Ban chỉ ĐẠo xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh hà nam giai đOẠN 2011 2020



tải về 0.94 Mb.
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích0.94 Mb.
#17419
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10






BAN CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG QUY HOẠCH

PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

BÁO CÁO TỔNG HỢP

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH HÀ NAM

GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

Hà Nam, tháng 11 năm 2011







MỤC LỤC


Trang




MỞ ĐẦU







Phần thứ nhất

ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

VÀ NHÂN LỰC CỦA TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2010




I.

Đặc điểm tự nhiên và kết quả phát triển kinh tế - xã hội




1.

Đặc điểm tự nhiên




2.

Kết quả thực hiện một số mục tiêu chủ yếu




3.

Kết quả thực hiện cúa các ngành, lĩnh vực




4.

Một số đặc điểm kinh tế đáng lưu ý




II.

Đặc điểm phát triển nhân lực




1.

Tình hình biến động dân cư trên địa bàn tỉnh




2.

Cơ cấu tuổi, giới của nhân lực




3.

Đặc điểm nhân lực của tỉnh




III.

Hiện trạng đào tạo nhân lực trên địa bàn tỉnh đến năm 2010




1.

Tình hình giáo dục và đào tạo nhân lực




2.

Các điều kiện đảm bảo phát triển đào tạo nhân lực




3.

Hệ thống quản lý, cơ chế, chính sách phát triển đào tạo nhân lực




4.

Kết quả đào tạo nhân lực




IV.

Hiện trạng sử dụng nhân lực




1.

Trạng thái hoạt động của nhân lực




2.

Trạng thái làm việc của nhân lực




V.

Đánh giá chung về phát triển kinh tế - xã hội và nhân lực của tỉnh




1.

Điểm mạnh




2.

Điểm yếu







Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

CỦA TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2020




I.

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh




II.

Những nhân tố tác động đến phát triển nhân lực




1.

Nhân tố bên ngoài




2.

Nhân tố trong nước




3.

Nhân tố trong tỉnh




III.

Phương hướng phát triển nhân lực của tỉnh




1.

Quan điểm phát triển nhân lực




2.

Mục tiêu phát triển nhân lực




3.

Dự báo cung – cầu nhân lực của tỉnh




4.

Phương hướng phát triển nhân lực của tỉnh




5.

Các chương trình, dự án ưu tiên




6.

Chương trình, dự án phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nhân lực của tỉnh







Phần thứ ba

NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC




I.

Tập trung các nguồn lực đầu tư cho phát triển nhân lực




1.

Dự báo nhu cầu vốn




2.

Giải pháp huy động vốn




3.

Cơ chế chính sách




II.

Đổi mới quản lý Nhà nước về phát triển nhân lực




1.

Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nhân lực




2.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật về phát triển nhân lực




3.

Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nhân lực




4.

Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các chủ thể tham gia phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh




III.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và công cụ khuyến khích thúc đẩy phát triển nhân lực




1.

Chính sách đầu tư và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế




2.

Chính sách tài chính và sử dụng ngân sách cho phát triển nhân lực




3.

Chính sách về đất đai




4.

Chính sách về việc làm, bảo hiểm, bảo trợ xã hội




5.

Chính sách huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển nhân lực




6.

Chính sách đãi ngộ thu hút nhân tài




7.

Chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ, thông tin thị trường lao động




IV.

Mở rộng tăng cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực




1.

Sự phối hợp và hợp tác với các cơ quan , tổ chức Trung ương




2.

Sự phối hợp và hợp tác với các tỉnh trong Vùng Đồng bằng sông Hồng




3.

Mở rộng tăng cường hợp tác quốc tế







Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH




I.

Tổ chức thực hiện quy hoạch




II.

Kiến nghị và kết luận




1.

Kiến nghị với Trung ương




2.

Kết luận







HỆ THỐNG BẢNG BIỂU




MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết phải xây dựng quy hoạch

Nhân lực không chỉ là yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển của xã hội, mà sự phát triển của xã hội còn được đo bằng chính bản thân mức độ phát triển của nguồn nhân lực. Bởi vậy xác định nguồn nhân lực là “tài sản” và phát triển nhân lực là một việc làm rất quan trọng.

Tỉnh Hà Nam nằm ở phía Nam của Vùng Đồng bằng sông Hồng, là tỉnh có bề dày lịch sử, giàu truyền thống văn hiến và cách mạng, cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội. Từ ngày tái lập tỉnh năm 1997 đến nay, Đảng bộ các cấp và nhân dân trong tỉnh đã có nhiều cố gắng phấn đấu vươn lên, phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, do vậy kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên trong quá trình triển khai phát triển nhân lực, các ngành các cấp không tránh khỏi những khó khăn vướng mắc nên còn một số tồn tại: Vẫn còn tình trạng chưa phối hợp giữa đào tạo và sử dụng nhân lực, nơi thừa nơi thiếu; chất lượng đào tạo hạn chế dẫn đến việc lãng phí nguồn lực và sử dụng lao động chưa hiệu quả, năng suất lao động xã hội thấp chưa được cải thiện.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, Đảng ta đã nhấn mạnh: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVIII xác định phát triển nguồn nhân lực là 1 trong 6 chương trình trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015.

Để thực hiện chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, khắc phục những tồn tại trong phát triển nguồn nhân lực thời gian qua, cần thiết xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 – 2020 nhằm đánh giá cụ thể về đội ngũ nhân lực, những điểm mạnh, điểm yếu, những tồn tại và nguyên nhân để đề ra mục tiêu và giải pháp phát triển thích hợp.

2. Mục đích, yêu cầu và phạm vi quy hoạch

2.1. Mục đích

Mục đích của việc xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 – 2020 là cụ thể hoá Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020 về nhân lực, đảm bảo tỉnh Hà Nam có nguồn nhân lực đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng với cơ cấu hợp lý cho yêu cầu phát triển của tỉnh để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời làm căn cứ để các ngành, các cấp và các doanh nghiệp xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực của mình, làm căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực 5 năm, hàng năm.



2.2. Yêu cầu

- Bám sát yêu cầu, mục tiêu của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020, Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 và hướng dẫn xây dựng quy hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Đảm bảo nhân lực đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng, hợp lý về cơ cấu và trình độ, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Nâng cao năng lực của nhân lực để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.



2.3. Phạm vi quy hoạch

Phạm vi, đối tượng của quy hoạch chủ yếu đề cập đến nhân lực trong độ tuổi lao động (theo Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994: nam giới từ 15 đến hết 60 tuổi, nữ giới từ 15 đến hết 55 tuổi), đào tạo và sử dụng nguồn lực con người, bao gồm toàn bộ nhân lực trên địa bàn tỉnh; phân tích, đánh giá, xác định nhu cầu, đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển nhân lực nói chung và từng lĩnh vực nói riêng.



3. Những căn cứ chủ yếu của việc xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2020

- Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI và Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVIII;

- Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 26/10/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam đến năm 2020;

- Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020;

- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 22/7/2011);

- Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020”;

- Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp trực tuyến "Hội nghị toàn quốc triển khai việc lập Quy hoạch phát triển nhân lực của các Bộ, ngành, địa phương" ngày 10/8/2010;

- Các văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: số 5458/BKH-CLPT ngày 06/8/2010 hướng dẫn xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực các ngành, địa phương; số 1006/BKHĐT-CLPT ngày 22/02/2011 về việc gửi tài liệu hướng dẫn xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực địa phương giai đoạn 2011 - 2020;

- Báo cáo Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của các Sở, ngành và nguồn thông tin của: Cục Thống kê tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Y tế, Sở Nội vụ; các đơn vị và địa phương có liên quan.



4. Giới thiệu kết cấu của quy hoạch

Kết cấu Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2020, ngoài phần mở đầu, nội dung chính gồm có các phần sau:



Phần thứ nhất: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội và nhân lực của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2001 - 2010

Phần thứ hai: Phương hướng phát triển nhân lực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2020

Phần thứ ba: Những giải pháp phát triển nhân lực

Phần thứ tư: Tổ chức thực hiện quy hoạch

Hệ thống bảng biểu số liệu, bản đồ ...



Phần thứ nhất

ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ

NHÂN LỰC CỦA TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

1. Đặc điểm tự nhiên

1.1 Vị trí địa lý kinh tế:

Hà Nam là tỉnh thuộc Vùng Đồng bằng sông Hồng, phía Bắc và Tây Bắc tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, phía Nam giáp tỉnh Nam Định, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình và phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình.

Hà Nam có diện tích tự nhiên 860,5 km2, có địa hình đồi núi và đồng bằng. Địa hình đồi núi nằm ở phía Tây và Tây Nam của tỉnh, thuộc 2 huyện Thanh Liêm và Kim Bảng, chiếm 20% diện tích toàn tỉnh, có độ cao tuyệt đối tới 378 m; đây là vùng có điều kiện giao thông khó khăn nhưng lại là khu vực có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp vật liệu xây dựng. Địa hình đồng bằng chiếm diện tích lớn bao gồm thành phố Phủ Lý, các huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục và một phần của hai huyện Thanh Liêm và Kim Bảng; đây là khu vực có điều kiện tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Trên địa bàn tỉnh có 2 sông lớn có điều kiện vận tải thủy là sông Hồng nằm ở phía Đông và Đông Bắc, sông Đáy nằm ở phía Tây, ngoài ra sông Châu cũng là một tuyến vận tải quan trọng nối sông Đáy với sông Hồng.

Hà Nam nắm giữ vị trí địa lý, kinh tế quan trọng đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và Vùng Đồng bằng sông Hồng. Do Hà Nội được mở rộng nên Hà Nam là cửa ngõ phía Nam để đi vào Hà Nội, đồng thời nằm trên trục huyết mạch giao thông quan trọng là Quốc lộ 1A (cũ) và đường cao tốc Pháp Vân – Ninh Bình. Hà Nam là một vị trí trên tuyến hành lang Xuyên Á (Hà Nội - TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài), tuyến hành lang này nằm trong khuôn khổ hợp tác với Trung Quốc, giữ vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đến năm 2020. Do đó Hà Nam sẽ giữ một vai trò tích cực trong việc hỗ trợ và cùng với Hà Nội trở thành các đầu mút quan trọng của các tuyến trên.



1.2 Tài nguyên thiên nhiên:

- Tài nguyên đất: Theo kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất năm 2010, nguồn tài nguyên đất của tỉnh Hà Nam được phân ra như sau:

Tổng diện tích đất tự nhiên là 86.049,4 ha, trong đó: Đất nông nghiệp chiếm 64,7%; đất phi nông nghiệp chiếm 31,0%; đất chưa sử dụng chiếm 4,3%.

Qua thống kê trên có thể thấy diện tích đất nông nghiệp và đất chuyên dùng lớn, có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phục vụ mục đích công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

- Tài nguyên rừng: Tiềm năng đất lâm nghiệp của tỉnh là 6.376,5 ha chỉ chiếm khoảng 7,4% diện tích đất tự nhiên và tập trung chủ yếu ở hai huyện Kim Bảng và Thanh Liêm với diện tích rừng phần lớn là rừng phòng hộ 5.135,7 ha bằng 6,0% diện tích cả tỉnh.

- Tài nguyên nước: Nằm trong vùng mưa lớn, trung bình khoảng 1.723 mm/năm, nhưng nguồn nước ngầm của Hà Nam lại bị nhiễm asen nên hiện tại sử dụng kém. Mặt khác, Hà Nam có nguồn nước mặt dồi dào, gồm sông Hồng (lớn nhất Bắc Bộ), sông Đáy, sông Châu, sông Sắt và có thể thoả mãn về nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của tỉnh, hiện tại sông Đáy có thời điểm bị ô nhiễm nặng làm ảnh hưởng đến việc cung cấp nước cho nhà máy nước của tỉnh với công suất 25 nghìn m3/ngày đêm và các nhà máy nước chuyên dùng ở các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm ở các huyện Thanh Liêm và Kim Bảng.

- Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản ở Hà Nam chủ yếu là đá vôi để sản xuất xi măng phục vụ cho xây dựng, giao thông và thủy lợi. Tổng trữ lượng đá vôi được đánh giá khoảng 7,4 tỷ m3, trong đó nguồn đá vôi có chất lượng cho sản xuất xi măng mới đánh giá khoảng gần 1 tỷ tấn tập trung ở 2 huyện Kim Bảng và Thanh Liêm, cho phép xây dựng các nhà máy xi măng công suất lớn, một số nguồn đất sét cho xi măng và sản xuất gạch nung cũng tập trung ở 2 huyện này tuy diện tích phân bố hẹp; ở các huyện Duy Tiên, Lý Nhân có diện tích bãi bồi ven sông Hồng lớn, nên có điều kiện để phát triển sản xuất gạch nung.

Nhìn chung, chất lượng khoáng sản của tỉnh tương đối tốt, dễ khai thác, giao thông thuận lợi và chi phí khai thác thấp tạo nên lợi thế so sánh tuyệt đối trong sản xuất vật liệu xây dựng so với các tỉnh lân cận.

- Tài nguyên du lịch: Hà Nam có một số danh lam thắng cảnh du lịch như Núi Cấm, Ngũ Động Sơn, động Cô Đôi ở huyện Kim Bảng; Kẽm trống ở huyện Thanh Liêm; Núi Đọi ở huyện Duy Tiên… Về di tích lịch sử văn hóa, Hà Nam là một trong những tỉnh có nhiều tên đất, tên làng và nhiều danh nhân nổi tiếng. Ngoài ra Hà Nam còn nằm gần khu du lịch Hương Sơn của Hà Nội nên có thể xây dựng tuyến đường thuỷ từ thành phố Phủ Lý nối với khu di tích Chùa Hương theo sông Đáy thành tuyến du lịch cảnh quan hấp dẫn để phát triển du lịch tới các địa danh nổi tiếng: Ngũ Động Sơn, chùa Bà Đanh, đền Đức Thánh Cả, kéo dài đến tận Hương Sơn. Hiện nay, tỉnh đang xây dựng Khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao rộng 2.781 ha và trình Chính phủ, các bộ, ngành phê duyệt là Khu du lịch trọng điểm quốc gia đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế, tạo đột phá trong lĩnh vực dịch vụ - du lịch.


Каталог: vi-vn -> skhdt -> TaiLieu -> 2014
vi-vn -> TÀi liệu tham khảO Ôn thi tốt nghiệp tiếng anh lớP 12 I. Tenses a/ Lý thuyết 1
vi-vn -> HỘi nông dân việt nam ban chấp hành trung ưƠNG
vi-vn -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
vi-vn -> Mẫu số 04. Hợp đồng cho thuê đất
vi-vn -> Huyện thanh liêM
vi-vn -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
vi-vn -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam
2014 -> Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003

tải về 0.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương