Ban chỉ ĐẠo xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh hà nam giai đOẠN 2011 2020



tải về 0.94 Mb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích0.94 Mb.
#17419
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10


Nguồn số liệu: Tổng hợp từ Quy hoạch phát triển nhân lực của các ngành

c. Nhu cầu lao động đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nhân lực:

Trong giai đoạn 2011 - 2020, dự kiến nhu cầu lao động đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nhân lực là 30.413 lượt người. Trong đó:

- Giai đoạn 2011 - 2015: 12.113 lượt người.

- Giai đoạn 2016 - 2020: 18.300 lượt người.



Bảng 15. Kế hoạch đào tạo lại, bồi dưỡng năng cao trình độ,

kỹ năng cho người lao động trên địa bàn tỉnh 2011 - 2020

Đơn vị tính: Người




Hệ Dạy nghề (TC Dạy nghề)

Hệ đào tạo (Bộ GD & ĐT)

Dạy nghề dưới 3 tháng

SC nghề

TC nghề

CĐ nghề

TCCN

Cao đẳng

Đại học

Trên ĐH

Năm 2011

























I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

276

470

203

38

223

166

-

-

II. Công nghiệp và xây dựng

102

174

75

14

83

62

-

-

III. Dịch vụ

97

166

72

13

79

59

-

-

Tổng số

475

810

350

65

385

284

-

-

Năm 2015

























I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

192

384

202

43

212

158

-

-

II. Công nghiệp và xây dựng

120

240

126

27

132

99

-

-

III. Dịch vụ

88

176

92

20

97

72

-

-

Tổng số

400

800

420

90

441

329

-

-

Năm 2020

























I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

255

390

195

51

151

113

-

-

II. Công nghiệp và xây dựng

365

559

279

73

217

161

-

-

III. Dịch vụ

230

351

176

46

136

101

-

-

Tổng số

850

1.300

650

170

504

375

-

-


Nguồn số liệu: Tổng hợp từ Quy hoạch phát triển nhân lực của các ngành và tính toán

của nhóm nghiên cứu

*) Nhóm nguồn nhân lực đặc biệt:

- Nhóm cán bộ công chức:

- Dự báo đến năm 2015 toàn tỉnh có 3.890 người, đến năm 2020 có khoảng 3.945 người.

- Dự báo lực lượng viên chức toàn tỉnh đến năm 2015 có khoảng 13.200 người; đến năm 2020 có khoảng 13.250 người.

- Dự báo lực lượng cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, xóm, tổ dân phố đến năm 2015 có khoảng 5.500 người; đến năm 2020 có khoảng 5.700 người.

Bảng 19: Dự báo nhân lực cán bộ công chức tỉnh Hà Nam đến 2020


Nội dung

Đơn vị

tính

Dự báo lực lượng công chức

Năm 2015

Năm 2020

Tổng số CBCC toàn tỉnh

Người

3.890

3.945

1. CBCC cấp tỉnh

Người

950

970

2. CBCC cấp huyện, thành phố

Người

470

485

3. CBCC cấp xã

Người

2.160

2.170

4. CBCC khối đảng, đoàn thể

Người

310

320

Nguồn số liệu: Sở Nội vụ
Việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức được tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý. Cụ thể:

+ Đối với cán bộ công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện: Tập trung đào tạo, trang bị và cập nhật các kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí làm việc nhằm hình thành tính chuyên nghiệp trong hoạt động công vụ cho 100% cán bộ, công chức và viên chức.

+ Đối với cán bộ, công chức, viên chức cấp xã: Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch và chức danh cán bộ, công chức. Bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ chuyên trách. Bồi dưỡng theo yêu cầu nhiệm vụ cho 100% những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và cán bộ thôn, xóm, tổ dân phố ...

- Nhân lực khu vực sự nghiệp của một số ngành, lĩnh vực:

+ Ngành giáo dục và đào tạo:

Bảng 20: Dự báo nhu cầu nhân lực ngành Giáo dục đến 2020


Nội dung

Đơn vị

tính

Dự báo lực lượng lao động

Năm 2015

Năm 2020

I. Tổng số lao động làm việc

Người

10.700

10.896

II. Nhu cầu lao động qua đào tạo

Người

10.700

10.896

- Tỷ lệ so với tổng số lao động làm việc

%

100

100

1. TCCN

Người

2.414

1.421

2. Cao đẳng

Người

4.060

3.783

3. Đại học

Người

3.991

5.238

4. Trên đại học

Người

235

454

Nguồn số liệu: Sở Giáo dục và Đào tạo

Thực hiện chế độ hợp đồng thay cho biên chế trong quá trình tuyển dụng và sử dụng các giáo viên, giảng viên và các viên chức khác nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh và ý thức phấn đấu trong đội ngũ nhà giáo.

Tổ chức các chương trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao chuẩn trình độ đào tạo cho đội ngũ nhà giáo. Đến năm 2020, phấn đấu 90% số giáo viên mầm non và 100% số giáo viên Tiểu học đạt trình độ từ cao đẳng trở lên; 100% số giáo viên THCS và THPT đạt trình độ đại học trở lên; 85% giảng viên Cao đẳng đạt trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có 15% là tiến sỹ.

Tăng cường các khoá bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chương trình tiên tiến để đáp ứng được nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới. Tổ chức đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non và phổ thông, đánh giá theo chuẩn nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

+ Ngành y tế:

Bảng 21: Dự báo nhu cầu nhân lực ngành Y tế đến 2020


Nội dung

Đơn vị

tính

Dự báo lực lượng lao động

Năm 2015

Năm 2020

I. Tổng số lao động làm việc

Người

3.836

3.946

II. Nhu cầu lao động qua đào tạo

Người

3.751

3.859

- Tỷ lệ so với tổng số lao động làm việc

%


97,8

97,8

1. Trên đại học

Người

328

336

2. Đại học

Người

649

553

3. Điều dưỡng

Người

2.217

2.370

4. Khác

Người

557

600

Nguồn số liệu: Sở Y tế

Trong giai đoạn tới tiếp tục tăng cường cử cán bộ đi đào tạo: Tiến sỹ, Chuyên khoa cấp II, Thạc sỹ, Chuyên khoa cấp I, Bác sỹ, Dược sỹ chuyên tu, Cử nhân điều dưỡng, Cao đẳng điều dưỡng ... Cụ thể về nhu cầu đào tạo như sau:

. Đào tạo bác sỹ: 202 người

. Đào tạo dược sỹ đại học: 189 người

. Đào tạo cán bộ trên đại học: 180 người

. Đào tạo điều dưỡng: 1.206 người

Ngoài ra, thường xuyên cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng theo kế hoạch của tỉnh như: Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên; lớp lý luận chính trị trung và cao cấp; lớp tập huấn nghiệp vụ theo chuyên ngành, tin học và ngoại ngữ.

4. Phương hướng phát triển nhân lực của tỉnh

4.1- Nâng cao trình độ học vấn của nguồn nhân lực:

Tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng giáo dục toàn diện của các cấp học, ngành học. Thực hiện chuyển đổi 112 trường mầm non bán công sang công lập trong năm 2012. Từ năm học 2011 - 2012 đưa môn học tiếng Anh vào dạy đại trà cho học sinh lớp 3 trong các trường tiểu học, đồng thời nâng cao chất lượng học ngoại ngữ trong các trường phổ thông. Khuyến khích cán bộ, công chức, cán bộ các doanh nghiệp học ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh phong trào khuyến học, học tập suốt đời để không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng lao động của nguồn nhân lực.



4.2- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về chuyên môn kỹ thuật:

Tạo chuyển biến về chất lượng công tác đào tạo nghề, chú trọng nội dung đào tạo cả về chuyên môn, kỹ năng, tác phong, ý thức kỷ luật để lao động có năng suất cao; đảm bảo liên hệ chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động, tăng cường đào tạo theo địa chỉ. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Định hướng nghề và lựa chọn nghề dạy cho nông dân theo hướng tập trung chuyển đổi nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá và phát triển ngành nghề trong nông thôn, quan tâm đến đối tượng lao động nữ trên 35 tuổi. Quan tâm đào tạo và thu hút lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đội ngũ chuyên gia giỏi đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thực hiện đào tạo chuẩn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng cán bộ, công chức theo chức danh, đảm bảo chất lượng. Xây dựng tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ, kế hoạch, quy chế tuyển chọn cán bộ, công chức đưa đi đào tạo lại và nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ. Xây dựng chương trình đào tạo và thu hút cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, các chuyên gia giỏi với chuyên ngành phù hợp. Xây dựng chương trình để đào tạo cán bộ trình độ trên đại học, mỗi năm cử đi đào tạo ít nhất 30 thạc sỹ, 02 tiến sỹ trong nước và nước ngoài theo định hướng cơ cấu nguồn nhân lực của tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 có 300 thạc sĩ, 10 tiến sỹ. Thực hiện tuyển dụng cán bộ có trình độ đại học chính quy về công tác ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Bồi dưỡng theo chức danh đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn.

Thực hiện tốt việc đào tạo cán bộ quản trị doanh nghiệp, cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp với hình thức đa dạng; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng để các chủ doanh nghiệp có đủ trình độ, năng lực phấn đấu vươn lên trở thành các doanh nghiệp có năng lực và thương hiệu mạnh. Phấn đấu đến năm 2015, các ngành sản xuất, các lĩnh vực kinh tế, xã hội chủ yếu đều có một bộ phận cán bộ có trình độ ngoại ngữ để giao tiếp, làm việc với người nước ngoài và có cán bộ chuyên môn giỏi.



4.3- Tạo việc làm bền vững, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động:

Tạo việc làm bền vững, giải quyết việc làm mới trong giai đoạn 2011 - 2020 từ 150.000 lao động trở lên (bình quân mỗi năm tối thiểu giải quyết được 15.000 chỗ làm việc mới); giải quyết việc làm thêm từ 190.000 lao động trở lên (bình quân mỗi năm tối thiểu giải quyết được 19.000 việc làm thêm); tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm xuống còn khoảng dưới 3% vào năm 2020.

Sử dụng hợp lý đi đôi với với sắp xếp lao động, chú ý đến lao động ở nông thôn bị mất đất nông nghiệp do phát triển công nghiệp, đô thị. Tăng cường các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư để nâng cao kỹ năng lao động giúp nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm, hình thành và phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái trên địa bàn tỉnh.

Lựa chọn các dự án có hiệu quả kinh tế cao, thu hút nhiều lao động, thân thiện với môi trường đầu tư vào tỉnh; phát huy hiệu quả các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hiện có; phát triển doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.



4.4- Hợp lý hoá phân bố nhân lực theo lãnh thổ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn trong tỉnh trong giai đoạn 2011 – 2020:

Về cơ cấu: Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh uỷ về phát triển đô thị đến 2020, dân số của tỉnh sẽ chuyển dịch nhanh trong cơ cấu thành thị và phi nông nghiệp.

Dân số thành thị chiếm 10,45 % năm 2010, 20% năm 2015 và 35% năm 2020, do mở rộng địa bàn thành phố Phủ Lý, tiếp nhận dân cư từ các huyện chuyển sang và một lực lượng di cư từ nơi khác đến, mở rộng quy mô các thị trấn hiện có và hình thành các thị trấn, thị tứ mới.

Dân số nông thôn giảm dần trong thời kỳ 2011 - 2020 do việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Phủ Lý và hình thành một số thị trấn mới hoặc di dân ra các đô thị mở rộng.

Dân số nông nghiệp cũng giảm dần trong cùng thời gian. Tóm lại, với sự gia tăng nhanh chóng của đô thị hóa, dân số nông thôn và nông nghiệp sẽ liên tục sụt giảm, chuyển sang khu vực đô thị với các hoạt động phi nông nghiệp.

Nhìn chung, Hà Nam là tỉnh có sự chênh lệch về phát triển giữa các vùng miền là không lớn. Trên cơ sở đó cần tiếp tục phát huy và sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có của các địa phương để thu hút lao động vào các khu công nghiệp, các doanh nghiệp… đóng trên địa bàn nhằm giảm thiểu chi phí ăn ở đi lại của người lao động. Tuy nhiên vẫn cần chú ý ưu tiên phân bổ nguồn lực cho một số địa bàn khó khăn, phát triển mạnh các khu, cụm công nghiệp…ở địa bàn này.



Phần thứ ba

NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

Hà Nam là đơn vị hành chính được tái lập từ năm 1997, ngoài việc thực hiện những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Hà Nam còn cần được Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương quan tâm tạo điều kiện nhằm động viên được mọi nguồn lực trong việc phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa và hoàn chỉnh các cơ sở hạ tầng cũng như đầu tư hoàn chỉnh các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, nhanh chóng theo kịp nhịp phát triển của Vùng Đồng bằng sông Hồng. Trên cơ sở đó triển khai thực hiện một số nhóm giải pháp sau:



I. THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA TỈNH

Trong những năm tới, tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm phát triển đột phá về kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015 đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII xác định, làm cơ sở thực hiện tốt Quy hoạch phát triển nhân lực trong giai đoạn đầu (2011 – 2015) và các năm tiếp theo, bao gồm:



Một là, phát triển công nghiệp với tốc độ cao, bền vững, trọng tâm là công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp trong các khu công nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn chỉnh cơ bản hạ tầng kỹ thuật, thu hút mạnh đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động các khu công nghiệp, tạo động lực phát triển kinh tế; tiếp tục đa dạng hoá các hình thức thu hút đầu tư, tích cực vận động các doanh nghiệp lớn đầu tư vào tỉnh, trọng tâm thu hút các dự án công nghệ cao; phát triển mạnh công nghiệp vật liệu xây dựng, trong đó xi măng là sản phẩm chủ lực; Xác định và hình thành các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Hai là, phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. Giữ ổn định diện tích trồng lúa, tăng cường đầu tư thâm canh tăng vụ nhằm đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh; phát triển mạnh chăn nuôi, thuỷ sản theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp; tập trung thực hiện tốt 11 nội dung trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò của cộng đồng dân cư là chính.

Ba là, phát triển mạnh các ngành thương mại, dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng Khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao. Mở rộng mạng lưới thương mại, dịch vụ, chú trọng phát triển thị trường ở nông thôn và khu vực xung quanh các khu, cụm công nghiệp, đô thị. Nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ tài chính ngân hàng, bưu chính, viễn thông, vận tải, du lịch.

Bốn là, tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông. Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Năm là, phát triển đô thị, nâng cao tỷ lệ đô thị hoá. Tập trung đầu tư xây dựng thành phố Phủ Lý đạt tiêu chuẩn đô thị loại II trước năm 2020. Hoàn chỉnh và trình Chính phủ phê duyệt Đề án mở rộng địa giới hành chính thành phố Phủ Lý. Hoàn thành quy hoạch xây dựng thị xã mới; quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng các thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Sáu là, chú trọng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học giỏi, lao động có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Triển khai có hiệu quả chương trình phát triển nguồn nhân lực nhằm xây dựng nguồn nhân lực của tỉnh đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Каталог: vi-vn -> skhdt -> TaiLieu -> 2014
vi-vn -> TÀi liệu tham khảO Ôn thi tốt nghiệp tiếng anh lớP 12 I. Tenses a/ Lý thuyết 1
vi-vn -> HỘi nông dân việt nam ban chấp hành trung ưƠNG
vi-vn -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
vi-vn -> Mẫu số 04. Hợp đồng cho thuê đất
vi-vn -> Huyện thanh liêM
vi-vn -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
vi-vn -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam
2014 -> Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003

tải về 0.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương