Ban biên tập chương I chức năNG, nhiệm vụ, quyền hạn ngành lao đỘng- thưƠng binh và XÃ HỘI


- Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp



tải về 5.01 Mb.
trang24/48
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích5.01 Mb.
#19765
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   48

- Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

- Hướng dẫn số 30-HD/BTCTW ngày 12/8/2009 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn về điều kiện, căn cứ và quy trình xét, công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 và người hoạt động từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 đã hy sinh, từ trần.

- Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.


2.3. Thông tư

- Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

- Thông tư số 02/2007/TT- BLĐTBXH ngày 16/01/2007 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội bổ sung, sửa đổi một số điểm của Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

- Thông tư Liên tịch số 16/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGDDT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ.

- Thông tư Liên tịch số 06/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 12/4/2007 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế hướng dẫn bổ sung Thông tư Liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21/11/2006 của liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khoẻ đối với người có công với cách mạng.

- Thông tư Liên tịch số 07/2007/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BNV ngày 04/5/2007 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Thông tư số 25/2007/TT- BLĐTBXH ngày 16/01/2007 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

- Thông tư liên tịch số 26/2007/TT-BLĐTBXH-TWĐTNCSHCM ngày 21 tháng 11 năm 2007 của liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh bổ sung sửa đổi một số quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2003/TTLT-BLĐTBXH-TƯĐTNCSHCM ngày 09 tháng 6 năm 2003.


- Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07/4/2009 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Sửa đổi bổ sung mục VII Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ lao động -Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

- Thông tư Liên tịch số 01/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 29/01/2008 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục và mức hỗ trợ thân nhân liệt sĩ đi thăm viếng mộ và di chuyển hài cốt liệt sĩ.

- Thông tư Liên tịch số 14/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/5/2009 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 16/2007/NĐ-CP ngày 26/01/2007 của Chính phủqui định về tìm kiếm, qui tập hài cốt liệt sĩ, quản lý mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sĩ.

- Thông tư số 24/2009/TT-BLĐTBXH ngày 10/7/2009 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

- Thông tư số 29/2009/TT-BLĐTBXH ngày 04/9/2009 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 và người hoạt động từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945.

- Thông tư liên tịch số 47/2009/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 11/3/2009 hướng dẫn cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý.

- Thông tư Liên tịch số 25/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 11/9/2010 của liên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khoẻ đối với người có công với cách mạng.

II. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ƯU ĐÃI XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG

1. Khái niệm người có công

1.1. Khái niệm

“Người có công” là một khái niệm xuất hiện trong lịch sử đấu tranh lâu dài, anh dũng, bất khuất giành độc lập và bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta. Khái niệm này xuất hiện rõ nét nhất cùng với sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, do Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên. Ngay từ những ngày đầu năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào hàng năm chọn một ngày để đền ơn đáp nghĩa, ghi nhớ tri ân những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Người nói: “Thương binh là những người hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí đó chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy, tổ quốc, đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy,... Ngày 27 tháng 7 là một dịp để đồng bào ta tỏ lòng hiếu nghĩa bác sái và tỏ lòng yêu mến thương binh”.



Theo nghĩa rộng, người có công là những người thuộc tự nguyện hiến dâng cuộc đời mình cho việc đại nghĩa, cho sự nghiệp của đất nước. Họ có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc phục vụ cho lợi ích của đất nước, của dân tộc. Người có công gồm những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác, miễn là họ có những hành động xuất sắc có lợi cho dân tộc.

Như vậy, tiêu chí cơ bản để xác định người có công đó là phải có đóng góp, cống hiến xuất sắc vì lợi ích của dân tộc. Những đóng góp, cống hiến của họ có thể là trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho tổ quốc và cũng có thể là trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước,...



Theo nghĩa hẹp, khái niệm người có công để chỉ những cá nhân không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ,... có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc, được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận.

Ở Việt Nam, người có công với cách mạng là đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước, được điều chỉnh bởi Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Ngoài ra xét về mặt công lao, sự đóng góp cũng có nhiều diện được coi là có công nhưng do các văn bản quy phạm pháp luật khác điều chỉnh. Như: người được tặng danh hiệu cao quý Thầy giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Nghệ sĩ nhân dân, người được tặng thưởng Huân chương cao quý của Nhà nước,... thì sẽ được Luật Thi đua-Khen thưởng điều chỉnh.

Từ những phân tích nêu trên, khái niệm người có công được hiểu là: Người có công là người không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác,... đã có cống hiến sức lực, tài năng, trí tuệ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật.

1.2. Các diện đối tượng người có công

Theo quy định hiện hành tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, người có công với cách mạng bao gồm:

a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945;

c) Liệt sĩ;

d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động;

e) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

g) Bệnh binh;

h) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

i) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

k) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

l) Người có công giúp đỡ cách mạng.

1.3. Thân nhân người có công

Người có công với đất nước là những người đã hy sinh, cống hiến xương máu, cả cuộc đời mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Họ có thể đã hy sinh, đã bị thương tật, bị bệnh tật, nhiễm chất độc da cam… Hậu quả của cuộc chiến tranh sẽ đi theo suốt cuộc đời họ, gây nên những khó khăn đặc biệt không chỉ đối với bản thân họ mà còn ảnh hưởng rất lớn tới thân nhân của họ trong đời sống, trong sinh hoạt cộng đồng. Thân nhân của người có công với đất nước cũng phải gánh chịu những thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần, thiếu thốn về tình cảm, hạnh phúc, thiếu thốn về kinh tế. Để bù đắp, sẻ chia phần nào sự thiệt thòi này, rất cần sự quan tâm, chăm sóc của Nhà nước và cộng đồng đến những thân nhân của người có công với đất nước trong cả hiện tại và tương lai sau này.

Thân nhân của người có công với đất nước được hiểu là những người có quan hệ huyết thống, hôn nhân, gần gũi, gắn bó đặc biệt hoặc có công nuôi người có công trong một khoảng thời gian nhất định khi còn nhỏ, chưa có khả năng tự lập được trong cuộc sống.

Thân nhân của người có công với đất nước bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con hoặc người khác được xác định theo quy định của pháp luật. Tuỳ từng quyền ưu đãi xã hội cụ thể, thân nhân của người có công với đất nước thuộc diện xem xét chế độ ưu đãi được xác định tương ứng.



2. Khái niệm ưu đãi xã hội đối với người có công

Trải qua các cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ để giành độc lập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế, số lượng người có công với cách mạng ở nước ta rất lớn.

Thấm nhuần tư tưởng của Bác Hồ, với truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, Đảng, nhà nước và nhân dân ta luôn giành tình cảm trân trọng, tôn vinh, tạo mọi điều kiện để bù đắp phần nào đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công thông qua các chính sách, chế độ ưu đãi phù hợp. Chính sách đối với người có công là đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước căn cứ vào nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ cách mạng, dựa trên sự phát triển kinh tế-xã hội nhằm ghi nhận công lao, sự đóng góp, hy sinh cao cả của người có công. Chính sách ưu đãi người có công phản ánh sự quan tâm, trách nhiệm của nhà nước, của cộng đồng, của thế hệ đi sau đối với thế hệ cha anh.

Ưu đãi xã hội đối với người có công là một bộ phận của hệ thống chính sách xã hội mà cụ thể là chính sách bảo đảm xã hội. Trong hệ thống bảo đảm xã hội ở nước ta hiện nay gồm có ưu đãi xã hội đối với người có công, bảo hiểm xã hội đối với người lao động, cứu trợ xã hội đối với những người gặp rủi ro, khó khăn hoặc hiểm nghèo. Đây là sự bảo vệ của nhà nước, của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua các biện pháp công cộng, trong đó có người có công. Ưu đãi xã hội đối với người có công không chỉ là sự bảo vệ, sự giúp đỡ mà còn là sự thể hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước, của cộng đồng đối với người có công.

Như vậy, ưu đãi xã hội đối với người có công là sự phản ánh trách nhiệm của nhà nước, của cộng đồng thông qua các chế độ đãi ngộ đặc biệt để ghi nhận công lao đóng góp, sự hy sinh cao cả của người có công và bù đắp phần nào đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công.

3. Vị trí, ý nghĩa của công tác ưu đãi xã hội đối với người có công

Trải qua cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài gian khổ để giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, số lượng người có công với cách mạng ở nước ta rất lớn. Theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đối tượng là người có công đã lên tới hơn 8 triệu người.

Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công thể hiện ngay trong bản chất và chức năng quản lý Nhà nước. Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, đại diện chính thức cho giai cấp công nhân và tuyệt đại đa số nhân dân lao động là những tầng lớp vừa giữ vai trò lãnh đạo xã hội vừa là đại diện cho dân tộc. Vì vậy thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công là sự kết hợp lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc, giữ vai trò quan trọng và được biểu hiện cụ thể trên một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, công tác ưu đãi xã hội đối với người có công bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh chính sách của Đảng và nhà nước.

Ưu đãi xã hội đối với người có công là một chính sách lớn, có bề dày lịch sử, được khởi đầu từ tư tưởng của Bác Hồ. Trong thời kỳ đổi mới của đất nước, từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, qua 4 kỳ đại hội, ưu đãi xã hội đối với người có công đều được ghi nhận, được nêu lên với nhiều nội dung lớn trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ở từng thời kỳ lịch sử, Đảng và Nhà nước đề ra đường lối chỉ đạo, hoạch định chính sách về ưu đãi xã hội đối với người có công. Quản lý nhà nước bằng pháp luật về ưu đãi xã hội đối với người có công có vai trò quan trọng để đưa đường lối chính sách đó của Đảng vào thực tiễn đời sống.

Các quy định pháp luật về ưu đãi xã hội đối với người có công có vai trò thể chế hoá một phần quan trọng chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, là phương tiện để thực hiện chức năng quản lý xã hội của Nhà nước. Bằng các văn bản pháp luật về ưu đãi xã hội đối với người có công, Nhà nước xác định cụ thể các hình thức, phương pháp quản lý phù hợp của các cơ quan Nhà nước trên cơ sở nhận thức đầy đủ, chính xác đối tượng thụ hưởng ưu xã hội và các biện pháp bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước đối với việc thực hiện ưu đãi xã hội.

Thứ hai, thực hiện ưu đãi xã hội đối với người có công góp phần ổn định chính trị-xã hội của đất nước.

Thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công sẽ góp phần vào sự ổn định xã hội, giữ vững thể chế. Đó là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế.

Lĩnh vực ưu đãi xã hội đối với người có công là một lĩnh vực xã hội rộng lớn, nhạy cảm. Sự nghiệp cách mạng, kháng chiến giải phóng dân tộc thống nhất Tổ quốc đã hoàn thành thắng lợi cách đây hơn 30 năm, tuy nhiên hậu quả sau chiến tranh, thực hiện trách nhiệm với lịch sử về vấn đề ưu đãi xã hội đối với người có công vẫn còn là một vấn đề xã hội rất lớn ở Việt Nam. Nhiệm vụ quan trọng là giải quyết những vấn đề xã hội có tính lịch sử, thực hiện ưu tiên, ưu đãi đối với những người đã cống hiến, hy sinh, đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện ưu đãi xã hội đối với người có công trên cả hai phương diện như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần”, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đời sống văn hoá mới, góp phần ổn định về chính trị-xã hội của đất nước.

Hoạt động ưu đãi xã hội đối với người có công với nhiều nội dung đa dạng, phức tạp, mỗi giai đoạn lại có những đặc trưng riêng mà nếu không được giải quyết kịp thời, hiệu quả thì sẽ gây ra nhiều bức xúc, có thể bị kẻ xấu lợi dụng để xuyên tạc đường lối, chính sách của đảng và nhà nước ta. Vì vậy thực hiện tốt công tác ưu đãi xã hội đối với người có công có vai trò quan trọng, góp phần ổn định tình hình chính trị-xã hội của đất nước. Chính sách ưu đãi đối với người có công khẳng định thành quả to lớn của cách mạng Việt Nam, làm lành mạnh hoá bầu không khí chính trị, tinh thần xã hội. Nó quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong mọi giai đoạn cách mạng.



Thứ ba, thực hiện ưu đãi xã hội đối với người có công là bảo tồn, phát huy và giáo dục truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc.

Từ ngàn đời nay người Việt Nam đều khắc ghi câu ngạn ngữ: “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”. Đạo lý cao đẹp ấy trở thành phương châm sống của biết bao thế hệ người Việt Nam. Thực hiện việc đền ơn đáp nghĩa, trân trọng, tôn vinh đối với những người đã có nhiều cống hiến, hy sinh cho đất nước là tình cảm và trách nhiệm của toàn Đảng, của dân tộc ta. Qua từng thời kỳ cách mạng, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành và điều chỉnh kịp thời các chính sách, pháp luật về ưu đãi xã hội đối với người có công, đảm bảo người có công phải được thụ hưởng các chế độ ưu đãi về vật chất, tinh thần của nhà nước, của xã hội phù hợp với sự cống hiến, đóng góp, hy sinh của họ và khả năng hiện thực trong những điều kiện kinh tế-xã hội nhất định.

Thực hiện tốt công tác ưu đãi xã hội đối với người có công sẽ góp phần vào việc giáo dục sâu sắc ý thức, đạo đức của các thế hệ con cháu về lòng kính trọng, biết ơn sự hy sinh vô bờ bến của người có công, có tác dụng giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng của lớp cha anh đi trước cho thế hệ trẻ, cổ vũ thế hệ trẻ tiếp bước cha anh bảo vệ tổ quốc, gìn giữ thành quả cách mạng mà thế hệ cha anh đã đổ máu hy sinh mới giành lại được.

Thứ tư, thực hiện ưu đãi xã hội đối với người có công góp phần không ngừng ổn định và nâng cao đời sống người có công phù hợp với sự phát triển đi lên của đất nước trong từng thời kỳ.

Một trong những ý nghĩa lớn lao của chính sách ưu đãi đối với người có công là sự ghi nhận công lao, góp phần đền đáp công lao đối với những người có cống hiến, hy sinh vì nền độc lập, tự do của đất nước.

Chính sách ưu đãi đối với người có công thực chất là chính sách đền ơn đáp nghĩa, là thực hiện nghĩa vụ công dân và thực hiện công bằng xã hội. Trong những năm đất nước còn chiến tranh, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công là thực hiện chính sách “Hậu phương quân đội” đã thay mặt các chiến sỹ chăm sóc chu đáo những người thân yêu của họ, làm an lòng các chiến sỹ nơi tiền tuyến.

Ưu đãi xã hội đối với người có công phản ánh, thể hiện chính sách xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ phát triển của đất nước. Tuỳ từng điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể, khả năng ngân sách của nhà nước, khả năng kinh tế của các địa phương trong từng giai đoạn lịch sử chung của đất nước, ưu đãi xã hội lại có nội dung, hình thức, đối tượng thuộc diện thụ hưởng và các biện pháp bảo đảm thực hiện khác nhau.

Ưu đãi xã hội đối với người có công bao gồm quyền ưu đãi về đời sống vật chất và đời sống văn hoá, tinh thần, được xây dựng, hoàn thiện ngày càng toàn diện, đầy đủ hơn trong mối tương quan mật thiết với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước và phù hợp với khả năng của nền kinh tế, góp phần ổn định và nâng cao đời sống người có công. Toàn Đảng, toàn dân có trách nhiệm chăm lo đời sống cho người có công, nhưng trước hết trách nhiệm đó thuộc về Nhà nước thông qua phương tiện hữu hiệu là quản lý nhà nước bằng pháp luật về ưu đãi xã hội đối với người có công. Nhà nước ta là người đại diện cho giai cấp, cho nhân dân, cho toàn xã hội nên Nhà nước thông qua quản lý nhà nước bằng pháp luật về ưu đãi xã hội đối với người có công sẽ có nghĩa vụ, trách nhiệm đảm bảo và không ngừng nâng cao đời sống tinh thần, vật chất đối với người có công với đất nước.

Chính sách ưu đãi đối với người có công trong nhiều năm qua đã trở thành công cụ quản lý có hiệu lực mọi mặt về đời sống vật chất, tinh thần trong lĩnh vực đối với người có công. Chính sách ưu đãi đối với người có công có nhiệm vụ và giữ vai trò đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, công bằng xã hội trong các thời kỳ cách mạng.




tải về 5.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương