Ban biên tập chương I chức năNG, nhiệm vụ, quyền hạn ngành lao đỘng- thưƠng binh và XÃ HỘI


Chương VIII ƯU ĐÃI XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG



tải về 5.01 Mb.
trang23/48
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích5.01 Mb.
#19765
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   48

Chương VIII

ƯU ĐÃI XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG

Chuyên đề 1

CÁC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC

VỀ ƯU ĐÃI XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG

I. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực ưu đãi người có công

1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước

1.1. Thực hiện ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng vừa là trách nhiệm của Nhà nước vừa là trách nhiệm, tình cảm của toàn dân


Ngay từ ngày thương binh toàn quốc đầu tiên, ngày 27 tháng 7 năm 1947 Hồ Chủ Tịch đã nêu rõ: “thương binh là những người đã hi sinh gia đình, hi sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào,… Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và Bác Hồ về trách nhiệm chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng cũng là trách nhiệm và tình cảm của toàn dân đối với họ. Thấu hiểu sự hy sinh mất mát của hàng triệu người con của dân tộc trước khi đi xa, người còn dặn lại: “Đối với những người dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sỹ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong) Đảng, Chính phủ và đồng bào tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn, chốn ở yên ổn, đồng thời còn mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để dần dần họ có thể tự lực cánh sinh. Đối với các liệt sỹ, mỗi địa phương, thành phố, làng xã cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước của dân tộc. Đối với cha mẹ, vợ, con của thương binh, gia đình liệt sỹ mà thiếu sức lao động và túng thiếu thì chính quyền địa phương phải giúp đỡ họ có công việc làm thích hợp, quyết không để họ đói rét”.

Hơn nửa thế kỷ qua, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, các chủ trương chính sách về ưu đãi xã hội đối với người có công đã được ban hành và ngày một hoàn thiện. Hệ thống chính sách đó luôn được bổ sung, sửa đổi nhằm từng bước cải thiện đời sống của những người có công với cách mạng, phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và đời sống chung của nhân dân.

Đồng thời, phát huy truyền thống đạo lý của dân tộc ta, phong trào xã hội hoá chăm sóc người có công ngày càng được đẩy mạnh, huy động được sức mạnh của toàn xã hội với nhiều hình thức phong phú và giải pháp phù hợp đối với từng địa phương đã đem lại cho hàng triệu gia đình người có công với cách mạng một cuộc sống ổn định về vật chất, vui vẻ về tinh thần, góp phần thực hiện tốt công tác tri ân, đền ơn đáp nghĩa đối với người có công.

1.2. Xã hội hoá công tác ưu đãi xã hội đối với người có công


Xã hội hoá công tác chăm sóc người có công là công việc được cả cộng đồng xã hội quan tâm, cùng làm. Đó là sự nghiệp với trách nhiệm chủ đạo của Nhà nước, toàn dân chăm sóc người có công, một công việc vừa là tình cảm, trách nhiệm, vừa là phong trào sâu rộng trong toàn xã hội.

Truyền thống ngàn đời nay của dân tộc ta đã được chứng minh rằng, khi cá nhân làm việc nghĩa không bao giờ cộng đồng quên ơn họ, không bao giờ quên việc báo nghĩa đối với những người đã hi sinh, đã cống hiến vì độc lập, tự do của dân tộc. Hồ Chủ Tịch đã nói: “Tổ quốc, đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”.9

Thực tế đã chứng minh rằng, dù Nhà nước có cố gắng bao nhiêu, nhưng nếu không có sự tham gia của cộng đồng thì cũng không thể đáp ứng được các nhu cầu ngày càng tăng trong cuộc sống của người có công.

Tư tưởng xã hội hoá ở đây thể hiện ở chỗ, dưới sự định hướng của Nhà nước và với truyền thống nhân nghĩa, thuỷ chung, các cấp các ngành cùng toàn thể cộng đồng bằng các biện pháp thực tiễn cùng nhau góp sức, chăm lo đời sống người có công. Sự góp sức, chăm lo của cộng đồng không chỉ là những vấn đề cơm áo, gạo tiền trước mắt mà còn là nguồn động viên, tiếp sức cho đối tượng có công vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng bệnh tật, vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống, tiếp tục đóng góp cho xã hội.

Do hoàn cảnh lịch sử để lại, địa phương nào cũng có người có công với cách mạng, song tỷ lệ phân bố không đồng đều. Những địa phương có truyền thống cách mạng, căn cứ địa cách mạng, số người có công rất đông, nhưng những địa phương này rất khó khăn trong phát triển kinh tế. Nếu không xã hội hoá công tác chăm sóc người có công thì những địa phương này rất khó khăn trong việc huy động nguồn lực để chăm sóc đối tượng của địa phương mình.

Tư tưởng xã hội hoá chăm sóc người có công xuất phát từ đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc là phương châm thực hiện “thế kiềng ba chân” và huy động nguồn lực rất dồi dào, phong phú trong nhân dân để chăm sóc người có công với cách mạng.

Để công tác chăm sóc người có công có kết quả, phát huy đầy đủ khả năng, sức mạnh của cộng đồng, cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền để các cấp các ngành, các địa phương và các cá nhân nâng cao nhận thức về bổn phận, trách nhiệm thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa.

- Triển khai và duy trì thực hiện 5 chương trình chăm sóc người có công và các hình thức chăm sóc khác phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.

- Từng làng xóm phải nắm chắc số lượng, hoàn cảnh của người có công (thông qua chính quyền và đoàn thể các cấp) để có kế hoạch giúp đỡ thiết thực và phản ánh đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền những vấn đề cần được pháp luật ưu đãi, điều chỉnh.

- Ưu tiên giúp đỡ các đối tượng quá khó khăn, các bố mẹ liệt sỹ già yếu cô đơn, các gia đình thương binh, bệnh binh nặng theo hướng dẫn của Nhà nước và phù hợp với tình hình của địa phương.

- Chú trọng giúp đỡ về vật chất, ổn định về nhà ở, tạo công ăn việc làm để đối tượng có khả năng tự vươn lên.

- Theo dõi, chăm sóc về sức khoẻ kịp thời khi đối tượng ốm đau bệnh tật tái phát, hỗ trợ mai táng khi họ qua đời.

Xây dựng và duy trì phong trào xây dựng xã phường làm tốt công tác ưu đãi người có công, trong đó cần coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn cho lĩnh vực này.4


1.3. Động viên người có công và gia đình họ nỗ lực vươn lên


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: Thương binh, bệnh binh nỗ lực phấn đấu để xứng đáng là những người dân kiểu mẫu và gia đình liệt sỹ mãi mãi xứng đáng là gia đình cách mạng gương mẫu.

Lòng yêu nước hoà quyện với ý thức công dân đã trở thành điểm tựa để thương binh, gia đình liệt sỹ tiếp nhận và biến những lời dặn dò của Bác thành hiện thực.

- Hàng chục vạn thương binh trong các cuộc chiến tranh, khi thương lành, bệnh khỏi đã tìm cho mình một công việc phù hợp. Nhiều người chưa một lần gặp Bác, nhưng lời dặn dò của Bác trong buổi giao thừa với thương binh Trường thương binh hỏng mắt Hà Nội (Bính Thân - 1956): “Thương binh tàn nhưng không phế” đã giúp các anh và các chị thay đổi cách nghĩ, mở rộng tầm nhìn và thêm nhiều nghị lực để lập nên những chiến công trên trận địa mới.

- Hàng triệu ông bố, bà mẹ, người vợ liệt sỹ cùng với việc tiếp tục động viên chồng con lên đường (trả thù nhà, đền nợ nước) vẫn cần mẫn trong công việc hàng ngày của một công dân, của một người lao động. Và khi đất nước có giặc thì ở hậu phương lại vững vàng “tay búa, tay súng, tay cầy tay súng” còn khi giáp mặt với kẻ thù thì “Một tấc đất không đi, một ly không dời”, “Còn cái lai quần cũng đánh”, để mãi mãi xứng đáng với 8 chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, nhiều anh chị em thương binh trên mình còn đầy thương tích vẫn vượt lên những dày vò của thương tật, tìm cho mình một công việc phù hợp để vượt qua cái đói, cái nghèo, tiếp tục góp phần xây dựng quê hương đất nước. Nhiều thân nhân liệt sỹ tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng thông cảm với những khó khăn của đất nước vẫn tần tảo một nắng hai sương để lo cho bản thân và gia đình một cuộc sống tốt đẹp, nuôi dạy con cháu trở thành những công dân tốt của đất nước.

Cùng với việc vươn lên trong cuộc sống, nhiều thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sỹ vẫn phát huy tốt truyền thống tốt đẹp, được nhân dân tin yêu giao phó những trọng trách ở địa phương. Đã có rất nhiều tấm gương người có công tiêu biểu, đi đầu trong học tập, công tác, lao động được vinh danh, khen thưởng hàng năm.



2. Hệ thống văn bản QPPL hiện hành về ưu đãi xã hội đối với người có công

2.1. Pháp lệnh

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 35/2007/PL-UBTVQH11 ngày 21/6/2007 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

- Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng, ngày 29/8/1994.



2.2. Nghị định

- Nghị định số 176/CP ngày 20/10/1994 của Chính phủ về việc thi hành Pháp lệnh qui định Danh hiệu vinh dự nhà “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

- Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28/4/2006 của Chính phủ về việc ban hành điều lệ quản lý và sử dụng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”.

- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/6/2006 của chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

- Nghị định số 16/2007/NĐ-CP ngày 26/01/2007 của Chính phủ qui định về tìm kiếm, qui tập hài cốt liệt sĩ, quản lý mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sĩ.

- Nghị định số 89/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

- Nghị định số 52/2011/NĐ-CP ngày 30/6/2011 của Chính phủ qui định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng (trước đó có NĐ 147; 32; 07; 105;35).



tải về 5.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương