Ban chỉ ĐẠo xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh hà nam giai đOẠN 2011 2020



tải về 0.94 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích0.94 Mb.
#17419
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

2. Điểm yếu

a. Về phát triển kinh tế - xã hội:

- Tăng trưởng GDP của tỉnh tuy có tốc độ cao nhưng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, sản phẩm hàng hoá quy mô còn nhỏ, chưa có sức cạnh tranh.

- Chưa tạo được bước đột phá mới trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Dịch vụ còn chậm phát triển, chưa có sự chuyển biến tích cực. Thu ngân sách, thu hút đầu tư… chưa tác động mạnh đến việc đẩy nhanh quá trình phát triển của tỉnh.

- Xử lý ô nhiễm môi trường và giải quyết việc làm cho người lao động còn nhiều khó khăn.



b. Về phát triển nguồn nhân lực:

- Dân số tập trung chủ yếu ở khu vực nông nghiệp, nông thôn (tỷ lệ 89,55%) Lực lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch kinh tế cũng như yêu cầu của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng; công nhân kỹ thuật không có bằng cấp còn nhiều (trên 20%), tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp hơn trung bình Vùng Đồng bằng sông Hồng (tỷ lệ của tỉnh là 35%, tỷ lệ trung bình của Vùng ĐBSH là 40%). Ý thức của người lao động trong chấp hành nội quy lao động, tác phong lao động chưa chuyên nghiệp. Năng suất lao động ở một số lĩnh vực và năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp cơ sở nhìn chung còn thấp.

- Thị trường lao động thiếu nhiều lao động chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt là lao động chất lượng cao, trong khi lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng cao (65%). Cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, công nhân kỹ thuật giỏi, thợ lành nghề, nghệ nhân còn thiếu. Lao động có trình độ ngoại ngữ để làm việc, giao tiếp còn hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển giao và sử dụng công nghệ, năng suất lao động, nhất là khu vực sản xuất yêu cầu công nghệ cao. Chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, năng suất lao động thấp so với bình quân chung cả nước.

- Công tác tuyển chọn đầu vào của khối cán bộ công chức, viên chức còn hạn chế. Tỷ lệ chưa qua đào tạo về chuyên môn cao (11,63%), nhất là cấp xã (46,6%).

- Đa dạng hoá các loại hình giáo dục còn hạn chế (nhất là loại hình chất lượng cao). Nhận thức của nhân dân về học nghề còn hạn chế, tâm lý của tuyệt đại đa số người dân là cho con em đi học đại học, trường hợp học nghề chỉ là giải pháp cuối cùng cho nên số lượng, chất lượng đầu vào của hệ đào tạo nghề thấp.

- Công tác đào tạo nghề theo phương châm xã hội hoá tuy có tiến bộ, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Chất lượng đào tạo của một số cơ sở dạy nghề còn thấp, các nghề đào tạo chủ yếu là phổ thông, mới tập trung đào tạo đại trà, ngắn hạn chưa chú trọng đến đào tạo lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao, có bằng cấp; cơ cấu, ngành nghề đào tạo còn bất cập, chưa phối hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp sử dụng lao động.

- Năng lực của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh (đặc biệt là trung tâm đào tạo nghề của các huyện) còn hạn chế về ngành nghề đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên; trang thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu, không phù hợp thực tiễn. Nguồn lực tài chính từ ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, sức hút đầu tư của xã hội vào phát triển nhân lực chưa nhiều. Hiệu quả và chất lượng hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm chưa cao (tỷ lệ người tìm được việc làm chỉ đạt 25,93%). Công tác tuyên truyền hướng nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động hiệu quả thấp. Người lao động còn kén nghề, chọn việc, chưa chủ động trong việc định hướng xác định nghề nghiệp.

Nguyên nhân:

- Do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể về phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề, giải quyết việc làm chưa cao, thường quan niệm là công việc của cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và người lao động.

- Đa số doanh nghiệp trên địa bàn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy mô sản xuất kinh doanh có hạn, chưa thu hút được nhiều lao động địa phương vào làm việc; thu nhập của đa số người lao động thấp. Các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư đào tạo lao động tại chỗ.

- Đội ngũ giáo viên trong các cơ sở dạy nghề nhất là các cơ sở của tỉnh thiếu về số lượng và yếu về chất lượng chuyên môn: Số giáo viên có trình độ cao đẳng đại học trở lên chỉ chiếm tỷ lệ 46,4%. Định hướng phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS, THPT còn hạn chế. Đời sống của phần đông người dân còn thấp, khó khăn về kinh tế dẫn đến không có điều kiện học tập, nâng cao trình độ.

- Công tác đào tạo, dạy nghề chưa căn cứ vào nhu cầu của xã hội, chưa có chiến lược, kế hoạch đào tạo sát với thị trường lao động, thiếu sự liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp dẫn đến các cơ sở đào tạo chưa quan tâm đến nhu cầu của bên sử dụng lao động, đồng thời các cơ sở sử dụng lao động hầu như chưa có liên hệ, phản hồi và đưa ra yêu cầu cụ thể đối với các cơ sở đào tạo, do vậy có tình trạng nơi thiếu nhân lực, nơi thừa nhân lực.

- Công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực còn có mặt bất cập: chưa xây dựng được quy hoạch, công tác kế hoạch hoá, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả về phát triển nhân lực chưa được thực hiện. Chưa phân cấp triệt để cho thủ trưởng đơn vị chủ động trong việc tuyển dụng công chức, viên chức và người lao động; chất lượng đầu vào chưa cao.
Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

CỦA TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng tỉnh Hà Nam đến năm 2020 có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tập trung phát triển hạ tầng kinh tế xã hội. Nâng cao chât lượng nguồn nhân lực. Chú trọng bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2020, Hà Nam đạt thu nhập bình quân đầu người bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung cả nước.



2. Mục tiêu cụ thể

a. Về phát triển kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2020 đạt 14,2%/năm, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 đạt 13,5%/năm và đạt 15%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh vào năm 2015 là 54,8%, 32%, 13,2% và đến năm 2020 là 58,6%, 33,2%, 8,2%.

- Phấn đấu tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu tăng bình quân 23%/năm giai đoạn 2011 – 2020, trong đó tăng 15% giai đoạn 2011 – 2015 và 32% giai đoạn 2016 – 2020; tỷ lệ thu ngân sách chiếm khoảng 11 – 12% GDP vào năm 2020.

b. Về phát triển xã hội:

- Tiếp tục duy trì vững chắc kết quả thực hiện chương trình phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục trung học đạt tiêu chuẩn quốc gia; 100% trường học được kiên cố hoá vào năm 2020.

- Phấn đấu đạt trên 9 bác sỹ/1 vạn dân, ít nhất 25 giường bệnh/1 vạn dân vào năm 2015; giảm tỷ lệ thất nghiệp đô thị xuống dưới 3% vào cuối thời kỳ quy hoạch; tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 70%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 55% trở lên vào năm 2020.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3% theo quy định chuẩn nghèo; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 15%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 0,76%/năm vào năm 2020.



c. Về bảo vệ môi trường:

- Đảm bảo tỷ lệ che phủ của rừng 7% vào năm 2020 nhằm bảo vệ tốt hơn môi trường sinh thái, bảo vệ đất đai, điều hoà nguồn nước và góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế cũng như giảm nghèo.

- Giải quyết tốt vệ sinh môi trường đô thị, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường các khu công nghiệp, khu du lịch trên cơ sở giải quyết hài hoà giữa phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp, dịch vụ và bảo vệ tài nguyên môi trường.

d. Về quốc phòng - an ninh:

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị nhằm xây dựng nền quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân, đẩy mạnh công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội.



I. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

1. Nhân tố bên ngoài

- Xu thế các tập đoàn xuyên quốc gia có ảnh hưởng ngày càng lớn, sự phát triển của chuỗi giá trị toàn cầu đòi hỏi nước ta phải có đủ nhân lực có khả năng tham gia vào quá trình vận hành của các chuỗi để phát triển.

- Dân số thế giới ngày càng đông, nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng giảm, tình trạng tranh chấp nguồn tài nguyên vì thế có xu hướng gia tăng, đòi hỏi nguồn nhân lực phải có khả năng để ứng phó với tình hình.

- Sự thay đổi nhanh chóng về khoa học – công nghệ, về tương quan sức mạnh kinh tế giữa các khu vực, đòi hỏi nguồn nhân lực phải có năng lực đề ra và thực hiện các quyết sách lớn để giảm thiểu những mặt bất lợi, gia tăng cơ hội của sự phát triển.

- Những vấn đề mang tính toàn cầu và khu vực ngày nay đòi hỏi các quốc gia phải có trách nhiệm cùng tham gia giải quyết, vì vậy yêu cầu phải có nhân lực để cùng tham gia với cộng đồng quốc tế.

- Trong những năm tới, nhiều quốc gia thiếu lao động (do xu hướng dân số già gia tăng), trong khi đó nước ta lại đang trong thời kỳ dân số vàng, nhu cầu nhân lực được đào tạo để đi làm việc ở nước ngoài gia tăng.



2. Nhân tố trong nước

- Thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020, đảm bảo nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra, trong đó phát triển nhân lực được xem là một trong ba mũi đột phá chiến lược. Vì vậy, mục tiêu của Chiến lược vừa đặt ra yêu cầu, vừa là điều kiện thuận lợi cho phát triển nhân lực trong giai đoạn tới.

- Nước ta đang ở trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” nên có lực lượng lao động lớn, tỷ lệ dân số hàng năm bước vào độ tuổi lao động cao, nếu có chính sách hợp lý, sẽ tạo cho nền kinh tế có bước phát triển vượt bậc. Song thời kỳ “dân số vàng” cũng sẽ tạo ra sức ép lớn về giải quyết việc làm do quy mô nhân lực lớn, trong đó số người chưa qua đào tạo còn nhiều.

- Khi kinh tế càng phát triển, mức thu nhập ngày càng cao, nhu cầu được đào tạo nghề nghiệp của người lao động cũng ngày một cao hơn về chất lượng cũng như sự xuất hiện của những ngành nghề mới.

- Sự thúc bách cần thiết phải tham gia các định chế hoặc tổ chức quốc tế (do hội nhập quốc tế) cũng như cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu và khu vực.

- Sự phát triển nhân lực còn do yêu cầu phát triển cân bằng hơn giữa các vùng, miền và xuất phát từ yêu cầu ổn định để phát triển đất nước.



3. Nhân tố trong tỉnh

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 đã xác định mục tiêu: Xây dựng tỉnh Hà Nam đến năm 2020 có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả, bền vững, trong đó chú trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- Tỉnh Hà Nam có vị trí địa lý, kinh tế - chính trị thuận lợi, nằm kề Thủ đô Hà Nội trên trục hành lang Bắc - Nam, lại là của ngõ quan trọng của các tỉnh Vùng Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Nam vào Hà Nội. Thành phố Phủ Lý vừa nằm trên trục giao thông Bắc Nam, vừa nằm trên đường vành đai của Vùng Hà Nội… Đó là lợi thế so sánh rất quan trọng tạo cơ hội cho Hà Nam thu hút mạnh mẽ nguồn lực từ bên ngoài, tận dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao và thị trường to lớn của Hà Nội trong phát triển kinh tế.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh gắn liền với hệ thống hạ tầng quốc gia, đặc biệt hệ thống giao thông (đường bộ, đường thuỷ, đường sắt), hạ tầng du lịch thương mại, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống hạ tầng xăng dầu, viễn thông, y tế, giáo dục, văn hoá và hệ thống đô thị được cải thiện đáng kể, đồng bộ và tương đối hiện đại... cũng là một trong những lợi thế so sánh của Hà Nam.

- Tỉnh có dân số vừa phải với cấu trúc và số người trong độ tuổi lao động hợp lý. Công tác bảo vệ môi trường và vệ sinh, an toàn thực phẩm bước đầu đã có tiến bộ nhất định. Trong 5 năm vừa qua, công tác y tế, thông tin, văn hoá đã đạt được những bước tiến bộ nhất định và đặc biệt là công tác giáo dục, đào tạo.

- Thực hiện chủ trương của Chính phủ về di dời các trường đại học, cao đẳng ra khỏi trung tâm Thủ đô Hà Nội, dự kiến thành lập các khu đại học tập trung thuộc Vùng Thủ đô tại các tỉnh trong đó có tỉnh Hà Nam.



I- PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CỦA TỈNH

1. Quan điểm

- Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam phải phù hợp với Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam, Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.

- Phát triển toàn diện nguồn nhân lực về các mặt trí lực, thể lực, đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp là một trong các khâu đột phá để thực hiện thắng lợi mục tiêu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.

- Phát triển nguồn nhân lực phải đảm bảo mục tiêu trước mắt và lâu dài. Đồng thời với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các cấp học, ngành học, tập trung đào tạo đội ngũ lao động để đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu hợp lý cho yêu cầu phát triển của tỉnh; gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

- Phát triển nguồn nhân lực là sự nghiệp, là trách nhiệm của toàn xã hội, của từng gia đình và mọi người dân. Vì vậy cần coi trọng và thu hút sự tham gia của cả cộng đồng; phát động phong trào toàn dân học tập, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp uỷ đảng, quản lý của chính quyền các cấp và chú trọng vai trò của các nhà trường trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

2. Mục tiêu:

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc phổ thông; duy trì vững chắc chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Phấn đấu đến năm 2013 đạt phổ cập mầm non 5 tuổi, năm 2015 phổ cập giáo dục bậc trung học.

- Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2015, năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt từ 55% trở lên; tạo việc làm bền vững, giải quyết việc làm mới cho khoảng 150.000 lao động; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm xuống còn khoảng dưới 3,0%.

- Nâng cao chất lượng giáo dục chuyên nghiệp, nâng cấp Trường cao đẳng Sư phạm thành trường đại học đa ngành; thu hút các trường đại học công lập có thương hiệu, năng lực về đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ.

- Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Phấn đấu đến năm 2015, 100% cán bộ, công chức, viên chức các cấp đạt chuẩn về trình độ đào tạo chuyên môn; 100% cán bộ, công chức được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và lý luận chính trị theo quy định. Đối với cán bộ, công chức, năm 2015 trên 85%, năm 2020 trên 90% có trình độ đại học và trên đại học. Đối với viên chức, năm 2015 trên 50%, năm 2020 trên 70% có trình độ đại học và trên đại học. Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn: năm 2015 có trình độ đại học 30%, trình độ lý luận chính trị cử nhân, cao cấp 20% trở lên; năm 2020 tỷ lệ trình độ tương ứng là 40% và 30%.

- Bồi dưỡng trình độ quản trị doanh nghiệp, trình độ chuyên môn và lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp. Phấn đấu tỷ lệ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ đại học năm 2015 khoảng 80%, năm 2020 khoảng 90%.



3. Dự báo cung - cầu lao động của tỉnh

3.1. Dự báo cung lao động:

- Với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,76%/năm: Dự báo đến năm 2015 dân số của tỉnh có khoảng 825.700 người, đến năm 2020 có khoảng 867.800 người.

- Dự báo dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh tăng bình quân khoảng 7.480 người mỗi năm, cụ thể: Đến năm 2015 dân số trong độ tuổi lao động có khoảng 511.934 người, lực lượng lao động trong độ tuổi là 435.879 người; đến năm 2020 dân số trong độ tuổi lao động sẽ tăng lên là 564.070 người, lực lượng lao động trong độ tuổi là 480.275 người.

Như vậy, dự báo cung lao động toàn tỉnh đến năm 2015 là 503.822 người, đến năm 2020 cung lao động toàn tỉnh tăng lên khoảng 558.657 người.



Bảng 13. Dự báo dân số và lao động tỉnh đến năm 2020

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2015

Năm 2020

Tổng dân số

786.860

825.700

867.800

1. Theo giới tính










- Nam

384.224

404.593

427.825

- Nữ

402.636

421.107

439.975

2. Theo khu vực










- Thành thị

82.384

165.140

303.730

- Nông thôn

704.476

660.560

564.070

3. Dân số dưới tuổi lao động

169.476

178.351

187.011

- Tỷ trọng so với tổng dân số

21,5

21,6

21,55

4. Dân số trong tuổi lao động

489.232

511.934

564.070

- Tỷ trọng so với tổng dân số

62,2

62,0

65,0

5. Dân số ngoài tuổi lao động

128.152

135.415

116.719

- Tỷ trọng so với tổng dân số

16,3

16,4

13,45

Каталог: vi-vn -> skhdt -> TaiLieu -> 2014
vi-vn -> TÀi liệu tham khảO Ôn thi tốt nghiệp tiếng anh lớP 12 I. Tenses a/ Lý thuyết 1
vi-vn -> HỘi nông dân việt nam ban chấp hành trung ưƠNG
vi-vn -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
vi-vn -> Mẫu số 04. Hợp đồng cho thuê đất
vi-vn -> Huyện thanh liêM
vi-vn -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
vi-vn -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam
2014 -> Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003

tải về 0.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương