Ban chỉ ĐẠo xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh hà nam giai đOẠN 2011 2020



tải về 0.94 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích0.94 Mb.
#17419
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10


Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam

5. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2011

Năm 2011, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức như thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp; lãi suất cho vay của hệ thống tín dụng, giá cả vật tư hàng hoá tăng cao; Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, cắt giảm đầu tư công. Khắc phục mọi khó khăn, thách thức, các cấp, các ngành trong tỉnh đã nỗ lực cố gắng, phát huy sức mạnh nội lực, tranh thủ sự ủng hộ của các Bộ, Ngành Trung ương, duy trì ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 13,7%, vượt kế hoạch. Sản xuất nông nghiệp được mùa góp phần quan trọng giữ ổn định xã hội và đời sống nhân dân trong điều kiện lạm phát cao. Công nghiệp duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Thu hút đầu tư nước ngoài có bước chuyển biến mạnh về chất. Thu ngân sách đạt kết quả cao. Hoạt động văn hóa – xã hội diễn ra sôi nổi, chất lượng giáo dục được giữ vững. Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội được triển khai tích cực, số lao động được giải quyết việc làm 15.214 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo 36%. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực được tăng cường.



I. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

1. Tình hình biến động dân cư trên địa bàn tỉnh

Dân số năm 2010 của tỉnh là 786.310 người, trong đó có 453.990 người đang làm việc trong các ngành kinh tế. Mật độ dân số 914 người/km2 (mật độ dân số của Vùng Đồng bằng sông Hồng là 930 người/km2). Độ tuổi trung bình của dân số tỉnh tương đương với độ tuổi trung bình của cả nước. Tuy nhiên sức thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao của tỉnh còn hạn chế.



Giai đoạn 2001 - 2010, dân số tăng thấp hơn thời kỳ trước, giảm bình quân 1% và giảm trung bình mỗi năm khoảng 700 người. Tỷ lệ giảm sinh bình quân khoảng 0,2%o/năm. Phân bố dân cư theo lãnh thổ không đồng đều, có sự chênh lệch về mật độ dân cư giữa các huyện, thành phố (cao nhất là thành phố Phủ Lý: 2.417 người/km2, thấp nhất là huyện Kim Bảng: 677 người/km2).

Bảng 5: Quy mô dân số và lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh























Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2001

2005

2010

Tăng trưởng trung bình (%/năm)

2001- 2005

2006-2010

1. Dân số trung bình

Ng­ười

793.209

790.092

786.310

-0,10

-0,10

- Nam

Người

384.646

384.201

383.970

-0,03

-0,01

- Nữ

Người

408.563

405.891

402.340

-0,16

-0,17

- Thành thị

Người

65.826

70.270

82.169

1,69

3,39

- Nông thôn

Người

727.383

719.822

704.141

-0,26

-0,44

2. Dân số trong độ tuổi lao động


Người

489.621

487.413

483.557

-0,11

-0,16

- Tỷ lệ so với dân số

%

61,73

61,69

61,5







3. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động


Người

417.530

415.442

411.639

-0,13

-0,18

- Chia theo giới tính:



















+ Nam

Người

214.944

214.025

211.994

-0,11

-0,19

+ Nữ

Người

202.586

201.397

199.645

-0,15

-0,17

- Chia theo khu vực:



















+ Thành thị

Người

34.650

36.949

43.016

1,66

3,28

+ Nông thôn

Người

382.880

378.493

368.623

-0,29

-0,52

- Tỷ lệ so với dân số

%

85,28

85,23

85,13







Nguồn số liệu: Cục Thống kê tỉnh

Dân số của tỉnh trong các năm qua giảm, nguyên nhân chính là do người lao động di chuyển đi các tỉnh khác làm ăn nhiều hơn số dân chuyển đến nên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động hàng năm cũng giảm (năm 2001 là 417.530 người, đến năm 2010 chỉ còn 411.639 người) tuy có bổ sung từ các nguồn: bộ đội hết nghĩa vụ trở về, số học sinh tốt nghiệp phổ thông không có điều kiện học tiếp vào đại học, cao đẳng, THCN cùng số học sinh học nghề, tốt nghiệp hệ cao đẳng, đại học... ra trường về tỉnh công tác.

DÂN SỐ HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

2. Cơ cấu tuổi, giới của nhân lực

- Đến năm 2010 dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) là 483.557 người chiếm 61,5% dân số. Lực lượng lao động trong độ tuổi của tỉnh là 411.639 người, chiếm 85,13% dân số trong độ tuổi lao động.

- Cơ cấu lao động theo giới tính: Lực lượng lao động nam chiếm 51,5%, lực lượng lao động nữ chiếm 48,5% trong tổng lực lượng lao động trong độ tuổi của tỉnh.

- Cơ cấu lao động chia theo nhóm tuổi:

Theo số liệu thống kê lao động việc làm trong các năm qua, trong tổng số lực lượng lao động trong độ tuổi, thì lực lượng lao động trẻ ở nhóm tuổi 15 – 34 chiếm tỷ lệ 42,81%, lực lượng lao động trung niên ở nhóm tuổi 35 – 54 chiếm tỷ lệ 49,37%, lực lượng lao động ở nhóm tuổi 55 - 59 chiếm tỷ lệ 7,82%.

Nhìn chung lực lượng lao động trẻ và lực lượng lao động trung niên chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng lực lượng lao động lao động của tỉnh. Đây là tiềm năng nhưng cũng là thách thức trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh cũng như giải quyết việc làm và đảm bảo đời sống của người lao động.



Bảng 6. Cơ cấu theo nhóm tuổi của lực lượng lao động tỉnh năm 2010


Nhóm tuổi

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

Số người

%

Số người

%

Số người

%

Tổng số

411.639

100

38.822

100

372.817

100

15-34

176.228

42,81

14.758

38,01

161.470

43,31

35-54

203.221

49,37

21.472

55,31

181.749

48,75

55-59

32.190

7,82

2.592

6,68

29.598

7,94


Nguồn số liệu: Cục Thống kê tỉnhHà Nam
3. Đặc điểm nguồn nhân lực

3.1 Trình độ học vấn của nguồn nhân lực:

Hà Nam là một tỉnh có truyền thống hiếu học nên hàng năm chất lượng giáo dục và đào tạo không ngừng được nâng cao. Ngành giáo dục đã hoàn thành tốt mục tiêu của Chương trình quốc gia về giáo dục – đào tạo. Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành phổ cập THCS. Hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học, THCS đạt cao (khoảng 98% trở lên), tốt nghiệp THPT đạt trên 90%.

Như vậy, xét về trình độ học vấn, thì trình độ học vấn của người dân Hà Nam ở mức khá sẽ tạo tiền đề thuận lợi để đào tạo và nâng cao trình độ nghề nghiệp. Nếu tổ chức quản lý, đào tạo và sử dụng hợp lý sẽ là một lợi thế lớn của tỉnh, đảm bảo đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

3.2 Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật:

Tổng số lao động trong độ tuổi : 411.639 người, trong đó:

- Chưa qua đào tạo chiếm 65%.

- Đã qua đào tạo chiếm 35% (gồm: Công nhân kỹ thuật: 21,98%; Sơ cấp nghề: 3,2%; Trung cấp nghề: 2,85%; Cao đẳng nghề: 0,48%; Trung cấp chuyên nghiệp: 2,71%; Cao đẳng: 1,58%; Đại học: 2,14%; Trên đại học: 0,06%).

Tính chung cả tỉnh, tỷ lệ lao động qua đào tạo của lực lượng lao động từ 17,2% năm 2001 và tăng lên 35% năm 2010. Bình quân tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng 1,78%/năm.

Trong các làng nghề hiện nay trên địa bàn tỉnh, lao động có tay nghề được đào tạo chủ yếu theo hình thức truyền nghề qua các thế hệ. Một số lao động học nghề trong các lớp ngắn ngày. Điều đó phù hợp với thực tế các làng nghề của tỉnh có số ít hộ chuyên sống bằng các nghề như nông nghiệp, mà chủ yếu là hộ kiêm vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề. Quy mô bình quân của các hộ sản xuất trong các làng nghề trên địa bàn tỉnh nhỏ, bình quân chỉ có 1 - 2 lao động thường xuyên và có 2 - 3 lao động thời vụ.



Bảng 7. Lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo trình độ đào tạo Đơn vị tính: Người, %


Chỉ tiêu

2001

2005

2010

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Tổng số

417.530

100

415.442

100

411.639

100

I. Chưa qua đào tạo

345.715

82,8

289.563

69,7

267.565

65

II. Đã qua đào tạo

71.815

17,2

125.879

30,3

144.074

35

Hệ dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề)



















1. Công nhân kỹ thuật

21.252

5,09

73.159

17,61

90.478

21,98

2. Sơ cấp nghề

11.691

2,8

12.588

3,03

13.172

3,2

3. Trung cấp nghề

10.856

2,6

11.798

2,84

11.732

2,85

4. Cao đẳng nghề

1.754

0,42

1.869

0,45

1.976

0,48

Hệ giáo dục (Bộ GD và ĐT)



















5. Trung cấp chuyên nghiệp

11.273

2,7

11.218

2,7

11.156

2,71

6. Cao đẳng

6.430

1,54

6.439

1,55

6.504

1,58

7. Đại học

8.476

2,03

8.683

2,09

8.809

2,14

8. Trên đại học

83

0,02

125

0,03

247

0,06


Nguồn số liệu: Cục Thống kê tỉnh

3.3 Cơ cấu nhân lực theo nhóm ngành nghề chính:

- Khối doanh nghiệp:

Theo số liệu thống kê về lao động việc làm, đến năm 2010 tổng số lao động hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh là 57.682 người, trong đó: Lao động quản lý chiếm 7,72%; lao động chuyên môn, nghiệp vụ chiếm 11,43%; lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh chiếm 77,13%; nhân viên hành chính, phục vụ chiếm 3,72%.

- Khối cán bộ công chức, viên chức:

Đến hết năm 2010, toàn tỉnh có 15.849 cán bộ công chức, viên chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Trong đó: Cán bộ công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện: 11.890 người chiếm 75% (cán bộ, công chức: 1.239 người, viên chức: 10.651 người); công chức cấp xã: 1.249 người chiếm 7,9%; những người hoạt động không chuyên trách cấp xã: 2.710 người chiếm 17,1%.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, cụ thể: Chưa qua đào tạo chiếm 11,63%; Sơ cấp chiếm 2,85%; Trung cấp chiếm 24,25%; Cao đẳng chiếm 25,7%; Đại học chiếm 33,94%; Trên đại học chiếm 1,63%.

Tuy nhiên, cơ cấu đội ngũ cán bộ trong từng đơn vị không đồng đều, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã còn hạn chế.

Một số nhóm ngành nghề có đông lực lượng cán bộ công chức, viên chức:

* Nhóm sự nghiệp Giáo dục – đào tạo:

Tổng số công chức, viên chức làm việc trong ngành giáo dục - đào tạo của tỉnh đến hết năm 2010 là 10.499 người, cụ thể:

- Số công chức khối quản lý nhà nước của ngành giáo dục (sở, phòng giáo dục các huyện, thành phố) : 130 người .

- Khối mầm non: 2.747 người (trong đó công chức là 120 người, viên chức là 2.627 người)

- Khối tiểu học: 3.033 người (trong đó công chức là 140 người, viên chức là 2.893 người)

- Khối THCS: 3.226 người (trong đó công chức là 120 người, viên chức là 3.106 người)

- Khối THPT: 1.266 người (trong đó công chức là 21 người, viên chức là 1.245 người)

- Trường Cao đẳng sư phạm: 97 người (trong đó công chức là 01 người, viên chức là 96 người)

Nhìn chung, đội ngũ giáo viên từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT đều đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về trình độ. Tuy nhiên, về chủng loại còn chưa hợp lý, vẫn xảy ra tình trạng thừa – thiếu giáo viên văn, toán THCS; thiếu giáo viên nhạc, hoạ THCS, giáo viên các môn tự nhiên, tin học, giáo dục quốc phòng THPT …

* Nhóm sự nghiệp Y tế:

Trong những năm qua, nhân lực của ngành Y tế đã có những bước phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, đáp ứng cơ bản nhiệm vụ của tỉnh và Bộ Y tế giao hàng năm.

Nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, thời gian qua, ngành y tế đã thực hiện nhiều biện pháp, từ công tác giáo dục chính trị tư tưởng nâng cao y đức đến đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng; tạo môi trường và điều kiện làm việc để đội ngũ thầy thuốc phát huy năng lực. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều tỉnh, thành trong cả nước, thực trạng cơ cấu nhân lực ngành y tế của tỉnh còn nhiều vấn đề bất cập, chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân; cơ cấu nhân lực không hợp lý; thiếu nhân lực có trình độ cao như bác sĩ, dược sĩ đại học ở tất cả 3 tuyến: tuyến tỉnh, tuyến huyện/thành phố và tuyến y tế xã, phường, thị trấn; thiếu chuyên gia đầu ngành đối với các cơ sở y tế tuyến tỉnh;

Ngành y tế có 2.252 cán bộ công chức, viên chức công tác tại tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã/phường, được phân bổ như sau:

- Khối quản lý nhà nước: 51 người

- Lĩnh vực đào tạo: 61 người

- Khối dự phòng: 282 người

- Khối khám, chữa bệnh: 1.277 người

- Các trung tâm Dân số – KHHGĐ huyện, thành phố: 15 người 

- Cán bộ công tác tại trạm y tế xã/phường: 566 người

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của ngành cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, cụ thể: Trên đại học là 186 người chiếm tỷ lệ 8,26%; đại học là 469 người chiếm tỷ lệ 20,83%; Cao đẳng là 68 người chiếm 3,02%; Trung học là 1.347 người chiếm tỷ lệ 59,81%; Sơ học là 96 người người chiếm tỷ lệ 4,26%; chưa qua đào tạo là 86 người chiếm 3,82%.


Каталог: vi-vn -> skhdt -> TaiLieu -> 2014
vi-vn -> TÀi liệu tham khảO Ôn thi tốt nghiệp tiếng anh lớP 12 I. Tenses a/ Lý thuyết 1
vi-vn -> HỘi nông dân việt nam ban chấp hành trung ưƠNG
vi-vn -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
vi-vn -> Mẫu số 04. Hợp đồng cho thuê đất
vi-vn -> Huyện thanh liêM
vi-vn -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
vi-vn -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam
2014 -> Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003

tải về 0.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương