Ban biên tập chương I chức năNG, nhiệm vụ, quyền hạn ngành lao đỘng- thưƠng binh và XÃ HỘI



tải về 5.01 Mb.
trang16/48
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích5.01 Mb.
#19765
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   48

+ Tiền dịch vụ

Tiền dịch vụ là khoản chi phí mà người lao động phải trả cho doanh nghiệp để thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Tiền dịch vụ không áp dụng đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp (kể cả thời gian gia hạn theo hợp đồng) và được chủ sử dụng lao động gia hạn hoặc ký hợp đồng lao động mới.

Mức trần tiền dịch vụ: Người lao động nộp tiền dịch vụ cho doanh nghiệp không quá một tháng tiền lương (hoặc tiền trợ cấp tu nghiệp) theo hợp đồng cho một năm làm việc; riêng sỹ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển không quá một tháng rưỡi tiền lương theo hợp đồng cho một năm làm việc. Tổng mức tiền dịch vụ tối đa không quá ba tháng lương theo hợp đồng/người/hợp đồng.



+ Tiền ký quỹ

Người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về việc ký quỹ theo quy định để bảo đảm việc thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Người lao động trực tiếp hoặc thông qua doanh nghiệp dịch vụ nộp tiền ký quỹ vào tài khoản riêng được doanh nghiệp mở tại ngân hàng thương mại để giữ tiền ký quỹ của người lao động.

Tiền ký quỹ của người lao động được hoàn trả cả gốc và lãi cho người lao động khi thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra cho doanh nghiệp; khi sử dụng tiền ký quỹ để bù đắp thiệt hại, nếu tiền ký quỹ không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung, nếu còn thừa thì phải trả lại cho người lao động.

- Doanh nghiệp dịch vụ chỉ được thu tiền dịch vụ, tiền môi giới và tiền ký quỹ của người lao động bằng tiền VNĐ sau khi ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động và người lao động được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực nhập cảnh (visa).

Khi thu các khoản phí môi giới, phí dịch vụ, doanh nghiệp phải cấp biên lai thu tiền cho người lao động. Đối với tiền ký quỹ, trường hợp người lao động nộp tiền ký quỹ thông qua doanh nghiệp, doanh nghiệp phải cấp biên lai thu tiền cho người lao động và chậm nhất là 15 ngày kể từ khi nhận tiền ký quỹ của người lao động, doanh nghiệp phải nộp toàn bộ số thu tiền ký quỹ vào tài khoản mở tại ngân hàng.

IV. QUẢN LÝ, BẢO VỆ QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

Công tác quản lý, bảo về các quyền và lợi ích cho người lao động là hết sức phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều phía. Trước tiên, bản thân người lao động phải có trách nhiệm tự bảo vệ mình. Các Bộ, ngành có liên quan, Cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài có trách nhiệm quản lý, bảo hộ công dân. Doanh nghiệp dịch vụ có trách nhiệm và nghĩa vụ trực tiếp quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động từ khi xuất cảnh tới khi người lao động trở về nước và thanh lý hợp đồng. Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thực hiện các quy định sau:



1. Báo cáo danh sách người lao động đi làm việc ở nước ngoài

- Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày người lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ phải báo cáo danh sách người lao động làm việc ở nước ngoài với Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước sở tại. Đối với những nước có Ban Quản lý lao động, doanh nghiệp trực tiếp gửi danh sách báo cáo qua Ban.

- Lập danh sách người lao động đi làm việc ở nước ngoài và danh sách người lao động về nước hoặc ra ngoài hợp đồng theo mẫu số 5a và mẫu số 5b kèm theo Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước trước ngày 20 hàng tháng.

- Báo cáo số lượng lao động được tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài tại địa phương gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước và Sở Lao động- Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp tuyển chọn lao động theo mẫu số 7 kèm theo Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH trước ngày 20/6 và 20/12 hàng năm.

- Ngoài trách nhiệm báo cáo định kỳ, doanh nghiệp phải thực hiện chế độ báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

2. Quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động

- Doanh nghiệp dịch vụ có trách nhiệm cử cán bộ quản lý tại các nước, khu vực doanh nghiệp đưa nhiều người lao động sang làm việc hoặc tại những thị trường lao động đặc thù theo quy định của Cục Quản lý lao động ngoài nước.

- Doanh nghiệp dịch vụ có trách nhiệm quản lý hồ sơ người lao động, theo dõi, giám sát việc thực hiện Hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, giải quyết kịp thời các phát sinh vượt quá khả năng tự giải quyết của người lao động hoặc khi người lao động yêu cầu trợ giúp.

- Khi có phát sinh liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, doanh nghiệp phải cử cán bộ có thẩm quyền phối hợp với phía tiếp nhận giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật nước sở tại. Đồng thời, báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước sở tại để được hỗ trợ giải quyết. Trong thực tế những năm qua, cùng với việc gia tăng số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, số lượng các vụ việc phát sinh liên quan tới người lao động đã tăng đáng kể. Bên cạnh những vụ việc tranh chấp quyền lợi theo hợp đồng, hiện tượng người lao động vi phạm luật pháp nước sở tại như: trộm cắp, đánh nhau, nấu và uống rượu (ở các nước theo đạo Hồi), đình công bất hợp pháp...cũng ngày một tăng. Tính chất của vụ việc cũng ngày càng trở nên nghiêm trọng và phức tạp. Nếu như trước kia các vụ việc phát sinh thường là đơn lẻ, số lượng người tham gia ít thì thời gian gần đây, đã có những vụ việc với số lượng lớn (vụ lao động bảo vệ tại UAE đánh nhau tập thể, lao động Việt Nam đánh nhau với lao động Băng-la-đét, Ấn Độ tại Malaysia). Ở Trung Đông và Malaysia đã xuất hiện các băng nhóm cướp người Việt Nam. Đặc biệt, các vụ việc phát sinh không chỉ dừng ở mức hình sự mà đã xuất hiện thêm các yếu tố chính trị. Các tổ chức phản động lợi dụng vấn đề nhân quyền đã tiếp cận với người lao động để kích động chống phá nhà nước ta. Chính vì vậy, công tác quản lý người lao động ở nước ngoài là công việc hết sức quan trọng mà vai trò đầu tiên, trực tiếp không ai khác chính là doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Nhận thức về tầm quan trọng đó, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm đối với các hành vi doanh nghiệp không tổ chức, quản lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, không kịp thời giải quyết phát sinh khi người lao động bị chết, tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các tranh tranh chấp liên quan tới người lao động gây phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

V. THANH LÝ HỢP ĐỒNG ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

Doanh nghiệp có trách nhiệm thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các quy định sau:

1. Việc thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký giữa doanh nghiệp dịch vụ với người lao động phải được lập thành văn bản.

2. Văn bản thanh lý hợp đồng phải có các nội dung: lý do chấm dứt hợp đồng, việc thực hiện nghĩa vụ của các bên, các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp dịch vụ và người lao động, các nội dung khác mà hai bên đã thỏa thuận.

3. Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ đơn phương thanh lý hợp đồng thì biên bản thanh lý hợp đồng phải có các nội dung: lý do đơn phương thanh lý hợp đồng, việc thực hiện nghĩa vụ của các bên, các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp dịch vụ và người lao động, các nội dung về bồi thường thiệt hại (nếu có) kèm theo chứng từ chứng minh nội dung thiệt hại. Doanh nghiệp đơn phương thanh lý hợp đồng thường xảy ra trong các trường hợp người lao động phá bỏ hợp đồng, bỏ trốn khỏi nơi làm việc hoặc nơi thực tập, ra ngoài cư trú bất hợp pháp (Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia...)

Lưu ý: Doanh nghiệp chỉ được phép Đơn phương thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sau khi doanh nghiệp đã ba lần thông báo bằng thư bảo đảm trong thời gian một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày người lao động chấm dứt Hợp đồng lao động, mà người lao động hoặc người được uỷ quyền hợp pháp của người lao động không đến thanh lý hợp đồng.

4. Doanh nghiệp phải hoàn trả tiền ký quỹ của người lao động (bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi) khi thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hướng dẫn tại thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN ngày 04/9/2007 của liên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

5. Doanh nghiệp phải thanh lý Hợp đồng bảo lãnh (nếu có) khi thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hướng dẫn tại thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP ngày 11/7/2007 của liên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội – Bộ Tư pháp.

Chuyên đề 3

VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐƯA LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

I. VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài những năm gần đây có những bước phát triển lớn. Từ chỗ chỉ có vài doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia vào thời điểm ban đầu khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, nay đã phát triển thành một hệ thống các doanh nghiệp dịch vụ với gần 170 doanh nghiệp. Cùng với nó là số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng không ngừng tăng. Theo thống kê, hàng năm có khoảng trên 8,5 vạn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Để đưa được số lượng lớn người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bên cạnh việc tạo điều kiện cho người lao động đến đăng ký tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp dịch vụ phải trực tiếp đến địa phương tư vấn, tuyển chọn người lao động để đáp ứng cho các đơn hàng đã ký kết với phía nước ngoài và hình thức này đang ngày càng trở nên phổ biến. Chính vì vậy, vai trò quản lý của chính quyền địa phương mà trực tiếp là cơ quan quản lý cấp cơ sở đối với hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là rất quan trọng. Một mặt, địa phương phải thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với các hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại địa bàn, mặt khác phải thu hút và hỗ trợ doanh nghiệp để tư vấn, tuyển chọn, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống kinh tế cho người dân địa phương.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, cơ quan quản lý cấp cơ sở cần phải thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ sau:

1. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn

Cơ quan quản lý cấp cơ sở là đơn vị tuyến cuối trong triển khai các cơ chế, chính sách của nhà nước đến người dân, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài của địa phương, bao gồm:

- Tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

- Quản lý các hoạt động liên quan tới công tác tư vấn, tuyển chọn người lao động của doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại địa phương; Kịp thời phát hiện và phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động tại địa bàn. Đồng thời, báo cáo cơ quan cấp trên để có biện pháp xử lý.

- Căn cứ nhiệm vụ trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, tham mưu cho cấp uỷ, UBND triển khai có hiệu quả chính sách của nhà nước về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và chính sách hỗ trợ, tạo việc làm cho người lao động hoàn thành hợp đồng về nước.



2. Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn.

Doanh nghiệp thực hiện tốt công tác tư vấn, tổ chức tuyển chọn và đưa người lao động của địa phương đi làm việc ở nước ngoài góp phần giúp địa phương giải quyết vấn đề việc làm, tạo thu nhập chính đáng cho người dân. Qua đó, nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội cho địa phương. Chính vì vậy, bên cạnh việc thực hiện vai trò quản lý nhà nước, cơ quan quản lý cấp cơ sở còn có vai trò hỗ trợ và hướng dẫn cho doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, tuyển chọn và đưa người lao động địa phương đi làm việc ở nước ngoài, thực hiện vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động.



II. NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ TRONG QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

Với vai trò vừa tham mưu vừa trực tiếp thực hiện, triển khai chính sách của nhà nước tới người dân, cán bộ làm công tác lao động- thương binh và xã hội cấp cơ sở cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:



1. Tham mưu cho chính quyền đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động

Người cán bộ cấp cơ sở có nhiệm vụ nắm vững các cơ chế chính sách, pháp luật hiện hành, chủ động tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể triển khai, đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài xem đây như một giải pháp hữu hiệu cho việc tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

Tham mưu cho chính quyền trong công tác chỉ đạo kiểm tra các hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài diễn ra tại địa phương, kịp thời phát hiện và phối hợp với các cơ quan liên quan của địa phương xử lý các sai phạm trong xuất khẩu lao động thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

2. Thực hiện chức năng, vai trò quản lý đối với hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

- Thường xuyên thống kê, tổng hợp, phân loại nguồn nhân lực tại địa phương, trên cơ sở nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài của người lao động, xây dựng cơ sở thông tin, dữ liệu phục vụ cho công tác tạo nguồn phục vụ cho xuất khẩu lao động và chủ động báo cáo Ủy ban nhân dân, Cơ quan lao động, thương binh, xã hội cấp trên để có kế hoạch phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Chủ động cập nhật và triển khai các chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đến với người dân. Hướng dẫn, cung cấp thông tin cho người lao động tại địa phương về cơ chế, chính sách liên quan tới người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

- Phối hợp với Ban ngành, đoàn thể (Ban văn hoá, đoàn Thanh niên, hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh...) đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền cơ chế, chính sách của nhà nước; cập nhật những thông tin về tình hình người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian qua, vận động người dân tham gia coi đây như một nhiệm vụ nhằm góp phần xoá đói, giảm nghèo cho địa phương.

- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nươc ngoài tiến hành tuyển chọn người lao động của địa phương đi làm việc ở nước ngoài. Cung cấp thông tin dữ liệu nguồn lao động của địa phương cho doanh nghiệp và chủ động phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tư vấn, tuyển chọn lao động ở địa phương.

Lưu ý : Khi doanh nghiệp đăng ký tuyển lao động ở địa phương, cơ quan quản lý cấp cơ sở phải yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các tài liệu như giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hợp đồng cung ứng lao động ký với đối tác nước ngoài kèm theo phiếu trả lời cho phép thực hiện hợp đồng do Cục Quản lý lao động ngoài nước cấp để xác minh tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, thẩm định tính chính xác của các thông tin liên quan tới tuyển lao động nhằm phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở ngoài. Trong trường hợp, các thông tin không rõ ràng, cán bộ cơ sở cần báo cáo cơ quan cấp trên hoặc có thể liên lạc trực tiếp với Cục quản lý lao động ngoài nước theo số điện thoại: 043- 8249517, số máy lẻ 310, 314, 512, 604 để được hướng dẫn giải quyết. Đồng thời, có thể tra cứu thông tin tại trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước theo địa chỉ http://www.dolab.gov.vn

- Thống kê số lượng các doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn, số lượng, danh sách người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và số đã về nước theo từng doanh nghiệp, thị trường. Thường xuyên nắm bắt thông tin phản hồi từ doanh nghiệp, người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổng hợp, nghiên cứu rút kinh nghiệm và định hướng cho người lao động địa phương lựa chọn thị trường đi làm việc ở nước ngoài.

- Khi có phát sinh liên quan tới người lao động địa phương đi làm việc ở nước ngoài, cần chủ động nắm thông tin, liên lạc với doanh nghiệp yêu cầu phối hợp giải quyết, đồng thời, khẩn trương báo cáo với cấp uỷ, chính quyền và cơ quan Lao động- Thương binh và Xã hội cấp trên để có phương án giải quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động và các bên liên quan.

- Định kỳ báo cáo với cơ quan Lao động- Thương binh và Xã hội cấp trên về tình hình thực hiện nhiệm vụ ở địa phương, những khó khăn, thuận lợi. Để từ đó, chủ động đề xuất, kiến nghị với cơ quan cấp trên những giải pháp.



Công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có vai trò to lớn, góp phần tích cực trong giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động tại địa phương. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, cơ quan quản lý cấp cơ sở trong lĩnh vực đưa người lao động đi lao động đi làm việc ở nước ngoài cần bám sát chức năng, nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể, thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực được giao. Đồng thời, chủ động hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp làm tốt công tác tư vấn, tuyển chọn và đưa người lao động địa phương đi làm việc ở nước ngoài.
Chương V

LAO ĐỘNG- TIỀN LƯƠNG

Chuyên đề 1

CHÍNH SÁCH VỀ LAO ĐỘNG

Phần I. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

I. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

1. Chương IV của Bộ luật Lao động.

2. Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.

3. Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

4. Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.

5. Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sửa đổi 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động.



II. Những nội dung cơ bản

1. Một số khái niệm

- Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.

- Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động.

- Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.



2. Giao kết hợp đồng lao động

2.1. Giao kết hợp đồng lao động:

- Hợp đồng lao động được giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động hoặc có thể được ký kết giữa người sử dụng lao động với người được uỷ quyền hợp pháp thay mặt cho nhóm người lao động.

- Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nếu có khả năng thực hiện nhiều hợp đồng và phải bảo đảm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật.

- Đối với ngành nghề và công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc theo quy định tại Điều 120 của Bộ luật lao động, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.



2.2. Hình thức giao kết hợp đồng lao động:

- Hợp đồng lao động được ký kết bằng văn bản và phải được làm thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.

- Đối với một số công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới 3 tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình thì các bên có thể giao kết bằng miệng. Trường hợp giao kết hợp đồng lao động bằng miệng, thì các bên đương nhiên phải tuân theo các qui định của pháp luật lao động.

2.3. Loại hợp đồng lao động:

a) Có 3 loại hợp đồng lao động, gồm:

- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó 2 bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

- Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng.

b) Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới, hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một thời hạn, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

c) Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

2.4. Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu: Công việc phải làm; Thời giờ làm việc; thời giờ nghỉ ngơi; Tiền lương; Địa điểm làm việc; Thời hạn hợp đồng; Điều kiện về an toàn lao động; vệ sinh lao động; Bảo hiểm xã hội.

2.5. Hiệu lực của hợp đồng lao động: Kể từ ngày các bên giao kết hoặc từ ngày do hai bên thoả thuận hoặc từ ngày người lao động bắt đầu làm việc.

2.6. Thử việc:

- Người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận về việc làm thử, thời gian thử việc, về quyền, nghĩa vụ của hai bên.

- Thời gian thử việc không được quá: 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; 30 ngày đối với chức danh nghề cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; 6 ngày đối với những lao động khác.

- Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó.

- Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận làm thử mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

- Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động vào làm việc chính thức như đã thoả thuận.



3. Thực hiện hợp đồng lao động

3.1. Trách nhiệm thực hiện hợp đồng lao động: Công việc theo hợp đồng lao động phải do người giao kết thực hiện, không được giao cho người khác, nếu không có sự đồng ý của người sử dụng lao động.

3.2. Thực hiện hợp đồng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp:

Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với người lao động. Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có thì phải có phương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.



3.2. Chuyển người lao động làm công việc khác có thời hạn:

Khi gặp khó khăn đột xuất hoặc do nhu cầu của sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động có quyền tạm thời chuyển người lao động làm việc khác trái nghề, nhưng phải bảo đảm các điều kiện: Không được quá 60 ngày trong một năm (Trường hợp quá 60 ngày thì phải có sự thoả thuận của người lao động); báo trước ít nhất 3 ngày và phải báo rõ thời hạn làm tạm thời; Bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ và giới tính của người lao động; Tiền lương trả theo công việc mới, nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong 30 ngày và tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 70% mức tiền lương cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ qui định.



3.3. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:

Hợp đồng lao động được tạm hoãn trong các trường hợp sau:

- Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc các nghĩa vụ công dân khác do pháp luật qui định.

- Người lao động bị tạm giữ, tạm giam.

- Hai bên thoả thuận tạm hoãn.



tải về 5.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương