Ban chỉ ĐẠo xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh hà nam giai đOẠN 2011 2020


Hệ thống quản lý, cơ chế, chính sách phát triển đào tạo nhân lực



tải về 0.94 Mb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích0.94 Mb.
#17419
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

3. Hệ thống quản lý, cơ chế, chính sách phát triển đào tạo nhân lực

3.1. Hệ thống tổ chức quản lý:

Uỷ ban nhân dân tỉnh giao các cơ quan chuyên môn thực hiện quản lý, phát triển nhân lực trên địa bàn gồm:

- Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý phát triển nhân lực trình độ phổ thông và trung học chuyên nghiệp, cao đẳng chuyên nghiệp;

- Sở Lao động Thương binh và Xã hội quản lý, phát triển nhân lực trong lĩnh vực dạy nghề, trực tiếp quản lý Trường Cao đẳng nghề;

- Sở Nội vụ quản lý, phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức.

- Các Ban của Tỉnh uỷ quản lý công tác đào tạo cán bộ có trình độ đại học và sau đại học ở trong nước và nước ngoài ...



3.2. Cơ chế, chính sách đối với người được đào tạo:

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại địa phương cũng như thu hút lao động đã qua đào tạo trên địa bàn, UBND tỉnh đã quan tâm chú trọng đào tạo, thu hút nhân tài trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước, cụ thể:

- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức hiện có, trọng tâm là công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học cho tỉnh;

- Thu hút cán bộ có trình độ sau đại học về công tác tại tỉnh;

Để thực hiện các công việc trên UBND tỉnh đã ban hành một số văn bản:

- Quyết định 1036/2004/QĐ-UB ngày 02/8/2004 về việc quy định tạm thời chính sách ưu đãi tuyển dụng, đào tạo, sử dụng cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi trong các lĩnh vực;

- Quyết định số 08/2009/QĐ-UBND ngày 11/3/2009 về việc thu hút, tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức dự bị xã, phường, thị trấn.

- Quyết định số 19/2009/QĐ-UBND ngày 8/6/2009 về việc ban hành chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức và viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao thay thế Quyết định số 1036/2004/QĐ-UBND ngày 02/8/2004. Trong đó, quy định cụ thể:

+ Cán bộ, công chức và viên chức được cử đi đào tạo cử nhân chính trị các chuyên ngành, cao cấp lý luận chính trị và hành chính nhà nước ở ngoài tỉnh (hệ tập trung, hệ chính quy):

. Hỗ trợ tiền tài liệu: 500.000đồng/người/1 năm.

. Hỗ trợ tiền sinh hoạt phí hàng tháng: 400.000đồng/1người/1tháng; học viên là nữ cộng thêm 20%. (Đối với hệ không tập trung, chính quy không tập trung, mức hỗ trợ sinh hoạt phí hàng tháng bằng 50% định mức này).

+ Người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng sau đại học hệ tập trung chính quy (một năm học tính bằng 10 tháng):

. Hỗ trợ tiền tài liệu: Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II, dược sĩ chuyên khoa II: 1.000.000 đồng/người/năm. Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I, Dược sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ nội trú: 500.000 đồng/người/1 năm.

. Hỗ trợ sinh hoạt phí hàng tháng: 400.000 đồng/người/tháng; học viên nữ cộng thêm 20%.

. Hỗ trợ kinh phí sau khi nhận bằng tốt nghiệp: Tiến sỹ: mức hỗ trợ 30 triệu đồng. Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, dược sỹ chuyên khoa II, Bác sĩ nội trú: mức hỗ trợ 10 triệu đồng. Bác sĩ chuyên khoa I, Dược sĩ chuyên khoa I: mức hỗ trợ 05 triệu đồng.

+ Chính sách thu hút:

. Sinh viên tốt nghiệp các trường đại học công lập hệ chính quy đạt loại giỏi, loại xuất sắc có chuyên ngành phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh, có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức (không phải qua thi tuyển) và được hưởng 100% lương của ngạch được bổ nhiệm.

. Những người có học vị: Tiến sĩ, thạc sĩ; bác sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II; dược sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II; bác sĩ nội trú có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn được tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức (không phải qua thi tuyển) trong các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh; được bố trí sử dụng đúng chuyên môn, đúng khả năng và được hỗ trợ một lần như sau: Tiến sĩ: 30 triệu đồng; Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Dược sĩ chuyên khoa II, Bác sĩ nội trú: 10 triệu đồng; Bác sĩ chuyên khoa cấp I, Dược sĩ chuyên khoa cấp I: 05 triệu đồng.

. Những người có học hàm: Giáo sư, Phó giáo sư đủ điều kiện, tiêu chuẩn trên và có nguyện vọng về công tác tại tỉnh, được hỗ trợ một lần như sau: Giáo sư: 35 triệu đồng; Phó giáo sư: 30 triệu đồng.

Ngoài các chế độ chính sách chung theo quy định hiện hành, tỉnh còn có các chính sách hỗ trợ khác như: Được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hàng năm tỉnh dành một khoản kinh phí để chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh với hàng ngàn lượt cán bộ, công chøc, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.





3.3. Cơ chế, chính sách đối với cơ sở đào tạo:

Hàng năm UBND tỉnh bổ sung kinh phí tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo chất lượng dạy nghề theo nhu cầu của xã hội, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của đơn vị, các nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, chương trình mục tiêu quốc gia, dự án và các nguồn tài trợ để mua sắm, nâng cấp trang thiết bị dạy nghề.


3.4. Cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực trên địa bàn tỉnh và người lao động học nghề:

- Quyết định 1428/2001/QĐ-UB ngày 19/12/2001 của UBND tỉnh ban hành cơ chế và chính sách khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Nam, trong đó tại Điều 9 quy định: “Các dự án đầu tư sử dụng từ 50 lao động trong tỉnh trở lên và ưu tiên tuyển chọn lao động tại cơ sở nơi giao đất cho doanh nghiệp, được tỉnh hỗ trợ kinh phí cho nhà đầu tư chi phí đào tạo dạy nghề (có chứng chỉ nghề) 300.000 đồng/người...”

- Quyết định 863/2003/QĐ-UB ngày 05/8/2003 của UBND tỉnh ban hành quy định về chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam, trong đó tại Điều 5 quy định: “Các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp có sử dụng từ 50 lao động trong tỉnh trở lên được UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề: 300.000 đồng/người (ba trăm ngàn đồng/người), từ nguồn ngân sách của tỉnh đối với công nhân chưa có tay nghề; được ưu tiên tiếp nhận số lao động đã qua đào tạo tại các trường chuyên nghiệp, dạy nghề”.

- Quyết định số 26/2010/QĐ-UBND ngày 26/8/2010 của UBND tỉnh ban hành quy định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn và người nghèo giai đoạn 2010 - 2015 với mức hỗ trợ từ 2 – 3 triệu đồng /người/khoá học tuỳ theo từng nghề và thời gian học thực tế.



4. Kết quả đào tạo nhân lực

4.1 Kết quả đào tạo học sinh, sinh viên:

Công tác giáo dục - đào tạo trong các năm qua ở Hà Nam có nhiều chuyển biến tích cực trên mọi mặt. Hệ thống giáo dục của tỉnh phát triển cả về quy mô và chất lượng. Hà Nam đã được công nhận phổ cập giáo dục đúng độ tuổi. 100% các xã, phường, thị trấn hoàn thành phổ cập THCS. Chất lượng giáo dục, đào tạo được coi trọng ở tất cả các bậc học. Số học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia ngày càng tăng. Phong trào thi đua "Hai tốt" được tiếp tục thực hiện và phát huy tác dụng. Trường THCS Bắc Lý luôn giữ vững truyền thống và được phong tặng danh hiệu anh hùng lần thứ hai: Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Hệ thống các trường PTTH được mở rộng, hiện nay có 27 trường THPT, trong đó có 4 trường dân lập. Giáo dục thường xuyên gồm có 6 trung tâm (5 trung tâm cấp huyện và 1 trung tâm cấp tỉnh). Khối giáo dục chuyên nghiệp gồm 2 trường đại học, 2 trường cao đẳng. Ngoài ra còn có một số trường chuyên nghiệp của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh như: Trường Cao đẳng Thuỷ lợi Bắc bộ, Trường cao đẳng Phát thanh truyền hình I, Trường trung cấp Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin I. Trong giai đoạn 2006 - 2010 đã đào tạo được 744.046 lượt học sinh, sinh viên trong đó:

+ Học sinh phổ thông: 698.844 học sinh

+ Giáo dục thường xuyên: 24.927 học sinh

+ THCN: 15.305 học sinh (bao gồm cả trong và ngoài tỉnh)

+ Cao đẳng: 6.777 sinh viên (bao gồm cả trong và ngoài tỉnh)



+ Đại học: 1.193 sinh viên (bao gồm cả trong và ngoài tỉnh)

Bảng 10. Số học sinh, sinh viên tốt nghiệp hàng năm của các trường trên địa bàn

Đơn vị tính: Người



Năm

2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm

2010

TỔNG SỐ

159.570

154.187

148.355

144.438

140.496

1. Học sinh phổ thông

151.090

145.660

138.011

133.744

130.339

- Tiểu học

59.638

57.927

56.740

57.046

57.099

- Trung học cơ sở

60.267

56.223

52.004

49.012

46.048

- Phổ thông trung học

31.185

31.510

29.267

27.686

27.192

2. Giáo dục thường xuyên

5.800

5.000

6.127

5.000

3.000

3. Đại học

180

220

274

243

276

4. Cao đẳng

950

1.050

1.171

1.333

2.273

4. Trung học chuyên nghiệp

1.550

2.257

2.772

4.118

4.608


Nguồn số liệu: Sở Giáo dục và Đào tạo

4.2 Kết quả đào tạo nghề:

Trong các năm qua, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành chỉ tiêu được giao. Giai đoạn 2006 - 2010, đã tổ chức tuyển sinh và đào tạo cho 75.727 người, trong đó đào tạo dài hạn (cao đẳng nghề, trung cấp nghề, công nhân kỹ thuật) là 6.359 người; đào tạo ngắn hạn (sơ cấp nghề) là 34.211 người; văn hoá nghề là 1.251 người; chuyên giao công nghệ 33.906 người.


Bảng 11. Kết quả đào tạo nghề của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 - 2010

Đơn vị tính: Người, %


Chỉ tiêu


Năm 2006


Năm

2007


Năm 2008


Năm 2009


Năm 2010

Giai đoạn 2006-2010

I. Tổng số đào tạo)

14.473

14.894

14.389

15.021

16.950

75.727

1. Dài hạn (CĐN, TCN, CNKT)

831

1.200

1.116

1.262

1.950

6.359

2. Ngắn hạn (sơ cấp nghề)

6.804

6.885

6.535

6.749

7.238

34.211

3. Văn hoá nghề

420

211

205

165

250

1.251

4.Chuyển giao công nghệ

6.418

6.598

6.533

6.845

7.512

33.906

Nguồn số liệu: Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã cố gắng hoàn thành chỉ tiêu đào tạo được giao hàng năm. Tuy nhiên, hệ cao đẳng nghề, trung cấp nghề hiện còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh do nhận thức của người dân về học nghề còn hạn chế. Định hướng về nghề nghiệp cho học sinh từ bậc THPT chưa được trú trọng. Sau khi tốt nghiệp THPT, học sinh và gia đình đều muốn thi vào đại học hoặc cao đẳng chuyên nghiệp mà không có ý thức học lấy một nghề thành thạo.

Chất lượng đào tạo nghề nhìn chung chưa cao, nhiều học sinh ra trường chưa đảm đương ngay được công việc, cần có thời gian làm quen, tập sự, đào tạo bổ sung, đào tạo lại mới đảm nhiệm được công việc được giao. Trong đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo còn thiếu nhiều nhóm có chuyên môn kỹ thuật cao như điện, điện tử, cơ khí, vật liệu mới ... thiếu lao động chuyên môn khối ngành dịch vụ.

4.3 Kết quả đào tạo bồi dưỡng khối cán bộ công chức:

Hàng năm, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ phối hợp với các đơn vị trong tỉnh tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã, cán bộ không chuyên trách cấp xã, cán bộ thôn xóm, tổ dân phố. Kết quả cụ thể:

Tổng số 5 năm (2006 - 2010) đào tạo được 30.509 lượt người, bao gồm:

- Năm 2006: 5.698 lượt người

- Năm 2007: 6.316 lượt người

- Năm 2008: 6.252 lượt người

- Năm 2009: 6.142 lượt người

- Năm 2010: 6.101 lượt người

Các lớp đào tạo cơ bản đảm bảo về số lượng và chất lượng, đáp ứng đúng yêu cầu của người tham gia đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nhất là cán bộ cấp xã trên địa bàn tỉnh.

IV. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NHÂN LỰC

1. Trạng thái hoạt động của nhân lực

Năm 2010, dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh là 483.557 người. Trong đó: Lực lượng lao động trong độ tuổi đang tham gia lao động: 411.639 người chiếm 85,13%; không tham gia lao động: 71.918 người chiếm 14,87%.



Theo số liệu thống kê của tỉnh, tỷ lệ thất nghiệp thành thị đến năm 2010 là 3,5%; tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng khu vực nông thôn nâng cao rõ rệt ở hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh và đang ở mức cao so với nhiều tỉnh trong cả nước (từ 73,9% năm 2001 lên 85% năm 2010).

Bảng 12. Năng suất lao động của các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn

Đơn vị tính: Triệu đồng, giá hiện hành


Ngành

Năm 2001

Năm 2005

Năm 2010

I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản










1. Nông nghiệp

3,0

4,1

9,8

2. Lâm nghiệp

-

-

-

3. Thủy sản

13,3

19,3

4,2

II. Công nghiệp và xây dựng










1. Công nghiệp khai thác mỏ

9,8

29,2

55,1

2 Công nghiệp chế biến

16,9

22,6

75,8

3. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

22,4

45,8

49,0

4. Xây dựng

15,1

23,0

43,8

III. Dịch vụ










1. Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình

10,4

9,2

29,3

2. Khách sạn và nhà hàng

9,7

17,3

63,9

3. Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc

13,0

36,1

70,4

4. Tài chính, tín dung

22,2

38,2

339,0

5. Hoạt động khoa học và công nghệ

-

19,5

30,7

6. Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn

3.351,7

2.244,3

918,9

7. Quản lý Nhà nước và ANQP, bảo đảm xã hội bắt buộc

26,4

35,2

33,9

8. Giáo dục và đào tạo

10,9

18,6

34,5

9. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội

11,1

17,9

39,5

10. Hoạt động văn hóa và thể thao

6,2

14,2

14,2

11. Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội

7,8

12,3

14,8

12. Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng

19,5

4,8

20,4

13. Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân

-

0,2

0,4

Nguồn số liệu: Niên giám Thống kê tỉnh Hà Nam

2. Trạng thái việc làm của nhân lực

Tính đến năm 2010, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 453.990 người (bao gồm cả dân số trong độ tuổi và ngoài độ tuổi lao động), trong đó số lao động trong độ tuổi là 411.639 người.

- Chia theo các ngành, lĩnh vực:

+ Khu vực nông lâm nghiệp – thủy sản: chiếm tỷ lệ 58,6%.

+ Khu vực công nghiệp - xây dựng: chiếm tỷ lệ 21,04%.

+ Khu vực dịch vụ - thương mại: chiếm tỷ lệ 20,36%.



- Chia theo thành phần kinh tế:

+ Nhà nước: chiếm tỷ lệ 5,32%

+ Ngoài nhà nước: chiếm tỷ lệ 93,52%

+ Khu vực đầu tư nước ngoài: chiếm tỷ lệ 1,16%

- Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động:

Hiện nay tỉnh đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế về nguyên liệu và có khả năng thu hút nhiều lao động tại chỗ, đồng thời phát triển mạnh các ngành công nghiệp gia công, lắp ráp cơ khí, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng như: sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm. Lực lượng lao động thu hút vào các nhóm ngành công nghiệp xi măng, khai thác chế biến khoáng sản, chế biến nông sản, thực phẩm và may mặc. Vì vậy nhu cầu lao động trong các ngành, lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ sẽ tăng và giảm dần lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.

Bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp lại để phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị ... Lao động tại các khu vực này thiếu đất để sản xuất nông nghiệp nên có xu hướng chuyển sang lao động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

Mặt khác, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng các khu công nghiệp, hình thành cụm tiểu thủ công nghiệp tại các địa phương, phát triển các làng nghề truyền thống cũng thu hút lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chuyển sang.

V. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CỦA TỈNH

1. Điểm mạnh

a. Về phát triển kinh tế - xã hội:

- Kinh tế phát triển toàn diện với nhịp độ tăng trưởng cao, GDP tăng bình quân cả giai đoạn 11,13%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng; kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, nông thôn được đầu tư phát triển mạnh.

- Các lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ mới; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện.

- Hệ thống chính trị được củng cố ngày càng vững mạnh; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng địa phương được tăng cường.



b. Về phát triển nguồn nhân lực:

- Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số (61,5%). Chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện; cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Lao động qua đào tạo tăng, trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động tiếp tục được nâng lên; cơ cấu lao động qua đào tạo hợp lý hơn. Phát triển nhanh công nghiệp đã tạo ra nhiều chỗ làm việc mới.

- Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Công tác đào tạo nhân lực bước đầu đã gắn với nhu cầu sử dụng, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động, góp phần lớn làm tăng chất lượng lao động; một số cơ sở đào tạo đã kết hợp với cơ sở sử dụng lao động.

Nguyên nhân:

- Được sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước, của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh, cùng với sự quan tâm và tham gia tích cực của các ngành, các cấp vào việc triển khai phát triển kinh tế - xã hội và nguồn nhân lực của tỉnh. Nhiều chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực đã được cụ thể hoá phù hợp với điều kiện của tỉnh.

- Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực mang tính ổn định, bền vững, GDP hàng năm luôn duy trì nhịp độ tăng. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã dần ổn định và hoạt động mang lại hiệu quả, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động.

- Cơ sở hạ tầng các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao được cải thiện đáng kể và ngày càng hoàn thiện góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

- Các cấp, các ngành có nhiều đổi mới và nâng cao vai trò, hiệu quả trong quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra, giám sát và đẩy mạnh cải cách hành chính.

- Người dân Hà Nam có tinh thần hiếu học, chịu khó, thông minh sáng tạo trong lao động. Nhận thức của nhân dân về lao động, việc làm trong cơ chế thị trường được nâng lên.



Каталог: vi-vn -> skhdt -> TaiLieu -> 2014
vi-vn -> TÀi liệu tham khảO Ôn thi tốt nghiệp tiếng anh lớP 12 I. Tenses a/ Lý thuyết 1
vi-vn -> HỘi nông dân việt nam ban chấp hành trung ưƠNG
vi-vn -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
vi-vn -> Mẫu số 04. Hợp đồng cho thuê đất
vi-vn -> Huyện thanh liêM
vi-vn -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
vi-vn -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam
2014 -> Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003

tải về 0.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương