đều thiếu phòng học, ở nhiều nơi đường xá hư hỏng. Người dân đang mong chờ sự giúp đỡ từ dự án. Người dân sẵn sàng tặng đất (nếu cần) để thực hiện dự án, cần phải giám sát cộng đồng trong quá trình thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng xây dựng.

  • Vẫn còn những hộ gia đình cần được giúp đỡ như: người nghèo, phụ nữ độc thân, các hộ gia đình thiếu đất sản xuất, v.v… Hy vọng dự án sẽ giúp họ.

  • Hai xã rất cần đầu tư nên hy vọng dự án có thể cho vay tín dụng với lãi suất thấp.

  • Cần phải điều tra từng khu vực để lựa chọn cây trồng phù hợp có thể thích ứng với các loại điều kiện khí hậu.

  • Mô hình hải sản ở đây rất phù hợp. Hy vọng dự án sẽ hỗ trợ những người chăn nuôi gia súc cải thiện được đời sống.

V

Tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày

1

Tham vấn Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm, Hiệp hội tài trợ bảo vệ rừng, UBND huyện Quảng Điền

6/9/2016

  • Phạm Ngọc Dũng: Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế

  • Nguyễn Đức Huy: Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế

  • Trần Văn Lộc: Giám đốc BQLRPH Bắc Hải Vân

  • Hà Văn Tuấn: Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền

  • Phạm Cảnh Ngưu: Hội Nông dân, huyện Quảng Điền

  • Đại diện của các cơ quan, ban ngành có liên quan.

Tóm tắt kết quả:

  • Tại Thừa Thiên Huế chủ yếu là rừng đất cát và rừng đồi. Rừng ngập mặn chỉ phát triển ở vùng đất bùn. Các cây bản địa được trồng trên đồi (khu vực núi hướng ra biển). Trồng các loài cây mùa vụ đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn cây ngập mặn.

  • Vấn đề sinh kế: Chăn nuôi theo mô hình nông-lâm dưới tán rừng, mô hình du lịch sinh thái tại đầm, phá (Tam Giang, Cầu Hai).

  • Người dân đồng ý với dự án và kế hoạch giao lại rừng cho cộng đồng địa phương trồng, phục hồi và bảo vệ.

  • Huyện Quảng Điền có hơn 8,5 km đường bờ biển, diện tích đất cát lớn, khối lượng cát bay hằng năm ở 2 xã Quảng Công và Quảng Ngạn lớn. Để ngăn ngừa hiện trạng này và phát triển rừng phòng hộ, trong những năm gần đây, chính quyền địa phương đã khuyến khích người dân trồng cây trên đất ven biển. Người nông dân ở 2 xã đã trồng khoảng 65 ha rừng trên đất cát ven biển. Rừng giúp giảm số lượng cát bay mỗi năm và đảm bảo an toàn cho người dân huyện Quảng Điền.

  • Tỉnh luôn sẵn sàng hoan nghênh dự án và mong chờ dự án triển khai. Các cán bộ của tỉnh và các phương tiện sẵn sàng được bàn giao để thực hiện dự án. Người dân rất vui khi có dự án.

  • Không cần phải thu hồi đất và tái định cư trong quá trình thực hiện dự án. Cơ sở hạ tầng giao thông ở vùng ven biển rất kém, do đó cần khoảng 45 km đường lâm sinh để tuần tra và bảo vệ rừng.

  • Vấn đề giới tính: Phần lớn rừng do phụ nữ trồng (60-65%).

  • Khu vực dự án không có dân tộc thiểu số, tuy nhiên vẫn đảm bảo tiến hành dự án một cách tinh tế.

  • Sau khi giao lại rừng cho cộng đồng quản lý, nếu có bất kỳ tình trạng lạm dụng, chính quyền địa phương sẽ thu hồi rừng và bàn giao cho đối tượng khác.

  • Vấn đề rà phá bom mìn: Có một dự án Na Uy đang thực hiện tại huyện Phong Điền. Các huyện khác cần phải kiểm tra ở những khu vực trồng mới.

2

Huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

7/9/2016

- Ở Phú Lộc có rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn và rừng đồi. Rừng đồi đã được phục hồi và có thể khai thác (keo, phi lao, v.v…). Rừng ngập mặn chủ yếu là đước.

- Đời sống hiện nay của người dân chủ yếu phụ thuộc khai thác và nuôi trồng thủy sản. Người dân đã hiểu rõ lợi ích của rừng ngập mặn nên họ muốn phục hồi rừng để bảo vệ môi trường, phục hồi sinh thái và làm nguồn lợi cho thủy sản.

- Chính quyền địa phương đang hy vọng nhân rộng cây trồng để phát triển du lịch sinh thái.

- Đầu tư khoảng 1 - 1,4 km đường lâm sinh tới khu dân cư Hói Mít, An Cư.



- Đối với rừng phòng hộ Bắc Hải Vân, cần 1 chòi canh cùng với 100 ha trồng rừng và 500 ha phục hồi rừng.

3

Xã Quảng Công và thị trấn Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế

8/9/2016

  • Ở xã Quảng Công, rừng phòng hộ chủ yếu là phi lao và keo, chúng được trồng để chống cát bay nhằm phát triển sản xuất và đánh bắt cá. Rừng ngập mặn rất khó trồng ở đây do nước sâu và chi phí trồng cao. Rừng phòng hộ được giao lại cho cộng đồng quản lý và bảo vệ. Sau 10 năm, rừng sẽ được khai thác và người dân có thể sử dụng khoảng 30%.

  • Ở thị trấn Lăng Cô, rừng ngập mặn chủ yếu phát triển ở vùng đất bùn phía đông. Trồng rừng ở đây rất khó, cần phải xây dựng công trình mới. Ở phía tây cần có đê chắn sóng.

  • Quảng Công và Lăng Cô hiện có 40 ha rừng và 200 ha sẽ trồng mới.

  • Người dân đồng ý với dự án về kế hoạch giao lại rừng cho cộng đồng địa phương.

  • Cả 2 nơi đều thiếu phòng học cho trường tiểu học, đường xá cũng như hệ thống thủy lợi. Không cần phải thu hồi đất và tái định cư trong quá trình thực hiện dự án.

  • Người dân sẵn sàng hiến đất (nếu cần) để thực hiện dự án, cần có giám sát cộng đồng trong quá trình thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng xây dựng.

  • Dự án nên thực hiện các chính sách thích hợp để bảo vệ rừng khỏi những mục đích không đúng.

  • Hai nơi rất cần đầu tư nên hy vọng dự án có thể cho vay tín dụng với lãi suất thấp.

  • Cả 2 xã đều không có dân tộc thiểu số.

VI

Tỉnh Quảng Trị

Ngày

1

Tham vấn Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm, BQLRPH lưu vực sông Thạch Hãn và Bến Hải, UBND huyện Gio Linh.

9/9/2016

  • Khổng Trung: Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị

  • Đoàn Viết Công: Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị

  • Lê Thị Hương: Chuyên viên Sở NN&PTNT

  • Phan Thị Mơ: phòng Tài nguyên Môi trường, huyện Gio Linh

  • Trần Thị Cúc: Chủ tịch Hội Phụ nữ Gio Linh

  • Nguyễn Văn Thức: phòng NN&PTNT huyện Gio Linh

  • Đại diện của các cơ quan, ban ngành có liên quan.

Tóm tắt kết quả:

  • Quảng Trị có hơn 31.000 ha đất cát, gồm 8.000 ha đất cát trong đất liền chủ yếu tập trung ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng. Để cải thiện môi trường, từ năm 1993, thông qua các chương trình và dự án tại những vùng đất ven biển, Quảng Trị đã trồng được hơn 7.000 ha rừng phòng hộ và 10.000 ha rừng sản xuất. 

  • Hiện nay, tỉnh có 3.000 ha đất cát cằn cỗi chưa được dự án trồng rừng phủ xanh. Nguyên nhân chính là do thiếu kinh phí, một số người dân không đánh giá cao vai trò của rừng trong việc chống cát bay.

  • Do địa hình dốc và thành phần chủ yếu là cát sỏi, Quảng Trị không thích hợp để phát triển rừng ngập mặn, chỉ có một diện tích nhỏ rừng ngập mặn ở các cửa sông.

  • Đời sống người dân chủ yếu phụ thuộc đánh bắt cá và chăn nuôi. Có một vài mô hình khác như nuôi ong với quy mô khoảng 300 - 500 thùng. Ngoài ra, tỉnh còn có mô hình nuôi kỳ nhông nhưng còn đang trong giai đoạn thử nghiệm.

  • Vườn ươm cây giống: Tỉnh có rất nhiều vườn ươm cây giống, chủ yếu là các hộ gia đình. Hiện nay có 23 vườn ươm đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt, được chính quyền địa phương cấp phép.

  • Rừng phòng hộ hiện chưa được giao cho cộng đồng quản lý nhưng chính quyền địa phương đang có kế hoạch làm điều này.

  • Khó khăn trong trồng rừng tại địa phương: Đất chủ yếu là những cồn cát di chuyển, bán ngập nước và ngập nước, do đó rất khó trồng. Đối với rừng phòng hộ, rừng phi lao đã được giao cho cộng đồng quản lý nhưng không có hỗ trợ kinh phí cho người dân. Bên cạnh đó, việc khai thác cũng không đem lại nhiều thu nhập.

  • Kinh nghiệm từ các dự án trước đây cho thấy khi kết thúc dự án, rừng được bàn giao cho cộng đồng địa phương quản lý nhưng do vấn đề hỗ trợ kinh phí khiến rừng không được bảo vệ tốt.

  • Quá trình rà phá bom mình: Có rất nhiều dự án đã thực hiện quá trình này.

  • Không phải thu hồi đất và tái định cư trong quá trình thực hiện dự án.

  • Chính quyền địa phương và người dân sẵn sàng hoan nghênh dự án và họ đồng ý với các hướng dẫn của dự án.

2

Tham vấn xã Trung Giang và Gio Mỹ, tỉnh Quảng Trị

Trần Xuân Tưởng: Chủ tịch UBND xã Trung Giang

Nguyễn Đình Độ: Chủ tịch UBND xã Gio Mỹ



9/9/2016

  • Chính quyền địa phương đồng ý với các hướng dẫn của dự án về giao rừng cho cộng đồng quản lý. Hiện nay, rừng được giao cho các thôn và kinh phí do xã cấp.

  • Các mô hình sinh kế chủ yếu là nông-lâm nghiệp và chăn nuôi vịt trời.

  • Cơ sở hạ tầng: Hy vọng dự án sẽ hỗ trợ hệ thống nước. Không cần thu hồi đất và giải phóng mặt bằng.

  • Vẫn còn những hộ gia đình cần được giúp đỡ như: người nghèo, phụ nữ độc thân, các hộ gia đình thiếu đất sản xuất, v.v… Hai xã không có hộ gia đình dân tộc thiểu số nào.

  • Hai xã rất cần đầu tư nên hy vọng dự án có thể cho vay tín dụng với lãi suất thấp.

  • Sản phẩm nông nghiệp và thủy sản được bán với giá rất thấp, quy trình chế biến và bảo quản còn kém. Hy vọng dự án sẽ giúp người dân nâng cao kỹ thuật chế biến và bảo quản cũng như cung cấp đầu ra cho sản phẩm.

  • Dự án sẽ tạo nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

3

Tham vấn các hộ gia đình ở xã Trung Giang và Gio Mỹ, tỉnh Quảng Trị

Tổng cộng 50 hộ, 26 hộ ở xã Trung Giang, 24 hộ ở xã Gio Mỹ

10/9/2016


  • Người dân đồng ý với dự án và chính sách giao rừng cho cộng đồng để quản lý, phục hồi và bảo vệ. Tuy nhiên, cần phải có những chính sách hỗ trợ hợp lý cho người dân để đảm bảo trách nhiệm của họ

  • Hiện nay, các xã đang thiếu hệ thống cấp thoát nước và phòng học cho các trường tiểu học. Người dân hy vọng dự án và chính quyền sẽ hỗ trợ họ giảm bớt khó khăn. Việc xây dựng không cần thu hồi đất. Tuy nhiên, người dân sẵn sàng hiến đất của họ nếu cần thiết.

  • Vẫn còn những hộ gia đình cần được giúp đỡ như: người nghèo, phụ nữ độc thân, các hộ gia đình thiếu đất sản xuất, v.v… Hy vọng dự án sẽ giúp đỡ những đối tượng này.

  • Hai xã rất cần đầu tư nên hy vọng dự án có thể cho vay tín dụng với lãi suất thấp.

  • Sản phẩm nông nghiệp và thủy sản được bán với giá rất thấp, quy trình chế biến và bảo quản còn kém. Hy vọng dự án sẽ giúp người dân nâng cao kỹ thuật chế biến và bảo quản cũng như cung cấp đầu ra cho sản phẩm.

VII

Tỉnh Quảng Bình

Ngày

1

Tham vấn Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình, UBND huyện Quảng Ninh

12/9/2016

  • Nham Thanh Duy: Sở NN&PTNT

  • Lưu Đức Kiến: Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình

  • Nguyễn Văn Huê: Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình

  • Nguyễn Viết Ánh: Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh

  • Nguyễn Thị T Tâm: Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ, huyện Quảng Ninh

  • Đại diện của các cơ quan, ban ngành có liên quan.

Tóm tắt kết quả:

  • Quảng Bình có tổng cộng 174.482 ha rừng trồng phòng hộ, đến nay có 149.564 ha được quản lý và bảo vệ, chiếm khoảng 23% diện tích rừng toàn tỉnh.

  • Rừng trên đất cát: phi lao, keo. Rừng trên đất cát đem lại năng suất và giá trị kinh tế thấp, do đó để phát triển rừng bền vững, người dân cần phải được hỗ trợ.

  • Rừng ngập mặn ở huyện Quảng Ninh đã có hàng trăm năm tuổi, một vài nơi được hơn 20 năm. Hiện nay chỉ còn 1 hộ gia đình có thể trồng cây từ cây giống địa phương.

  • Trước đây, rừng phòng hộ do các doanh nghiệp lâm nghiệp quản lý, do đó thiếu sự phối hợp với chính quyền địa phương và tình trạng khai thác trái phép thường xuyên xảy ra. Kể từ khi áp dụng chính sách mới, việc quản lý rừng cần sự tham gia của tất cả hệ thống chính trị, trong đó Chi cục Kiểm lâm là đơn vị nòng cốt. Với mô hình này, rừng được bảo vệ tốt và phát triển.

  • Huyện Quảng Ninh: Tập trung trồng, bảo vệ và phòng chống cháy rừng. Diện tích toàn huyện là 1.183 ha, giao 2.836 ha cho 728 hộ gia đình và 4 thôn, giao đất và quyền sử dụng đất cho 525 hộ gia đình khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ và trồng mới.

  • Hy vọng việc giao rừng cho cộng đồng địa phương sẽ thành công vì tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào, mối lo ngại duy nhất là kinh phí thanh toán.

  • Mô hình sinh kế địa phương:

+ Mô hình nông-lâm kết hợp đem lại giá trị kinh tế cao: chăn nuôi lợn, gà, cá, vịt, v.v... Cây trồng: cỏ, dưa hấu (tổng cộng 70 ha), ngô (18 – 24 tấn/ha, tổng cộng 20 ha), khoai lang trên đất cát (những sản phẩm này là đặc sản của tỉnh).

+ Lồng nuôi cá, nuôi tôm trong khu vực rừng ngập mặn.

+ Du lịch sinh thái, du lịch tâm linh.


  • Chính quyền địa phương và người dân rất ủng hộ dự án và mong chờ dự án triển khai vì khu vực ven biển rất quan trọng đối với môi trường và bản thân họ.

  • Việc xây dựng không cần thu hồi đất và tái định cư vì việc xây dựng được thục hiện ở khu đất có sẵn với quy mô nhỏ. Trung bình mỗi xã nên có một con đường lâm sinh < 5 km.

  • Không có dân tộc thiểu số ở khu vực dự án. Họ sống ở những khu vực miền núi ngoài các xã tham gia dự án.

2


Tham vấn xã Gia Ninh và Hiền Ninh, tỉnh Quảng Bình

13/9/2016

  • Người dân rất hoan nghên dự án và đồng ý với chính sách giao rừng cho cộng đồng địa phương quản lý và bảo vệ.

  • Xã Hiền Ninh có 8 thôn, trong đó có 5 thôn ven sông có rừng ngập mặn, UBND đã giao rừng cho các thôn địa phương, do đó người dân rất ủng hộ việc quản lý và bảo vệ rừng.

  • Thôn Long Đại, xã Hiền Ninh có 30 ha rừng ngập mặn, nhưng do xói mòn hiện chỉ còn 20 ha (tổng diện tích của xã Hiền Ninh là 50 ha). Kinh phí chủ yếu được trích từ quỹ dự phòng của chính quyền địa phương (nguồn nhân lực chủ yếu là lực lượng dân quân xã).

  • Cả hai xã đều thiếu phòng học cho trường tiểu học cũng như đường xá và hệ thống thủy lợi. Việc xây dựng không cần phải thu hồi đất và tái định cư trong quá trình thực hiện dự án.

  • Hỗ trợ xây dựng đường lâm sinh và kè ở Thuận Bắc và Thuận Đông

  • Sinh kế:

+ Người dân cần xây dựng các chuỗi giá trị cho sản phẩm dưa hấu, ngô trái và các lớp tập huấn nâng cao nhận thức của cộng đồng về trồng và bảo vệ rừng.

+ Dưới tán rừng có thể trồng cây nhang ren để làm hương vì đây là loài cây chịu được hạn và không cần nhiều nắng. Loại cây này chỉ được trồng để phục vụ cho Tết nguyên đán do không có đầu ra và kinh phí để trồng.

+ Hiện nay, 50% việc trồng trọt phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên, do không có công trình thủy lợi của nhà nước nên năng suất bị ảnh hưởng.


  • Người dân đang rất cần vốn để đầu tư, nên mong muốn dự án có thể cho vay tín dụng với lãi suất thấp.

  • Cả 2 xã không có người dân tộc thiểu số.

  • Những khó khăn trong trồng rừng:

+ Không có nguồn kinh phí để bảo vệ rừng. Lực lượng bảo vệ chủ yếu là công an với quyền hạn trách nhiệm hạn chế.

+ Rừng bần phát triển nhanh nhưng cây rất yếu, dễ gãy trong mùa bão.

- Người dân địa phương rất cần nước sạch. Họ không có nước sạch để dùng do thiếu kinh phí. Người dân đang sử dụng nước từ giếng nhưng bị nhiễm phèn và nhiễm mặn.

- Vấn đề cấp bách là cần khôi phục lại được rừng ngập mặn ở phía đông và bắc thôn Tân Hiền và Đồng Trư của huyện để chống xói lở, bảo vệ đất trồng trợt và nhà ở của dân.



VIII

Thành phố Hài Phòng




1

Tham vấn Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm, UBND quận Đồ Sơn

20/9/2016

  • Luyện Công Khanh: Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hải Phòng

  • Bùi Xuân Chuyên: Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Kiến Thụy - Đồ Sơn

  • Cao Thị Hải Xuân: Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Kiến Thụy - Đồ Sơn

  • Phan Thị Phượng: Phó trưởng phòng Phòng Kinh tế, quận Đồ Sơn, Tp. Hải Phòng

Tóm tắt kết quả:

  • Rừng ven biển rất quan trọng với Hải Phòng vì tỉnh phải chịu ảnh hưởng của 3 đến 5 cơn bão hằng năm (bình quân cả nước từ 6 đến 7 cơn/ năm), gây thiệt hại lớn về công trình đê điều và dân sinh.

  • Toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp ven biển của Hải Phòng đều do UBND xã quản lý. Hằng năm UBND xã giao rừng cho các tổ chức sau quản lý: Hội Chữ thập đỏ, quân đội, hộ gia đình. Nguồn kinh phí trích từ ngân sách thành phố (200.000 đồng/ha/năm).

  • Tầm quan trọng của rừng: khả năng phòng hộ chắn sóng bảo vệ đê điều, chống cát bay bảo vệ đời sống nhân dân ven biển; cải thiện môi trường sinh thái, hạn chế ô nhiễm môi trường nước biển và đẩy nhanh tốc độ bồi tụ mở rộng bãi triều và bãi giống thủy sản.

  • Các hoạt động sinh kế gồm nuôi trồng, đánh bắt cá, các hoạt động du lịch sinh thái, chăn nuôi gia súc, thủy cầm, ong, v.v...

  • Tỉnh và người dân rất ủng hộ và mong chờ dự án triển khai vì rừng ven biển rất quan trọng đối với môi trường.

  • Các công trình của dự án không phải thu hồi đất và tái định cư, vì được làm trên nền đất đã có sẵn, quy mô công trình nhỏ.

  • Không có người dân tộc thiểu số sinh sống trong khu vực dự án.

  • Quá trình rà phá bom mình: Có rất nhiều dự án đã thực hiện quá trình này.

2

Tham vấn xã Bằng La, quận Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng

20/9/2016

  • Xã Bằng La hiện có 360 ha rừng ngập mặn. Rừng bắt đầu được trồng từ năm 1993 nhưng bị phá hủy trước khi được dự án của Hội chữ thập đỏ Nhật Bản trồng lại vào năm 1998. Từ 1998 đến 2005, dự án đều trồng đều đặn bao gồm cả việc trồng mới và trồng bổ sung.

  • Hiện nay diện tích rừng trồng mới khoảng 1.200 ha. Đất trồng rừng mới hiện tại chủ yếu là đất cát, ít bùn nên khó trồng. Ngoài ra, cần phải có các biện pháp chắn sóng và chắn gió.

  • Việc bảo vệ rừng hiện được giao cho tổ bảo vệ rừng.

  • Các hoạt động sinh kế của người dân chủ yếu là nuôi ong, khai thác thủy sản dưới tán rừng và phát triển du lịch sinh thái. Ngoài ra, người dân rất cần hỗ trợ trong việc xây dựng thương hiệu các đặc sản ở địa phương như táo và cà chua,.

  • Cơ sở hạ tầng: Hy vọng dự án hỗ trợ đầu tư cho việc nạo vét luồng lạch, trang bị thêm tàu, dụng cụ bảo hộ cá nhân để bảo vệ rừng. Xây dựng 02 chòi canh và nhà cấp 4 cho tổ bảo vệ rừng có thể ở được. Ngoài ra, xã cũng cần xây dựng một chỗ cho các hoạt động văn hóa.

  • Người dân đang rất cần vốn để đầu tư, nên mong muốn dự án có thể cho vay tín dụng với lãi suất thấp.

3

Tham vấn xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng

20/9/2016

  • Rừng trồng có hiệu quả từ năm 1998 do dự án Hội chữ thập đỏ Nhật Bản tài trợ. Việc trồng và quản lý rừng được giao cho các hộ gia đình và các tổ chức bảo vệ nên rừng phát triển rất tốt.

  • Rừng ngập mặn chủ yếu là đước đôi.

  • Những mô hình sinh kế chính bao gồm: sản xuất nông nghiệp, khai thác và nuôi trồng thủy sản, với tổng thu nhập bình quân 31 triệu đồng/năm/người.

  • Những hạng mục cần đầu tư:

+ 01 cảng cá

+ 03 chòi canh, 01 trường học

+ Nạo vét luồng lạch, lấy đất làm đường lâm sinh

+ Xây dựng tuyến đường lâm sinh dài khoảng 2,5km đề tránh úng, thuận tiện cho việc bảo vệ, khai thác và tăng năng suất đánh bắt hải sản.



  • Các công trình xây dựng đều không phải thu hồi hay đền bù đất. Không có người dân tộc thiểu số sinh sống ở khu vực dự án.


tải về 3.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương