Ban biên tập chương I chức năNG, nhiệm vụ, quyền hạn ngành lao đỘng- thưƠng binh và XÃ HỘI


Nội dung hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài



tải về 5.01 Mb.
trang14/48
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích5.01 Mb.
#19765
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   48

1. Nội dung hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Theo quy định tại Điều 4 Luật về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là Luật số 72/2006/QH11), hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm các nội dung:

①. Ký kết các hợp đồng liên quan đến việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

② Tuyển chọn lao động.

③ Dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động; tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

④ Thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

⑤ Quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

⑥Thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

⑦ Thanh lý hợp đồng giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

⑧ Các hoạt động khác của tổ chức, cá nhân có liên quan đến người lao động đi làm việc ở nước ngoài.



2. Các hình thức đi làm việc ở nước ngoài (Điều 6 Luật số 72/2006/QH11)

Khác với những năm 1990 trở về trước, công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trên cơ sở Hiệp định hợp tác lao động ký kết giữa hai Nhà nước (Việt Nam và nước tiếp nhận) do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội trực tiếp tổ chức thực hiện, giai đoạn hiện nay, cùng sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng đã được thực hiện theo cơ chế thị trường với các hình thức tổ chức ngày càng đa dạng. Bên cạnh tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, tổ chức, cá nhân đầu tư ở nước ngoài…đều được phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Cụ thể, theo quy định của Luật, người lao động có thể đi làm việc ở nước ngoài theo 4 hình thức :

① Thông qua doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức này sẽ có hai loại hình cơ quan tổ chức đưa đi. Loại hình thứ nhất là các doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, loại hình thứ hai là tổ chức sự nghiệp.

Ở loại hình thứ nhất, doanh nghiệp được Bộ LĐTBXH cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trực tiếp khai thác hợp đồng, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, tổ chức tuyển chọn người lao động, đưa và quản lý người lao động ở ngoài nước. Đây là hình thức phổ biến nhất, được nhiều người lao động lựa chọn nhất khi đi làm việc ở nước ngoài.

Ở loại hình thứ hai, người lao động sẽ được tổ chức sự nghiệp tuyển chọn và đưa đi làm việc ở nước ngoài. Luật quy định tổ chức sự nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là tổ chức thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thành lập và giao nhiệm vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận quốc tế do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký với bên nước ngoài với mục đích phi lợi nhuận.

② Thông qua doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ở nước ngoài

Đây là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân Việt Nam, trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài, đưa người lao động của doanh nghiệp mình đi làm việc ở các công trình trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài hoặc là các tổ chức, cá nhân của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân này đầu tư thành lập ở nước ngoài.

Người lao động đi theo hình thức này phải là người lao động đã có hợp đồng lao động với doanh nghiệp và chỉ đi làm việc tại các công trình trúng thầu, nhận thầu hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài.

③ Thông qua doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề.

Đây là hình thức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mới được đưa vào điều chỉnh trong Luật số 72/2006/QH11. Hình thức này xuất hiện tượng đối nhiều trong những năm qua tại các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều kiện để đi làm việc theo hình thức này là ngoài những điều kiện cơ bản đã nêu ở trên thì người lao động phải là người đã có hợp đồng lao động ký với doanh nghiệp đưa đi và ngành, nghề người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức này phải phù hợp với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

④ Người lao động tự đi theo hình thức hợp đồng cá nhân

Đây là hình thức trước đây đã xuất hiện ở một số thị trường (CH Síp, Đài Loan, LiBăng...) người lao động chủ yếu đi thông qua các mối quan hệ họ hàng giới thiệu, được bảo lãnh, hoặc chủ sử dụng lao động cũ tuyển dụng lại lần thứ hai, nhiều nhất là ở thị trường Đài Loan.

Người lao động ký Hợp đồng trực tiếp với chủ sử dụng, không thông qua bên trung gian môi giới và trực tiếp đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thường trú để đăng ký hợp đồng cá nhân. Khi làm việc ở nước ngoài, người lao động có trách nhiệm đăng ký công dân với Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước sở tại.

Hình thức đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân được nhà nước khuyến khích do mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người lao động, gia tăng tính tự chủ và việc tự chịu trách nhiệm của người lao động. Tuy nhiên, do người lao động đi làm việc có tính chất đơn lẻ, phân tán ở nhiều vùng nên công tác quản lý cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ rất phức tạp. Vì vậy, đối với loại hình này, vai trò của cơ quan quản lý ở địa phương nơi cư trú của người lao động và Cơ quan đại diện ngoại giao tại nước sở tại trong công tác nắm thông tin và xử lý phát sinh khi xảy ra đối với người lao động là rất quan trọng.



3. Chính sách của Nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Để khuyến khích, hỗ trợ và bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Luật quy định các chính sách của nhà nước như sau:

① Tạo điều kiện thuận lợi để công dân Việt Nam có đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài.

② Bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

③ Hỗ trợ đầu tư mở thị trường lao động mới, thị trường có thu nhập cao, thị trường tiếp nhận nhiều người lao động; hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động.

④ Có chính sách tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chính sách xã hội đi làm việc ở nước ngoài.

⑤ Khuyến khích đưa nhiều người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài, đưa người lao động đi làm việc ở thị trường có thu nhập cao; khuyến khích đưa người lao động đi làm việc tại công trình, dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trúng thầu, nhận thầu, đầu tư thành lập ở nước ngoài.

Để cụ thể hóa những quy định của Luật, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Bộ ngành nghiên cứu trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền nhiều chính sách cụ thể, tạo điều kiện cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là các đối tượng chính sách xã hội, cụ thể:

Chính sách cho người lao động vay tín dụng để trang trải các chi phí trước khi đi làm việc ở nước ngoài tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các điều kiện cho vay thuận lợi. Người lao động thuộc hộ nghèo và thuộc các đối tượng chính sách xã hội được vay tín dụng với lãi suất ưu đãi tại Ngân hàng chính sách xã hội. Đặc biệt là ngày 29 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo, đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2008 - 2020. Với Quyết định này, chúng ta đã có một chính sách đặc biệt để hỗ trợ người nghèo, người dân tộc thiểu số và các đối tượng khác đang sinh sống tại 62 huyện nghèo được đào tạo và đưa đi làm việc ở nước ngoài, góp phần giảm nghèo bền vững.

4. Các hành vi bị nghiêm cấm

Theo quy định của Luật, các hành vi sau bị nghiêm cấm:

① Cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

② Sử dụng giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng giấy phép của mình để hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

③ Giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho người đã quản lý doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoặc người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

④ Đi làm việc hoặc đưa người lao động đi làm việc ở khu vực, ngành, nghề, công việc bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc không được nước tiếp nhận người lao động cho phép.

Cụ thể hoá quy định trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 quy định danh mục Nghề và công việc cấm đi làm việc ở nước ngoài gồm:

- Nghề vũ công, ca sĩ, massage làm việc tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí.

- Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm), tiếp xúc thường xuyên với mangan, điôxit thủy ngân.

- Công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại.

- Công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất axit nitơric, natri sunfat, disunfua cacbon, các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, sát trùng, chống mối mọt có độc tính mạnh.

- Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập.

- Công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương).

- Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.

- Công việc mà nước tiếp nhận lao động và Việt Nam cấm.

Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài trái phép.

⑥ Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tổ chức tuyển chọn, đào tạo và thu tiền của người lao động.

⑦Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc khi chưa đăng ký hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật,

⑧ Sau khi nhập cảnh không đến nơi làm việc hoặc bỏ trốn khởi nơi làm việc theo hợp đồng.

⑨ Ở lại nước ngoài trái phép sau khi kết thúc hợp đồng lao động.

⑩ Lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định của pháp luật.

⑪ Gây phiền hà, sách nhiễu người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.



5. Quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

5.1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là loại hình dịch vụ đặc biệt vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội. Chính vì vậy, hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được coi là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện theo quy định và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Luật cũng quy định doanh nghiệp được cấp Giấy phép phải trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, có các quyền và nghĩa vụ sau:

Quyền của doanh nghiệp:

a) Thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức tuyển chọn người lao động tại các địa phương.

b) Ký kết Hợp đồng cung ứng lao động với bên nước ngoài, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động, Hợp đồng bảo lãnh với người bảo lãnh trước khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

c) Thỏa thuận với người lao động về việc ký quỹ, giới thiệu người bảo lãnh.

d) Yêu cầu người lao động hoặc người bảo lãnh bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra theo quy định của pháp luật.

đ) Đơn phương thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sau khi doanh nghiệp đã ba lần thông báo bằng thư bảo đảm trong thời gian một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày người lao động chấm dứt Hợp đồng lao động, mà người lao động hoặc người được uỷ quyền hợp pháp của người lao động không đến thanh lý hợp đồng.

e) Khiếu nại, khởi kiện về các quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp:

a) Thực hiện việc thông báo và niêm yết công khai Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:

- Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được cấp hoặc đổi Giấy phép, doanh nghiệp phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy phép gửi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và niêm yết công khai bản sao Giấy phép tại trụ sở chính của doanh nghiệp (Điều 13, Luật số 72/2006/QH11)

- Trong trường hợp doanh nghiệp giao nhiệm vụ cho chi nhánh hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Điều 16 Luật số 72/2006/QH11, chi nhánh phải niêm yết công khai quyết định của doanh nghiệp giao nhiệm vụ cho chi nhánh và bản sao Giấy phép của doanh nghiệp dịch vụ tại trụ sở chi nhánh.

b) Đăng ký thực hiện hợp đồng cung ứng lao động với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và chỉ được phép thực hiện hợp đồng sau khi có sự chấp thuận của Bộ (Điều 18 Luật số 72/2006/QH11).

c) Thoả thuận với người lao động việc ký quỹ thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 23 và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 24, 25 và 26 của Luật số 72/2006/QH11 trong trường hợp chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản.

d) Trực tiếp tuyển chọn người lao động và không được thu phí tuyển chọn của người lao động. Khi tuyển chọn lao động tại địa phương, doanh nghiệp phải thông báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; định kỳ sáu tháng, một năm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về kết quả tuyển chọn và số lượng người lao động của địa phương đã được đưa đi làm việc ở nước ngoài.

đ) Phối hợp với chính quyền địa phương thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

e) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tổ chức hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo để dạy nghề, bổ túc tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với yêu cầu của từng thị trường lao động.

g) Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài.

h) Phối hợp với bên nước ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động.

i) Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

k) Bồi thường cho người lao động, người bảo lãnh về những thiệt hại do doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật.

l) Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động theo quy định của pháp luật.

m) Đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật.

o) Định kỳ hằng năm, đột xuất báo cáo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

5.2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Hiện tại, theo hình thức này chỉ có duy nhất Trung tâm Lao động ngoài nước (OWC) là tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội được giao nhiệm vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hàng năm, Trung tâm đang phối hợp với phía Hàn Quốc tổ chức đưa hàng vạn người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và phối hợp với tổ chức IM Japan của Nhật Bản để đưa thực tập sinh Việt Nam sang thực tập tại Nhật Bản theo chương trình phi lợi nhuận

Quyền của tổ chức sự nghiệp:

a) Tổ chức tuyển chọn, đào tạo và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

b) Ký kết Hợp đồng cung ứng lao động với đối tác nước ngoài, ký kết Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động theo quy định tại Điều 17 của Luật số 72/2006/QH11;

c) Yêu cầu người lao động giới thiệu người bảo lãnh.

d) Được thu một khoản tiền của người lao động để chi phí cho việc thực hiện đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật số 72/2006/QH11 hoặc của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.

đ) Yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra theo quy định của pháp luật.

e) Khiếu nại, khởi kiện về quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

g) Đơn phương thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp người lao động vi phạm hợp đồng không về nước hoặc tổ chức sự nghiệp đã ba lần thông báo bằng thư bảo đảm trong thời gian một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, mà người lao động hoặc người được ủy quyền hợp pháp của người lao động không đến thanh lý hợp đồng.

Nghĩa vụ của tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

a) Xây dựng phương án tổ chức thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

b) Báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động (nếu có), Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và phương án tổ chức thực hiện trước khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

c) Định kỳ, đột xuất báo cáo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giao nhiệm vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài về tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

d) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tổ chức hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo bồi dưỡng ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với quy định của điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật số 72/2006/QH11.

đ) Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài, giải quyết các vấn đề phát sinh đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài; cử cán bộ đại diện để phối hợp với bên nước ngoài quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài tùy theo yêu cầu của từng thị trường lao động.

e) Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động theo quy định của pháp luật.

6. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài

6.1. Điều kiện, hồ sơ đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật, cụ thể như sau:



- Điều kiện:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Có ý thức chấp hành pháp luật;

+ Đủ sức khỏe theo yêu cầu của phía tiếp nhận;

+ Đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ… theo yêu cầu của bên tiếp nhận;

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết;

+ Không thuộc diện bị cấm xuất cảnh.

- Hồ sơ đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:

+ Đơn xin đi làm việc ở nước ngoài

+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động và nhận xét về ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức

+ Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp

+ Văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ, chuyên môn, tay nghề và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết (theo yêu cầu của cơ quan tuyển dụng)

+ Ngoài các quy định về hồ sơ nêu trên, tuỳ theo yêu cầu của phía tiếp nhận nguời lao động phải bổ sung các hồ sơ cho phù hợp: Ảnh chân dung (kích thước 3x4cm và 4x6 cm, số lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp); Chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu ( Bản sao công chứng); Hộ chiếu phổ thông; Lý lịch tư pháp ( trường hợp người lao động đi làm việc tại Đài Loan); Giấy xác nhận đang làm việc ( trường hợp đi tu nghiệp tại Nhật Bản)...



6.2 Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Người lao động khi tham gia vào hoạt động đi làm việc ở nước ngoài, dưới góc độ là chủ thể thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có trách nhiệm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đó, dưới góc độ quản lý, bảo hộ công dân, người lao động là đối tượng được pháp luật và các cơ quan quản lý bảo vệ khỏi sự xâm hại quyền và lợi ích có thể xảy ra trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Chính vì vậy, khi xây dựng cơ chế, chính sách, việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như nâng cao vai trò trách nhiệm của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài luôn được đặt lên hàng đầu.

Luật số 72/2006/QH11 đã quy định một cách chi tiết, đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh những quyền và nghĩa vụ chung, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo từng hình thức khác nhau sẽ có những quyền và nghĩa vụ riêng phù hợp với hình thức mà mình tham gia.

① Quyền và nghĩa vụ chung

a) Quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài:

- Yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; quyền và nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài;

- Hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác quy định trong các hợp đồng và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

- Được doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích trong Hợp đồng lao động, Hợp đồng thực tập.

- Chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động.

- Hưởng các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật.

- Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

b) Nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:

- Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; đoàn kết với người lao động của nước tiếp nhận người lao động và người lao động của các nước khác.

- Chủ động học nghề, học ngoại ngữ, tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan.

- Tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động.

- Làm việc đúng nơi quy định; thực hiện nội quy nơi làm việc và về nước sau khi chấm dứt Hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng thực tập theo quy định của nước tiếp nhận người lao động.

- Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động.

- Tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận người lao động.

- Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động.

- Đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật. Quỹ được hình thành trên cơ sở đóng góp của doanh nghiệp, người lao động, hỗ trợ của ngân sách và các nguồn thu hợp pháp khác. Người lao động sẽ được Quỹ hỗ trợ khi gặp rủi ro trong quá trình làm việc ở nước ngoài (10.000.000 đồng/trường hợp cho thân nhân người lao động bị chết trong thời gian làm việc; 5.000.000 đồng/trường hợp cho người lao động bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật phải về nước trước hạn).

②. Quyền và nghĩa vụ của người lao động theo các hình thức đi làm việc ở nước ngoài.

Người lao động được quyền chủ động lựa chọn một trong các hình thức đi làm việc ở nước ngoài đã được quy định tại Điều 6 Luật số 72/2006/QH11. Giữa các hình thức này có sự khác biệt nhiều về chủ thể, đối tượng tham gia cũng như phương thức tổ chức thực hiện. Vì vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, Luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng quy định một cách chi tiết các quyền và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia. Theo đó, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài hay theo hợp đồng thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài thì bên cạnh việc thực hiện quyền và nghĩa vụ chung đã nêu ở mục trên, tuỳ theo hình thức đi làm việc ở nước ngoài, người lao động sẽ phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác.

Riêng đối với trường hợp đi theo hợp đồng cá nhân, đây là loại hình tương đối đặc thù, có sự khác biệt cơ bản so với những loại hình trên, vì vậy, pháp luật có quy định riêng về quyền và nghĩa vụ của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài theo loại hình này, cụ thể như sau:



tải về 5.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương