Ban biên tập chương I chức năNG, nhiệm vụ, quyền hạn ngành lao đỘng- thưƠng binh và XÃ HỘI



tải về 5.01 Mb.
trang21/48
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích5.01 Mb.
#19765
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   48

+ Người bị cụt chân được cấp tiền để mua chân giả, niên hạn là 3 năm (nếu cư trú ở miền núi, vùng cao thì niên hạn là 2 năm); mỗi năm được cấp thêm 170.000 đồng để mua các vật phẩm phụ.

+ Người bị mất cả bàn chân hoặc nửa bàn chân không có khả năng lắp chân giả, hoặc bị ngắn chân, bàn chân bị lệch vẹo được cấp tiền để mua một đôi giầy chỉnh hình, hoặc một đôi dép chỉnh hình; niên hạn là 2 năm.

+ Người bị cụt tay được cấp tiền để mua tay giả, niên hạn là 5 năm; mỗi năm được cấp thêm 60.000 đồng để mua các vật phẩm phụ.

+ Người bị liệt toàn thân, hoặc liệt nửa người, hoặc liệt 2 chân hoặc cụt cả 2 chân không còn khả năng tự di chuyển thì được cấp tiền một lần để mua một chiếc xe lăn hoặc xe lắc; mỗi năm được cấp thêm 300.000 đồng để bảo trì phương tiện.



Mức tiền được cấp để mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình thực hiện theo Bảng giá phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình trong phụ lục.

- Đối với người bị hỏng mắt, gãy răng, bị điếc:

+ Người bị hỏng mắt được cấp tiền một lần để lắp mắt giả theo chứng từ thực tế của cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng nơi điều trị.

+ Người bị gãy răng được cấp tiền để làm răng giả với mức giá 1.000.000 đồng/1 răng; niên hạn là 5 năm.

+ Người bị điếc cả 2 tai được cấp 500.000 đồng để mua máy trợ thính, niên hạn là 3 năm.



- Chế độ thanh toán tiền tàu, xe: Người lao động nêu trên được thanh toán một lần tiền tàu, xe đi và về theo giá quy định của Nhà nước với phương tiện giao thông như xe khách, tàu hoả, tàu thuỷ từ nơi cư trú đến cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng gần nhất.

3.5. Người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng nghỉ việc, được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo.

3.6. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật:

Trong khoảng thời gian 60 ngày, tính từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa mà sức khoẻ còn yếu thì người lao động được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ:

a) Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong một năm:

- Tối đa 10 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;

- Tối đa 7 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;

- Bằng 5 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.

Thời gian nêu trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn lâm thời quyết định.

b) Mức hưởng một ngày dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ:

- Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;

- Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.



4. Chế độ hưu trí

4.1. Đối tượng và điều kiện hưởng

a) Đối tượng hưởng: Người lao động nêu trên

b) Điều kiện hưởng:

Người lao động được hưởng lương hưu khi nghỉ việc thuộc một trong các trường hợp sau:

- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;

- Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên

- Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò bao gồm: Khai thác than; vận tải than, đất, đá; vận hành máy khoan; nổ mìn và đào hầm lò để khai thác than.

- Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, nghỉ việc hưởng lương hưu, bao gồm:

+ Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ sở y tế dân y và lực lượng vũ trang, cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định tại Điều 26 Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về xử lý vi phạm hành chính hoặc trong cơ sở cai nghiện ma tuý;

+ Cán bộ, công chức là thành viên tổ công tác cai nghiện quy định tại Nghị định số 56/2002/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2002 của Chính phủ về tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng;

+ Cán bộ, công chức chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

- Người lao động không kể tuổi đời đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Việc xác định điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng chế độ hưu trí một năm phải tính đủ 12 tháng. Trường hợp người lao động đã đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí song thời gian đóng BHXH còn thiếu tối đa không quá 6 tháng, thì người lao động được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu và được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng kể từ tháng sau tháng đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm.



4.2. Mức lương hưu hàng tháng

a) Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng tích số của tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng với mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH.

Trường hợp sau khi tính cụ thể mà mức lương hưu hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì mức lương hưu được điều chỉnh bằng mức lương tối thiểu chung.

b) Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng:

- Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện nêu tại b1, b2, b3 và b4 tiết b điểm 4.4.1 khoản 4 này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm (đủ 12 tháng) đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

Trường hợp khi tính mức lương hưu hàng tháng (kể cả trợ cấp một lần khi nghỉ hưu và trợ cấp BHXH một lần), nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn là một năm.

- Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện nêu tại b5 và b6 tiết b điểm 4.4.1 khoản 4 này được tính như quy định tại b1 tiết b điểm 4.4.2 khoản này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%.

c) Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu và BHXH một lần:

- Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính như sau:

+ Người lao động tham gia BHXH trước ngày 01 tháng 01 năm 1995:



=

+ Người lao động tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000:




+ Người lao động tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006:


+ Người lao động tham gia BHXH từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi:

Trong đó:

Mbqtl: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp quân hàm, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương tối thiểu chung tại thời điểm hưởng chế độ.

Tiền lương, tiền công đóng BHXH làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH:

+ Trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nuớc quy định đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí, BHXH một lần, tuất một lần từ ngày 01/01/2007 trở đi, thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, trợ cấp BHXH một lần, trợ cấp tuất một lần của các tháng theo hệ số lương và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên (nếu có) trước ngày 01/10/2004 được điều chỉnh theo hệ số lương và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên (nếu có) quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQHK11 ngày 30/9/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định số 128/QĐ-TW ngày 14/12/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ (gồm cả trường hợp chờ hưu, bảo lưu, nhiều giai đoạn nhà nước, quân nhân, công an ND, cơ yếu chuyển ngành,người có các năm liền kề làm công việc nặng nhọc, đặc biệt nặng nhọc trước 01/10/2004).

+ Trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm trở lên theo các mức tiền lương thuộc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định mà chuyển sang làm công việc khác mà đóng BHXH có mức lương thấp hơn thì khi nghỉ hưu được lấy mức lương cao nhất của số năm liền kề làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng làm cơ sở tính hưởng lương hưu.

+ Trường hợp người lao động thuộc lực lượng vũ trang chuyển ngành làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương Nhà nước mà đóng BHXH có mức lương thấp hơn thì khi nghỉ hưu được lấy mức lương cao nhất của số năm liền kề của mức lương cấp bậc chức vụ, phụ cấp thâm niên (nếu có) trước khi chuyển ngành để tính mức bình quân tiền lương tháng.

+ Trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ở các Công ty nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên; Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên, được áp dụng mức bình quân tiền lương tháng theo quy định tại tiết này này nếu Công ty thực hiện đầy đủ các quy định sau:

* Áp dụng thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.

* Thực hiện chuyển xếp lương, nâng bậc, nâng ngạch lương theo quy định của NN đối với Công ty NN trên cơ sở thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định.

* Đóng BHXH trên cơ sở mức lương quy định nêu trên.

Nếu Công ty không thực hiện đầy đủ các quy định trên thì áp dụng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH theo hướng dẫn tại c3 khoản c điểm 4.2 khoản 4 Mục II để tính hưởng BHXH.

- Đối với người lao động có tiền lương, tiền công ghi trong sổ BHXH bằng ngoại tệ thì khi giải quyết các chế độ BHXH được chuyển đổi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm đóng bảo hiểm xã hội của ngoại tệ đó. Sau đó được thực hiện điều chỉnh

- Đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định quy định được tính như sau:

Trong đó tổng số tiền lương, tiền công của các tháng đóng BHXH được điều chỉnh theo chỉ số giá sinh hoạt theo quy định.

- Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được tính như sau:


Trong đó:

- Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính theo hướng dẫn nêu trên.

Trường hợp đóng BHXH chưa đủ số năm theo quy định là 5 năm hoặc 6 năm hoặc 8 năm hoặc 10 năm, thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

- Trường hợp người lao động có từ 2 giai đoạn trở lên thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính như c1 nêu trên. Trong đó, tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là tổng số các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của các giai đoạn.

4.3. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên 30 đối với nam, trên 25 năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.



4.4. BHXH một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu

a) Điều kiện hưởng: Thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

- Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

- Sau 12 tháng nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;

- Ra nước ngoài để định cư.

b) Mức hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.

4.5. Tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng

Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng khi chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo; khi xuất cảnh trái phép; khi bị Toà án tuyên bố là mất tích.

Thời điểm tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng được tính từ tháng liền kề với tháng người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc xuất cảnh trái phép hoặc bị toà án tuyên bố là mất tích.

4.6. Về hưởng lương hưu

- Thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động đủ điều kiện theo quy định khi nghỉ việc được tính từ tháng liền kề sau tháng cơ quan, đơn vị, người lao động nộp đủ hồ sơ hợp lệ cho tổ chức bảo hiểm xã hội.

- Người lao động có thời gian gián đoạn không lĩnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng mà không uỷ quyền cho người khác lĩnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, thì để được tiếp tục hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, người lao động có đơn đề nghị nêu rõ lý do gián đoạn và có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú về việc không bị phạt tù giam hoặc xuất cảnh trái phép hoặc bị toà án tuyên bố là mất tích trong thời gian không lĩnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.

Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với người có đủ điều kiện trên, được hoàn trả theo mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng của những tháng chưa nhận, không bao gồm tiền lãi.

- Lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng được tiếp tục thực hiện theo quy định khi người bị phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù, hoặc khi người được toà án tuyên bố là mất tích trở về hoặc người xuất cảnh trở về nước định cư. Thời điểm tiếp tục thực hiện được tính kể từ tháng liền kề sau tháng người bị phạt tù chấp hành xong hình phạt tù hoặc tháng người được toà án tuyên bố là mất tích trở về (theo ngày tháng ghi trong quyết định) hoặc tháng người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp (theo ngày tháng nhập cảnh).”

4.7. Người hưởng lương hưu hàng tháng được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ BHXH đảm bảo.

5. Chế độ tử tuất

5.1. Đối tượng và điều kiện hưởng


  1. Đối tượng hưởng:

a1- Người lao động đang đóng BHXH và đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết.

a2- Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng đã nghỉ việc.

b. Điều kiện hưởng:

b1- Trợ cấp tuất hàng tháng: Thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng khi đủ các điều kiện sau:

- Các đối tượng tại a1 tiết a khoản này đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần chết hoặc người lao động (không phụ thuộc vào thời gian đã đóng BHXH) chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu); người đang hưởng lương hưu và người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết.

Đối với người lao động đang làm việc, bảo lưu thời gian đóng BHXH chưa hưởng trợ cấp BHXH một lần chết, việc xác định thời gian đóng BHXH một năm phải đủ 12 tháng, trường hợp thân nhân có đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, nhưng thời gian đóng BHXH của người chết thiếu tối đa không quá 6 tháng để đủ 15 năm thì thân nhân đóng tiếp 1 lần cho đủ số tháng còn thiếu để hưởng trợ cấp tuất hàng tháng từ sau tháng người lao động chết.

- Thân nhân người chết gồm :

+ Con chưa đủ 15 tuổi (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú được pháp luật công nhận, con đẻ mà khi người chồng chết người vợ đang mang thai); con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học; con từ đủ 15 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

+ Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung.

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung; Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung.

b2- Trợ cấp tuất một lần: Thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Các đối tượng tại a1 tiết a khoản này đã đóng BHXH chưa đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần chết; người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng nghỉ việc chưa nhận BHXH một lần, khi chết nếu không đủ điều kiện hưởng tiền tuất hàng tháng hoặc đủ điều kiện hưởng tiền tuất hàng tháng nhưng không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng.

- Người chết thuộc đối tượng đủ điều kiện thân nhân được hưởng tiền tuất hàng tháng nhưng không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng.

5.2. Mức trợ cấp tử tuất và thời điểm hưởng

a) Mức trợ cấp mai táng:

- Các đối tượng nêu tại tiết a điểm 3.5.1 chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng với mức bằng 10 tháng lương tối thiểu chung (Kể cả người hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP khi chết, người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung).

- Trợ cấp mai táng được hưởng tại thời điểm tháng liền kề sau tháng mà người lao động, người hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.

b) Mức trợ cấp tuất hàng tháng:

- Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương tối thiểu chung. Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung.

- Số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá 4 người đối với 1 người chết. Trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 2 lần mức trợ cấp hàng tháng.

- Thời điểm thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng kể từ tháng liền kề sau tháng mà người lao động, người hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng chết.

c) Mức trợ cấp tuất một lần:

- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang làm việc, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH và người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng nghỉ việc chưa nhận BHXH một lần, khi chết nếu không đủ điều kiện hưởng tiền tuất hàng tháng hoặc đủ điều kiện hưởng tiền tuất hàng tháng nhưng không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng được tính theo số năm đã đóng BHXH (nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính, từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm, từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn là một năm), cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH (mức bình quân tiền lương, tiền công tháng được nêu tại tiết c điểm 4.2 khoản 4 Mục II nêu trên); mức thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng.

- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng.

Người đang hưởng trợ cấp MSLĐ hàng tháng khi chết mà không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng, thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng mức trợ cấp đang hưởng trước khi chết.”

- Trợ cấp tuất một lần được hưởng tại thời điểm tháng liền kề sau tháng mà người lao động, người hưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ- BNN chết.

5.3. Người vừa hưởng chế độ hưu trí, vừa hưởng chế độ TNLĐ - BNN hàng tháng khi chết thì thân nhân chỉ được hưởng chế độ tử tuất theo chế độ hưu trí.

5.4. Người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng nghỉ việc chưa nhận BHXH một lần, khi chết nếu không đủ điều kiện hưởng tiền tuất hàng tháng (mức suy giảm khả năng lao động dưới 61%) hoặc đủ điều kiện hưởng tiền tuất hàng tháng nhưng không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần. Mức trợ cấp tuất một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, mức thấp nhất bằng 3 tháng.

Phần II. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BHXH

I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ HÀNH CHÍNH

1. Phạm vi điều chỉnh

- Nghị định này quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH là hành vi do cá nhân, cơ quan, tổ chức cố ý hoặc vô ý vi phạm pháp luật về BHXH mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

- Nghị định này không áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHYT, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm mang tính kinh doanh.

2. Đối tượng áp dụng

a) Đối tượng bị xử phạt:

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (sau đây gọi là người vi phạm);

- Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

c) Không áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này do cán bộ, công chức thực hiện trong khi thi hành công vụ được giao. Việc xử lý đối với hành vi vi phạm của họ được thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.



tải về 5.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương