Ban chỉ ĐẠo xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh hà nam giai đOẠN 2011 2020


III. HIỆN TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN 2010



tải về 0.94 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích0.94 Mb.
#17419
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

III. HIỆN TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN 2010

  1. Tình hình giáo dục và đào tạo nhân lực

*) Giáo dục phổ thông:

- Bậc Tiểu học: 140 trường công lập.

- Bậc Trung học:

+ Trung học cơ sở (THCS): 120 trường công lập

+ Trung học phổ thông (THPT): 25 trường; trong đó 21 trường công lập và 04 trường dân lập.

Hà Nam đứng trong tốp 10 tỉnh dẫn đầu toàn quốc về chất lượng giáo dục. Đến năm 2010, thu hút được trên 95% trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo, 99,8% trẻ em 6 tuổi vào học lớp 1; 99% học sinh học hết tiểu học vào lớp 6; 70% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào lớp 10. Chất lượng giáo dục toàn diện có sự chuyển biến rõ rệt. Kết quả xếp loại học lực khá, giỏi và số lượng học sinh thi đỗ vào các trường đại học ngày càng tăng. Số học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia ngày càng nhiều, luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; Kết quả các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hàng năm: năm học 2006-2007: 45 giải xếp thứ 6 trong 71 đoàn tham dự; năm học 2007-2008: 42 giải, xếp thứ 7/71; năm học 2008-2009: 51 giải, xếp thứ 8/69; năm học 2009-2010: 57 giải; năm học 2010-2011: 60 giải. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT năm học 2009 – 2010 đạt 99,73%, xếp thứ 2 toàn quốc; năm học 2010 – 2011 đạt 99,66%.



*) Giáo dục chuyên nghiệp:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có các trường: Trường đại học Hà Hoa Tiên, Trường đại học Công nghiệp, Trường cao đẳng Y tế Hà Nam, Trường cao đẳng Sư phạm Hà Nam, Trường cao đẳng Phát thanh Truyền hình I, Trường trung cấp Bưu chính chính viễn thông và công nghệ thông tin I, Trường cao đẳng Thuỷ lợi Bắc Bộ ... Ngoài ra còn có Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh và một số trung tâm khác cũng tổ chức thực hiện các lớp bồi dưỡng, liên kết đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học nhưng thực chất là cho thuê địa điểm dạy học. Kết quả đào tạo năm học 2009 – 2010 như sau: Tổng số giáo viên có mặt là 436 người (đại học: 60; cao đẳng: 298; trung cấp: 78); tổng số học sinh, sinh viên: 10.789 người (đại học: 1.200; cao đẳng: 8.553; trung cấp: 1.036).



*) Các cơ sở dạy nghề:

Toàn tỉnh hiện có 21 cơ sở dạy nghề, trong đó có 17 cơ sở dạy nghề của tỉnh, 04 cơ sở dạy nghề của trung ương. Bao gồm:

- 04 Trường cao đẳng nghề và có dạy nghề (03 Trung ương; 01 địa phương)

- 04 Trường trung cấp nghề và có dạy nghề (01 Trung ương; 03 ngoài công lập)

- 05 Trung tâm dạy nghề cấp huyện

- 08 Cơ sở dạy nghề của các hội đoàn thể, các doanh nghiệp (04 công lập; 04 tư thục).

Mạng lưới cơ sở dạy nghề đã có bước phát triển. Một số trường được nâng cấp như: Trường Cao đẳng nghề Chế biến gỗ, Trường Cao đẳng nghề Hà Nam, Trường Cao đẳng Thuỷ lợi Bắc Bộ, Trường Cao đẳng Phát thanh và truyền hình TW 1 đã tạo điều kiện cho các cơ sở phát triển và dạy nghề ở trình độ cao, góp phần trong việc đào tạo nghề đã đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá.

Ngành nghề đào tạo được mở rộng, đa dạng, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Trước năm 2005, các cơ sở dạy nghề chủ yếu đào tạo 8-10 nghề như: sửa chữa xe cơ giới; cơ điện; tin học; điều dưỡng, y tá; cơ khí ô tô; cơ khí nông nghiệp; mộc, xây; gò hàn; may… Đến nay các cơ sở dạy nghề đã đào tạo thêm các nghề mới như: Điện lạnh, điện dân dụng, sửa chữa xe và máy, thêu ren, mây giang đan, chăn nuôi – thú y, trồng trọt…, vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động vừa khôi phục và phát huy ngành nghề truyền thống của địa phương.

Đến nay các huyện đều đã thành lập được trung tâm dạy nghề đây là điều kiện thuận lợi giúp cho người lao động có cơ hội được học nghề tốt hơn.

Hệ thống các trung tâm khuyến nông, khuyến công cũng góp phần không nhỏ trong việc bồi dưỡng, đào tạo bổ sung một số nghề cho lao động nông thôn của tỉnh.

Dạy nghề, truyền nghề tại các làng nghề, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, các doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động cũng tổ chức dạy nghề dưới hình thức kèm cặp nâng cao trình độ tay nghề tại doanh nghiệp.

Nhìn chung, hệ thống cơ sở dạy nghề của tỉnh còn thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về lao động qua đào tạo nghề. Trong các năm qua đã từng bước thực hiện xã hội hoá trong công tác đào tạo nghề bằng việc khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế có điều kiện và khả năng thành lập cơ sở dạy nghề, tuy nhiên kết quả còn hạn chế. Các loại hình đào tạo, ngành nghề đào tạo được đa dạng hoá cho phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội, tuy nhiên cơ cấu đào tạo nghề ở trình độ cao đẳng nghề và trung cấp nghề còn thấp. Bước đầu đã khuyến khích được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia liên kết đào tạo nghề để tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị của doanh nghiệp, đồng thời đào tạo được những lao động đáp ứng được nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, giải quyết việc làm cho những lao động sau khi được đào tạo nghề.



Bảng 8. Hiện trạng năng lực đào tạo tại tỉnh năm học 2009 - 2010

Đơn vị tính: Người

Trường

Diện tích đất (ha)

Giáo viên

Sinh

viên


Tổng số

Đại

học


Thạc



Tiến



Trình độ khác

Hệ giáo dục (Bộ GD&ĐT)






















I. Đại học






















1. Tr­ường ĐH Hà Hoa Tiên

56,4

45

23

9

8

5

200

2. Trường đại học Công nghiệp (cơ sở 3)

38,5

30

25

5

0

0

1.000

II. Cao đẳng






















3. Tr­ường cao đẳng sư phạm Hà Nam

5,2

97

43

52

0

2

2.788

4. Trư­ờng cao đẳng y tế Hà Nam

1,5

104

61

6

0

37

2.371

5. Tr­ường cao đẳng PTTH I

7,2

103

40

36

1

26

1.500

6. Tr­ường cao đẳng Thuỷ lợi Bắc bộ

7,9

104

72

25

1

6

1.894

III. Trung cấp CN






















7. Trường chính trị tỉnh

2,1

34

27

7

0

0

242

8. Tr­ường B­ưu chính viễn thông và công nghệ thông tin I

5,0

87

47

15

0

25

794

Cộng

123,8

604

338

155

10

101

10.789

Hệ dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề)






















I. Trung tâm dạy nghề






















1. Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm huyện Thanh Liêm

4,5

11

3

0

0

8

971

2. Trung tâm day nghề và giới thiệu việc làm huyện Lý Nhân

4,5

23

5

0

0

18

526

3. Trung tâm dạy nghề huyện Duy Tiên

4,5

9

2

0

0

7

711

4. Trung tâm dạy nghề huyện Kim Bảng

4,5

4

3

0

0

1

300

5. Trung tâm dạy nghề huyện Bình Lục

4,5

6

2

0

0

4

316

6. Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh

1,5

4

1

0

0

3

32

7. Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm Hội phụ nữ

1,5

17

11

0

0

6

1.994

8. Trung tâm giới thiệu việc làm Hội nông dân

1,5

5

1

0

0

4

1.159

9. Trung tâm giới thiệu việc làm Hội chữ thập đỏ

1,5

4

2

0

0

2

677

10. Trung tâm dạy nghề – Công ty kinh doanh XNK Phủ Lý

1,5

7

3

0

0

4

270

11. Trung tâm dạy nghề – Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động – Hà Nam

1,5

30

7

0

0

23

849

II. Trung cấp nghề






















13. Tr­ường trung cấp nghề giao thông và Xây dựng Việt úc

3,0

37

25

0

0

12

300

14. Trường trung cấp Kinh tế – kỹ thuật Hà Nam

2,5

75

65

3

0

7

3.595

15. Trường trung cấp nghề Bách Khoa

1,5

32

20

7

0

5

300

III. Cao đẳng nghề






















16. Tr­ường cao đẳng nghề chế biến gỗ

4,5

79

64

2

0

13

2.253

17. Tr­ường cao đẳng nghề Hà Nam

3,5

73

56

3

0

14

2.121

Cộng

46,5

416

270

15

0

131

16.374


Nguồn số liệu: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

2. Các điều kiện đảm bảo phát triển đào tạo nhân lực

2.1 Kinh phí hoạt động đào tạo:

Trong giai đoạn 2006 - 2010, tổng kinh phí được cấp từ ngân sách Nhà nước đảm bảo cho việc hoạt động phát triển đào tạo nhân lực trên địa bàn tỉnh Hà Nam là 413.800 triệu đồng, gồm kinh phí cấp cho hệ dạy nghề là 160.000 triệu đồng (trong đó cấp cho các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh là 85.692,8 triệu đồng; cấp cho các trường đào tạo nghề của Trung ương đóng trên địa bàn là 75.307,2 triệu đồng), kinh phí cấp cho hệ giáo dục và đào tạo chuyên nghiệp là 253.800 triệu đồng.



Bảng 9. Kinh phí dành cho đào tạo nhân lực trong các cơ sở đào tạo

Đơn vị tính: Triệu đồng




2006

2007

2008

2009

2010

Tổng số

63.900

73.100

73.700

94.100

109.000

Hệ dạy nghề

20.800

26.000

23.100

40.100

50.000

1. Sơ cấp

13.600

13.800

13.500

13.000

12.000

2. Trung cấp nghề

7.200

12.200

9.600

23.500

30.00

3. Cao đẳng nghề

-

-

-

3.600

8.000

Hệ Giáo dục – Đào tạo

43.100

47.100

50.600

54.000

59.000

1. Trung cấp chuyên nghiệp

15.500

17.600

18.300

20.500

22.200

2. Cao đẳng

27.600

29.500

32.300

33.500

36.800

3. Đại học

-

-

-

-

-

4. Trên Đại học

-

-

-

-

-


Nguồn số liệu: Tổng hợp từ Quy hoạch phát triển nhân lực của các ngành

(Ghi chú: Kinh phí đào tạo hàng năm từ NSNN tính cả các trường của TW và ĐP).

2.2 Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo:

Cơ sở hạ tầng của các trường chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề, cơ sở dạy nghề cơ bản đáp ứng được điều kiện về học tập và giảng dạy như phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, trang thiết bị giảng dạy ...

Trong giai đoạn 2006 - 2010 cơ sở vật chất và trang thiết bị của các cơ sở đào tạo tiếp tục được đầu tư. Tổng kinh phí đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo đóng trên địa bàn tỉnh khoảng 370 tỷ đồng, trong đó kinh phí đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các trường Trung ương đóng trên địa bàn khoảng 200 tỷ đồng gồm: Trường Cao đẳng Thuỷ lợi Bắc Bộ, Trường Cao đẳng Phát thanh và Truyền hình I, Trường Cao đẳng nghề chế biến gỗ Trung ương, Trường trung cấp Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin I ... đã tạo điều kiện cho các cơ sở dạy nghề phát triển ở trình độ cao góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tổng kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo của tỉnh từ ngân sách Nhà nước khoảng 170 tỷ đồng. Các cơ sở đào tạo ngoài công lập cũng từng bước đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cơ bản phục vụ dạy nghề cho học viên.

Tuy nhiên, hiện nay tại một số trung tâm dạy nghề mới được được thành lập, cơ sở hạ tầng vẫn còn thiếu cả về cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề nên chưa đáp ứng được điều kiện dạy nghề cho người lao động như: Trung tâm dạy nghề huyện Kim Bảng, Duy Tiên ...



2.3 Hiện trạng đội ngũ giảng viên, giáo viên trong lĩnh vực đào tạo và cán bộ quản lý đào tạo:

Đến nay, đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh có 1.624 người, trong đó: tại các cơ sở đào tạo của tỉnh là 1.251 người, của Trung ương là 373 người. Nhìn chung đội ngũ giáo viên của các trường trực thuộc Trung ương, đội ngũ giáo viên tại các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp của tỉnh tương đối ổn định, trong khi đó đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trung tâm dạy nghề hầu hết là làm theo chế độ hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng thời vụ ... nên chất lượng đào tạo còn hạn chế.



2.4 Khó khăn, tồn tại:

So với yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao để phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhu cầu học nghề của người dân, công tác dạy nghề vẫn còn có những tồn tại đó là:

- Chất lượng đào tạo của một số cơ sở dạy nghề còn thấp, đào tạo nghề không theo địa chỉ, chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Các nghề đào tạo chủ yếu là nghề phổ thông, chưa chú trọng đào tạo lao động có tay nghề cao, chưa gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường. Cơ cấu các nghề đào tạo chưa phù hợp với sự dịch chuyển cơ cấu lao động của tỉnh và xã hội.

- Đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề ở các cấp chưa ổn định, còn thiếu cán bộ chuyên trách từ tỉnh đến cơ sở.

- Đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng chưa đủ mạnh để đào tạo lao động kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh. Phương pháp giảng dạy, kỹ năng dạy nghề, kỹ năng sư phạm của một số giáo viên còn hạn chế. Giáo viên thực hành còn thiếu kinh nghiệm thực tế, ít tiếp cận với kỹ thuật và công nghệ hiện đại.

- Công tác tuyên truyền hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho mọi người sau học nghề còn hạn chế.


Каталог: vi-vn -> skhdt -> TaiLieu -> 2014
vi-vn -> TÀi liệu tham khảO Ôn thi tốt nghiệp tiếng anh lớP 12 I. Tenses a/ Lý thuyết 1
vi-vn -> HỘi nông dân việt nam ban chấp hành trung ưƠNG
vi-vn -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
vi-vn -> Mẫu số 04. Hợp đồng cho thuê đất
vi-vn -> Huyện thanh liêM
vi-vn -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
vi-vn -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam
2014 -> Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003

tải về 0.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương