Ban biên tập chương I chức năNG, nhiệm vụ, quyền hạn ngành lao đỘng- thưƠng binh và XÃ HỘI


a) Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp



tải về 5.01 Mb.
trang15/48
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích5.01 Mb.
#19765
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   48

a) Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp

- Ký kết Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp.

- Được bổ túc nghề và có ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của Hợp đồng lao động.

- Được vay vốn của tổ chức tín dụng để đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp dịch vụ hoặc tổ chức sự nghiệp vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Được gia hạn Hợp đồng lao động hoặc ký kết Hợp đồng lao động mới phù hợp với quy định pháp luật của nước tiếp nhận người lao động.

- Trả tiền dịch vụ và hoàn trả tiền môi giới (nếu có) cho doanh nghiệp dịch vụ. Trong trường hợp người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua tổ chức sự nghiệp, người lao động có nghĩa vụ nộp khoản tiền để tổ chức sự nghiệp chi phí cho việc thực hiện đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 40 Luật số 72/2006/QH11 hoặc của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

- Ký quỹ hoặc giới thiệu người bảo lãnh theo thoả thuận với doanh nghiệp dịch vụ để bảo đảm thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc giới thiệu người bảo lãnh theo yêu cầu của tổ chức sự nghiệp.

- Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ chậm nhất là một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng lao động.

b) Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài

- Ký kết Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp nhận thầu, trúng thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài.

- Được bổ túc nghề và có ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi lao động ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài.

c) Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề

- Ký kết Hợp đồng đưa người lao động đi thực tập với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề.

- Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi thực tập.

- Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi thực tập với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề.



d) Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân

- Được Sở Lao động- Thương binh và Xã hội cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Được cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích quy định trong Hợp đồng cá nhân.

- Hưởng các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật.

- Được chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động.

- Được gia hạn Hợp đồng hoặc ký Hợp đồng lao động mới phù hợp với quy định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc.

- Người lao động có nghĩa vụ:

+ Đăng ký Hợp đồng cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật số 72/2006/QH11.

+ Tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan.

+ Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc.

+ Thực hiện đúng Hợp đồng cá nhân và nội quy nơi làm việc.

+ Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc.

+ Tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc.

+ Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc.

+ Đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật này.

+ Đăng ký công dân tại cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam tại nước mà người lao động đến làm việc.



7. Chính sách đối với lao động làm việc ở nước ngoài sau khi về nước

Người lao động sau khi hoàn thành hợp đồng làm việc ở nước ngoài về nước không chỉ tích luỹ được cho bản thân một số vốn nhất định mà còn trau dồi, rèn luyện được tác phong công nghiệp, ý thức và kỹ năng nghề nghiệp ở những nước có nền công nghiệp phát triển hơn Việt Nam. Nếu có chính sách hỗ trợ, tư vấn giúp người lao động sử dụng một cách hợp lý số tiền đã tích luỹ được để phát triển sản xuất, kinh doanh cũng như hỗ trợ tạo việc làm phù hợp với năng lực, người lao động sẽ phát huy được khả năng của bản thân góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước. Chính vì vậy, chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài về nước cũng được xây dựng trên cơ sở bám sát các nhu cầu của người lao động và có sự phân cấp thực hiện.

Đối với người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm, Nhà nước có chính sách" Hỗ trợ việc làm" trong đó quy định:" Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thông báo cho người lao động về nước nhu cầu tuyển dụng lao động ở trong nước; hướng dẫn, giới thiệu người lao động đăng ký tìm việc làm phù hợp. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tiếp nhận và tuyển dụng người lao động về nước vào làm việc hoặc đưa đi làm việc ở nước ngoài".( Điều 59 Luật số 72/2006/QH11).

Trường hợp người lao động có nhu cầu sử dụng tiền vốn tích luỹ được trong thời gian làm việc ở nước ngoài để sản xuất kinh doanh,"Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích người lao động về nước đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho mình và cho người khác. Người lao động gặp khó khăn thì được vay vốn ưu đãi theo quy định của pháp luật để tạo việc làm"(Điều 60 Luật số 72/2006/QH11)



8. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

8.1. Trách nhiệm của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội:

- Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, cơ chế về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Tổ chức hoạt động xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước; đàm phán, đề nghị cấp có thẩm quyền ký kết các điều ước quốc tế về lao động, ký kết các thoả thuận quốc tế về lao động theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Quy định nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức bồi dưỡng cán bộ thực hiện nhiệm vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Quyết định việc cấp, đổi, thu hồi giấy phép, đình chỉ hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế.

- Tổ chức, hướng dẫn việc đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp và cá nhân theo quy định pháp luật.

- Tổ chức quản lý và xử lý những vấn đề liên quan đến người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.

- Kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.



- Chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về XKLĐ.

8.2. Trách nhiệm của các Bộ ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Bộ Ngoại giao: Phối hợp với Bộ LĐTB&XH đề xuất với Chính phủ về chủ trương chính sách về người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thực hiện các công tác: Bảo hộ lãnh sự, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài; cung cấp thông tin để phát triển và xúc tiến thị trường lao động ngoài nước.

- Bộ Công an: Phòng ngừa, phát hiện và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; điều tra, xử lý đối với những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động XKLĐ.

- Bộ Y tế: Quy định điều kiện để các cơ sở y tế được khám và chứng nhận sức khoẻ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thống nhất mức phí kiểm tra sức khỏe cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Bộ Tài chính: Quy định chế độ tài chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Ban hành chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi đối với người lao động thuộc diện chính sách xã hội đi làm việc ở nước ngoài.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo sự phân cấp của Chính phủ bao gồm:

+ Thực hiện quản lý nhà nước về XKLĐ tại địa phương

+ Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của địa phương thực hiện: Công tác đào tạo nguồn lao động và giới thiệu người lao động đi làm việc ở nước ngoài của địa phương; Quản lý, kiểm tra, thanh tra và xử lý kịp thời các vi phạm của các doanh nghiệp tại địa phương; Tổ chức hướng dẫn, tiếp nhận đăng ký hợp đồng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân và của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề thời gian dưới 90 ngày.




Chuyên đề 2

TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC TUYỂN CHỌN

VÀ ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

Để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, khi xây dựng cơ chế chính sách, các cơ quan quản lý nhà nước có chủ trương đa dạng hoá các loại hình cho phù hợp với nhu cầu tiếp nhận của chủ sử dụng trong khuôn khổ cho phép của pháp luật Việt Nam và nước sở tại. Trong thực tế, hiện nay, người lao động Việt Nam đi ra nước ngoài làm việc chủ yếu thông qua hình thức doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc theo thoả thuận ký với phía tiếp nhận. Theo số liệu thống kê, đến thời điểm hiện tại có 169 doanh nghiệp được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp dịch vụ chủ động tìm kiếm thị trường, đàm phán và ký thoả thuận cung ứng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Luật quy định, doanh nghiệp dịch vụ khi tiến hành đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm:



I. TRÁCH NHIỆM ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG LAO ĐỘNG

1. Khái niệm về hợp đồng liên quan tới người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Hợp đồng cung ứng lao động

Luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã đưa ra khái niệm "Hợp đồng cung ứng lao động là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp của Việt Nam với bên nước ngoài về điều kiện, nghĩa vụ của các bên trong việc cung ứng và tiếp nhận người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài". Có thể nói, Hợp đồng cung ứng lao động là văn bản mang tính ràng buộc về pháp lý cơ bản để cho các bên tiến hành việc tuyển dụng, phái cử và tiếp nhận lao động.

Hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

Trên cơ sở các điều khoản của hợp đồng cung ứng lao động ký với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ sẽ tiến hành ký kết hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động trước khi đưa người lao động ra nước ngoài làm việc. Như vậy, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với người lao động về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Hợp đồng lao động

Sau khi người lao động nhập cảnh, chủ sử dụng và người lao động sẽ ký thoả thuận liên quan tới quyền, nghĩa vụ của các bên và các điều kiện về công việc cũng như chế độ đãi ngộ đối với người lao động trong suốt thời gian người lao động làm việc. Thỏa thuận này được gọi là Hợp đồng lao động.

Luật số 72/2006/QH11 đưa ra khái niệm Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động.

Lưu ý: Nội dung liên quan tới quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và các điều kiện làm việc, ăn ở...đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại 3 bản hợp đồng phải luôn thống nhất không có sự khác biệt. Trong đó, các điều kiện trong hợp đồng cung ứng lao động sẽ là điều kiện gốc ban đầu, làm căn cứ để các bên liên quan ký hợp động với người lao động. Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước khi tiến hành thẩm định sẽ căn cứ vào bản hợp đồng này để xem xét tính hợp pháp của các điều kiện trong hợp đồng và từ đó có cho phép hay không việc thực hiện hợp đồng.



2. Quy định về Nội dung của hợp đồng cung ứng lao động.

① Hợp đồng cung ứng lao động phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động và có những nội dung chính sau đây:

a) Thời hạn của hợp đồng.

b) Số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài; ngành, nghề, công việc phải làm.

c) Địa điểm làm việc.

d) Điều kiện, môi trường làm việc.

đ) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

e) An toàn và bảo hộ lao động.

g) Tiền lương, tiền công, các chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ.

h) Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt.

i) Chế độ khám bệnh, chữa bệnh.

k) Chế độ bảo hiểm xã hội.

l) Điều kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

m) Trách nhiệm trả chi phí giao thông từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại.

n) Tiền môi giới (nếu có).

o) Trách nhiệm của các bên khi người lao động bị chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

p) Giải quyết tranh chấp.

q) Trách nhiệm giúp đỡ người lao động gửi tiền về nước.

Trong trường hợp các bên liên quan ký kết hợp đồng với các điều kiện nêu trên trái với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại sẽ không được cho phép thực hiện. Đặc biệt, ở những nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc...các nội dung của hợp đồng trái với quy định của pháp luật đương nhiên bị vô hiệu. Khi có tranh chấp giữa các bên liên quan đối với việc thực hiện hợp đồng sẽ được phân xử theo các quy định của pháp luật và không căn cứ theo nội dung các Điều khoản của hợp đồng.

② Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mẫu và nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với từng thị trường lao động.

3. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đăng ký thực hiện hợp đồng cung ứng lao động

Trước khi tổ chức tuyển chọn lao động, doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (trực tiếp là Cục Quản lý lao động ngoài nước, trực thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội). Hợp đồng cung ứng lao động chỉ có hiệu lực sau khi được Cục Quản lý lao động ngoài nước có văn bản chấp thuận.



II. TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG TUYỂN CHỌN LAO ĐỘNG

Doanh nghiệp sau khi nhận được phiếu trả lời cho phép thực hiện hợp đồng cung ứng lao động ký với đối tác nước ngoài do cục Quản lý lao động ngoài nước cấp sẽ được phép tiến hành tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài với phương thức tuyển trực tiếp. Người lao động có thể đăng ký dự tuyển tại trụ sở doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyển chọn người lao động ngay tại địa bàn nơi người lao động đang sinh sống.



1. Tuyển chọn trực tiếp tại doanh nghiệp

Người lao động theo thông tin trên các phương tiện truyền thông hoặc thông qua giới thiệu của bạn bè, người thân và các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội… trực tiếp đến doanh nghiệp hoặc chi nhánh doanh nghiệp đăng ký và dự tuyển đi làm việc tại nước ngoài. Khi tổ chức tuyển chọn lao động, doanh nghiệp dịch vụ và chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ được giao nhiệm vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải niêm yết công khai tại trụ sở chính các nội dung: số lượng người lao động cần tuyển, giới tính, độ tuổi, công việc mà người lao động sẽ đảm nhận, nơi làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về sức khoẻ, tay nghề, ngoại ngữ, các khoản chi phí người lao động phải đóng góp để đi làm việc ở nước ngoài, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động khi làm việc ở nước ngoài



2. Tuyển chọn tại địa phương

Khi tuyển chọn lao động tại địa phương, doanh nghiệp phải xuất trình Giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động và thông báo với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, chính quyền cấp huyện, xã nơi doanh nghiệp tuyển về kế hoạch và các điều kiện tuyển chọn lao động đúng với điều kiện hợp đồng cung ứng lao động ký với đối tác nước ngoài đã được Cục Quản lý lao động ngoài nước thẩm định và cho phép thực hiện (kèm theo phiếu trả lời cho phép thực hiện hợp đồng cung ứng lao động do Cục Quản lý lao động ngoài nước cấp). Doanh nghiệp phải trực tiếp cử cán bộ có thẩm quyền của doanh nghiệp để phối hợp với địa phương tổ chức tuyển chọn lao động, tuyệt đối không được thông qua các cá nhân, tổ chức trung gian để tuyển chọn người lao động.

Trong trường hợp chi nhánh được doanh nghiệp giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đi làm việc ở nước ngoài theo Giấy phép của doanh nghiệp, khi tổ chức tuyển chọn tại địa phương thì ngoài các yêu cầu nêu trên, cán bộ chi nhánh phải xuất trình Quyết định của doanh nghiệp giao nhiệm vụ cho chi nhánh thực hiện một số nội dung hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

3. Cam kết về tuyển chọn lao động

Doanh nghiệp phải cam kết với người lao động về thời gian chờ xuất cảnh sau khi người lao động trúng tuyển.

Trong thời gian đã cam kết, nếu người lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nữa thì doanh nghiệp phải trả lại hồ sơ cho người lao động và người lao động phải chịu các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã chi (nếu có) để làm thủ tục (chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí tài liệu học tập, ăn ở trong thời gian đào tạo, chi phí làm thủ tục nhập cảnh). Nếu quá thời gian đã cam kết mà doanh nghiệp vẫn chưa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải thông báo rõ lý do cho người lao động. Trường hợp người lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nữa thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày người lao động thông báo không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả lại cho người lao động hồ sơ, các khoản chi phí mà người lao động đã nộp cho doanh nghiệp, chi phí làm hồ sơ, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa), vé máy bay, tiền dịch vụ, tiền môi giới và làm thủ tục hoàn trả tiền ký quỹ cho người lao động.

Lưu ý: Khi tuyển chọn người lao động, doanh nghiệp không được thu phí tuyển chọn của người lao động.

III. TRÁCH NHIỆM TRANG BỊ KIẾN THỨC CẦN THIẾT VÀ HOÀN TẤT THỦ TỤC CHO LAO ĐỘNG XUẤT CẢNH

1. Dạy nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động những năm gần đây đã được xã hội hóa và người lao động đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm “ chủ động học nghề, ngoại ngữ, tìm hiểu pháp luật có liên quan và tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết do doanh nghiệp...tổ chức”(Điều 62 Luật số 72/2006/QH11).

Tuy nhiên, để đảm bảo người lao động có kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc và khả năng giao tiếp tối thiểu trong quá trình lao động sản xuất và hòa nhập với cuộc sống của nước tiếp nhận, doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo để đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Doanh nghiệp phải có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết, kiểm tra và cấp chứng chỉ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Pháp luật quy định doanh nghiệp phải có bộ máy chuyên trách đảm bảo thực hiện đào tạo và có cơ sở vật chất bao gồm phòng học, thiết bị đồ dùng giảng dạy, nơi ăn, ở nội trú đáp ứng được yêu cầu đào tạo tập trung tối thiểu từ 100 lao động trở lên.

Nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng kiến thức phải bao gồm:

- Truyền thống, bản sắc văn hoá của dân tộc.

- Những nội dung cơ bản liên quan về pháp luật lao động, hình sự, dân sự, hành chính của Việt Nam và của nước tiếp nhận người lao động.

- Nội dung hợp đồng ký giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài với người lao động.

- Kỷ luật lao động, an toàn và vệ sinh lao động.

- Phong tục tập quán, văn hoá của nước tiếp nhận người lao động.

- Cách thức ứng xử trong lao động và đời sống.

- Sử dụng các phương tiện giao thông đi lại, mua bán, sử dụng các dụng cụ, thiết bị phục vụ sinh hoạt đời sống hằng ngày.

- Những vấn đề cần chủ động phòng ngừa trong thời gian sống và làm việc ở nước ngoài.

2. Hướng dẫn và hoàn thành các thủ tục cho người lao động xuất cảnh

- Sau khi người lao động trúng tuyển, doanh nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn người lao động hoàn thành các hồ sơ cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận

- Ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Doanh nghiệp dịch vụ ký hợp đồng với người lao động ít nhất năm ngày trước khi người lao động xuất cảnh và chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ của người lao động. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có các nội dung cụ thể, phù hợp với nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động. Các thỏa thuận về tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ của người lao động phải được ghi trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể:



+ Tiền môi giới:

Tiền môi giới là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động. Người lao động có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp một phần hoặc toàn bộ tiền môi giới theo quy định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Tiền môi giới không áp dụng đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp và được chủ sử dụng lao động gia hạn hoặc ký hợp đồng lao động mới.

Các doanh nghiệp không được thu tiền môi giới của người lao động đối với những thị trường, những hợp đồng mà bên đối tác nước ngoài không có yêu cầu về tiền môi giới.

Mức trần tiền môi giới cho các thị trường không vượt quá một tháng lương/ người lao động cho một năm hợp đồng. Trường hợp do yêu cầu của thị trường đòi hỏi mức tiền môi giới cao hơn mức trần quy định thì doanh nghiệp báo cáo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quyết định cụ thể mức tiền môi giới cho phù hợp sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Tài chính;

Lưu ý: Tiền lương (tính theo tháng) để làm căn cứ xác định mức tiền môi giới là tiền lương cơ bản theo hợp đồng, không bao gồm: tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản trợ cấp khác. Riêng đối với sĩ quan, thuyền viên tàu vận tải biển, tiền lương theo hợp đồng (tính theo tháng) để làm căn cứ xác định mức tiền môi giới là tiền lương bao gồm tiền lương cơ bản và tiền lương phép.



tải về 5.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương