Ban chỉ ĐẠo xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh hà nam giai đOẠN 2011 2020


Kết quả thực hiện một số mục tiêu chủ yếu đến năm 2010



tải về 0.94 Mb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích0.94 Mb.
#17419
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

2. Kết quả thực hiện một số mục tiêu chủ yếu đến năm 2010

Với những yếu tố thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cùng với sự nỗ lực của Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh, 10 năm qua tỉnh Hà Nam đã phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, XVII; hoàn thành toàn diện vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt ở mức cao.

- Tổng sản phẩm trong tỉnh (giá so sánh) năm 2010 là 5.387 tỷ đồng (gấp 2,7 lần năm 2001).

- Cơ cấu kinh tế:

Năm 2001: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 37,1%, Công nghiệp – xây dựng 30,7%, Dịch vụ 32,2%.

Năm 2010: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 21,2%, Công nghiệp – xây dựng 48,2%, Dịch vụ 30,6%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh) năm 2001 đạt 1.363 tỷ đồng, năm 2010 đạt 8.125 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân 21,7%/năm.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá so sánh) năm 2001 đạt 1.306,5 tỷ đồng, năm 2010 đạt 1.920,4 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân 4,3%/năm.

- Tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2001 đạt 1.572 tỷ đồng, năm 2010 đạt 7.143,3 tỷ đồng.

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 19,98 triệu USD, năm 2010 đạt 227 triệu USD.

- Thu từ kinh tế cân đối ngân sách trên địa bàn năm 2001 đạt 204 tỷ đồng, năm 2010 đạt 1.326,8 tỷ đồng.

- Giáo dục - đào tạo phát triển cả về quy mô và chất lượng, tính đến hết năm 2010 toàn tỉnh có 228 trường đạt chuẩn, trong đó: 50 trường mầm non, 131 trường tiểu học, 41 trường trung học cơ sở và 6 trường trung học phổ thông.

- Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân được quan tâm. Mạng lưới y tế cơ sở được quan tâm cả về đào tạo đội ngũ và xây dựng cơ sở vật chất. Đến hết năm 2010 toàn tỉnh có 81% trạm y tế có bác sỹ và 102 xã, phường, thị trấn đạt “chuẩn quốc gia y tế xã”.

- Công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm đạt nhiều thành tích. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 17,6% năm 2001 xuống còn 7% vào năm 2010 (theo chuẩn quy định cho từng giai đoạn). Tổng số lao động được giải quyết việc làm là 128.442 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng bình quân 1,78%/năm.



Bảng 1. Tăng trưởng kinh tế 2001 - 2005 và 2006 - 2010

Đơn vị tính: %/năm

Ngành

2001-2005

2006-2010

Tăng trưởng toàn nền kinh tế

9,12

13,17

I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản







1.1. Nông và lâm nghiệp

2,71

3,29

1.2. Thủy sản

16,25

9,3

II. Công nghiệp và xây dựng







2.1. Công nghiệp khai thác mỏ

37,39

5,39

2.2 Công nghiệp chế biến

18,16

23,39

2.3. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

16,09

10,3

2.4. Xây dựng

6

15,9

III. Dịch vụ







3.1. Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình

4,7

16,31

3.2. Khách sạn và nhà hàng

15,81

0,05

3.3. Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc

22,55

20,91

3.4. Tài chính, tín dụng

10,37

24,18

3.5. Hoạt động khoa học và công nghệ

7

-5,66

3.6. Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn

0,57

-7,41

3.7. Quản lý Nhà nước và ANQP, bảo đảm xã hội bắt buộc

10,03

-0,32

3.8. Giáo dục và đào tạo

10,41

9,65

3.9. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội

11,15

14,88

3.10. Hoạt động văn hóa và thể thao

14,99

-9,35

3.11. Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội

3,96

-4,73

3.12. Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng

2,83

21,91

3.13. Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân

3,88

7,94

Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam

Bảng 2. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh

CHỈ TIÊU

Năm 2001

Năm 2005

Năm 2010

1. Cơ cấu kinh tế (%)

100

100

100

- Nông, lâm, ngư nghiệp

37,1

28,6

21,2

- Công nghiệp, xây dựng

30,7

39,7

48,2

- Dịch vụ

32,2

31,7

30,6

2. Cơ cấu lao động (%)

100

100

100

- Nông, lâm, ngư nghiệp

77,1

67,9

58,6

- Công nghiệp, xây dựng

12,1

17,15

21,04

- Dịch vụ

10,8

14,95

20,36


Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam

3. Kết quả thực hiện của các ngành, lĩnh vực đến năm 2010

- Ngành nông, lâm, thuỷ sản:

Sản xuất nông nghiệp vượt qua nhiều khó khăn về thời tiết và dịch bệnh, giành thắng lợi khá toàn diện; xây dựng mô hình nông thôn mới triển khai bước đầu đạt hiệu quả. Sản lượng lương thực được giữ vững, duy trì ổn định, đảm bảo an ninh lương thực của địa phương, năm 2010 sản lượng lương thực đạt 459,2 nghìn tấn. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (giá so sánh) năm 2001 đạt 1.306,5 tỷ đồng, năm 2010 đạt 1.920,4 tỷ đồng; tốc độ tăng cả giai đoạn bình quân 4,3%/năm.

Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ. Cụ thể:

Bảng 3. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp

CHỈ TIÊU

2001

2005

2010

Tổng số (%)

100

100

100

1. Trồng trọt

73,3

66,2

56,9

2. Chăn nuôi

25,7

31,2

40,0

3. Dịch vụ

1,0

2,6

3,1

Tập trung triển khai có hiệu quả các Chương trình, Đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống cây, con mới chất lượng cao, áp dụng biện pháp thâm canh vào sản xuất, chủ động phòng trừ dịch bệnh nên đã tăng sản lượng và giá trên một đơn vị diện tích canh tác. Diện tích, sản lượng cây trồng hàng hoá có giá trị kinh tế cao ngày càng tăng. Vụ đông trồng cây hàng hoá trở thành vụ sản xuất chính.

Chăn nuôi thuỷ sản phát triển mạnh. Hình thức chăn nuôi tập trung theo phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp và mô hình đa canh đã thu hút nhiều hộ nông dân và doanh nghiệp tham gia, bước đầu có hiệu quả.

Trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán trong các khu đô thị, khu công nghiệp và nơi công cộng được trú trọng, môi trường sinh thái được cải thiện.

Chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Tích cực triển khai quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên toàn tỉnh.



- Ngành Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng cao, có chuyển biến về cơ cấu sản xuất, về quy mô và chất lượng, đã góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh) năm 2001 đạt 1.363 tỷ đồng, năm 2010 đạt 8.125 tỷ đồng; tốc độ tăng cả giai đoạn bình quân 21,7%/năm.

Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng phát triển nhanh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với cơ cấu sản phẩm, quy mô ngày càng lớn. Sản xuất trong khu công nghiệp bước đầu tăng trưởng khá, giá trị sản xuất trong khu công nghiệp chiếm 55% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

Một số sản phẩm công nghiệp mới như: Bia Sài Gòn – Phủ Lý, sữa, hệ thống dây dẫn điện trong xe ô tô, dây cáp điện... đang từng bước chiếm lĩnh thị trường.

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ổn định, một số làng nghề truyền thống có bước phát triển tốt đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn và tăng thu nhập cho nông dân.

- Ngành Thương mại, du lịch, dịch vụ:

Thương mại, du lịch phát triển đa dạng cả về quy mô, ngành nghề; các ngành dịch vụ phát triển mở rộng đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa tiêu dùng xã hội trên địa bàn năm 2001 đạt 1.572 tỷ đồng, năm 2010 đạt 7.143 tỷ đồng; tốc độ tăng giai đoạn 2001 – 2005 đạt 13,4%/năm, giai đoạn 2006 – 2010 đạt 21,15%/năm. Mạng lưới kinh doanh thương mại phát triển mở rộng, hệ thống các chợ được đầu tư nâng cấp, nhất là các chợ trung tâm.

Hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu có bước phát triển mới. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 19,98 triệu USD, năm 2010 đạt 227 triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dệt may và thủ công mỹ nghệ. Hàng hoá nhập khẩu chủ yếu là máy, thiết bị và nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Hoạt động du lịch có nhiều tiến bộ, bước đầu khai thác có hiệu quả các sản phẩm du lịch hiện có và mở các tua, tuyến ra ngoài tỉnh. Một số khu điểm du lịch được nâng cấp và triển khai xây dựng như: Đền Trần Thương, chùa Bà Đanh, chùa Đọi Sơn, nhà thờ Nguyễn Khuyến, khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao ... Doanh thu du lịch tăng bình quân 15%/năm.

Các dịch vụ khác như: vận tải, bưu chính - viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn pháp luật, dịch vụ kỹ thuật, phục vụ đô thị... đều có bước phát triển, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh, phục vụ sinh hoạt đời sống nhân dân.



- Các lĩnh vực văn hoá - xã hội:

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo đạt được kết quả toàn diện về quy mô, chất lượng, cơ sở vật chất trường học. Hoàn thành tốt mục tiêu Chương trình quốc gia về giáo dục – đào tạo. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở được giữ vững; phổ cập giáo dục trung học được triển khai tích cực. Chất lượng giáo dục toàn diện có nhiều tiến bộ rõ rệt, nhất là chất lượng trí dục. Hà Nam là một trong 10 tỉnh dẫn đầu toàn quốc về chất lượng giáo dục.

Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và công tác dân số kế hoạch hoá gia đình đạt kết quả tích cực. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Theo dõi, giám sát, kịp thời xử lý không để xảy ra dịch bệnh lớn trên địa bàn. Mạng lưới y tế từ tỉnh tới cơ sở được kiện toàn. Toàn tỉnh có 102/116 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, 81% trạm y tế có bác sỹ. Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình đảm bảo duy trì mức sinh thay thế và xu thế giảm sinh; chất lượng dân số từng bước được cải thiện.

Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao phát triển góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Các hoạt động thông tin tuyên truyền từng bước đổi mới nội dung hình thức. Hoạt động văn hoá, thể thao đạt nhiều kết quả quan trọng; công tác quản lý nhà nước về văn hoá, thể thao được tăng cường. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” tiếp tục phát triển, từng bước đi vào chiều sâu. Thể thao thành tích cao được nâng cao về chất lượng và số lượng huy chương trong các giải toàn quốc và khu vực. Công tác xã hội hoá được đẩy mạnh, thu hút nhiều nguồn lực tham gia xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao, trùng tu tôn tạo di tích.

Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo đạt kết quả tích cực. Trong 10 năm, đã giải quyết việc làm mới cho 128.442 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2001 là 17,2%, năm 2010 tăng lên 35%. Công tác xoá đói, giảm nghèo được các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 17,6% năm 2001 xuống còn 7% vào năm 2010 (theo chuẩn quy định cho từng giai đoạn), năm 2007 đã hoàn thành Đề án xoá nhà tranh, vách đất cho hộ nghèo.

4. Một số đặc điểm kinh tế đáng lưu ý

Thu ngân sách tăng trưởng cao. Thu từ kinh tế cân đối ngân sách trên địa bàn năm 2001 đạt 204 tỷ đồng, năm 2010 đạt 1.326,8 tỷ đồng, gấp 6,5 lần so với năm 2001. Công tác quản lý ngân sách có nhiều tiến bộ, tiếp tục thực hiện phân cấp, tạo chủ động cho các cấp, các ngành trong quản lý, khai thác và sử dụng ngân sách đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.



Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2006 - 2010 đạt trên 31.078 tỷ đồng, tăng bình quân 40,1%/năm, gấp 5 lần giai đoạn 2001 - 2005. Tranh thủ sự hỗ trợ của ngân sách Trung ương và huy động các nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng mới, nâng cấp kết cấu hạ tầng kỹ thuật thuộc lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế, văn hoá, hạ tầng đô thị, khu công nghiệp. Nhiều dự án, công trình lớn được đưa vào khai thác sử dụng phát huy tốt hiệu quả đầu tư như: Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1A; nút giao thông Đồng Văn; Đường phân lũ; Dự án Tắc Giang - Phủ Lý; Các cầu Kiện Khê, Nhật Tựu, Cấm Sơn; Hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn I; Châu Sơn (giai đoạn 1) ...

Từ kết quả phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm qua, có thể thấy một số chỉ tiêu đáng lưu ý của tỉnh như sau:

Bảng 4: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội đáng lưu ý của tỉnh Hà Nam


Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2001

Năm 2005

Năm 2010

1

Thu từ kinh tế cân đối ngân sách

Tr.đồng

203.939

349.500

1.286.195

2

Số lượng các KCN đang hoạt động

Khu

0

4

4

3

Số lượng các Khu kinh tế

Khu

0

0

0

4

D.án đầu t­ư n­ước ngoài

Dự án

-

-

45

5

Giá trị kim ngạch xuất khẩu

Tr.USD

19,98

24,7

227

6

Giá trị kim ngạch nhập khẩu

Tr.USD

9,6

23,6

169,4

7

Sân bay

sân

0

0

0

8

Cảng biển

cảng

0

0

0

9

Tr­ường Đại học, cao đẳng

tr­ường

1

2

6

10

Tr­ường dạy nghề.

tr­ường

5

6

6

Каталог: vi-vn -> skhdt -> TaiLieu -> 2014
vi-vn -> TÀi liệu tham khảO Ôn thi tốt nghiệp tiếng anh lớP 12 I. Tenses a/ Lý thuyết 1
vi-vn -> HỘi nông dân việt nam ban chấp hành trung ưƠNG
vi-vn -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
vi-vn -> Mẫu số 04. Hợp đồng cho thuê đất
vi-vn -> Huyện thanh liêM
vi-vn -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
vi-vn -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam
2014 -> Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003

tải về 0.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương