Ban biên tập chương I chức năNG, nhiệm vụ, quyền hạn ngành lao đỘng- thưƠng binh và XÃ HỘI


A- CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM



tải về 5.01 Mb.
trang31/48
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích5.01 Mb.
#19765
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   48



A- CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM


Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (sau đây gọi tắt là Công ước) là một văn bản luật pháp quốc tế quy định cụ thể trách nhiệm và nghĩa vụ các nhà nước, các tổ chức xã hội và tất cả mọi người trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (trong việc thực hiện quyền trẻ em).

Công ước có hiệu lực là Luật quốc tế từ ngày 02/9/1990, 30 ngày sau khi được 20 quốc gia phê chuẩn. Việt Nam ký Công ước vào ngày 26/01/1990 và phê chuẩn vào ngày 20/2/1990, trở thành nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ 2 trên thế giới (sau Ga-na, 05/2/1990) phê chuẩn công ước. Tính đến ngày 06 tháng 12 năm 2006, Công ước đã có 193 quốc gia thành viên.

I. Quyền trẻ em


1. Khái niệm:

1.1. Trẻ em: “Trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” (Điều 1, Công ước).

1.2. Quyền trẻ em: Quyền trẻ em (còn gọi là quyền con người của trẻ em) là những nhu cầu cơ bản của trẻ em được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.

2. Đặc điểm của quyền trẻ em

- Trẻ em được hưởng các quyền cơ bản của con người nhưng chưa đầy đủ (như không có quyền đại diện, quyền ứng cử, bầu cử, quyền hôn nhân…);

- Trẻ em tự mình không thực hiện được các quyền mà phải dựa vào người lớn. Việc thực hiện quyền trẻ em chủ yếu thuộc vào trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân;

- Trẻ em được hưởng những quyền đặc thù (chỉ trẻ em mới có), như quyền được khai sinh, khi vi phạm pháp luật hình sự không bị áp dụng hình phạt tù chung thân, tử hình…;

- Trẻ em có nhiều quyền ưu tiên hơn người lớn, như quyền được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được sống chung với cha, mẹ, được nhận làm con nuôi, quyền học tập, vui chơi giải trí, được bảo vệ đặc biệt,...

3. Các nhóm quyền trẻ em

3.1. Nhóm quyền sống còn: bao gồm quyền của trẻ em được sống và đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại, như có mức sống no đủ, có nơi ở, dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ,…

3.2. Nhóm quyền phát triển: Bao gồm những điều kiện mà trẻ em cần có để phát triển đầy đủ nhất, như quyền được hưởng giáo dục tiến bộ, vui chơi giải trí lành mạnh, tiếp cận thông tin, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, giữ gìn bản sắc dân tộc,…

3.3. Nhóm quyền được bảo vệ: Bao gồm những quy định trẻ em phải được bảo vệ tránh mọi phân biệt đối xử, lạm dụng và bóc lột, được bảo vệ trước các tệ nạn xã hội như buôn bán trẻ em, xâm phạm tình dục, nghiện ma tuý, bạo lực; bảo vệ trẻ em khỏi bị tra tấn, lạm dụng khi vi phạm pháp luật hình sự, không bị buộc phải tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang, lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,...

3.4. Nhóm quyền tham gia: Bao gồm những quy định để tạo điều kiện cho trẻ em nhiều cơ hội tham gia vào công tác xã hội, đóng vai trò tích cực trong cộng đồng và đất nước mình, bao gồm sự tự do diễn đạt, bầy tỏ ý kiến và quan điểm về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của các em, được tự do tham gia hội họp hoà bình.

II. Bố cục và nội dung cơ bản của Công ước

Công ước quy định từng vấn đề cụ thể liên quan đến toàn bộ cuộc sống tinh thần và vật chất của trẻ em.

Công ước gồm: Lời nói đầu và 3 phần: phần I; phần II và phần III chủ yếu đề cập đến vấn đề thực hiện.

1. Lời nói đầu: Công ước nêu lên những nguyên tắc cơ bản của LHQ thể hiện trong các tuyên ngôn, tuyên bố và công ước về quyền con người. Công ước lưu ý rằng “trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt”, đồng thời còn nhấn mạnh trách nhiệm hàng đầu của gia đình trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em, nêu lên tầm quan trọng của các truyền thống và giá trị văn hoá của mỗi dân tộc, cũng như sự hợp tác quốc tế trong việc cải thiện tình hình trẻ em.

Bốn nguyên tắc xuyên suốt toàn bộ Công ước là:

+ Không phân biệt đối xử (Điều 2).

+ Quyền lợi tốt nhất của trẻ em (Điều 3).

+ Quyền được sống và phát triển của trẻ em (Điều 6).

+ Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của trẻ em (Điều 12).

2. Phần I: gồm 41 điều (từ Điều 1 đến Điều 41). Tại phần này, Công ước đưa ra định nghĩa trẻ em, quy định các quyền của trẻ em và trách nhiệm của các quốc gia thành viên trong việc thực hiện các quyền của trẻ em.

Theo Công ước, trẻ em có các quyền sau: Quyền được sống và phát triển; Quyền được có họ tên và quốc tịch; Quyền được giữ gìn bản sắc; Quyền được sống với cha mẹ; Quyền được đoàn tụ với gia đình; Quyền được phòng ngừa việc đưa đi bất hợp pháp và không mang trở về; Quyền được bày tỏ ý kiến; Quyền được tự do ngôn luận; Quyền được tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo; Quyền được tự do kết giao và hội họp hoà bình; Quyền được bảo vệ sự riêng tư; Quyền được tiếp xúc với thông tin thích hợp; Quyền được cha mẹ chăm sóc nuôi dưỡng; Quyền được bảo vệ chống lại sự lạm dụng và sao nhãng; Quyền được chăm sóc và bảo vệ khi bị tước mất môi trường gia đình; Quyền được nhận làm con nuôi; Quyền được bảo vệ và nhận sự giúp đỡ nhân đạo đối với trẻ em tị nạn; Quyền được hưởng những sự chăm sóc đặc biệt đối với trẻ em bị thiệt thòi về tinh thần và khuyết tật thể chất; Quyền được hưởng trạng thái sức khoẻ cao nhất và các dịch vụ chữa bệnh phục hồi sức khỏe; Quyền được định kỳ xem xét nơi gửi trẻ; Quyền được hưởng an toàn xã hội; Quyền có được mức sống đủ để phát triển thể chất, tinh thần, tâm hồn, đạo đức và xã hội; Quyền được học tập; Quyền được tiếp thu một nền giáo dục tiến bộ; Trẻ em các dân tộc thiểu số hay bản địa có quyền được hưởng đời sống văn hoá riêng, theo tôn giáo và sử dụng ngôn ngữ riêng của mình; Quyền vui chơi, giải trí và tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật; Quyền được bảo vệ khỏi bị bóc lột kinh tế và không phải làm các công việc nguy hiểm, độc hại; Quyền được bảo vệ chống lại việc sử dụng các chất ma tuý và an thần; Quyền được bảo vệ chống bị bóc lột, cưỡng bức và lạm dụng về tình dục; Quyền được bảo vệ chống buôn bán và bắt cóc; Quyền được bảo vệ chống lại những hình thức bóc lột khác; Quyền được đối xử nhân đạo khi bị giam giữ và không bị tra tấn và tước đoạt sự tự do; Quyền không phải trực tiếp tham gia chiến sự khi chưa đến 15 tuổi và được bảo vệ, chăm sóc khỏi ảnh hưởng của xung đột vũ trang; Quyền được chăm sóc phục hồi; Quyền được hưởng các biện pháp tư pháp đặc biệt đối với người chưa thành niên; Tôn trọng những tiêu chuẩn cao hơn.



3. Phần II: (từ Điều 42 đến Điều 45) và Phần III: (từ Điều 46 đến Điều 54) quy định về việc thực hiện và hiệu lực.

- Nghĩa vụ của Nhà nước là phổ biến rộng rãi các quyền ghi trong Công ước tới tất cả người lớn và trẻ em.

- Công ước bắt đầu có hiệu lực vào ngày thứ 30 kể từ ngày Tổng Thư ký LHQ nhận được văn kiện phê chuẩn (hay gia nhập) thứ 20. Sau đó Uỷ ban quyền trẻ em được thành lập bao gồm 10 chuyên gia có nhiệm vụ xem xét các báo cáo của các quốc gia thành viên gửi đến sau 2 năm sau khi phê chuẩn và sau đó cứ 5 năm một lần.



tải về 5.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương