Ban chỉ ĐẠo xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh hà nam giai đOẠN 2011 2020



tải về 0.94 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích0.94 Mb.
#17419
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10



Nguồn số liệu: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến 2020;

Nghị quyết 05-NQ/TU của Tỉnh uỷ về PT đô thị đến 2020



3.2. Dự báo cầu lao động:

Dự báo cầu lao động dựa trên những yếu tố tác động như sau:

- Tốc độ tăng trưởng, quy mô và chuyển đổi cơ cấu sản xuất, dịch vụ.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ

- Khả năng xuất hiện những ngành nghề mới hoặc nhu cầu về những kiến thức kỹ năng mới trong tương lai.

- Mức độ phát triển của thị trường lao động và thị trường đào tạo. Khả năng cung ứng từ nguồn lao động tại chỗ, khu vực.

Mặt khác, khi nền kinh tế đã phát triển, tỷ lệ hộ nghèo giảm nên số trẻ em dưới tuổi lao động không được đi học, phải tham gia lao động sớm sẽ ngày càng giảm; Số lao động trên tuổi lao động (người già nông thôn, các lao động đã nghỉ hưu…) tham gia lao động lại tăng thêm. Theo thực tế tại các nước, số lao động trên tuổi, có kinh nghiệm, còn sức khoẻ tham gia lao động (đặc biệt là lao động trí óc) ngày càng tăng lên; đây là biểu hiện của một nền kinh tế phát triển, tận dụng trí tuệ người có tuổi và lao động trở thành nhu cầu của con người.

a. Dự báo nhu cầu lao động của toàn tỉnh:

- Cơ sở tính toán: Căn cứ vào phương án chọn về các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội được phê duyệt tại Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020. Căn cứ vào chuỗi số liệu về giá trị tăng thêm (GDP) theo giá so sánh và số lao động đang hoạt động kinh tế của tỉnh từ năm 2001 – 2010.

- Phương pháp tính toán: Sử dụng phương pháp độ co giãn giữa việc làm (nhu cầu lao động) và giá trị tăng thêm (GDP) của các ngành kinh tế để tính dự báo cầu lao động.

+ Dự báo đến năm 2015: Cầu lao động toàn tỉnh là 492.888 người.

+ Dự báo đến năm 2020: Cầu lao động toàn tỉnh là 545.326 người.

b. Dự báo cầu lao động trong các ngành kinh tế cấp I của tỉnh:

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020, định hướng phát triển các ngành ngành lĩnh vực như sau:

- Ngành công nghiệp - xây dựng: Phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với tốc độ cao, bền vững; tiếp tục phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng gồm: xi măng, đá xây dựng, các vật liệu xây dựng khác... là ngành mũi nhọn trong đó xi măng là sản phẩm chủ lực; đẩy mạnh đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sử dụng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu, thủ công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp - làng nghề; khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi nhất là bia, nước giải khát, sữa, thực phẩm… Thu hút phát triển công nghiệp chế tạo máy và gia công kim loại, cơ khí lắp ráp, điện tử công nghiệp có công nghệ cao; ngành công nghiệp hoá chất; ngành công nghiệp dệt may da giầy... Dự kiến đến năm 2020 sẽ thu hút thêm khoảng 80 ngàn lao động vào lĩnh vực công nghiệp – xây dựng.

- Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu, góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh trên cơ sở khuyến khích nông dân làm giàu, cải thiện đời sống thông qua việc sử dụng có hiệu quả đất đai, thu hút nhiều nguồn vốn và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, tiến bộ quản lý trang trại, hệ thống dịch vụ nông nghiệp. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng mạnh chăn nuôi, dịch vụ đồng thời duy trì tăng trưởng trồng trọt ở mức độ hợp lý, mở rộng vụ đông. Dự kiến đến năm 2020 do chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp chuyển sang các ngành khác khoảng 25 – 30 ngàn người.

- Ngành dịch vụ, thương mại: Phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ, thương mại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa dịch vụ trở thành ngành kinh tế quan trọng vào cuối kỳ quy hoạch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững. Khuyến khích phát triển thương mại nhiều thành phần gồm cả liên doanh, liên kết theo hướng hiện đại, đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hoá đồng thời ổn định thị trường các mặt hàng thiết yếu để phục vụ tốt sản xuất và đời sống nhân dân.

Từ định hướng trên, dự báo cầu lao động trong các ngành kinh tế cấp I của tỉnh như sau:

Đơn vị tính: Người

Ngành, lĩnh vực

Năm 2015

Năm 2020

TỔNG SỐ

492.888

545.326

1. Công nghiệp – xây dựng

129.027

170.199

2. Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

251.265

236.415

3. Dịch vụ

112.596

138.712

Do việc phát triển các ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh cho nên nhu cầu lao động trong các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng nhanh: Lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 129.027 người năm 2015 lên 170.199 người vào năm 2020; lao động trong ngành dịch vụ tăng từ 112.597 người năm 2015 lên 138.712 người vào năm 2020; trong khi đó lao động trong ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm từ 251.265 người năm 2015 xuống còn 236.415 người vào năm 2020.

c. Dự báo cầu lao động trong các ngành cấp II của tỉnh:

- Cầu lao động trong các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản:



Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2020

TỔNG SỐ

251.265

236.415

1. Nông nghiệp, lâm nghiệp

247.837

233.197

2. Thuỷ sản

3.428

3.218

- Cầu lao động trong các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp - xây dựng:

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2020

TỔNG SỐ

129.027

170.199

1. Công nghiệp khai thác mỏ

10.032

13.827

2. Công nghiệp chế biến

83.016

106.607

3. Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước

2.929

4.011

4. Xây dựng

33.050

45.754

- Cầu lao động trong các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ:

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2020

TỔNG SỐ

112.596

138.712

1. Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình

41.099

49.005

2. Khách sạn và nhà hàng

4.852

6.154

3. Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc

15.442

19.633

4. Tài chính, tín dụng

1.630

2.025

5. Hoạt động khoa học và công nghệ

126

155

6. Hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn

563

702

7. Quản lý nhà nước, quốc phòng an ninh, đảm bảo xã hội bắt buộc, các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội

12.200

15.009

8. Giáo dục và đào tạo

16.559

20.849

9. Y tế và cứu trợ xã hội

5.477

6.653

10. Hoạt động văn hoá và thể thao

1.607

2.001

11. Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng

6.898

8.759

12. Hoạt động làm thuê công việc gia đình

6.143

7.767

3.3 Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo:

a. Dự báo trình độ đào tạo của lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi:

Căn cứ vào lực lượng lao động trong độ tuổi 15 - 60 đã được dự báo ở phần cung lao động, căn cứ vào mục tiêu về tỷ lệ lao động qua đào tạo và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề: Đến năm 2015, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 55%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 45%; đến năm 2020, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 70%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là từ 55% trở lên.

Dự báo trong giai đoạn 2011 - 2020, trình độ đào tạo của lực lượng lao động như sau:

- Đến năm 2015: Có 239.733 lao động qua đào tạo, trong đó qua đào tạo nghề là 196.145 người.

- Đến năm 2020: Có 336.193 lao động qua đào tạo, trong đó qua đào tạo nghề khoảng 279.057 người.

b. Dự báo nhu cầu lao động cần đào tạo và dự kiến kế hoạch đào tạo của tỉnh:

- Hàng năm số lượng học sinh tốt nghiệp THCS không thi đỗ vào các trường THPT và số học sinh tốt nghiệp THPT nhưng không thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp là nguồn lao động cần định hướng học nghề. Trung bình mỗi năm nguồn lao động này khoảng 6.000 – 7.000 người.

- Số người trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật có nhu cầu đào tạo nghề từ sơ cấp nghề đến cao đẳng nghề. Trong đó đối tượng cần quan tâm là bộ đội xuất ngũ, lao động nông thôn bị thu hồi đất, người nghèo, người tàn tật còn khả năng lao động. Ước mỗi năm lực lượng lao động thuộc các nhóm đối tượng này tham gia học nghề khoảng 5.000 – 7.000 người.

- Bên cạnh lực lượng lao động chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật cần được đào tạo nghề còn có một lực lượng lao động đã có nghề nhưng có nhu cầu đào tạo để nâng cao tay nghề hoặc có chuyển đổi nghề. Ước tính trung bình mỗi năm lực lượng này sẽ tham gia học nghề khoảng 5.000 – 7.000 người.

Trong giai đoạn 2011 - 2020, tập trung vào nâng cao chất lượng đội ngũ lao động đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, du lịch tại chỗ; Mở rộng và có chính sách thu hút các trường đào tạo nghề vào Hà Nam. Đẩy mạnh tiến độ xây dựng Khu đô thị đại học, thu hút thêm khoảng 5 trường Đại học trở lên về Hà Nam; Mở rộng ngành nghề nông thôn, ưu tiên phát triển ngành nghề mới và thực hiện công tác khuyến nông, khuyến công đối với vùng nông thôn nhằm nâng cao kỹ năng làm việc cho con em nông dân. Đối với các khu, cụm công nghiệp và cụ thể các doanh nghiệp, UBND tỉnh quy định trách nhiệm các doanh nghiệp và ban quản lý dựa trên điều kiện vật chất của mình và kết hợp với các trung tâm dạy nghề, trường dạy nghề đào tạo nghề cho con em lao động, ưu tiên những người không còn đất nông nghiệp.

Trong giai đoạn 2011 - 2020, dự kiến khả năng đào tạo mới tại các cơ sở của tỉnh quản lý là 339.210 lượt người. Trong đó:

- Giai đoạn 2011 - 2015: 137.510 lượt người

- Giai đoạn 2016 - 2020: 201.700 lượt người


Bảng 14. Kế hoạch đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo của tỉnh 2011 - 2020

Đơn vị tính: Người





Hệ Dạy nghề (TC Dạy nghề)

Hệ đào tạo (Bộ GD & ĐT)

Dạy nghề

dưới 3 tháng



SC nghề

TC nghề

CĐ nghề

TCCN

Cao đẳng

Đại học

Trên ĐH

Năm 2011

























I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

2.755

4.698

2.030

377

2.234

1.662

1.704

66

II. Công nghiệp và xây dựng

1.021

1.741

752

140

828

616

632

25

III. Dịch vụ

974

1.661

718

133

790

589

602

23

Tổng số

4.750

8.100

3.500

650

3.852

2.867

2.938

114

Năm 2015

























I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

1.920

3.840

2.016

432

2.117

1.581

1.616

62

II. Công nghiệp và xây dựng

1.200

2.400

1.260

270

1.323

988

1.010

39

III. Dịch vụ

880

1.760

924

198

970

724

741

28

Tổng số

4.000

8.000

4.200

900

4.410

3.293

3.366

129

Năm 2020

























I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

2.550

3.900

1.950

510

1.512

1.125

1.150

44

II. Công nghiệp và xây dựng

3.655

5.590

2.795

731

2.167

1.613

1.649

64

III. Dịch vụ

2.295

3.510

1.755

459

1.361

1.013

1.035

40

Tổng số

8.500

13.000

6.500

1.700

5.040

3.751

3.834

148

Каталог: vi-vn -> skhdt -> TaiLieu -> 2014
vi-vn -> TÀi liệu tham khảO Ôn thi tốt nghiệp tiếng anh lớP 12 I. Tenses a/ Lý thuyết 1
vi-vn -> HỘi nông dân việt nam ban chấp hành trung ưƠNG
vi-vn -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
vi-vn -> Mẫu số 04. Hợp đồng cho thuê đất
vi-vn -> Huyện thanh liêM
vi-vn -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
vi-vn -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam
2014 -> Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003

tải về 0.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương