Ban biên tập chương I chức năNG, nhiệm vụ, quyền hạn ngành lao đỘng- thưƠng binh và XÃ HỘI



tải về 5.01 Mb.
trang27/48
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích5.01 Mb.
#19765
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   48

b) Nội dung ưu đãi


Theo quy định hiện hành, mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của các đối tượng trên bằng 3% mức lương tối thiểu chung.

Cơ quan Lao động- Thương binh và Xã hội lập danh sách và đóng cả 3% từ nguồn ngân sách nhà nước.

Người có thẻ bảo hiểm y tế được hưởng một số quyền lợi khi khám chữa bệnh theo quy định của Bảo hiểm y tế.

Ví dụ:


- Khám bệnh, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng (theo danh mục quy định của Bộ Y tế) trong thời gian điều trị tại các cơ sở khám bệnh.

- Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng.

- Thuốc, dịch truyền trong danh mục theo quy định của Bộ Y tế.

Riêng đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh điều trị vết thương, bệnh tật tái phát tại các cơ sở khám chữa bệnh do bảo hiểm y tế quy định, người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí của dịch vụ.



2.2. Chế độ điều dưỡng

Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 25/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 11 tháng 9 năm 2010.

a) Điều dưỡng mỗi năm một lần: 06 loại đối tượng

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945.

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B (gọi chung là thương binh), bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên đang sống tại gia đình.

- Người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”.

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

b) Điều dưỡng luân phiên 05 năm một lần: 06 loại đối tượng

- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ;

- Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

- Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học suy giảm khả năng lao động dưới 81%;

- Thương binh, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật dưới 81% đang sống tại gia đình;

- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày.

c) Chế độ điều dưỡng

Thời gian điều dưỡng tối đa là 10 ngày (không kể thời gian đi và về). Mức chi điều dưỡng:

+ Điều dưỡng tại các cơ sở điều dưỡng: 1.500.000 đồng/người/lần.

+ Điều dưỡng tại gia đình: 800.000 đồng/người/lần.



2.3. Chế độ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình và phục hồi chức năng

a) Đối tượng áp dụng

* Đối tượng được cấp tiền mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình:

+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945;

+ Thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng;

+ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng;

+ Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh B;

+ Bệnh binh;

+ Người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học đang hưởng trợ cấp hàng tháng;

+ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến;

+ Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước” ;

+ Con đẻ bị dị dạng, dị tật của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.


* Đối tượng được phục hồi chức năng:


+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh B;

+ Bệnh binh;

+ Người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

b) Nội dung ưu đãi


b1. Chế độ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình:


Tuỳ theo tình trạng thương tật hoặc bệnh tật, người có công với cách mạng được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình theo chỉ định của các cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên (gọi tắt là cơ sở y tế).

b2. Chế độ phục hồi chức năng và thanh toán tiền lưu trú, tiền tàu xe khi đi làm dụng cụ chỉnh hình:

* Người có công với cách mạng theo quy định khi đi điều trị phục hồi chức năng theo chỉ định của các cơ sở y tế được:

- Thanh toán tiền tàu, xe theo giá quy định của Nhà nước với phương tiện thông thường như xe khách, tàu hoả, tàu thuỷ từ nơi cư trú đến cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật gần nhất.

- Hỗ trợ tiền ăn mức 30.000 đồng/ngày trong thời gian điều trị, tập luyện tại cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng.

* Người có công với cách mạng khi đi làm chân giả, tay giả, nẹp chỉnh hình, giày chỉnh hình, dép chỉnh hình, răng giả, mắt giả (gọi tắt là dụng cụ chỉnh hình) được hỗ trợ kinh phí mỗi niên hạn 2 lần, cụ thể như sau:

- Thanh toán tiền tàu, xe theo giá quy định của Nhà nước với phương tiện thông thường như xe khách, tàu hoả, tàu thuỷ từ nơi cư trú đến cơ sở y tế gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật cung cấp dụng cụ chỉnh hình.

- Hỗ trợ tiền lưu trú mức 30.000 đồng/ngày (tối đa không quá 5 ngày cho một lần, kể cả thời gian đi và về) khi đi làm dụng cụ chỉnh hình.


2.4. Ưu đãi về giáo dục, đào tạo


Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20 tháng 11 năm 2006 hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ thì thực trạng quyền ưu đãi về giáo dục, đào tạo như sau:

a) Đối tượng áp dụng

- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B (sau đây gọi chung là thương binh).

- Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh, con của bệnh binh; con bị dị dạng, dị tật của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

b) Nội dung ưu đãi

b1. Chế độ đối với học sinh thuộc diện ưu đãi đang học tại cơ sở giáo dục:

- Miễn học phí đối với học sinh học tại các trường công lập;

- Hỗ trợ học phí đối với học sinh học tại các trường dân lập, tư thục theo mức học phí của các trường công lập cùng cấp do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

- Mỗi năm học sinh được trợ cấp một lần tiền mua sách vở, đồ dùng học tập.

b2. Chế độ đối với học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi đang học tại cơ sở đào tạo:

- Miễn học phí đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở đào tạo công lập;

- Hỗ trợ học phí đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở đào tạo dân lập, tư thục.

- Mỗi năm học sinh, sinh viên được trợ cấp một lần để mua sách vở, đồ dùng học tập.

- Trợ cấp hàng tháng theo quy định.



2.5. Ưu đãi về nhà ở

Theo quy định tại Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 3 tháng 2 năm 2000 và Quyết định số 118/TTg ngày 27 tháng 2 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ, thực trạng quyền ưu đãi về nhà ở đối với người có công với đất nước như sau:

a) Đối tượng áp dụng

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945;

- Thân nhân liệt sĩ;

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động;

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

- Bệnh binh;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

- Người có công giúp đỡ cách mạng;

b) Nội dung ưu đãi

Người có công với đất nước có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt không thể tạo lập được nhà ở mà chưa được thuê nhà của Nhà nước hoặc bị mất nhà do thiên tai, hoả hoạn,… thì tuỳ theo điều kiện của địa phương, hoàn cảnh và công lao của từng người được xét tặng “Nhà tình nghĩa”, được giao đất làm nhà ở, hoặc được mua nhà trả góp.

Người có công với đất nước đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng nhà ở quá dột nát, chật chội, không bảo đảm điều kiện sống trung bình so với cộng đồng nơi họ cư trú mà không có khả năng khắc phục thì tuỳ theo hoàn cảnh của từng người và khả năng địa phương mà hỗ trợ cải tạo, sửa chữa nhà ở.

Người có công với đất nước nếu mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước được hỗ trợ toàn bộ tiền sử dụng đất đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều hộ ở; được hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần tiền sử dụng đất đối với nhà ở một tầng và nhà ở nhiều tầng có một hộ ở.



2.6. Ưu đãi về thụ hưởng văn hoá

Theo quy định tại Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá thì thực trạng quyền ưu đãi về thụ hưởng văn hoá áp dụng đối với người có công với đất nước như sau:

a) Đối tượng áp dụng

- Người hoạt động cách mạng trước năm 1945

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945

- Thân nhân liệt sĩ

- Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh

- Người có công với đất nước được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương, bệnh binh và người có công.

b) Nội dung ưu đãi

Những hoạt động văn hoá để thực hiện chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá bao gồm:

- Biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim nhựa hoặc băng hình

- Thư viện

- Thông tin lưu động; triển lãm

- Bảo tàng, di tích

Trong một năm, các đối tượng nói trên được:

- Sở Văn hoá- Thông tin (hoặc đơn vị được uỷ nhiệm) mời xem phim nhựa hoặc băng hình, xem biểu diễn nghệ 04 lần; tham quan bảo tàng, di tích, công trình văn hoá do cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội thực hiện trên địa bàn 02 lần.

- Giảm 50% giá vé hiện hành trong trường họp tổ chức tập thể tham gia xem phim, biểu diễn nghệ thuật, tham quan bảo tàng, di tích do cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội thực hiện trên địa bàn.

Riêng đối với người có công với đất nước được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương, bệnh binh và người có công thì được tổ chức xem phim nhựa hoặc băng hình, xem biểu diễn nghệ thuật 04 lần; xem trưng bày chuyên đề lưu động của Bảo tàng do cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội thực hiện trên địa bàn 02 lần.

2.7. Ưu đãi về kinh tế- lao động

Theo quy định tại Mục III Chương XI Bộ Luật lao động (từ Điều 125 đến Điều 128) thì người lao động là thương binh, bệnh binh, ngoài việc được hưởng quyền ưu đãi xã hội còn được hưởng một số quyền lợi khác trong lĩnh vực lao động như người tàn tật. Một số điểm cơ bản như sau:

- Nhà nước bảo hộ quyền được làm việc của thương binh, bệnh binh và khuyến khích việc thu nhận, tạo việc làm cho họ. Hàng năm, Nhà nước dành một khoản ngân sách để giúp họ phục hồi sức khoẻ, phục hồi chức năng lao động, học nghề và có chính sách cho vay với lãi suất thấp để họ tự tạo việc làm và tự ổn định đời sống.

- Những nơi thu nhận thương binh, bệnh binh vào học nghề được xét giảm thuế, được vay vốn với lãi suất thấp và được hưởng các ưu đãi khác để tạo điều kiện cho việc học nghề.

- Chính phủ quy định tỷ lệ lao động là người tàn tật (bao gồm cả thương binh, bệnh binh) đối với một số nghề và công việc mà doanh nghiệp phải nhận; nếu không nhận thì doanh nghiệp phải góp một khoản tiền theo quy định vào quỹ việc làm để góp phần giải quyết việc làm cho người tàn tật. Doanh nghiệp nào nhận người tàn tật vào làm việc vượt tỷ lệ quy định thì được Nhà nước hỗ trợ hoặc cho vay với lãi suất thấp để tạo điều kiện làm việc thích hợp cho họ.

- Thời giờ làm việc không được quá bảy giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần.

- Cơ sở dạy nghề và những cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật (bao gồm cả thương binh, bệnh binh) được giúp đỡ cơ sở vật chất ban đầu về nhà xưởng, trường lớp, trang bị, thiết bị và được miễn thuế, được vay vốn với lãi suất thấp.

- Cấm sử dụng người bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc ban đêm.

- Không được sử dụng họ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi) số 26/2005/PL- UBTVQH11 thì người có công với đất nước và thân nhân của họ còn được ưu tiên trong việc tạo việc làm, được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế, miễn nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của pháp luật; và các ưu tiên, ưu đãi khác trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp bằng các hình thức ưu tiên giúp đỡ về giống, vật nuôi, cây trồng, thuỷ lợi phí, chế biến nông sản, lâm sản, áp dụng khoa học- công nghệ trong sản xuất; ưu đãi trong khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến diêm và phát triển ngành nghề ở nông thôn.


2.8. Ưu tiên người có công với cách mạng trong nông nghiệp


Khu vực nông nghiệp là nơi sinh sống của gần 80% người có công với cách mạng.

Khu vực nông nghiệp, với truyền thống văn hoá lâu đời, với tình làng nghĩa xóm, quan hệ họ hàng, đạo lý uống nước nhớ nguồn đã gắn bó người dân với nhau, làm cho nhiều hoạt động chăm sóc người có công với cách mạng có sức bền, có chiều sâu và chóng phát triển thành phong trào. Chính điều đó giải thích vì sao đây là nơi ra đời của nhiều phong trào, nhiều việc làm tình nghĩa: phong trào đón thương binh về làng trong kháng chiến chống Pháp, phong trào vườn cây, ao cá, thửa ruộng tình nghĩa trong kháng chiến chống Mỹ,…

Vì lý do trên kết quả chăm sóc người có công với cách mạng ở khu vực nông nghiệp luôn luôn là mối quan tâm của Nhà nước, bởi nó góp phần quyết định vào kết quả chung của cả nước.

Những nội dung ưu đãi người có công với cách mạng khi chuyển đổi cơ chế quản lý ở hợp tác xã. (Thông tư số 01/TTLB - ngày 15 tháng 2 năm 1989 của Liên Bộ Nông Nghiệp và Công nghiệp thực phẩm - Lao động - Thương binh và xã hội) và Thông tư số 07/TT- CB ngày 25 tháng 9 năm 1991 của Liên Bộ Lao động thương binh và xã hội - Tổng cục quản lý ruộng đất (nay là Tổng cục địa chính):

Về ruộng đất: đối với những gia đình chính sách ở khu vực nông nghiệp thì có ruộng đất là tạo được việc làm để ổn định cuộc sống. Vì thế Liên Bộ quy định: các gia đình chính sách được nhận đất sản xuất (nông nghiệp, lâm nghiệp) ở những vị trí thuận tiện và phù hợp với điều kiện sản xuất của từng gia đình.

Ngoài ra, nếu các gia đình có nhu cầu và điều kiện thì địa phương có thể giao thêm đất theo khả năng của mình.

Đất ở của các gia đình này cũng được ưu tiên ở những vị trí thuận tiện cho sinh hoạt và tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, mà trước hết là ưu tiên những người có thương tật, bệnh tật nặng hoặc có nhu cầu sử dụng các phương tiện chuyên dùng (xe lăn, xe lắc, nạng…)

Các gia đình chính sách được hợp tác xã hoặc chính quyền tạo những điều kiện thuận tiện (về sức kéo, về công lao động, về kỹ thuật,…) để sử dụng có hiệu quả phần đất được giao. Trong đó, ưu tiên trước hết là những gia đình thương binh nặng, bệnh binh nặng, những gia đình liệt sỹ thiếu lao động để những gia đình này gieo cấy kịp thời vụ.

Những gia đình chính sách thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn, chính quyền cần chỉ đạo cụ thể các gia đình này được vay vốn một cách thuận tiện từ các nguồn hiện có (như vốn “120”, vốn “327” vốn xoá đói giảm nghèo, vốn từ các chương trình, dự án của Nhà nước hoặc các đoàn thể, vốn từ các tổ tương trợ,…) đồng thời giao cho đoàn viên, hội viên giúp đỡ và hướng dẫn cụ thể (về sức lao động, về kế hoạch và kinh nghiệm làm ăn…) để các gia đình này làm việc có hiệu quả.

Thành viên các gia đình chính sách được ưu tiên sắp xếp việc làm ngay tại địa phương cụ thể là:

Những người đủ điều kiện thì được đào tạo, bồi dưỡng để trở thành cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ.

Dành hoặc tạo những công việc, những ngành nghề theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới và phù hợp với hoàn cảnh của từng người, từng gia đình (như nhận vào làm việc ở các vườn cây, ao cá hoặc các tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương,…) và giúp những điều kiện cần thiết (vốn, vật tư, nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm…) để họ làm việc có kết quả.

Những gia đình chính sách tuy đã tích cực sản xuất nhưng vẫn gặp khó khăn thì được miễn, giảm một số khoản đóng góp cho tập thể (như các loại quỹ của hợp tác xã, một số loại lệ phí,…)



tải về 5.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương