Ban biên tập chương I chức năNG, nhiệm vụ, quyền hạn ngành lao đỘng- thưƠng binh và XÃ HỘI



tải về 5.01 Mb.
trang20/48
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích5.01 Mb.
#19765
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   48

+ Cấm đặt vòi phun bị tắc lên miệng để thổi mà phải thông vòi phun bằng nước hoặc bằng que mềm như  cọng cỏ; 

+ Khi đi phun thuốc phải di chuyển với tốc độ đều, bơm đều tay và không được di chuyển  ngược chiều gió; Ngừng phun thuốc khi trời nổi gió to thổi hơi thuốc, bụi thuốc phun đến những khu vực nhậy cảm như nguồn nước sinh hoạt; Và ngừng phun thuốc khi hướng gió không ổn định có thể thổi hơi, bụi thuốc phun vào người đi phun;

+ Để ý đến các đường dây trần dẫn điện đi qua khu vực phun thuốc xem luồng thuốc phun có gần quá hoặc chạm vào các đường dây không; Nếu có thì phải tìm cách ngắt điện hoặc điều chỉnh luồng thuốc phun, nếu không luồng thuốc phun  có thể dẫn điện và gây tai nạn điện giật; 

+ Các  loại thuốc bảo vệ thực vật ở dạng khí hoá lỏng nén trong các bình như các loại thuốc xịt, thuốc xông hơi...  có quy định riêng thì phải tuân thủ các qui định áp dụng cho từng loại  thuốc dạng này. 



-  Những chú ý sau khi phun thuốc:

+ Tháo bỏ những biển báo không còn cần thiết, chỉ để lại những biển báo cần thiết và thực hiện nghiêm chỉnh theo các biển báo; 

+ Đem lượng thuốc chưa dùng đến cất trở lại chỗ cũ; Tìm cách xử lí an toàn bao vỏ hết thuốc và lượng thuốc đã pha nhưng còn thừa; 

+ Rửa sạch các thiết bị, dụng cụ sau khi sử dụng; 

+ Giặt rửa sạch các phương tiện bảo vệ cá nhân đã dùng sau khi xong việc; Nếu đi găng tay khi làm việc thì phải rửa sạch sẽ bên ngoài trước khi cởi ra; Găng tay cần phải được giặt cả bên ngoài lẫn bên trong và phơi cho khô; các phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp cần phải được tẩy độc... 

+ Nước  thải có thuốc phải được tháo  vào trong các hố gom nước thải hoặc đổ vào nơi hoang hoá, không gây nguy hiểm cho người và súc vật; 

+ Rửa thật sạch tay, mặt, cổ và những chỗ trên cơ thể bị dây bẩn; 

+ Tắm rửa sạch người một lần nữa sau khi đã xong các công việc trên;   



- Thời gian quay trở lại:

Khoảng thời gian kể từ khi phun thuốc bảo vệ thực vật cho đến khi người và súc vật  đi vào lại khu vực xử lý thuốc được an toàn gọi là thời gian quay trở lại. 

Khi sử dụng hai hay nhiều loại thuốc cùng một lúc thì thời gian quay trở lại là của loại thuốc có thời gian quay trở lại dài hơn.  

Không nên đi vào các khu vực được xử lý thuốc khi chưa hết thời gian quay trở lại. Nếu cần thiết phải đi vào khu vực đã xử lý thuốc trong thời gian quay trở lại thì  phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho phù hợp. 



Thời gian quay trở lại tối thiểu

Thời gian quay trở lại tối thiểu sau đây là khoảng thời gian cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho người và súc vật khi đi vào lại khu vực được xử lí thuốc trong điều kiện bình thường: 






Thuốc bảo vệ thực vật

Thời gian quay trở lại tối thiểu

a

Loại thuốc bảo vệ thực vật có nhãn hoặc tờ thông tin an toàn dữ liệu yêu cầu thời gian quay trở lại.

Theo yêu cầu quy định trên nhãn hoặc tờ thông tin.

b

Thuốc bảo vệ thực vật thuộc loại rất độc hoặc độc và cách thức rải thuốc là phun sương, phun mù, rắc bột hoặc hạt dùng ở  điều kiện ngoài trời như ngoài đồng, trong vườn cây ăn quả, vườn nho...

 

 

 



Ba ngày

c

Thuốc bảo vệ thực vật thuộc loại  có hại (độc trung bình, ít độc: gây tấy rát hoặc ăn da và có cách thức rải thuốc ở điểm (b).

 

Hai ngày


d

Thuốc bảo vệ thực vật không thuộc các loại trên nhưng được sử dụng trong những hoàn cảnh như ở điểm (b), với các cách thức rải thuốc có thể khác.

 

Một ngày


e

Thuốc bảo vệ thực vật thuộc loại  thuốc xịt, xông hơi dùng trong nhà, vườn kính...

12 giờ (nửa ngày) và để  thông gió ít nhất 1 giờ để không khí được thông thoáng an toàn.

Trong suốt thời gian quay trở lại, ở khu vực xử lý thuốc phải có các biển báo hoặc rào ngăn để mọi người có thể nhận biết được. Các biển cảnh báo nguy hiểm phải được đặt ở vị trí dễ nhận thấy nhất như ở các lối vào vườn hoặc các lối mòn ra cánh đồng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mà các biển báo không có tác dụng cảnh báo, ví  dụ như  đối với trẻ em chưa biết đọc hoặc người già kém mắt nên họ vẫn có thể đi vào khu vực vừa phun thuốc xong, vì vậy cần phải sử dụng kết hợp thêm các biện pháp cảnh báo có hiệu quả khác như làm rào chắn hoặc dùng loa thông báo. 

+ Lưu ý: Không đưa các súc vật ăn cỏ vào khu vực phun thuốc  khi chưa hết thời gian cách ly để tránh ngộ độc cho chúng.   

- Thời gian cách ly:  

Khoảng thời gian cần thiết  kể từ lúc xử lí thuốc bảo vệ thực vật cho đến lúc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật  trong nông sản được thu hoạch thấp dưới mức cho phép không gây nguy hiểm cho người và súc vật được gọi là thời gian cách ly. 

Khi sử dụng từ hai hay nhiều loại thuốc cùng một lúc thì thời gian cách ly là thời gian của loại thuốc có thời gian cách ly dài hơn. 

Không được nhầm lẫn thời gian cách ly với  thời gian quay trở lại  

e) Bình phun thuốc          

Để bình phun thuốc có thể hoạt động tốt, lâu hỏng và bảo đảm an toàn- hiệu quả trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần lưu ý: 



* Lựa chọn loại bình phun phù hợp  

- Máy phun thuốc đeo vai có tay bơm kiểu màng phù hợp với việc phun thuốc diệt cỏ do hạt thuốc phun to giảm thiểu hạt thuốc bay đi nơi khác, khi dùng máy để phun các loại thuốc khác nhau thì phải có van điều chỉnh áp lực, máy rất bền nhưng khi cần phun với lưu lượng lớn, tầm với cao thì rất khó thực hiện do áp lực của bơm thấp trừ phi bơm nhanh tay

- Máy phun thuốc đeo vai bơm tay kiểu bơm  pít tông có thể  phun với lưu lượng lớn, tầm với cao do tạo ra được áp lực cao, hạt thuốc phun nhỏ, do vậy máy thích hợp cho  việc phun thuốc trừ sâu hoặc trừ bệnh hại; nhưng máy không bền, pít tông và xi lanh nhanh bị mài mòn làm giảm độ khít kín giữa chúng, việc bảo trì máy phức tạp hơn; 

- Máy phun thuốc nén khí  có áp lực phun cao, thích hợp cho việc phun thuốc trừ sâu, trừ bệnh hại nhưng do máy có áp lực phun quá cao nên thuốc bị bay tạt đi xa, gây nguy hiểm. Nên lựa chọn sử dụng loại máy phun này khi phun thuốc cho những cây cao hoặc trong các khu nhà cao. 



* Kiểm tra an toàn bình phun:  

 - Trước khi  rót thuốc vào bình phun phải kiểm tra bình xem bình có bị hư hỏng gì không, nếu có thì phải sửa chữa ngay hoặc sử dụng bình khác; 

- Kiểm tra ống dẫn nước thuốc xem có bị mòn quá không, nhất là những chỗ nối; cắt bỏ những chỗ bị nứt rạn gần đầu dây, nếu cần thì thay hẳn ống mới; 

- Kiểm tra xem chỗ nối ống nước thuốc có kín không, nếu  xuất hiện  đầu nối bị uốn nếp thì thay bằng vòng xiết ống dẫn nước. Kiểm tra tay bóp nút đóng mở  hoạt động có trơn không, khi ngừng tay bóp, có nhả ra ngay không, bôi trơn bằng dầu nếu thấy cần thiết; 

- Kiểm tra các nút hay vòng đệm, nếu có những vòng đệm bằng da ở bình bơm thì phải thường xuyên tra dầu để tránh cho các vòng đệm này bị khô và rạn nứt sẽ làm rò rỉ áp lực; 

- Với những máy bơm kiểu màng, kiểm tra xem màng bơm có bị nứt rạn, bào mòn nhiều không. Màng bị thủng  có thể khiến cho người phun thuốc gặp nguy hiểm  và máy không thể hoạt động tốt; 

- Kiểm tra các van bơm xem chúng có bị lệnh lạc không, nếu mặt áp của van có dính bụi bẩn thì sẽ làm cho van đóng không được kín, làm rò rỉ thuốc ra ngoài và tình trạng nén khí của bơm sẽ bị kém. 

- Thường xuyên kiểm tra vòi bơm xem có bị tắc, bị mòn nhiều hay không. Dùng nước rửa cho khỏi tắc hoặc dùng thân cỏ mềm để thông. Không dùng que cứng, sợi kim loại để thông vì có thể làm hỏng lỗ vòi phun; Không ghé mồm thổi vào vòi vì rất nguy hiểm. Nếu cần thì thay vòi phun mới. 

- Kiểm tra xem lưới lọc có bị tắc không, nếu bị tắc thì cần phải rủa sạch hoặc thay lưới lọc mới; 

- Kiểm tra tình trạng dây đeo bình, dây đeo bình bị đứt có thể gây nguy hiểm khi bình phun bị rơi vỡ.   



* Sửa chữa, khắc phục sự cố trong khi sử dụng: 

 - Trong khi phun thuốc nếu xẩy ra sự cố hỏng hóc thì tìm cách sửa chữa theo hướng dẫn dưới đây: 



Hỏng hóc

Nguyên nhân

Cách sửa chữa

Bình phun thuốc đeo vai có tay bơm

Phun không ra nước hoặc tia phun không đều.

- Bình hết thuốc;

- Vòi phun bị tắc;

- Lưới lọc bị tắc;

-Van bơm  bị tắc hay kẹt;

 -Van bấm mở hỏng.


- Đổ nước thuốc đã pha vào bình;

- Rửa sạch vòi phun hoặc thay vòi phun khác;

- Rửa sạch hoặc thay lưới lọc mới;

 - Rửa sạch van và mặt áp của van hoặc thay van hoặc mặt áp mới;

 - Rửa  sạch hoặc thay van mới.


Khi bơm không mút.

- Bình hết thuốc;

 - Van nạp bị tắc hay kẹt;

 - Vành pít tông bơm bị mòn (nồi da bơm bị mòn).


- Đổ nước thuốc đã pha vào bình;

 - Rửa sạch hoặc thay van mới;

 - Thay vành pít tông mới.

 


áp lực giảm  hoặc không có mặc dù bơm nhanh.

- Bình hết thuốc;

- Buồng nén khí bị hở;

- Màng bơm bị mòn;

- Vành pít tông bị mòn.  

- Van bị mòn hoặc mặt áp của van bị bẩn;

- Van an toàn lắp sai hoặc tiếp xúc không tốt.



- Đổ thuốc đã pha vào bình;

- Thay bình nén khí mới;

- Thay màng bơm mới;

- Thay vành pít tông mới;

- Rửa sạch van và mặt áp van hoặc thay van hoặc mặt áp mới;

- Lắp lại van hay rửa sạch van hoặc thay thế van hoặc mặt áp mới.



Tia phun ra không đều.

- Buồng nén khí đầy nước thuốc;

- Buồng nén khí bị hở.



- Tháo nước  ở buồng nén, kiểm tra van nạp, nếu hỏng thay cái khác;

- Kiểm tra đường ren để vặn cho kín hoặc thay buồng nén khí.



Rò rỉ thuốc ra ngoài.

- Màng bơm bị vỡ;

- Màng bơm bị lắp sai;

- ống dẫn nước thuốc bị rạn nứt hoặc thủng;

 - Chỗ nối ở các đầu ống hoặc ở gần tay bơm bị lỏng;

- Bình bơm bằng chất dẻo bị hở;

- Bình bơm bằng kim loại bị rò.



- Thay màng bơm khác;

- Kiểm tra xem vòng kẹp và các vít có được vặn chặt không;

- Cột tạm bằng dây vải; nếu bị rò gần chỗ nối, cắt bỏ những chỗ bị nứt  và lắp lại  hoặc thay ống dẫn khác nếu cần;

- Kiểm tra vòng đệm, dùng băng nhựa mỏng quấn vào ren khớp nối,  xiết chặt cái kẹp hoặc khớp nối  ống dẫn thuốc;

- Xiết chặt các chỗ nối, dùng mỏ hàn hay cái đinh nung nóng để sửa những chỗ bị rò.

 - Vá chỗ bị rò bằng những mảnh kim loại cùng chất liệu với chất  hàn vá là hợp kim bạc, thiếc.



Máy phun thuốc  nén khí

Không  phun ra thuốc;

- Bình hết thuốc;

- Vòi phun tắc;

- Lưới lọc tắc;

- Van bấm mở hỏng;

- Bơm bị hỏng;


- Đổ nước thuốc đã pha vào bình.

- Rửa sạch hoặc thay vòi phun khác;

- Rửa sạch hoặc thay cái khác;

- Rửa sạch hoặc thay cái khác;

- Kiểm tra pít tông da, thay thế nếu cần; hoặc kiểm tra van, rửa sạch hoặc thay thế.


Nước lọt trong bơm.

Vành đệm bị hỏng.

Tháo nước, thay vành khác.

Áp lực tụt nhanh.

- Nắp vặn không đúng;

- Vành đệm của nắp hoặc ren của nắp bị mòn;

- Bình bơm bị rạn nứt;

- Van xả  bị kẹt;

- Van điều chỉnh áp lực bị hỏng;

- áp kế bị hỏng.



- Kiểm tra  và vặn lại nếu bị hỏng thì thay cái khác;

- Nếu bị chờn ren, quấn băng nhựa mỏng để vặn cho chặt hoặc thay nắp khác;  Thay vành đệm nếu hỏng;

- Bình bằng chất deo thì thay bình mới. Những vết rạn nhỏ trên bình bằng kim loại thì có thể hàn được nếu không thì thay bình khác;

- Kiểm tra và thay cái khác nếu cần;

- Kiểm tra van điều chỉnh áp lực, rửa sạch hoặc thay cái khác;

- Vặn chặt lại, đệm bằng băng nhựa mềm nếu cần.



Áp kế không chạy

- Đầu vào của áp kế bị tắc hoặc bị hỏng.

- Lau sạch đầu vào hoặc thay thế áp kế.

* Vệ sinh và bảo quản bình phun:  

- Đổ hết lượng thuốc  nếu còn  thừa  trong bình bơm vào nơi an toàn, sau đó đổ nước vào khoảng 1/4 bình, đậy chặt nắp lại và lắc, tránh để nước bắn ra ngoài; nếu không ngăn được nước bắn ra ngoài thì cho đầy nước vào bình rồi dùng một cây que dài, sạch và đã được tước vỏ  để khuấy nước trong bình; 

- Đổ một ít nước (có pha xà bông) vào bình bơm rồi xịt ra khỏi cần phun, vòi phun, rồi lại làm như thế  để đảm bảo cho bơm nén khí, ống dẫn nước, cần phun và vòi bơm được rửa sạch rồi đổ hết nước pha xà bông còn lại trong bình bơm ra. Làm lại như thế, thêm ít nhất là 2 lần; 

- Tháo rời các bộ phận của vòi phun, rửa lại cái lọc của vòi phun và các bộ phận của vòi phun trong xô nước. Không ghé miệng thổi vào các bộ phận của vòi phun; 

 - Rửa sạch bên ngoài máy phun kể cả dây đeo bình, dùng khăn vải bông hoặc miếng xốp dành riêng  để lau chùi; 

- Đổ nước thải vào hố nước thải hoặc nơi hoang hóa, ráo nước; tránh đổ nước ở gần nơi có gia súc hoặc nguồn thức ăn, nước sinh hoạt; 

- Cất bình bơm vào kho, tháo nắp và treo ngược bình để cho bình được khô ráo nước.   

g) Xử lí chất thải và sự cố rò rỉ thuốc bảo vệ thực vật  

* Xử lí chất thải  

Chất thải thuốc bảo vệ thực vật cần phải được tiêu huỷ thật an toàn để không gây nguy hiểm cho người, súc vật và môi trường. Khi tiêu huỷ chất thải cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây: 

- Đọc kĩ các thông tin chỉ dẫn xử lý chất thải trên bao bì, thùng chứa. Trường hợp cần thiết hoặc chưa rõ thì  yêu cầu nhà cung cấp, nhà chức trách có chỉ dẫn cụ thể. 

- Không  được đổ chất thải  thuốc bảo vệ thực vật  tuỳ tiện ở mọi nơi. 

- Không được để việc hủy bỏ thuốc bảo vệ thực vật gây rủi ro cho người, súc vật, nguồn nước hoặc môi trường. 

- Chất thải nên được tiêu hủy sớm, tránh tích lũy lâu. 

- Không  được tái sử dụng các vỏ đựng thuốc bảo vệ thực vật, trừ trường hợp nếu vỏ thùng còn tốt dùng để chứa cùng một loại thuốc rót đổ từ vỏ thùng bị hỏng hoặc rò rỉ sang. Tất cả các loại vỏ đựng thuốc bảo vệ thực vật cần được làm sạch triệt để trước khi hủy bỏ. Có thể làm sạch vỏ đựng theo chỉ dẫn trên nhãn dán ở vỏ. Trong trường hợp không có chỉ dẫn thì phải xúc rửa bằng nước sạch ít nhất ba lần. 

- Chất thải là vỏ thùng, chai đựng thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng cần phải được tháo rút hết thuốc trước khi được làm sạch. Sau khi làm sạch, các thùng, chai chứa cần phải  được chọc thủng ở một vài chỗ hoặc đập bẹp để không thể sử dụng được nữa rồi cất ở nơi an toàn cho đến khi tiến hành tiêu hủy. Đối với các loại bao, gói đựng thuốc bảo vệ thực vật dạng hạt hoặc bột khô thì phải rũ  sạch thuốc vào trong các thùng hoặc bể pha chế trước khi xử lí chúng. 

- Nơi chôn chất thải thuốc bảo vệ thực vật phải được lựa chọn thật cẩn thận để không thể gây những rủi ro ô nhiễm nước bề mặt hoặc nước ngầm. Để việc chôn chất thải bảo đảm an toàn nên chôn cách xa và sâu hơn bề mặt của các mương đất dẫn nước để tránh chất thải có thể rò rỉ từ nơi chôn cất ra gây ô nhiễm. Khu vực chôn chất thải phải được rào chắn lại hoặc có biển báo; và phải lập một hồ sơ về  thời gian, địa điểm và chất thải được chôn. 

- Có thể chôn các chất thải thuốc bảo vệ thực vật trong khu vực thuộc sở hữu hoặc quyền kiểm soát của người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc xin phép cơ quan thẩm quyền địa phương để có một khu đất dành riêng cho việc xử lí, tiêu huỷ những chất thải thông thường cho một nhóm đối tượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhưng phải có sự quản lí của các cơ quan chức năng. 

- Trong quá trình xử lí chất thải, người làm nhiệm vụ xử lí chất thải cần phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với loại chất thải nào độc hại nhất. 

- Không thiêu đốt các chất thải thuốc bảo vệ thực vật thuộc loại  "gây cháy nổ cao" ví dụ như các thùng, chai chứa chất lỏng bị nén dưới áp suất cao. Những loại thùng chứa đó phải được đem chôn. 

- Trong một số trường hợp cho phép, có thể đốt những loại  bao gói có mức  độ gây nhiễm độc thấp. Tuy nhiên, hơi khói tạo ra có thể gây những mối nguy hiểm cho sức khoẻ, vì vậy nên hạn chế và tiến tới loại bỏ biện pháp này. Người sử dụng thuốc cần  hỏi ý kiến  và thực hiện các chỉ dẫn tiêu huỷ chất thải thuốc bảo vệ thực vật của các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương. Khi đốt các bao gói thải, người sử dụng thuốc cần phải chú ý những nguyên tắc sau: 

+ Đốt ở nơi thoáng đãng, cách xa đường dân đi lại ít nhất là 15m và không được để khói bay lan đến chỗ có người hoặc vật nuôi hoặc bay vào nơi  ở hoặc nơi sản xuất kinh doanh

+ Sử dụng các thùng kim loại được đục lỗ hoặc các lò thiêu chuyên dùng cho việc thiêu huỷ; 

+ Phải mở nắp tất cả các vỏ chứa trước khi thiêu và mỗi đợt chỉ thiêu một lượng nhất định; 

+ Theo dõi liên tục quá trình thiêu và tránh hít thở phải hơi khói bay ra; 

+ Phải dập tắt lửa sau khi  thiêu xong;  

+ Tàn tro  thu  được sau khi đốt  đều phải được đem đi chôn cất như chôn cất các chất thải đã mô tả ở trên.  

- Tất cả các thiết bị, dụng cụ liên quan tới việc xử lí chất thải thuốc bảo vệ thực vật cần phải được lau, dội, rửa  sạch bằng nước.  

- Khi xúc rửa dụng cụ tạo ra một lượng nước thuốc bảo vệ thực vật loãng để tái sử dụng hoặc cần phải được hủy bỏ. Nếu bỏ đi thì phải đổ vào bãi đất hoang ráo nước hoặc tháo vào hố gom nước thải.   

*  Xử lí sự cố rò rỉ  

Sự cố rò rỉ thuốc bảo vệ thực vật vừa gây lãng phí vừa gây nguy hiểm, do vậy chúng ta cần phải thật cẩn thận để tránh xảy ra. Tuy nhiên, nếu sự cố xẩy ra thì cần phải xử lý ngay lập tức. Các nguyên nhân gây rò rỉ thuốc bảo vệ thực vật thường là: 

- Vận chuyển không tốt làm vỡ vỏ chứa, rách bao gói;  

- Vỏ chứa, bao gói bị  rò do khiếm khuyết trong khâu đóng gói; 

- Thùng chứa bị thủng trong qua trình vận chuyển do đinh cứng hoặc các vật kim loại trên mặt sàn xe cọ sát vào;  

- Không cẩn thận trong việc rót thuốc từ thùng chứa sang thiết bị phun; 

- Thiết bị sử dụng bị hỏng. 

Khi xảy ra sự cố cần phải:  

- Thực hiện ngay các biện pháp cần thiết để lượng thuốc tràn đổ không lan rộng;  

- Sơ tán, ngăn  người, xe cộ  và súc vật không có liên quan ra xa khu vực có sự cố;  

- Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp; 

- Đối với thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng thì dùng các chất thấm hút (cát khô, đất xốp, mùn gỗ) để thấm khô thuốc, sau đó dùng chổi quét và hót chúng vào bao tải để đưa đến nơi an toàn xử lí; 

- Đối với thuốc bảo vệ thực vật dạng hạt hoặc bột khô thì phải rải cát ẩm lên trước khi quét dọn để bụi thuốc không bay lên, sau đó dùng chổi quét nhẹ tay, hót chúng vào bao tải để đưa đến nơi an toàn xử lí. 

- Làm sạch mọi vết thuốc tràn đổ ở trên xe hoặc thiết bị bằng cách rửa sạch rồi tháo nước bẩn vào một nơi an toàn như bãi đất hoang ráo nước hoặc thấm khô; 

- Chôn sâu dưới đất hoặc thiêu huỷ thực phẩm đã bị nhiễm độc; 

- Tắm rửa  sạch sẽ ngay sau khi xong việc. 



Hình 7: Tắm rửa sạch sẽ ngay sau khi xong việc



Chương VII

BẢO HIỂM XÃ HỘI
Chuyên đề 1

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI
Phần I. CÁC CHẾ ĐỘ HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

(theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 152, Thông tư 03). (không kể lực lượng vũ trang)

Đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:

- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn (kể cả lao động, xã viên hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã); công nhân thuộc lực lượng vũ trang;

- Người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (kể cả nhận thầu, trúng thầu công trình ở nước ngoài.

1. Chế độ ốm đau

1.1. Đối tượng và điều kiện hưởng

a) Đối tượng hưởng: Người lao động nêu trên (trừ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật)

b) Điều kiện hưởng:

- Người lao động bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế. Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.

- Người lao động có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.

1.2. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm

a) Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường: 30 ngày, nếu đóng BHXH dưới 15 năm; 40 ngày, nếu đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày, nếu đóng BHXH từ 30 năm trở lên.

b) Người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên: 40 ngày, nếu đóng BHXH dưới 15 năm; 50 ngày, nếu đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày, nếu đóng BHXH từ 30 năm trở lên.

c) Người lao động có con ốm đau được nghỉ việc hưởng chế độ trong 1 năm cho mỗi con tối đa là 20 ngày nếu con dưới 3 tuổi, tối đa 15 ngày nếu con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi. Trường hợp cả mẹ và cha cùng tham gia BHXH, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ theo quy định này. Trường hợp trong cùng một thời gian người lao động có từ 2 con trở lên dưới 7 tuổi bị ốm đau, thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được tính bằng thời gian thực tế người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm đau; thời gian tối đa người lao động nghỉ việc trong một năm cho mỗi con được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP (Ví dụ: Bà A là công nhân của Xí nghiệp dệt may, có 2 con dưới 7 tuổi bị ốm đau với thời gian như sau: con thứ nhất bị ốm từ ngày 14 tháng 10 đến ngày 20 tháng 10 năm 2008, con thứ hai bị ốm từ ngày 17 tháng 10 đến ngày 21 tháng 10 năm 2008, bà A phải nghỉ việc để chăm sóc 2 con ốm đau. Ngày nghỉ hàng tuần của bà A là ngày thứ sáu. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của bà A được tính từ ngày 14 đến ngày 21 tháng 10 năm 2008 là 7 ngày (trừ 1 ngày nghỉ hàng tuần là thứ sáu). Trường hợp này hồ sơ thanh toán cần có giấy khám bệnh của cả 2 con).

Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm tại tiết a, b và tiết c nêu trên được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hàng tuần. Thời gian trong một năm được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia BHXH của người lao động.

d) Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành được hưởng chế độ ốm đau tối đa không quá 180 ngày trong một năm (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia BHXH và thời điểm nghỉ hưởng chế độ ốm đau). Thời gian nghỉ ốm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần. Trường hợp hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn theo hướng dẫn tại tiết b điểm 3.1.3 dưới đây.



1.3. Mức hưởng chế độ ốm đau

a) Mức hưởng chế độ ốm đau tại tiết a, b và tiết c điểm 3.1.2 bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc, được tính như sau:



Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

b) Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc với thời gian tối đa là 180 ngày trong một năm.

Trường hợp hết thời hạn 180 ngày mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị thì mức hưởng bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên, bằng 55% nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, bằng 45% nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày được tính như sau:



Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày

=

Tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

x

Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%)

x

Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính theo tháng dương lịch.

Trường hợp có ngày lẻ thì cách tính mức hưởng chế độ ốm đau cho những ngày này như sau:

Trong đó: Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

c) Người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày, sau 180 ngày vẫn tiếp tục điều trị, mà khi tính có mức hưởng chế độ ốm đau trong tháng (65% hoặc 55% hoặc 45%) thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu chung.

1.4. Mức tiền lương, tiền công đóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ ốm đau:

a) Mức tiền lương, tiền công đóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ ốm đau là mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.

b) Trường hợp người lao động hưởng chế độ ốm đau trong tháng đầu tham gia BHXH, thì mức tiền lương, tiền công đóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ ốm đau là mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của chính tháng đó.

1.5. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau:

a) Điều kiện hưởng:

Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau nêu tại tiết a, b, d điểm 3.1.2 mà sức khoẻ còn yếu.

(Người lao động đã hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong năm theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP, trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ khi người lao động trở lại làm việc mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ theo quy định).

b) Thời gian nghỉ:

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau trong một năm:

- Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

- Tối đa 7 ngày đối với người lao động sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;

- Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.

Thời gian nêu trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn lâm thời quyết định.

c) Mức hưởng một ngày dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ:

- Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;

- Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.

2. Chế độ thai sản

2.1. Đối tượng và điều kiện hưởng

a) Đối tượng hưởng: Người lao động nêu trên (trừ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật) được hưởng chế độ thai sản thuộc một trong các trường hợp sau:

- Lao động nữ mang thai nghỉ việc khám thai, bị sảy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu;

- Lao động nữ sinh con;

- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi;

- Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

b) Điều kiện hưởng:

- Đối với lao động nữ sinh con và người lao động nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi (sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi; sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi).



Ví dụ 3: Chị C sinh con vào ngày 14/01/2007, trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 01/2006 đến tháng 12/2006, nếu trong khoảng thời gian này chị C đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên thì được hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo quy định.

Ví dụ 4: Chị D sinh con vào ngày 17/01/2007, trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2006 đến tháng 01/2007, nếu trong khoảng thời gian này chị D đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên thì được hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo quy định.

- Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi mà đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nuôi con nuôi theo quy định.



Ví dụ 5: Chị Đ đóng BHXH liên tục từ 1/1/2000 đến hết tháng 12/2006, thôi việc tháng 01/2007 và sinh con ngày 14/7/2007, trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 7/2006 đến tháng 6/2007, trong khoảng thời gian này chị Đ đã đóng BHXH đủ 6 tháng (từ tháng 7/2006 đến tháng 12/2006) nên chị Đ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo quy định.

Ví dụ 6: Chị E đóng BHXH liên tục từ 1/1/2000 đến hết tháng 12/2006, thôi việc tháng 01/2007 và sinh con ngày 16/7/2007, khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 8/2006 đến tháng 7/2007, trong khoảng thời gian này chị E đã đóng BHXH 5 tháng (từ tháng 8/2006 đến tháng 12/2006) nên chị E không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định.

- Đối với lao động nữ nghỉ việc khám thai, bị sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu hoặc người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản, được hưởng chế độ thai sản nếu trước khi nghỉ việc đã có đóng BHXH.



2.2. Thời gian hưởng chế độ

a) Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần một ngày (thời gian nghỉ việc hưởng chế độ tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần); trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai.

b) Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 10 ngày nếu thai dưới 01 tháng; 20 ngày nếu thai từ 01 tháng đến dưới 03 tháng; 40 ngày nếu thai từ 03 tháng đến dưới 6 tháng; 50 ngày nếu thai từ 6 tháng trở lên.

c) Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc 7 ngày; thực hiện biện pháp triệt sản được nghỉ việc 15 ngày.

d) Lao động nữ sinh con:

- Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 4 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;

- Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 5 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kể cả làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên.

- Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 6 tháng đối với lao động nữ là người tàn tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên.

- Trường hợp sinh một lần từ 2 con trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc nêu trên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con lao động nữ được nghỉ thêm 30 ngày.

- Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 60 ngày tuổi bị chết, thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày tính từ ngày sinh con; nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết, thì mẹ được nghỉ việc 30 ngày tính từ ngày con chết, nhưng tổng thời gian nghỉ việc không vượt quá thời gian quy định nghỉ sinh con như nêu trên và không tính vào thời gian nghỉ việc riêng hằng năm theo quy định của pháp luật về lao động.

- Trường hợp người mẹ chết sau khi sinh con mà chỉ có người mẹ tham gia BHXH, thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi.

- Trường hợp người mẹ chết sau khi sinh con mà cả cha và mẹ đều tham gia BHXH hoặc chỉ có cha tham gia BHXH, thì cha nghỉ việc chăm sóc con hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi.

đ) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi (Trường hợp không nghỉ việc thì chỉ được hưởng trợ cấp một lần khi nhận con nuôi quy định tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội).

Thời gian hưởng chế độ thai sản nêu tại điểm b, c, d và điểm đ nêu trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.

2.3. Mức hưởng chế độ thai sản

a) Mức hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc và được tính theo công thức sau:



b) Mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con hoặc người lao động nghỉ việc nuôi con nuôi được tính bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc và được tính theo công thức sau:




Trường hợp nhận nuôi con nuôi đến khi con đủ 4 tháng tuổi có số ngày lẻ không trọn tháng thì số ngày lẻ tính như điểm a nêu trên.

c) Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.



2.4. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản

a) Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.



(Tiền lương tháng đóng BHXH để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản đối với đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, được tính theo mức lương tối thiểu chung tại tháng hưởng chế độ).

b) Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

c) Trường hợp người lao động khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai ngay trong tháng đầu tham gia bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó để làm cơ sở tính hưởng chế độ.

d) Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà người mẹ chết sau khi sinh con, cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của mẹ.

đ) Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội hoặc chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà người mẹ chết sau khi sinh con, người cha nghỉ việc chăm sóc con được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của cha.

2.5. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con

Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định nếu có đủ các điều kiện sau:

- Con từ đủ sáu mươi ngày trở lên;

- Có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khoẻ của người mẹ;

- Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định.



2.6. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản

a) Điều kiện hưởng:

Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu hoặc sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con theo quy định mà sức khoẻ còn yếu.

(Trong khoảng thời gian 30 ngày, tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ theo quy định”

b) Thời gian nghỉ:

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản trong một năm:

- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên;

- Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

- Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.

Thời gian nêu trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn lâm thời quyết định.

c) Mức hưởng một ngày dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ:

- Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;

- Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.

3. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

3.1. Đối tượng và điều kiện hưởng

a) Đối tượng hưởng: Người lao động nêu trên (trừ hợp tác lao động nước ngoài)

b) Điều kiện hưởng: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thuộc một trong các trường hợp sau:

- Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc bao gồm: Tai nạn xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động được phân công; tai nạn trong thời gian ngừng việc giữa giờ do nhu cầu sinh hoạt đã được chế độ, nội quy quy định như vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh; tai nạn trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc.

- Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động mà các công việc đó gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động được phân công.

- Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Khoảng thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc. Tuyến đường hợp lý là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại.

- Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại. Danh mục Bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành.

3.2. Giám định mức suy giảm khả năng lao động

a) Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc được giám định lại mức suy giảm khả năng lao sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định và sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.

b) Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp, bị tai nạn lao động nhiều lần, bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

3.3. Thời điểm hưởng trợ cấp

a) Thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần, hàng tháng và trợ cấp phục vụ đối với người lao động điều trị nội trú được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện.

Trường hợp người lao động không điều trị nội trú thì thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa.

b) Thời điểm hưởng trợ cấp mới đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát được hưởng từ tháng có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa.

c) Thời điểm hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN sau khi giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị TNLĐ-BNN sau cùng, hoặc tại tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa nếu không phải điều trị nội trú.

3.4. Mức hưởng chế độ TNLĐ-BNN

a) Mức hưởng trợ cấp một lần:

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp một lần, mức hưởng trợ cấp gồm:

- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động: Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.

- Mức trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội: Từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

b) Mức hưởng trợ cấp hàng tháng:

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp hàng tháng, mức hưởng trợ cấp hàng tháng gồm:

- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động: Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung.

- Mức trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội: Từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

(mức lương tối thiểu tại tháng điều trị xong- tháng 2/2008 là 540.000 đồng/tháng).

c) Trợ cấp một lần chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương tối thiểu chung.

d) Trợ cấp phục vụ:

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng trợ cấp hàng tháng tại khoản b nêu trên, hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung.

đ) Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định tại cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động- Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên (gọi tắt là cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng), cụ thể như sau:

- Đối với người bị cụt chân, cụt tay, bị liệt:



tải về 5.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương